ACCMS TM 2018 – Hội nghị quốc tế lớn do Bộ môn phối hợp tổ chức

HỘI NGHỊ QUỐC TẾ TÍNH TOÁN TRONG KHOA HỌC VẬT LIỆU ACCMS TM 2018 TẠI ĐHQGHN 07-09/9/2018

Trong không khí hân hoan của những ngày đầu năm học mới 2018-2019, ,  ĐHQGHN vui mừng chào đón 300 đại biểu với  200 báo cáo khoa học của các nhà khoa học đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Mỹ, Đức, Pháp, Anh và Việt Nam, với hơn 80 đại biểu là người nước ngoài, trong đó có  3 báo cáo toàn thể (Plenary speaker), 39 báo cáo mời (Invited speaker), 39 báo cáo miệng (Oral) và 115 báo cáo Poster.

Hội nghị ACCMS là hội nghị lớn, được tổ chức luôn phiên ở nhiều quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga,  Ấn Độ,  Malaysia,…và lần này vinh dự được tổ chức tại ĐHQGHN.

Khoa Vật Lý Kỹ thuật và Bộ môn Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng – Giao thông của Trường Đại học Công nghệ – ĐHQGHN là 2 đơn vị phối hợp tổ chức Hội nghị này.

Hội nghị đăng ký đại biểu từ chiều 07.9.2018,

Khai mạc sáng 8g30 sáng ngày thứ bảy, 8.9.2018 tại tòa nhà Sunwa, ĐHQGHN

144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội,

Và diễn ra trong 2 ngày 08 và 09 tháng 9  năm 2018.

Thông tin chi tiết về Hội nghị: http://accms2018.uet.vnu.edu.vn/

Chủ đề báo cáo không chỉ giới hạn trong mô hình hóa và mô phỏng đa tỷ lệ (Multi-scale modeling and simulations) (chiếm tỉ lệ 20%), mà còn mở rộng sang các vật liệu cấu trúc nano (Nanostructure materials, tỉ lệ 15%), các vật liệu sử dụng cho chuyển đổi và dự trữ năng lượng (Materials for energy storage and conversion, tỉ lệ, 15%), Advanced composite and functional-graded materials and structures 20%) và một số lĩnh vực khác với tỉ lệ nhỏ hơn. Chất lượng các báo cáo được đánh giá sơ bộ thông qua các abstract là khá cao, với các nghiên cứu mang tính thời sự và khả năng ứng dụng cao.

Điểm mới của hội nghị lần này là đã xuất hiện những nghiên cứu mới liên quan đến mô phỏng và ứng dụng các vật liệu thông minh, có cơ lý tính biến đổi, không chỉ tính toán trong vật liệu mả cả trong tính toán cho kết cấu, nghiên cứu độ bền, ổn định, các ứng xử tĩnh và động lực học,…Các báo cáo của hội nghị sẽ được xem xét xuất bản trên các chuyên san đặc biệt của các tạp chí quốc tế ISI uy tín. Đặc biệt là sự có mặt của hơn 40 báo cáo mời của các giáo sư nổi tiếng trên thế giới. Điều này cho thấy sức thu hút và uy tín của hội nghị cũng như uy tín của các nhà khoa học Việt Nam với cộng đồng khoa học quốc tế.

Hội nghị này đặc biệt có ý nghĩa với Việt Nam. Các nhà khoa học của Việt Nam có cơ hội hiếm có để tiếp xúc, gặp gỡ và trao đổi với các nhà khoa học hàng đầu của thế giới. Qua đó góp phần thúc đẩy các hướng nghiên cứu mới, hiện đại không chỉ ở Việt Nam, mà còn trên thế giới.

