Bộ môn Công nghệ Xây dựng - Giao thông
Trường Đại học Công nghệ - ĐHQGHN
Các bài viết mới nhất
Nhóm nghiên cứu mạnh – giải pháp đột phá về chất lượng giáo dục đại học
Đó là góp ý của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Giám đốc Phòng Thí nghiệm Vật liệu và Kết cấu tiên tiến, Trưởng ban Đào tạo (ĐHQGHN) tới văn kiện Đại hội Đảng XIII về lĩnh vực giáo dục đại học. GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Giám đốc Phòng Thí nghiệm Vật liệu và Kết cấu tiên […]
Giảng viên: TS Dương Tuấn Mạnh
Giảng viên: TS Trần Lê Hưng
Giảng viên: TS Lê Văn Tuân
KẾT QUẢ GIẢI BÓNG ĐÁ CTE CUP 2020-2021
GIẢI BÓNG ĐÁ CTE CUP 2020-2021 Sau những trận đấu vô cùng khắc nhiệt thì cuối cùng chúng mình đã tìm ra được đội bóng xứng đáng với danh hiệu “Nhà vô địch” của giải đấu năm nay. Không ai khác đó là Đội K64_1. Kết quả giải đấu như sau: Vô Địch: K64_1 […]
CHÂN DUNG NHÀ KHOA HỌC ĐƯỢC XẾP HẠNG ẢNH HƯỞNG QUỐC TẾ
CHÂN DUNG NHÀ KHOA HỌC ĐƯỢC XẾP HẠNG ẢNH HƯỞNG QUỐC TẾ
Mới đây, 22 nhà khoa học người Việt đã lọt top 100.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới trong năm 2020 theo công bố của tạp chí PLoS Biology của Hoa Kỳ. Đứng đầu trong danh sách này là Giáo sư Nguyễn Đình Đức, hiện công tác tại Đại học Quốc gia […]
GIẢI ĐẤU BÓNG ĐÁ CTE CUP 2020-2021
[THÔNG BÁO] GIẢI ĐẤU BÓNG ĐÁ CTE CUP 22-2021 Với mục đích gắn kết Động viên khuyến khích phong trào tập luyện và thi đấu môn Bóng đá trong học sinh, sinh viên là thành viên trong Bộ môn Công nghệ Xây dựng-Giao thông Trường Đại học Công nghệ. Tạo điều kiện để sinh viên […]
Gặp mặt tri ân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Hòa chung trong không khí chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã trang trọng tổ chức gặp mặt các thế hệ cán bộ, giảng viên trong toàn trường, vào ngày 20/11/2020. Tham dự lễ kỷ niệm, về phía ĐHQGHN có GS.TSKH Nguyễn […]
Nhà khoa học Việt vào top xếp hạng ảnh hưởng nhất thế giới 2020
Mới đây, Tạp chí PLoS Biology của Hoa Kỳ công bố danh sách 10.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới trong năm 2020. Trong công bố này có 22 nhà khoa học Việt Nam. Theo thứ tự trong bảng xếp hạng này, đứng đầu trong các nhà khoa học Việt Nam là […]
Thông báo
Nhóm nghiên cứu mạnh – giải pháp đột phá về chất lượng giáo dục đại học
Đó là góp ý của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Giám đốc Phòng Thí nghiệm Vật liệu và Kết cấu tiên tiến, Trưởng ban Đào tạo (ĐHQGHN) tới văn kiện Đại hội Đảng XIII về lĩnh vực giáo dục đại học.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Giám đốc Phòng Thí nghiệm Vật liệu và Kết cấu tiên tiến, Trưởng ban Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong những nhà khoa học xuất sắc góp phần định danh nền khoa học công nghệ (KHCN) Việt Nam trên bản đồ KHCN thế giới.
Năm 2020, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức lọt vào top 10.000 các nhà khoa học có ảnh hưởng hàng đầu thế giới và đứng đầu trong danh sách các nhà khoa học đang làm việc ở Việt Nam theo bảng xếp hạng của Tạp chí PLoS Biology của Hoa Kỳ.
