HỢP TÁC VỚI CỘNG HÒA PHÁP TRONG ĐÀO TẠO SĐH

Được sự ủng hộ của Giám đốc ĐHQGHN và của BGH trường ĐH Công nghệ và hỗ trợ của ĐSQ Pháp, với sự tài trợ trong khuôn khổ Dự án Eramus+: https://cloud-montus.com/ , chiều ngày 30/10/2021, tại VP Khoa, GS. Nguyễn Đình Đức, Chủ nhiệm Khoa Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng Giao thông, TS Bùi Quang Hưng, Giám đốc Trung tâm Công nghệ tích hợp liên ngành Giám sát hiện trường và GS Dominique Laffy -tùy viên hợp tác khoa học và đại học – ĐSQ Pháp tại Việt Nam đã làm việc để thảo luận và chốt phương án cuối cùng khung chương trình đào tạo thạc sỹ quản lý đô thị và công trình, với sự hỗ trợ và hợp tác với Cộng hòa Pháp.
Buổi làm việc tại văn phòng Bộ môn Công nghệ XD-GT
Bên cạnh những môn học tiên quyết như của chuyên ngành quản lý đô thị và công trình như nhiều trường đại học khác đang đào tạo, sẽ có thêm những môn lựa chọn mới, đáp ứng với đặc thù đa ngành đa lĩnh vực của ĐHQGHN như tác động của biến đổi khi hậu, phát triển bền vững, phong thủy, các đặc điểm khu vực học liên quán đến tập quán, văn hóa và tôn giáo,..còn có những môn đặc sắc như các công nghệ mới trong xây dựng và thiết kế, quy hoạch đô thị; trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, công nghệ viễn thám, phân tích và xử lý dữ liệu, quản lý đô thị thông minh,… do các GS từ Pháp và châu âu đến giảng dạy trong chương trình, do Dự án Eramus tài trợ với kỳ vọng đây sẽ thực sự là một chương trình đào tạo hay và hiện đại nhất liên quan đến quản lý đô thị thông minh ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, dự án còn có sự tham gia của các đồng nghiệp đến từ ĐH Kiến trúc, ĐH Xây dựng, ĐH Bách Khoa Đà nẵng và các trường ĐH khác trong và ngoài nước.
Dự kiến chương trình sẽ được phê duyệt và sẽ tuyển sinh trong kỳ thi SĐH đợt 1, tháng 4 năm 2022 ở ĐHQGHN.

Nhà khoa học 3 lần lọt top nhà khoa học hàng đầu thế giới

TIN TỨC DÂN SINH | Theo công bố kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả thuộc Đại học Stanford (Mỹ), Việt Nam có 5 nhà khoa học thuộc top 10.000 nhà khoa học hàng đầu thế giới. Giáo sư Nguyễn Đình Đức tiếp tục đứng đầu trong các nhà khoa học Việt Nam, xếp hạng 5.949 thế giới (đứng thứ 96 thế giới trong lĩnh vực kỹ thuật). Đây cũng là năm thứ 3 liên tiếp ông lọt vào danh sách này.

5 scientists from Vietnamese universities entered the Ranking of 10,000 most influential scientists in the world in 2021

Again, the author of this research is the Metrics group of professor Jeroen Baas, professor Kevin Boyack and professors John P.A. Ioannidis who come from Stanford University in the US. They did conduct the research and published the result in the PLoS Biology Journal of the US. The authors used Scopus’s database from 1960 to August 2021 of more than 7 million scientists and filtered out the top 100,000 most influential people.

Following the method of the previous years, this research doesn’t have any changes in measurement and evaluation tools, by updating the database of more than 100,000 most-cited scientists (from Scopus data sources) and rating the scientists based on some important criteria such as: composite score, the number of citations (excluding self-citation), H-index, Schreiber hm-index, the number of citations for 1st author articles, corresponding author articles and last author articles.

The scientists are divided into 22 scientific fields and 176 sub-fields (disciplines/specialities).

According to the rankings just announced on October 20th, 2021, there are 28 Vietnamese scientists who are working in Vietnam entered the ranking of the top 100,000 most influential scientists in the world in 2021.