Thay mặt Ban tổ chức Hội nghị và các nhà khoa học Việt Nam, tôi xin chân thành cảm ơn GS Kawazoe và cộng đồng quốc tế đã dành vinh dự tổ chức hội nghị này cho Việt Nam, cho ĐHQGHN. Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ, giúp đỡ của lãnh đạo Trường ĐH Công nghệ, Lãnh đạo ĐHQGHN, Quỹ Phát triển KHCN quốc gia NAFOSTED, Bộ KHCN; Quỹ Nghiên cứu Châu Á của ĐHQGHN; Cảm ơn sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu của ĐH Nguyễn Tất Thành, ĐH Việt Nhật, và đặc biệt cảm ơn sự tích cực tham gia và hưởng ứng của 300 nhà khoa học trên toàn thế giới.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy/cô, các nhà khoa học trong Ban Tổ chức và Ban thư ký đã vất vả trong cả năm qua chuẩn bị tích cực và chu đáo cho Hội nghị này; xin cảm ơn Ban Quản lý tòa nhà Sunwa của Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN đã ủng hộ và hỗ trợ cao nhất, cảm ơn các bạn sinh viên – tình nguyện viên của Trường ĐH Công nghệ đã nhiệt tình tham gia và sẵn sàng hỗ trợ Ban Tổ chức.

Chúc hội nghị thành công tốt đẹp. Chúc các quý vị đại biểu sẽ có những ngày thật vui và đầy ý nghĩa tại Hà Nội.

Trân trọng thông báo và kính mời quý thầy/cô, các bạn đồng nghiệp, các em NCS biết, tham gia Hội nghị.

Trưởng Ban Tổ chức Hội nghị

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, ĐHQGHN

 

 

GS Nguyễn Đình Đức: Người Thầy của nhiều thế hệ học trò vượt khó, xuất sắc

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức là chuyên gia đầu ngành của Việt Nam trong lĩnh vực Vật liệu – Kết cấu tiên tiến và Composite, có hàng trăm bài báo trên tạp chí quốc tế ISI. Ông từng là giáo sư thỉnh giảng của nhiều trường đại học danh tiếng trên thế giới. Ông đã lan tỏa kiến thức, niềm đam mê khoa học ấy đến với bao thế hệ học trò.

 Quả ngọt từ những hạt nhân

Ngay từ khi về nước năm 2002, GS Nguyễn Đình Đức đã có nhóm nghiên cứu riêng. GS Nguyễn Đình Đức cho biết, trọng tâm nghiên cứu chuyên sâu và thế mạnh của nhóm nghiên cứu của ông là các lĩnh vực: composite, vật liệu chức năng FGM và vật liệu nano. Nhóm đang tiếp cận các hướng nghiên cứu hiện đại của cách mạng công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực Cơ học kỹ thuật, kết hợp với trí tuệ nhân tạo, tối ưu hóa, tự động hóa và deep learning.

Ban đầu nhóm nghiên cứu chỉ có tôi và một vài học trò. Một mặt tôi giảng dạy kiến thức cho các em, mặt khác tôi động viên tinh thần, quan tâm tới đời sống của mỗi em để các em yên tâm tiếp cận môi trường nghiên cứu khoa học vốn cần nhiều thử thách về lòng kiên trì. Bên cạnh việc truyền tải tri thức còn là sự miệt mài và đồng hành cùng với các em trong những điều kiện hết sức thiếu thốn về cơ sở vật chất, điều kiện làm việc, có những lúc tưởng chừng không vượt qua nổi, nhưng chúng tôi vẫn luôn động viên nhau, người thầy thì định hướng, dìu dắt; học trò có sức trẻ thì miệt mài. Có nhiều đêm 1- 2 giờ sáng thầy trò vẫn còn trao đổi, thảo luận về đề tài chưa ngã ngũ”

GS Nguyễn Đình Đức nhớ lại.