Trước thềm Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII sắp tới, chia sẻ về vấn đề khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo của nước nhà, GS. Nguyễn Đình Đức đề xuất thúc đẩy các nhóm nghiên cứu mạnh trong các trường đại học như một trong những giải pháp đột phá nâng cao tiềm lực, hiệu quả hoạt động KHCN và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đạt chuẩn mực quốc tế.
Nhóm nghiên cứu – môi trường khoa học thuận lợi nhất để các nhà khoa học trao đổi học thuật
Có thể đánh giá hoạt động KHCN thời gian qua đã có những bước phát triển đột phá rất đáng tự hào. Trong đó có công bố quốc của Việt Nam trong năm vừa qua tăng vượt bậc, bằng số liệu các công bố của 5 năm trước cộng lại.
Hoạt động KHCN nước ta cũng hướng tới thực tiễn nhiều hơn. Trước kia, nhiều đề tài nghiên cứu làm xong cất ngăn kéo nhưng giờ yêu cầu phải gắn liền với thực tiễn. Chính vì thế, đã có nhiều đề tài giải quyết thành công những yêu cầu của thực tiễn và doanh nghiệp như một số kết quả trong lĩnh vực chuyển đổi số, truyền thông (5G), nông nghiệp, dược phẩm, công nghệ sinh học, … hoặc như trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe – dịch Covid-19 vừa rồi, nước ta đã bước đầu chế tạo được vắc xin.
Chúng ta cũng đã có những thành công tuyệt vời về ghép tạng. Những thành tựu đó cho thấy Việt Nam có những kết quả nghiên cứu không thua kém so với thế giới.
Bên cạnh đó, các chính sách về quản lý KHCN cũng ngày càng được đổi mới, giảm thủ tục hành chính, tăng tính tự chủ và khoán từng phần, từ đó ngày càng thúc đẩy hiệu quả các hoạt động KHCN trong các cơ sở nghiên cứu và đào tạo.
Trong giáo dục đại học, nghiên cứu khoa học luôn gắn kết chặt chẽ với đào tạo. Đào tạo thông qua nghiên cứu và nghiên cứu khoa học để tiếp cận đỉnh cao của trí thức, từ đó quay trở lại đào tạo với chất lượng cao, trình độ cao. Vì vậy, sự hình thành các nhóm nghiên cứu (NNC) trong các trường đại học như một lẽ tự nhiên và tất yếu.
Danh tiếng của các trường đại học lớn trên thế giới thường được gắn với tầm vóc các công trình khoa học và tên tuổi của các nhà khoa học lớn. Nhà khoa học muốn phát triển được ý tưởng khoa học, xây dựng được trường phái học thuật của mình hoặc giải quyết được một vấn đề khoa học liên ngành phải thiết lập được nhóm cộng sự và học trò, tức là phải xây dựng được nhóm nghiên cứu.
Đến lượt mình, nhóm nghiên cứu lại là môi trường khoa học thuận lợi nhất để các nhà khoa học trao đổi học thuật, tập hợp lực lượng và cùng nhau tiếp cận, giải quyết các vấn đề mới của khoa học, và qua đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KHCN, đào tạo nghiên cứu sinh.
Nhóm nghiên cứu chính là mô hình và môi trường gắn kết chặt chẽ nghiên cứu với đào tạo và có thể triển khai đào tạo theo cá thể hóa.
Từ thực tiễn xây dựng và phát triển nhóm nghiên cứu mạnh về vật liệu và kết cấu tiên tiến của tôi ở ĐHQGHN trong nhiều năm qua cho thấy nhóm nghiên cứu còn là môi trường thu hút các nhà khoa học có chuyên môn gần để phát triển môi trường học thuật chuyên sâu, hoặc thu hút các nhà khoa học của nhiều ngành, nhiều cơ quan, nhiều quốc gia khác nhau để tập trung trí tuệ và sức lực giải quyết một vấn đề có tính liên ngành, từ đó có thể tiếp cận trình độ và chuẩn mực quốc tế.