In the order of this ranking, Prof. Dr. Nguyen Dinh Duc – Vietnam National University, Hanoi (VNU) continues to be at the top among Vietnamese scientists, ranked at the 5949th in the world (and 96th in the field of engineering over the world). Follow are Assoc. Prof. Dr. Le Hoang Son (VNU) – ranked 6766th, Prof. Dr. Nguyen Xuan Hung (HCMC University of Technology) – ranked at 6818th, Prof. Dr. Bui Tien Dieu (Duy Tan University) Tan) ranked at 9488th, and Prof. Dr. Vo Xuan Vinh (Ho Chi Minh City University of Economics) ranked at 9528th.

Prof. Dr. Nguyen Dinh Duc, Prof. Dr. Nguyen Xuan Hung and Assoc. Prof. Dr. Le Hoang Son are 3 scientists belonging to the top 10,000 best scientists in the world for 3 consecutive years 2019, 2020, 2021.

Prof. Dr. Nguyen Dinh Duc, Vietnam National University, Hanoi (VNU) continues to take the lead among Vietnamese scientists.

Next on this list are Tran Hai Nguyen (Duy Tan University) ranked at 14704th, Tran Xuan Bach (Hanoi Medical University) ranked at 19881st, Pham Thai Binh (Transportation Technology University) ranked at 21588th, Hoang Duc Nhat (Duy Tan University) ranked at 23301st; Dang Van Hieu (Thang Long University) ranked at 31139th and Hoang Anh Tuan (University of Technology – Ho Chi Minh) ranked at 32938th.

Pham Van Hung (International School – Vietnam National University Ho Chi Minh) ranked at 37520th; Nguyen Thoi Trung (Ton Duc Thang University) ranked at 46053rd; Tran Trung (Hoa Binh University) ranked at 48769th; Thai Hoang Chien (Ton Duc Thang University) ranked at 50676th; Vu Quang Bach (Ton Duc Thang University) ranked at 54001st; Nguyen Trung Kien (Ho Chi Minh – University of Technology and Education) ranked at 53486th; Nguyen Minh Tho (Ton Duc Thang University) ranked at 56922nd, Pham Viet Thanh (Ton Duc Thang University) ranked at 57491st; and Nguyen Truong Khang (Ton Duc Thang University) ranked at 62835th.

Nguyen Trung Thang (Ton Duc Thang University) ranked at 66150th, Le Thai Ha (Fulbright University Vietnam) ranked at 74063rd, Nguyen Dang Nam (Duy Tan University) ranked at 81653rd, Van Hieu (Phenikaa University) ranked at 82171st, Phung Van Phuc (Ho Chi Minh City University of Technology) ranked at 83196th; Pham Thai Binh (HCMC University of Transport) ranked at 84698th; Duong Viet Thong (Ton Duc Thang University) ranked at 88842nd; and Nguyen Hoang Long (Hanoi University of Mining and Geology) – ranked at 94128th.

Among the Vietnamese scientists working abroad included in this year’s ranking, we have Prof. Dam Thanh Son (USA) ranked at 7302nd, Assoc. Prof Bui Quoc Tinh (Tokyo Institute of Technology, Japan) ranked at 9640th, Prof. Ngo Duc Tuan (University of Melbourne, Australia) ranked at 10652nd, Prof. Nguyen Van Tuan (Australia) ranked at 21835th, and Prof. Duc Truong Pham (University of Birmingham, UK) ranked at 39062nd over the world.

Especially, this year, more Vietnamese scientists who working in Vietnam or abroad entered the most prestigious rankings – 100.000 most influential scientists in the world (by lifetime achievement). In which, 5 Vietnamese scientists in the top list is Prof. Nguyen Minh Tho (Ton Duc Thang University), Prof. Tran Hien Trinh (Oxford University), Prof. Nguyen Xuan Hung (Ho Chi Minh City University of Technology), Prof. Nguyen Dinh Duc (VNU) and Prof. Hoang Tuy (Institute of Mathematics).