Các học trò say sưa nghiên cứu khoa học dưới sự dìu dắt tận tình của GS Nguyễn Đình Đức. Ảnh: NVCC

Không phụ những nỗ lực bền bỉ và vượt lên hoàn cảnh ấy, các kết quả nghiên cứu của thầy và trò GS Nguyễn Đình Đức liên tục được công bố trên các tạp chí quốc tế có uy tín với hàng trăm bài báo. Theo giới chuyên môn, con số công bố quốc tế này còn nhiều và xuất sắc hơn cả nghiên cứu sinh được du học và đào tạo ở nước ngoài. Học trò đến với GS Nguyễn Đình Đức ngày một nhiều hơn, tiếp cận với các hướng nghiên cứu hiện đại của thế giới và có tiếng trong giới nghiên cứu khoa học ở trong và ngoài nước.

Điều đáng nói, điểm tên những học trò thành danh của GS Nguyễn Đình Đức, đa số các em đều ở tỉnh xa, xuất thân từ những gia đình nghèo, học lực năm đầu tiên của nhiều em chỉ ở mức khá, nhưng được thầy dìu dắt, tận tâm chỉ bảo, các em đã vươn lên, tài năng được thắp sáng. Đó là các em như Hoàng Văn Tùng quê ở Ninh Bình, từ nhỏ chỉ sống với mẹ và gia đình thuộc diện khó khăn nhất xã; Trần Quốc Quân, quê ở Can Lộc, Hà Tĩnh – bố ốm đau bệnh tật, mẹ làm nông nghiệp, nhiều lúc tưởng phải bỏ cuộc nghiên cứu khoa học nửa chừng; Phạm Hồng Công, mồ côi bố từ bé. Tôi nhìn thấy ở các em hoài bão vươn tới những trí thức mới, niềm khao khát học tập và sự kiên trì, bền bỉ. Họ đều trở thành những người thành danh trong giới nghiên cứu khoa học trẻ.

TS Trần Quốc Quân (ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội)- chàng trai 9X có nhiều bài báo quốc tế được công bố trên tạp chí ISI- chia sẻ: “Những ngày đầu bước chân vào con đường nghiên cứu khoa học còn gặp rất nhiều khó khăn, có nhiều lúc tưởng chừng bế tắc khiến tôi nản chí và muốn bỏ cuộc. Chính thầy là người đã động viên, giúp đỡ để tôi có thể có thêm động lực vượt qua tất cả để đạt được những kết quả ngày hôm nay. Thời gian khó khăn nhất của tôi là lúc chuẩn bị ra trường, trước nhiều lựa chọn cho tương lai của mình, tôi rất phân vân và trăn trở. Khi đến chia sẻ với thầy và xin ý kiến tôi đã nhận được những góp ý chân thành và đưa ra quyết định chính xác nhất. Đến giờ tôi vẫn luôn biết ơn thầy vì điều đó”.

Còn PGS TS Nguyễn Việt Hà, Hiệu trưởng ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội nhận định: “Tôi nhận thấy sự gắn bó gần gũi giữa thầy và các học trò, giữa nghiên cứu sinh khóa trước với các bạn khóa sau, cùng hỗ trợ nhau trong nghiên cứu và chia sẻ cả các vấn đề trong cuộc sống của nhóm nghiên cứu GS Nguyễn Đình Đức. Ngoài sự đam mê khoa học và yêu cầu khắt khe về công việc, GS Đức còn đặc biệt ở sự tận tình, bên cạnh vai trò người thầy thì như một người anh cả, một phụ huynh để chăm lo cho toàn nhóm nghiên cứu. Có lẽ đây là một điểm rất đáng trân trọng ở GS Đức. Nhờ đó mà nhóm nghiên cứu duy trì ổn định, tạo ra một cộng đồng giúp đỡ nhau, động viên nhau bền bỉ trong nghiên cứu và giảng dạy”.

Đến phát triển phòng thí nghiệm tầm quốc tế

Từ một nhóm nghiên cứu của mình, GS Nguyễn Đình Đức đã thành lập phòng thí nghiệm Vật liệu và Kết cấu tiên tiến (ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội). Đây là sự kết hợp giữa hai mô hình: Tổ bộ môn (đào tạo đầy đủ các bậc từ kỹ sư, thạc sĩ đến tiến sĩ) và mô hình phòng thí nghiệm (triển khai các nghiên cứu khoa học với các thiết bị hiện đại), thu hút hàng chục học viên cao học và nghiên cứu sinh từ khắp mọi miền của đất nước và cả ở nước ngoài đến trao đổi, sinh hoạt chuyên môn, nghiên cứu và học tập.

