KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU (NNC) CỦA GS NGUYỄN ĐÌNH ĐỨC NĂM 2018

– Công bố 20 bài báo ISI (SCI, SCIE).

– 1 Đề tài Nhà nước, 2 đề tài NAFOSTED đã được phê duyệt và đang triển khai nhiều hướng nghiên cứu cực mới về vật liệu tiên tiến, kết cấu thông minh, biến đổi khí hậu. Bắt đầu nghiên cứu về vật liệu composite chức năng thông minh (FGM) từ 2005 – 14 năm sau: 8/2018 – GS trưởng NNC đã trở thành thành viên chính thức của Ủy ban quốc tế về FGM gồm các nhà khoa học ưu tú của 12 quốc gia.

– 5 NCS đã tốt nghiệp, bảo vệ thành công xuất sắc luận án TS, hiện đang đào tạo 11 NCS.

– Sinh viên K59H chuyên ngành vật liệu và tiên tiến tốt nghiệp kỹ sư. 1 thành viên NNC bảo vệ xuất sắc luận văn thạc sỹ (với 2 công bố ISI) và nhận học bổng toàn phần của Chính phủ Nhật sang làm NCS tại Nhật Bản.

– Tổ chức thành công 4 Hội thảo khoa học lớn, trong đó có 2 Hội thảo quốc tế lớn là Hội thảo về ứng dụng thuật toán của bầy ong trong tối ưu hóa (3/2018) và Hội thảo quốc tế Tính toán trong khoa học vật liệu ACCMS -TM (9/2018) với hơn 400 đại biểu tham gia, gần 100 nhà khoa học nước ngoài với 39 báo cáo mời của các chuyên gia hàng đầu, các nhà khoa học lớn có tên tuổi trên thế giới đến từ 14 quốc gia; Hội thảo Cách mạng công nghiệp 4.0 – Cơ hội và thách thức với các ngành Kỹ thuật, công nghệ (10/2018), Hội thảo quốc qia về xây dựng và phát triển các NNC trong các trường đại học Việt Nam (1/2019).

– Ký kết hợp tác với ĐH Công nghệ Swinburne (Úc) ; ĐH Kanto Gakuin của Nhật giúp chuyển giao công nghệ và đào tạo giáo viên, đỡ đầu đào tạo ngành kỹ sư xây dựng từ khi tuyển sinh cho đến khi tốt nghiệp, đến khi xong trọn vẹn 2 khóa đầu; Ký kết hợp tác với ĐH Nguyễn Tất Thành.

– Đặc biệt, năm 2018 đã thành lập Khoa mới (BM trực thuộc trường) Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng Giao thông (Civil Engineering). Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử trong sự phát triển của nhà trường và ĐHQGHN. Một sự chuyển mình mạnh mẽ, từ NNC đã phát triển thành 1 tổ chức lớn, không chỉ công bố quốc tế mà còn hướng hoạt động nghiên cứu và đào tạo phục vụ thiết thực nhu cầu phát triên kinh tế xã hội của đất nước.

Một năm thật nhiều sự kiện, nhưng rất vui và thật đáng tự hào vì NNC đã góp phần nhỏ bé cho sự phát triển của Nhà trường, của ĐHQGHN và cho cả sự phát triển của ngành, và sự nghiệp đào tạo và bồi dưỡng nhân tài.

Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, các giáo sư đối tác từ UK, Úc, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, …; cảm ơn các bạn TS trẻ, NCS, học viên cao học, sinh viên ưu tú trong và ngoài nước tham gia Nhóm nghiên cứu năm mới dồi dào sức khỏe và ngày càng thật nhiều thành công. Cảm ơn các bạn đã hết lòng hết sức, tin tưởng, đồng cam cộng khổ, đồng hành cùng tôi, kiên trì vượt qua biết bao gian nan thử thách, để xây dựng và duy trì, phát triển Nhóm nghiên cứu; sát cánh với Thầy trong sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu trong hoàn cảnh dẫu còn nhiều khó khăn thiếu thốn, nhưng đầy tình thương yêu, tinh nhuệ, và thực sự đã vươn tầm quốc tế.

Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và hết lòng ủng hộ giúp đỡ của lãnh đạo ĐHQGHN, lãnh đạo trường ĐH Công nghệ, Quỹ Nafosted, VP các chương trình KHGD, Bộ KHCN, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng các phòng, ban, các thầy cô và tất cả mọi người đã luôn dành cho thầy và trò trong NNC sự ủng hộ, động viên và khích lệ quý báu.