These proud results once again affirm the position and development of Vietnamese scientists recognized in the international scientific community. And it is also the result of the fundamental and comprehensive reform of Vietnam’s higher education.

Hồng Hạnh

Source: “Updated science-wide author databases of standardized citation indicators”, Jeroen Baas et.al. https://elsevier.digitalcommonsdata.com/datasets/btchxktzyw/3

https://dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/5-nha-khoa-hoc-viet-nam-vao-top-10000-nha-khoa-hoc-hang-dau-the-gioi-20211025064656827.htm

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, ĐH Quốc gia Hà N

5 nhà khoa học Việt thuộc top đầu thế giới

Việt Nam có 5 nhà khoa học lọt vào nhóm 10.000 nhà khoa học hàng đầu thế giới và 28 nhà khoa học khác được xếp trong nhóm 100.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới. Kết quả này do nhóm Metrics của các giáo sư tại Đại học Stanford Hoa Kỳ nghiên cứu và công bố trên tạp chí PLoS Biology.  Thông tin của Truyền hình Thông tấn – VNews.

5 nhà khoa học Việt Nam vào top 10.000 nhà khoa học hàng đầu thế giới

Theo bảng xếp hạng vừa được công bố ngày 20/10/2021, có 28 nhà khoa học người Việt đang công tác tại Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng top 100.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới trong năm 2021.

Được biết, tác giả của công bố này vẫn là nhóm Metrics của các giáo sư Jeroen Baas, Kevin Boyack và John P.A. Ioannidis của  Đại học Stanford của Hoa Kỳ nghiên cứu và công bố trên tạp chí PLoS Biology của Hoa Kỳ.

Theo đó, nhóm tác giả đã dùng cơ sở dữ liệu của Scopus từ 1960 đến tháng 8.2021 trong hơn 7 triệu nhà khoa học và lọc ra top 100.000 người có ảnh hưởng nhất.

Tiếp theo những năm trước, nghiên cứu không có sự thay đổi trong công cụ đo lường và đánh giá khi nhóm nghiên cứu cập nhật cơ sở dữ liệu của hơn 100.000 nhà khoa học được trích dẫn nhiều nhất (từ nguồn dữ liệu của Scopus) và xếp hạng của họ dựa vào các tiêu chí quan trọng như: chỉ số ảnh hưởng trong giới khoa học (composite score); tổng số trích dẫn (không bao gồm các tự trích dẫn); chỉ số Hirsch h-index; chỉ số Schreiber hm-index; số trích dẫn cho các bài báo được đăng với tư cách là tác giả duy nhất (single author); số trích dẫn cho các bài báo là tác giả chính (tên đầu tiên – first author và tác giả liên hệ – corresponding author), và tác giả cuối cùng – last author, …

Các nhà khoa học được phân chia vào 22 lĩnh vực khoa học và 176 lĩnh vực phụ (ngành/chuyên ngành).

Theo thứ tự trong bảng xếp hạng này, Việt Nam có 5 nhà khoa học vào top 10.000 nhà khoa học hàng đầu thế giới gồm:  GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tiếp tục đứng đầu trong các nhà khoa học Việt Nam, xếp hạng 5949 thế giới (và đứng thứ 96 thế giới trong lĩnh vực Engineering), tiếp đến là PGS.TS Lê Hoàng Sơn (ĐHQGHN) – xếp hạng 6766, GS.TS Nguyễn Xuân Hùng (ĐH Công nghệ Tp. HCM) – xếp hạng 6818, GS.TS Bùi Tiến Diệu (ĐH Duy Tân) -9488, GS.TS Võ Xuân Vinh (ĐH Kinh tế TP HCM)- xếp thứ 9528.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tiếp tục đứng đầu trong các nhà khoa học Việt Nam.

GS Nguyễn Đình Đức, GS Nguyễn Xuân Hùng và PGS Lê Hoàng Sơn là 3 người lọt vào top 10.000 nhà khoa học xuất sắc nhất của thế giới trong 3 năm liên tiếp 2019, 2020,2021.