GS Nguyễn Đình Đức được mời trình bày báo cáo tại phiên toàn thể của Hội nghị quốc tế – tổ chức tại Hàn Quốc, 2017. Ảnh: NVCC

Đánh giá về sự phát triển của Phòng thí nghiệm Vật liệu và kết cấu tiên tiến (ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội, PGS TS Nguyễn Việt Hà, Hiệu trưởng ĐH Công nghệ cho biết: Phòng thí nghiệm Vật liệu và kết cấu tiên tiến (PTN) triển khai các hướng nghiên cứu hiện đại, có tính liên ngành giữa cơ học, khoa học vật liệu và môi trường và các lĩnh vực khác, bắt nhịp với xu hướng hiện đại và liên ngành của công nghiệp 4.0. Kết quả nghiên cứu của Phòng thí nghiệm đã công bố trên nhiều tạp chí quốc tế có uy tín, có chỉ số trích dẫn cao. Đồng thời đón tiếp nhiều chuyên gia, nhà khoa học có uy tín của nước ngoài đến trao đổi và hợp tác, phối hợp tổ chức nhiều hội thảo quốc tế cũng như có hợp tác chặt chẽ với nhiều doanh nghiệp để đưa các kết quả nghiên cứu vào ứng dụng thực tiễn. Năm 2016, Phòng thí nghiệm đã được Cục sở sữu trí tuệ cấp Bằng Giải pháp hữu ích.

“Những kết quả của PTN đạt được có vai trò dẫn dắt rất quan trọng của GS. TSKH Nguyễn Đình Đức. GS Nguyễn Đình Đức là một trong những nhà khoa học đầu ngành, vừa có chuyên môn chuyên sâu, vừa tâm huyết, đồng thời có các mối quan hệ hợp tác hiệu quả để xây dựng nhóm nghiên cứu và phát triển Phòng thí nghiệm. Sự thành công của PTN vừa là điểm sáng về nghiên cứu vừa là động lực thúc đẩy và có tác động tích cực đến hoạt động nghiên cứu chung của Trường Đại học Công nghệ”, PGS TS Nguyễn Việt Hà chia sẻ.

Những nỗ lực không ngừng nghỉ của GS Nguyễn Đình Đức trong nghiên cứu, ứng dụng cũng như trong đào tạo nhân tài cho thấy vai trò quan trọng của việc gắn kết đào tạo với nghiên cứu và hình thành, phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh trong các trường đại học để giải quyết các vấn đề thực tiễn của Việt Nam và vươn tầm ra thế giới. Những trí thức trẻ được đào tạo bài bản và trưởng thành trong các phòng thí nghiệm “made in Vietnam” 100% với tầm vóc và kết quả nghiên cứu như vậy sẽ là nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước. Những phòng thí nghiệm và nhóm nghiên cứu như của GS Nguyễn Đình Đức và các học trò – thành tài vươn lên từ khó khăn, bằng nội lực chính là những tấm gương, điểm sáng tiêu biểu cho thành công của giáo dục đại học Việt Nam.

Lê Vân/Báo Tin tức

Lễ bảo vệ luận án tiến sĩ chuyên ngành Cơ kỹ thuật của nghiên cứu sinh Trần Quốc Quân

    Sáng ngày 17/04, tại Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội đã diễn ra Lễ bảo vệ luận án tiến sĩ chuyên ngành Cơ kỹ thuật của nghiên cứu sinh Trần Quốc Quân (công tác tại Khoa Cơ học kỹ thuật và Tự động hóa, Trường ĐHCN) với đề tài “Phân tích ổn định tĩnh và đáp ứng động lực phi tuyến của vỏ thoải hai độ cong FGM trên nền đàn hồi”. Luận án được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức over the counter viagra in canada.