Thông qua nhóm nghiên cứu tăng cường công bố quốc tế, nâng cao chất lượng đào tạo, nhất là đào tạo tiến sĩ, nâng cao chất lượng đội ngũ. Các nhóm nghiên cứu làm nên những trường phái khoa học của các trường đại học.
Cũng từ kinh nghiệm của các nước phát triển như Mỹ, Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước có tiềm lực KHCN mạnh và phát triển rất nhanh, cho thấy nhóm nghiên cứu mạnh là một trong những phương thức để từ đó hình thành nhà khoa học đầu ngành.
Nhóm nghiên cứu mạnh là nòng cốt cho việc xây dựng và thực hiện các mũi nhọn nghiên cứu, cho ra đời các sản phẩm nghiên cứu cụ thể, mang tính trường phái. Do vậy, một mặt, nhóm nghiên cứu mạnh vừa là môi trường để phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài và các nhà khoa học đầu ngành; mặt khác, nhóm nghiên cứu mạnh cũng chính là “tổ ấm” – là môi trường để thu hút các nhà khoa học đầu ngành và các nhân tài trong và ngoài nước đến làm việc.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
Nhóm nghiên cứu có vai trò cực kỳ quan trọng từ triển khai nghiên cứu đến đào tạo, chế thử, kết nối nhà khoa học với Nhà nước, doanh nghiệp và là cái nôi thúc đẩy sự ra đời của các phát minh, sáng chế và sản phẩm mới, và còn là môi trường để thúc đẩy khởi nghiệp.
Nhóm nghiên cứu chính là tế bào của hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo trong nhà trường. Việc xây dựng và phát triển các nhóm nghiên cứu trong trường đại học và có tính tất yếu. Nhóm nghiên cứu vừa là phương thức, vừa là mục tiêu phát triển của các trường đại học nghiên cứu tiên tiến trên thế giới, trong đó với Việt Nam không là ngoại lệ.
Vì vậy, để phát triển tiềm lực, nâng cao chất lượng hoạt động KHCN và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, để nguồn nhân lực và KHCN thực sự là “chiếc đũa thần” đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu, thì xây dựng và phát triển được các nhóm nghiên cứu mạnh phải được xem như là một trong những giải pháp đòn bẩy đột phá.
Rất nhiều trường đại học, các viện nghiên cứu của Việt Nam đã nhận thức đầy đủ vai trò của NNC và chủ động có những chính sách của đơn vị để đầu tư cho nhóm nghiên cứu. Đặc biệt sự ra đời của Luật Khoa học công nghệ, cũng như Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ giáo dục và Đào tạo đã đặc biệt quan tâm và có chính sách phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh.
Tuy nhiên, đầu tư cho nhóm nghiên cứu mạnh còn cầm chừng và nhỏ giọt, một số chính sách còn chưa thông thoáng và chưa đi được vào cuộc sống, và vì vậy chưa thực sự tạo nên đột phá.
Chính vì vậy, tôi mong muốn Đại hội lần này, Đảng và Nhà nước sẽ thực sự chú trọng và quan tâm hơn nữa, có những chủ trương và chính sách mạnh hơn nữa, đầu tư thỏa đáng hơn nữa với các nhóm nghiên cứu mạnh trong các trường đại học để từ đó làm nên những cú húych tăng trưởng nhảy vọt trong hoạt động KHCN và giáo dục đại học của nước nhà.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Đại học Quốc gia Hà Nội
Giảng viên: TS Dương Tuấn Mạnh
Giảng viên: TS Trần Lê Hưng
Giảng viên: TS Lê Văn Tuân
KẾT QUẢ GIẢI BÓNG ĐÁ CTE CUP 2020-2021
CHÂN DUNG NHÀ KHOA HỌC ĐƯỢC XẾP HẠNG ẢNH HƯỞNG QUỐC TẾ
Mới đây, 22 nhà khoa học người Việt đã lọt top 100.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới trong năm 2020 theo công bố của tạp chí PLoS Biology của Hoa Kỳ. Đứng đầu trong danh sách này là Giáo sư Nguyễn Đình Đức, hiện công tác tại Đại học Quốc gia Hà Nội.