Tiếp đến trong danh sách này là các nhà khoa học Việt Nam là: Trần Hải Nguyên (ĐH Duy Tân) xếp thứ 14704, Trần Xuân Bách (ĐH Y Hà Nội) -19881, Phạm Thái Bình (ĐH Công nghệ Giao thông vận tải) – 21588, Hoàng Đức Nhật (ĐH Duy Tân-23301;  Đặng Văn Hiếu (ĐH Thăng Long) – 31139;  Hoàng Anh Tuấn (ĐH Công nghệ -TP Hồ Chí Minh) – 32938;

Phạm Văn Hùng (ĐH Quốc tế, ĐHQG Hồ Chí Minh) – 37520; Nguyễn Thời Trung (ĐH Tôn Đức Thắng) -46053; Trần Trung (ĐH Hòa Bình) – 48769; Thái Hoàng Chiến (ĐH Tôn Đức Thắng) -50676; Vũ Quang Bách (ĐH Tôn Đức Thắng) – 54001; Nguyễn Trung Kiên (ĐH Sư phạm Kỹ thuật HCM)- 53486; Nguyễn Minh Thọ (ĐH Tôn Đức Thắng) – 56922, Phạm Việt Thành (ĐH Tôn Đức Thắng) – 57491; Nguyễn Trường Khang (ĐH Tôn Đức Thắng) – 62835;

Nguyễn Trung Thắng (ĐH Tôn Đức Thắng) – 66150, Lê Thái Hà (ĐH Fulbrigh Việt Nam)- 74063, Nguyễn Đăng Nam (ĐH Duy Tân) – 81653,Văn Hiếu (ĐH Phenikaa) -82171, Phùng Văn Phúc (ĐH Công nghệ TP HCM) – 83196; Dương Viết Thông (ĐH Tôn Đức Thắng) – 88842; Nguyễn Hoàng Long (ĐH Mỏ Địa chất Hà Nội) – xếp hạng 94128.

Trong số các nhà khoa học Việt Nam có tên tuổi đang làm việc ở nước ngoài có trong bảng xếp hạng năm nay, có thể kể đến như GS Đàm Thanh Sơn (Hoa Kỳ) – xếp hạng 7302, PGS Bùi Quốc Tính (Tokyo Institute of Technology, Nhật Bản) – 9640, GS Ngô Đức Tuấn (University of Melbourne, Úc) -xếp hạng 10652, GS  Nguyễn Văn Tuấn (Úc) – 21.835, và GS Duc Truong  Pham (University of Birmingham, UK) -39062 thế giới.

Đặc biệt, năm nay có thêm nhiều nhà khoa học Việt Nam ở trong và ngoài nước lọt vào bảng xếp hạng danh giá nhất – 100.000 nhà khoa học được xếp hạng ảnh hưởng thế giới theo thành tựu trọn đời, 05 nhà khoa học Việt Nam đứng đầu trong danh sách là GS Nguyen Minh Tho (ĐH Tôn Đức Thắng), GS. Tran Hien Trinh (Oxford University), GS Nguyễn Xuân Hùng (ĐH Công nghệ Tp. HCM), GS Nguyễn Đình Đức (ĐHQGHN) và cố GS Hoàng Tụy (Viện Toán học).

Những kết quả đáng tự hào này một lần nữa tiếp tục khẳng định sự lớn mạnh và vị thế của các nhà khoa học Việt Nam được ghi nhận trong cộng đồng khoa học quốc tế. Và cũng là thành quả của sự đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học của Việt Nam.

                                                                                                                    Nguồn: Báo Dân Trí

Đào tạo nhân lực chất lượng: ‘Chiếc đũa thần’ để đất nước hùng cường

Khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ là then chốt và động lực của sự phát triển, là chìa khóa, “chiếc đũa thần” cho sự phát triển đất nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Lễ khai giảng của Đại học Quốc gia Việt Nam ngày 15/11/1945. (Ảnh tư liệu, Đại học Quốc gia Hà Nội)

Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Lễ khai giảng của Đại học Quốc gia Việt Nam ngày 15/11/1945. (Ảnh tư liệu, Đại học Quốc gia Hà Nội)

Trong suốt hành trình 76 năm lập quốc, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, đội ngũ trí thức Việt Nam đã luôn đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Chặng đường đó đã cho thấy bài học to lớn về vai trò của việc đào tạo và sử dụng nhân tài với giá trị ứng dụng cho cả hiện nay và mai sau.