     Tham dự lễ bảo vệ có PGS.TS. Chử Đức Trình – Phó Hiệu trưởng Nhà trường cùng các học viên và nghiên cứu sinh nhóm nghiên cứu Vật liệu và kết cấu tiên tiến.

Hội đồng cấp ĐHQG chấm luận án tiến sĩ gồm GS.TS. Trần Ích Thịnh –Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng; TS. Lã Đức Việt – Viện Cơ học (Viện HL KH&CN Việt Nam), Thư ký Hội đồng; Các phản biện gồm PGS.TS. Đào Như Mai – Viện Cơ học (Viện HL KH&CN Việt Nam); PGS.TS. Phạm Tiến Đạt – Học viện kỹ thuật quân sự, PGS.TS. Phạm Hoàng Anh – Trường Đại học Xây dựng; Các ủy viên gồm PGS.TS. Lương Xuân Bính – Trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội; TS. Đinh Khắc Minh – Viện Công nghệ tàu thủy Việt Nam.

NCS Trần Quốc Quân trình bày luận án trước hội đồng

Tại lễ bảo vệ, NCS Trần Quốc Quân nêu lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu, cụ thể vỏ hai độ cong là kết cấu được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp hàng không, công nghiệp tàu thủy,vỏ hai độ cong là kết cấu được sử dụng rộng nhưng vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về ổn định của vỏ hai độ cong đặc biệt khi kết cấu này được làm từ vật liệu FGM. Nghiên cứu sinh đã sử dụng các phương pháp giải tích, lý thuyết vỏ cổ điển nhất và lý thuyết san đều tác dụng gân của Lekhnitsky.

Luận án đã đề xuất công thức tính sự thay đổi các tham số hình học của gân gia cường theo nhiệt độ cũng như xây dựng công thức tổng quát để tính các thành phần lực và mô men của kết cấu có gân gia cường; thiết lập các phương trình cơ bản của bài toán nghiên cứu ổn định tĩnh và động lực phi tuyến của vỏ thoải hai độ cong FGM; xây dựng các phương trình cơ bản để giải quyết bài toán động lực phi tuyến và dao động của vỏ hai độ cong FGM.

Đại diện hội đồng, GS.TS. Trần Ích Thịnh thông báo kết luận hội đồng về luận án của nghiên cứu sinh

Luận án đã công bố 07 bài báo trên tạp chí quốc tế ISI.

Phó Hiệu trưởng Chử Đức Trình (bên trái ảnh) tặng hoa chúc mừng NCS

Phát biểu tại lễ bảo vệ, PGS.TS. Chử Đức Trình chúc mừng NCS Trần Quốc Quân bảo vệ thành công và GS.TS. Nguyễn Đình Đức đã có thêm TS trong nhóm nghiên cứu. PGS khẳng định NCS Trần Quốc Quân là NCS đầu tiên Nhà trường thực hiện Quyết định số 4555 do Giám đốc ĐHQGHN ban hành ngày 24/11/2017 về Quy chế đào tạo tiến sĩ tại ĐHQGHN. Theo đó, NCS Trần Quốc Quân được đặc cách bỏ qua quy trình phản biện độc lập và thực hiện thẳng quy trình thành lập hội đồng đánh giá luận án, vì NCS đã có tối thiểu 03 bài báo trên các tạp chí ISI với tổng chỉ số IF từ 3.0 trở lên và kết quả công bố phù hợp với đề tài nghiên cứu của luận án.

Kết thúc buổi chấm luận án tiến sĩ của NCS Trần Quốc Quân, Hội đồng đã kết luận: Luận án của NCS Trần Quốc Quân đã đáp ứng được các yêu cầu của một luận án Tiến sĩ chuyên ngành Cơ kỹ thuật. 7/7 thành viên của hội đồng đều nhất trí đánh giá luận án xuất sắc. Đề nghị Đại học Quốc gia Hà Nội xem xét cấp bằng Tiến sĩ cho NCS Trần Quốc Quân.