Trong hình ảnh có thể có: 23 người, mọi người đang cười

HỘI THẢO ” CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC VỚI CÁC NGÀNH KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ”

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ và kéo theo những đổi thay kỳ diệu, chưa từng có trong lịch sử, và đặc biệt tác động mẽ và trực tiếp tới các lĩnh vực kỹ thuật -công nghệ.

Đã có nhiều hội thảo về CMCN 4.0, nhưng hội thảo này sẽ tập trung đến các ngành kỹ thuật – công nghệ.

Hội thảo chia sẻ thông tin và giới thiệu về các hướng nghiên cứu hiện đại nhất của thế giới và những đổi mới trong đào tạo nguồn nhân lực trong các lĩnh vực này, như CNTT, Tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, vật liệu mới, công trình xanh, thành phố thông minh, …. từ CNTT đến Kỹ thuật hạ tầng, từ đó gợi mở để đổi mới chương trình đào tạo, tập hợp lực lượng xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh trong các trường đại học, viện nghiên cứu để tiếp cận và hội nhập với thế giới.

Hội thảo có sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu từ các cơ quan khoa học lớn của Việt Nam như ĐHQGHN, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam, ĐH Bách Khoa HN, Học Viện KTQS, ĐH Xây dựng, ĐH Giao thông, Viện KHCN Xây dựng, Viện KHCN Giao thông, CONINCO,…và các doanh nghiệp Việt Nam, Nhật Bản, các nhà quản lý khoa học và giáo dục – đào tạo.

Hội thảo do ĐH Việt Nhật, phối hợp với ĐH Nguyễn Tất Thành và Hội Cơ học Việt Nam tổ chức.

BTC Trân trọng thông báo và kính mời các chuyên gia, nhà khoa học, các thầy cô, các bạn NCS, học viên cao học và sinh viên, và những ai quan tâm tham dự.

Thời gian: 8:30 đến 12:00, ngày 27/10/2018 (Thứ bảy)
Địa điểm: Phòng 415, Trường Đại học Việt Nhật, Đường Lưu Hữu Phước, Khu đô thị Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Liên hệ:

Trưởng Ban Tổ chức: GS.TSKH Nguyễn Đình Đức

Thư ký Hội nghị:
-1)TS. Phan Lê Bình (Mr.) – Chuyên gia JICA/Giảng viên, Trường Đại học Việt Nhật, ĐHQGHN – Email: pl.binh@vju.ac.vn – Điện thoại: 0936148669
-2) TS. Đặng Thanh Tú (Ms.) – Phó Trưởng Phòng Đào tạo, Xúc tiến nghiên cứu và phát triển, Trường Đại học Việt Nhật, ĐHQGHN – Email: dt.tu@vju.ac.vn – Điện thoại: 0903251759

Thư ký hành chính:
Bùi Hoàng Tân (Mr.) – Trợ lý Chương trình Thạc sỹ Kỹ thuật hạ tầng, Trường Đại học Việt Nhật, ĐHQGHN – Email: bh.tan@vju.ac.vn – Điện thoại: 0936460707.

Hội thảo quốc tế về ứng dụng thuật toán tối ưu hóa của bầy ong trong phát triển bền vững IWABA2018 thành công tốt đẹp 