Nhân dịp Quốc khánh 2/9, Giáo sư Nguyễn Đình Đức, Đại học Quốc gia Hà Nội đã có bài viết phân tích về vấn đề này.

“Kiến thiết cần phải có nhân tài”

Ngày 2/9/1945, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, tuyên thệ vì mục tiêu: Độc lập-Tự do-Hạnh phúc. Bản Tuyên ngôn độc lập đã thể hiện trí tuệ và tầm nhìn, đi trước thời đại của một vị lãnh tụ thiên tài.

Tư tưởng vì độc lập tự do cho dân tộc và hạnh phúc của nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã soi đường và là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn bộ đường lối cách mạng của Đảng và quá trình lịch sử của đất nước. Tư tưởng đó đã làm nên mẫu số chung là tập hợp, đoàn kết toàn dân, đoàn kết mọi tầng lớp, giai cấp, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam ở trong và ngoài nước để từ đó cộng hưởng sức mạnh của toàn dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đánh đổ phong kiến, thực dân rồi đế quốc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, thống nhất đất nước và xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Cũng chính tư tưởng đó của Người đã cảm hóa và là ngọn cờ để trí thức Việt Nam đi theo Bác, theo Đảng, đồng hành cùng dân tộc, cùng sự nghiệp của cách mạng.

Ngay sau lễ lập quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sắc lệnh “Tìm người tài đức.” Đây được xem như “chiếu cầu hiền” của Chủ tịch nước Việt Nam mới: “Nước nhà cần phải kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài.” Bác đã sử dụng và phát huy những trí thức ưu tú của đất nước gánh vác những trọng trách của quốc gia lúc đó, như Huỳnh Thúc Kháng, Bùi Bằng Đoàn, Nguyễn Văn Tố, Vũ Đình Hòe, Hoàng Minh Giám, Nguyễn Văn Huyên, Phan Anh, Tạ Quang Bửu…

Trong lịch sử Việt Nam, trí thức giữ vai trò và vị trí vô cùng quan trọng. Bác Hồ đã từng nói: “Trong các tầng lớp xã hội, người sĩ phu chiếm vị trí hàng đầu.” Bác cũng đã cảm hóa và trọng dụng nhiều trí thức ưu tú khác như Trần Văn Giàu, Nguyễn Xiển, Hồ Đắc Di, Trần Đại Nghĩa, Đặng Văn Ngũ, Lương Định Của, Phạm Huy Thông, Ngụy Như Kon Tum… đi theo cách mạng, mang tài đức của họ cống hiến hết mình cho sự nghiệp của Đảng và dân tộc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhân sỹ trí thức. (Ảnh tư liệu)

Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhân sỹ trí thức. (Ảnh tư liệu)

Tên tuổi của các trí thức lớn của dân tộc cũng đã đi vào lịch sử, được vinh danh và sống mãi, thậm chí còn được gắn với những con đường, ngõ phố thân quen của Việt Nam.

Nhân lực chất lượng cao là động lực của phát triển

Trong bối cảnh cách mạnh công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra như vũ bão trên toàn cầu; từng ngày, từng giờ, những thành tựu của khoa học công nghệ đang làm cho thế giới thay đổi và phát triển nhanh chưa từng có thì nguồn lực quan trọng nhất cho sự phát triển ngày nay không còn là nguồn tài nguyên mà chính là nguồn lực con người. Ai có trong tay nhân tài, sẽ vượt qua được sự canh tranh và bứt phá vươn lên.

Chất xám và trí tuệ của trí thức sẽ trở thành công cụ sản xuất. Không chỉ con người, mà người máy với trí tuệ nhân tạo sẽ trở thành “công nhân” trong thời đại mới. Khái niệm “lực lượng sản xuất” do đó cũng thay đổi. Đội ngũ trí thức, vừa là người “công nhân” trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhưng cũng chính là những người nắm trong tay lực lượng sản xuất trong thời đại mới.