GS.TSKH Nguyễn Hữu Đức là chuyên gia về Cơ học, vật liệu và kết cấu tiên tiến, hiện là Trưởng Phòng thí nghiệm Vật liệu và Kết cấu tiên tiến, Chủ nhiệm Bộ môn Công nghệ Xây dựng – Giao thông; Phó Chủ tịch Hội Cơ học Việt Nam và là Phó Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư ngành Cơ học của Việt Nam. Giáo sư đã công bố hơn 250 bài báo, báo cáo, công trình khoa học, trong đó có hơn 136 bài trên các tạp chí quốc tế ISI, ngoài ra, ông còn là tác giả của 1 bằng phát minh, 1 bằng sáng chế trong lĩnh vực vật liệu mới.
Phóng sự của Truyền Hình Thông Tấn
GIẢI ĐẤU BÓNG ĐÁ CTE CUP 2020-2021
Gặp mặt tri ân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Hòa chung trong không khí chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã trang trọng tổ chức gặp mặt các thế hệ cán bộ, giảng viên trong toàn trường, vào ngày 20/11/2020.
Tham dự lễ kỷ niệm, về phía ĐHQGHN có GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Trưởng ban Đào tạo, ông Vũ Mạnh Cường – Phó Trưởng ban Xây dựng. Về phía cơ quan hợp tác có GS.TS. Phạm Xuân Hội – Viện trưởng Viện di truyền, PGS.TS. Đinh Văn Mạnh – Viện trưởng Viện Cơ học (Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam). Về phía Trường ĐHCN có GS.VS. Nguyễn Văn Hiệu – Hiệu trưởng sáng lập; PGS. TS. Nguyễn Việt Hà – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường, GS.TS. Chử Đức Trình – Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng, TS. Nguyễn Anh Thái – Phó Hiệu trưởng, PGS.TS. Trịnh Anh Vũ – Chủ tịch Công đoàn, PGS.TS. Nguyễn Thị Bảo Ngọc – Chủ tịch Hội Cựu Giáo chức cùng toàn thể lãnh đạo các đơn vị trực thuộc, các nhà giáo lão thành, cựu giáo chức cùng đông đảo giảng viên, cán bộ viên chức. Anh Nguyễn Trí Hiển – Hội trưởng Hội Cựu sinh viên cùng các cựu sinh viên Trường ĐHCN dự và tặng hoa chúc mừng nhà trường.
Lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, thay mặt lãnh đạo Nhà trường PGS.TS Nguyễn Việt Hà đã gửi lời tri ân, chúc sức khỏe đến các nhà giáo lão thành, cựu giáo chức và toàn thể các thầy/cô Nhà trường. Hiệu trưởng Nguyễn Việt Hà đã nhấn mạnh những chia sẻ của Giám đốc ĐHQGHN PGS.TS. Nguyễn Kim Sơn về những khó khăn của nghề giáo nói chung và theo đuổi nghề giáo tại ĐHQGHN nói riêng. Nhà giáo của ĐHQGHN với những yêu cầu cao về chuyên môn, còn là những tấm gương với tài năng, trách nhiệm và sự hi sinh của các thầy, cô vì sự phát triển của Trường ĐHCN nói riêng, ĐHQGHN nói chung.
Hiệu trưởng khẳng định, những tấm gương nhà giáo tận tụy, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục, đào tạo sẽ là những tấm gương sáng để các thế hệ cán bộ, giảng viên trẻ của Nhà trường học tập và noi theo.