Mặc dù được đào tạo 100% trong nước, made in Việt Nam, nhưng NCS Trần Quốc Quân có công bố quốc tế còn hơn NCS được đào tạo 100% ở nước ngoài, Anh Trần Quốc Quân cũng vinh dự được nhận giải thưởng Nguyễn Văn Đạo, giải thưởng danh giá nhất của ngành Cơ học Việt Nam năm 2016: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/nguong-mo-chang-trai-9x-co-14-bai-bao-tren-tap-chi-quoc-te-isi-20160807072413214.htm

NCS Trần Quốc Quân gửi lời cảm ơn đến GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức (bên trái ảnh)

Tập thể hội đồng và cán bộ hướng dẫn chụp ảnh lưu niệm với NCS Trần Quốc Quân

Buổi bảo vệ luận án kết thúc thành công và NCS Trần Quốc Quân đã tự tin bảo vệ tốt luận án của mình với sự chúc mừng của tập thể cán bộ hướng dẫn khoa học, các nhà khoa học, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè.

Tuyết Nga (UET-News)

Thành lập Bộ môn Công nghệ xây dựng – giao thông

Trường Đại học Công nghệ thành lập Bộ môn Công nghệ xây dựng – giao thông

Ngày 28/3/2018, Hiệu trưởng Nguyễn Việt Hà đã ký quyết định số 252/QĐ-ĐHCN về việc thành lập Bộ môn Công nghệ xây dựng – giao thông trực thuộc Trường Đại học Công nghệ trên cơ sở Phòng thí nghiệm Vật liệu linh kiện và kết cấu tiên tiến trực thuộc Khoa Cơ học kỹ thuật và tự động hóa.Continue reading

Giới thiệu bộ môn Công nghệ xây dựng giao thông

Bộ môn Công nghệ Xây dựng – Giao thông

Bộ môn Công nghệ Xây dựng – Giao thông (CNXD – GT) là đơn vị trực thuộc Trường Đại học Công nghệ, được thành lập ngày 28/03/2018 theo quyết định số 252/QĐ-ĐHCN trên cơ sở Phòng thí nghiệm Vật liệu linh kiện và kết cấu tiên tiến trực thuộc Khoa Cơ học kỹ thuật và tự động hóa.

Bộ môn có nhiệm vụ triển khai đào tạo nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ xây dựng – giao thông và đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dung trong lĩnh vực này.Continue reading

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – người Thầy của những học trò xuất sắc “made in Vietnam”

Nói đến GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Phòng thí nghiệm Vật liệu và Kết cấu Tiên tiến của Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN – là nhắc đến các học trò thành đạt và giỏi giang với các công trình xuất sắc – made in Vietnam 100% , được đăng trên các tạp chí quốc tế có uy tín.Continue reading

Giới thiệu về đơn vị đào tạo

Trường Đại học Công nghệ (ĐHCN) thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), được thành lập theo Quyết định số 92/2004/QĐ-TTg ngày 25/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ, có nhiệm vụ “Đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học, sau đại học và bồi dưỡng nhân tài thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ; Nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội”.Continue reading

Lễ bảo vệ luận án tiến sĩ chuyên ngành Cơ kỹ thuật của nghiên cứu sinh Vũ Thị Thùy Anh

Sáng ngày 17/10/2017, tại Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội đã diễn ra Lễ bảo vệ luận án tiến sĩ chuyên ngành Cơ kỹ thuật của nghiên cứu sinh Vũ Thị Thùy Anh (công tác tại Khoa Cơ học kỹ thuật và Tự động hóa, Trường ĐHCN) với đề tài “Phân tích ổn định phi tuyến của vỏ cầu làm bằng vật liệu composite FGM”. Luận án được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức.

Continue reading