Triết học cần phải phát triển và phải có sự nghiên cứu thấu đáo những đổi thay này để phát hiện những khái niệm mới, những quy luật mới trong sự vận động và phát triển biện chứng của hình thái kinh tế-xã hội mới trong bối cảnh mới.

Nhật Bản đã và đang xây dựng một xã hội 5.0 nhằm mục tiêu kiến thiết một thượng tầng kiến trúc – thực chất là hướng tới một quan hệ sản xuất và cấu trúc xã hội mới, phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ là then chốt và động lực của sự phát triển. Đây chính là chìa khóa, là “chiếc đũa thần” để dân tộc Việt Nam có thể nắm bắt được những cơ hội nhảy vọt, làm cho đất nước ta được sánh ngang với các cường quốc năm châu.

Sứ mệnh này thuộc về đội ngũ trí thức trẻ Việt Nam. Bác Hồ cũng đã từng khẳng định: “Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc ta. Ở nước khác như thế, ở Việt Nam càng như thế.”

Tôi rất tin tưởng và hy vọng vào các bạn trẻ, các học trò – tương lai của đất nước sẽ luôn mang trong mình hoài bão và lòng nhiệt tình, trách nhiệm, miệt mài học tập, trau dồi rèn luyện tâm, đức, trí, thể lực và sáng tạo – sẽ khẳng định được niềm tin của xã hội với trí thức, tiếp bước cha anh, gánh vác trọng trách non sông, đóng góp thật xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chấn hưng đất nước.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và trí thức sẽ vẫn còn sáng mãi. Khí thế hào hùng và nhiệt huyết của một dân tộc – tinh thần ngày 2/9 năm nào, vẫn còn âm vang mãi đến ngày nay và mai sau./.

Nguyễn Đình Đức (Vietnam+)

GS Nguyễn Đình Tứ – người suốt đời tôi mang ơn

GS Nguyễn Đình Tứ – người Thầy, nhà khoa học lỗi lạc của Việt Nam, nhà quản lý giỏi có tâm và có tầm. Thầy Tứ đã giúp tôi thay đổi cả cuộc đời.

Tháng 6, vừa tròn 1/4 thế kỷ ngày mất của GS Nguyễn Đình Tứ. Ông nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Khoa giáo Trung ương, nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử quốc gia, nguyên Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

Nhân dịp này, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Đại học Quốc gia Hà Nội đã có chia sẻ một kỷ niệm về ông. Cuộc gặp gỡ với GS Nguyễn Đình Tứ là bước ngoặt quan trọng để GS Nguyễn Đình Đức, sau đó 40 năm đã trở thành nhà khoa học có nhiều đóng góp của Việt Nam.

Cố GS Nguyễn Đình Tứ (nguồn ảnh ĐHQGHN)

GS Nguyễn Đình Tứ là người suốt đời tôi mang ơn!

Năm 1984, khi còn chưa tròn 21 tuổi, tôi tốt nghiệp thủ khoa Khóa 25 ĐH Tổng hợp Hà Nội. Được xếp loại xuất sắc – duy nhất của Khóa K25 của Nhà trường.

Ngày đó được điểm 10 khó lắm. Được điểm 7 đã là cao. Ai cũng sợ các thầy “máy chém” như GS Nguyễn Thừa Hợp dạy giải tích, GS Huỳnh Mùi dạy đại số, GS Phạm Ngọc Thao dạy giải tích trên đa tạp, GS Phạm Huyễn dạy cơ lý thuyết…chỉ khoảng 20% là đạt trên 5, còn lại cứ 3/4 lớp là trượt phải thi lại. Cả khóa chỉ có 1 người là tôi tốt nghiệp đại học được xếp loại học lực xuất sắc.

Với thành tích xuất sắc đó, lẽ ra tôi được chọn làm chuyển tiếp NCS nước ngoài. Nhưng không hiểu sao ngày đó Bộ Đại học lại thông báo chỉ cho ngành toán chuyển tiếp nghiên cứu sinh (NCS) trong nước.