PGS.TS. Nguyễn Việt Hà – Bí thư Đảng ủy gửi lời tri ân đến các thầy /cô giáo
Để tri ân các nhà giáo lão thành đã có đóng góp cho sự phát triển của Nhà trường, tại buổi lễ Ban Giám hiệu Trường ĐHCN đã trao tặng những bó hoa tươi thắm và tổ chức mừng thọ PGS.TS. Vũ Như Cương tuổi 80, PGS.TS Đinh Mạnh Tường tuổi 75.
Ban Giám hiệu gửi những bó hoa tươi thắm cùng những lời chúc tốt đẹp nhất đến các nhà giáo lão thành
Tại buổi lễ, Nhà trường đã chúc mừng các tập thể, cá nhân đạt danh hiệu thi đua khen thưởng và thành tích trong năm học 2018-2019, năm học 2019-2020. Cụ thể, năm học 2018-2019 có 09 tập thể, 06 cá nhân nhận Bằng khen của Bộ Giáo dục và đào tạo, 05 cá nhân đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp Bộ; năm học 2019-2020, phòng Đào tạo nhận Cờ thi đua cấp ĐHQGHN, 03 tập thể và 02 cá nhân nhận Bằng khen cấp ĐHQGHN, 05 cá nhân đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp ĐHQGHN, 07 cá nhân nhận Bằng khen Giám đốc ĐHQGHN giai đoạn 2015-2020, Phòng thí nghiệm Vật liệu và kết cấu tiên tiến và GS.TSKH Nguyễn Đình Đức nhận Bằng khen của Giám đốc ĐHQGHN nhân dịp 5 năm thành lập đơn vị.
Hiệu trưởng Nguyễn Việt Hà trao Bằng khen ĐHQGHN cho các cá nhân và tập thể
Phó Hiệu Chử Đức Trình trao Cờ thi đua cấp ĐHQGHN cho phòng Đào tạo
Trong không khí ấm áp, thân tình, Trường ĐHCN tổ chức buổi gặp mặt thân mật chia tay GS.TS. Nguyễn Năng Định – Nhà giáo ưu tú, nguyên Chủ nhiệm khoa Vật lý kỹ thuật và Công nghệ nano, Giảng viên chính về nghỉ hưu hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội theo chế độ sau 52 năm học tập và cống hiến trong ngành giáo dục. Trong quá trình công tác, GS.TS. Nguyễn Năng Định là một người thầy, là nhà khoa học và người đồng nghiệp được học trò, giảng viên và cán bộ . Để ghi nhận những cống hiến của GS.TS. Nguyễn Năng Định sau 52 năm công tác, cống hiến trong ngành giáo dục nói chung và cho Trường ĐHCN nói riêng, GS đã đạt được nhiều thành tích đáng tự hào gồm: Bằng khen Thủ tướng chính phủ (năm 2013), danh hiệu Phó Giáo sư (năm 1996), danh hiệu Giáo sư (năm 2008), danh hiệu Nhà giáo ưu tú (năm 2012) những cống hiến này đã góp phần không nhỏ vào thành tích chung và sự phát triển của Trường ĐHCN.
Hội Cựu Giáo chức gặp mặt nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam
Một số hình ảnh tại buổi gặp mặt
Tuyết Nga – Đăng Hoàng (UET-News)
Nhà khoa học Việt vào top xếp hạng ảnh hưởng nhất thế giới 2020
Mới đây, Tạp chí PLoS Biology của Hoa Kỳ công bố danh sách 10.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới trong năm 2020. Trong công bố này có 22 nhà khoa học Việt Nam.
Đây cũng là 3 người lọt vào top 100.000 nhà khoa học xuất sắc nhất của thế giới 2019. Ngoài 3 nhà khoa học tiêu biểu trên, danh sách còn có 19 nhà khoa học khác. Những kết quả đáng tự hào này khẳng định sự lớn mạnh và vị thế của các nhà khoa học Việt Nam được ghi nhận trong cộng đồng khoa học quốc tế
Theo VTC