Ngày 20 tháng 4, tại trường Đại học Công Nghệ – ĐHQGHN đã diễn ra hội thảo quốc tế về ứng dụng thuật toán tối ưu hóa bầy ong trong vật liệu, kết cấu tiên tiến và phát triển bền vững (International Workshop on Application of Bees Algorithm in sustainable development – IWABA 2018) . Hội thảo là kết quả của đề tài Newton hợp tác giữa GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – trường Đại học Công Nghệ – Đại học Quốc Gia Hà Nội (ĐHQGHN) với các nhà khoa học của trường Đại học Birmingham -Vương Quốc Anh và trường Đại học Công nghệ Vũ Hán – Trung Quốc dưới sự chủ trì của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức. Tham dự hội thảo về phía các đại biểu nước ngoài có các đại biểu đến từ Đại học Công nghệ Vũ Hán như GS. Zude Zhou, GS. Quan Liu, GS. Ping Lou, GS. Wenjun Xu và TS. Wei Meng và các đại biểu đến từ Vương Quốc Anh là TS. Marco Catsellani (University of Birmingham) và GS Michael Packianather (Cardiff University) – đều là những trường đại học lớn hàng đầu, có thứ hạng cao của Trung Quốc, Vương quốc Anh và trên thế giới. Về phía ĐHQGHN có sự tham dự của TS Lê Tuấn Anh Phó Trưởng ban Hợp tác phát triển, đại diện Trường Đại học Công Nghệ có sự tham dự của PGS. TS. Chử Đức Trình – Phó Hiệu trưởng nhà trường, TS. Phạm Minh Triển – Phó Trưởng phòng khoa học công nghệ và hợp tác phát triển. Ngoài ra, hội thảo còn có sự tham dự đông đảo của các đại biểu, các nhà khoa học đến từ ĐH công nghệ, ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Việt Nhật, ĐH Xây dựng, ĐH Giao thông, ĐH Công nghệ giao thông vận tải, Học Viện Kỹ thuật Quân Sự, Học viện Hậu cần, ĐH Nguyễn Tất Thành, Viện Hàn lâm KHCN Việt nam, cũng như đông đảo các NCS, học viên cao học, sinh viên từ Trường Đại học Công Nghệ và Trường Đại học Việt Nhật – ĐHQGHN.

Thuật toán được đề xuất lần đầu năm 2007 bới nhà khoa học nổi tiếng GS Duc T Pham – University of Birmingham (Ngôi trường với 11 giải Nobel, và thành phố Birmingham là quê hương của James Watt, người đã phát minh ra động cơ máy hơi nước và mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 1) xây dựng trên khả năng tối ưu hóa của bầy ong. Thuật toán này được phát triển rộng rãi và hiệu quả trong nhiều lĩnh vực như chế tạo máy, tự động hóa, robotic, tối ưu trong quản lý, quy trình sản xuất,….và cùng với sự ra đời và phát triển thuật toán này đã công bố nhiều bài báo quốc tế, đào tạo được hàng trăm tiến sĩ cho nhiều quốc gia trên thế giới.

Hội thảo IWABA2018 được tổ chức tại ĐHQGHN nhằm tạo ra một diễn đàn quốc tế để trao đổi kết quả và ý tưởng nghiên cứu giữa các nhà khoa học của ĐHQGHN với các đồng nghiệp trên thế giới, chia sẻ các kinh nghiệm trong việc áp dụng thuật toán này để giải quyết các thách thức về kỹ thuật – công nghệ tính toán tối ưu hóa và kiến tạo khả năng hợp tác. Hội thảo này cũng tạo cơ hội và tập hợp các nhà khoa học trẻ, giảng viên trẻ tại ĐHQGHN và của các trường đại học khác ở Hà Nội tham gia nhóm nghiên cứu của Giáo sư Nguyễn Đình Đức để thiết lập nhóm nghiên cứu quốc tế về Deep Learning Technologies (một trong những hướng nghiên cứu hiện đại, mới nhất của cách mạng công nghiệp 4.0 trên thế giới hiện nay), sử dụng thuật toán tối ưu hóa của bầy ong, áp dụng cho tối ưu hóa trong lĩnh vực năng lượng mới, phát triển bền vững, trong Machine Learning, Intelligent Optimisation, Swarm Intelligence, vật liệu – kết cấu tiên tiến và Robotic,… cũng như trong các ngành, lĩnh vực khác.

Hội thảo cũng đã thảo luận những cơ hội hợp tác không chỉ trong nghiên cứu, mà còn trong đào tạo, trao đổi sinh viên, nghiên cứu sinh, trao đổi cán bộ giữa ĐH Công nghệ, ĐH Việt Nhật – ĐHQGHN với ĐH Công nghệ Vũ Hán (Trung Quốc), University of Birmingham, Đại học Cardiff (Vương Quốc Anh), góp phần thiết thực thúc đẩy công cuộc đổi mới, hội nhập và tiếp cận trình độ và chuẩn mực của thế giới trong lĩnh vực kỹ thuật – công nghệ của ĐHQGHN

Một số hình ảnh của Hội nghị

FB_IMG_1524272120334 FB_IMG_1524272117507 FB_IMG_1524272112933  IMG_4071