Lý do khi tôi lên Vụ Đại học được giải thích là ngành toán đào tạo NCS trong nước khá tốt, ưu tiên cho những ngành khác Việt Nam đang cần hơn,… Mà ngày ấy chuyển tiếp Nghiên cứu sinh rất khó, thường phải đi làm 10-15 năm rồi mới được làm NCS. Mà phải thi đấu chứ không xét như bây giờ. Chỉ tiêu thì ít, chuyển tiếp NCS khi đó chỉ là đặc cách được thi làm NCS luôn ngay sau khi tốt nghiệp đại học thôi. Còn vẫn phải thi chung sòng phẳng với các thầy, với người lớn.

Khó khăn quá không biết làm thế nào, cũng chẳng biết nhờ ai giúp đỡ. Chưa đến 21 tuổi – đầu xanh tuổi trẻ. May sao trước đó 1 năm, năm 1983, Nhà nước có tổ chức Liên hoan sinh viên xuất sắc toàn quốc lần thứ nhất tại Quảng Bá, tôi vinh dự được trong đoàn sinh viên xuất sắc của ĐH Tổng hợp và vinh dự được Bộ trưởng Nguyễn Đình Tứ gặp và tiếp đoàn ở phòng làm việc trên tầng 2 tòa nhà Bộ Đại học ở số 9 – Hai Bà Trưng, Hà nội – và để lại cho tôi ấn tượng vô cùng sâu sắc.

Bí quá hóa liều, tôi nghĩ đành liều thử lên gặp Bộ trưởng đề đạt xem sao. Tôi xin nghỉ  một buổi học sỹ quan dự bị, mượn xe đạp của anh Ân (là trai Hà Nội gốc, nhà ở phố Thuốc Bắc) lên Bộ Đại học từ 9 giờ sáng.

Tôi đứng ở tầng 2 bên này và nhìn sang phòng làm việc của Bộ trưởng ở tầng 2 phía bên kia, đợi khi nào hết khách sẽ gõ cửa. Cứ đợi mãi như vậy, người ra người vào phòng Bộ trưởng từ sáng đến chiều không dứt.

Tôi cứ đứng đợi kiên trì – không ăn trưa, cả ngày cũng không uống một ngụm nước, trong bộ quần áo xanh màu lính của học viên sỹ quan dự bị. Tận tầm 16 giờ chiều mới thấy có khoảng lặng không có khách, tôi liều gõ cửa phòng Bộ trưởng.

Cái khó ló cái khôn. Sợ bộ trưởng bất ngờ vì người lạ, tôi đã mang theo ảnh đoàn sinh viên xuất sắc của ĐH Tổng hợp có chụp với Bộ trưởng năm trước, và bảng điểm học tập của tôi. Kết quả học tập gây ấn tượng với Bộ trưởng: toàn khóa chỉ có 1 điểm 7; 4 điểm 8; 8 điểm 9 và 15 điểm 10 và GPA =9.33.

Tôi trình bày và đề đạt nguyện vọng, chỉ mong muốn xin Bộ trưởng được cho dự thi – dự thi thôi trong kỳ tuyển chọn NCS, nếu vượt qua được mọi người thì xứng đáng đi nước ngoài, không thì làm NCS trong nước. Và Bộ trưởng Nguyễn Đình Tứ đã ân chuẩn đề nghị đó. Một tuần sau tôi nhận được Công văn của Bộ cho phép dự thi tuyển NCS đi nước ngoài.

Mừng, nhưng lại lo. Lo vì thi NCS nước ngoài thời bấy giờ khó lắm, thường phải chuẩn bị ôn thi mất 1-2 năm. Mà tôi lại không có thời gian dài, vì sau khi tốt nghiệp đại học phải học lớp sỹ quan dự bị. Tôi chỉ có hơn 3 tháng để ôn thi.

Thế là học ngày học đêm. Ngày đó cũng đâu có nhà trọ, không có chỗ ở, tôi phải ở nhờ lớp toán năm dưới ở tầng 3 nhà C – Ký túc xá (KTX) Mễ trì, 8 sinh viên 1 phòng (giường tầng). Tôi chọn mượn 1 chỗ ở giường tầng 1, góc trong cùng – quây màn vào, cứ thế mà học ngày học đêm, thậm chí quên cả ăn, quên cả ngủ. Giám đốc Ký túc xá lúc đó là thầy Chỉnh (Khoa Văn) đi kiểm tra, biết tiếng tôi học giỏi đã lâu nên thầy rất mến mộ và thương, mới bố trí cho tôi mượn 1 phòng xép như chuồng chim ở tầng cao nhất.

Thầy còn chép tay tặng tôi bài Thơ “Trường ca Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm (mà tôi thuộc lòng đến giờ: Khi chúng ta lớn lên đất nước đã có rồi – đất nước có từ thủa ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kểđất nước có từ miếng trầu bà ăn, cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn,…) và vẫn còn lưu lại đến giờ bản chép tay ấy.

GS Nguyễn Đình Đức và đồng nghiệp, học trò của mình

Và trời không phụ lòng người, sau ba tháng ôn thi, tôi đã đỗ 3 môn với 27,5 điểm – cao nhất của kỳ thi tuyển NCS ngành Cơ học lúc đó. Chỉ có điều từ 64 kg, sau 3 tháng ôn thi sụt 11 kg, thi xong chỉ còn 53 kg. Và nhờ vậy, tôi mới có dịp được bước chân vào trường MGU danh giá và huyền thoại, để được trưởng thành như ngày hôm nay.

Tôi đã trải qua những năm tháng tuổi trẻ như thế đấy. Với biết bao nhọc nhằn vất vả và thử thách, nhưng cũng luôn gặp được những người tốt, trong đó có GS Nguyễn Đình Tứ – Người Thầy, nhà khoa học lỗi lạc của Việt Nam, nhà quản lý giỏi có tâm và có tầm. Ông là người mến mộ nhân tài. Chỉ gặp thầy có khoảng khắc vô cùng ngắn ngủi nhưng đã giúp tôi thay đổi cả cuộc đời. Thầy đã để lại cho tôi niềm kính yêu và sự biết ơn vô cùng sâu sắc.

Ngày này cách đây 25 năm, khi ở nước ngoài nghe tin GS Nguyễn Đình Tứ mất, tôi đã sốc và tiếc thương vô hạn. Thật tiếc vì ông còn “trẻ”, là nhà khoa học lớn, chân chính và tài năng – may mắn được vào Bộ Chính trị – Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng.

Nếu ông không mất sớm, chắc chắn sẽ cống hiến được rất nhiều cho sự nghiệp giáo dục đại học của đất nước. Nền giáo dục của Việt Nam chắc chắn sẽ còn có những bước phát triển thực chất và đột phá hơn nữa.

Tôi cũng học được ở ông đức tính trò nào giỏi là thương là yêu là quý, là có sự tự thôi thúc phải để ý, phải quan tâm và nâng đỡ.

Cảm ơn cuộc đời đã cho tôi những trải nghiệm gian khó, để có nhân duyên cho tôi gặp được những bậc tài trí, những tấm lòng vàng. Dạy cho tôi hiểu và thấm thía cuộc đời muốn thành công và vượt qua thử thách, phải có ý chí và nỗ lực phi thường. Và phải được nuôi dưỡng bằng tình yêu thương, sự tin tưởng và cả tấm lòng bao dung. Có những thứ quý giá, những tri ân đi theo ta suốt cuộc đời, không tiền của nào mua được và đánh đổi được.

Gặp GS Nguyễn Đình Tứ lần đầu năm 1983 và lần chót vào 1984, cách đây đã gần ngót 40 năm mà ảnh hưởng của ông, ký ức và sự kính trọng, lòng biết ơn với ông vẫn còn nhớ mãi.

Nhân 25 năm ngày ông mất. Xin viết vài dòng này về một kỷ niệm nhỏ, như một nén tâm hương tưởng nhớ tới ông với những tình cảm sâu nặng và lòng biết ơn chân thành nhất.

 GS Nguyễn Đình Đức