GS.TSKH Nguyễn Đình Đức: Để học thật, thi thật, nhân tài thật

GS Nguyễn Đình Đức: Để học thật, thi thật, nhân tài thật  - Ảnh 1.

Chào GS! Xin chúc mừng GS mới đây được tạp chí PloS Biology của Mỹ tiếp tục xếp hạng đứng đầu trong các nhà khoa học Việt Nam, là 1 trong 5 nhà khoa học vào top 10.000 nhà khoa học có ảnh hưởng trích dẫn hàng đầu thế giới. GS có thể chia sẻ cảm xúc lúc này?

– Sau khi nhận được thông tin tôi hoàn toàn bất ngờ vì thực sự làm khoa học không ai nghĩ đến việc để xếp hạng. Kết quả này là nguồn cổ vũ, động viên rất lớn cho tôi và các thế hệ học trò vững tin vào con đường khoa học mình đã chọn, đồng thời tự tin sánh bước với các đồng nghiệp quốc tế.

GS Nguyễn Đình Đức: Để học thật, thi thật, nhân tài thật  - Ảnh 2.

Năm nay có 28 nhà khoa học Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng top 10.000 nhà khoa học có trích dẫn ảnh hưởng nhất thế giới này. Theo GS, các nhà khoa học Việt Nam so với thế giới thế nào?

– Khi chúng tôi đi du học nước ngoài, kết quả học tập và nghiên cứu của người Việt Nam cũng không thua bất cứ người nước ngoài nào. Có thể nói trí tuệ của người Việt rất thông minh. Ngay cả trên đấu trường khoa học quốc tế, chúng ta tự hào có GS Ngô Bảo Châu đoạt giải Fields. Nhiều giáo sư người Việt khác cũng đạt được những giải thưởng danh giá khác về khoa học. Điều đó cho thấy năng lực trí tuệ và sáng tạo của người Việt Nam không thua kém gì so với thế giới.

Công bố quốc tế của Việt Nam, nếu như cách đây 10-15 năm thuộc hạng cuối của các nước trong khu vực, nhưng năm vừa rồi, theo công bố của Bộ KHCN đã vươn lên đứng thứ 3 sau Singapore, Malaysia và thứ 49 của thế giới. 2 ĐHQG cùng một số đại học khác cũng đã có thứ hạng khá cao trong các bảng xếp hạng đại học của khu vực và thế giới.

Nói như vậy để thấy giáo dục đại học và khoa học công nghệ Việt Nam đang ngày càng phát triển, hội nhập được các tiêu chí cũng như chuẩn mực của thế giới.

Theo GS, tố chất cần có của người làm khoa học là gì?

– Từ những trải nghiệm của bản thân sau chặng đường dài gần 40 năm, tôi thấy để làm khoa học cần có sự đam mê và kiên trì. Trên con đường làm khoa học rất nhiều khó khăn, thử thách về cuộc sống, thiếu thốn cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng thí nghiệm. Nếu như mình nản chí thì rất khó để đến đích. Ngoài ra, làm khoa học phải có ý thức hội nhập, bắt nhịp với các hướng nghiên cứu hiện đại của quốc tế và xu thế của thời đại, vì đây là những yếu tố tiên quyết để các kết quả nghiên cứu của mình có tầm ảnh hưởng, được lan tỏa trong cộng đồng quốc tế.

GS Nguyễn Đình Đức: Để học thật, thi thật, nhân tài thật  - Ảnh 3.
GS Nguyễn Đình Đức: Để học thật, thi thật, nhân tài thật  - Ảnh 4.

Quan điểm của GS về việc các nhà khoa học không ở Việt Nam mà làm việc ở nước ngoài, đấy có gọi là chảy máu chất xám không?

– Những năm gần đây nhờ có sự tự chủ ở các trường đại học, có một số trường công lập và một số trường đại học dân lập, bán công đã tạo được nguồn lực để thu hút nhân tài về nước làm việc rất thành công, thậm chí thu hút cả người nước ngoài, các GS Việt kiều về nước làm việc, hạn chế được chảy máu chất xám.

GS Nguyễn Đình Đức: Để học thật, thi thật, nhân tài thật  - Ảnh 5.

Tuy nhiên, với cá nhân tôi, tôi cho rằng chúng ta cũng nên hiểu chảy máu chất xám một cách đầy đủ và toàn diện hơn. Đã là người Việt Nam thì ở đâu cũng đều hướng về đất nước, hướng về nguồn cội với tình yêu tha thiết và đều có thể đóng góp, xây dựng tổ quốc. Bối cảnh thế giới ngày càng hội nhập, nhất là trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0 như hiện nay, hầu như không còn hạn chế về biên giới trong hợp tác nghiên cứu nên điều kiện đóng góp cho đất nước dẫu đang ở nước ngoài ngày càng nhanh và hiệu quả hơn.

Nếu như một tri thức làm việc ở nước ngoài vẫn hướng về quê hương, đem tài năng cống hiến cho khoa học, làm rạng danh cho tổ quốc, đồng thời lại đem được kiến thức, kinh nghiệm, nhiệt tình của mình hợp tác với các nhà khoa học trong nước, đóng góp hiệu quả, có trách nhiệm với đất nước thì công lao của họ cũng không hề nhỏ, rất đáng ghi nhận và biểu dương.

Vậy còn GS, sau nhiều năm học tập và làm việc ở nước ngoài, giành cho mình nhiều thành công, lý do nào GS trở về Việt Nam làm việc từ năm 2004?

– Những năm tôi tốt nghiệp xong bảo vệ luận án tiến sĩ, nước ta còn rất nghèo và tôi có cơ hội làm việc postdoc ở những nước phát triển. Nhưng trước hết là tình cảm sâu nặng với gia đình và quê hương, sau là lĩnh vực nghiên cứu của tôi về vật liệu mới composite đang được ứng dụng rất mạnh mẽ trên thế giới. Khi đó 2 giáo sư – những người thầy của tôi, là 2 nhà khoa học lớn, một ở ĐH Tổng hợp Lomonoxop (MGU) và một ở Viện Hàn lâm Khoa học Nga – đã khuyên tôi về nước làm việc để đem kiến thức và tuổi trẻ của mình phục vụ Tổ quốc.

Hướng nghiên cứu của tôi là vật liệu mới rất bền và siêu bền. Cá nhân tôi cũng nhận thức được những vật liệu mới này rất quan trọng trong việc xây dựng và kiến thiết đất nước nên tôi chỉ có mong muốn là làm sao những kiến thức mình đã học được có thể phục vụ đất nước, biến ước mơ thành hiện thực. Lúc đó tuổi đời còn trẻ, có nhiều ước mơ cháy bỏng và kỷ niệm tuổi thơ, tình yêu quê nhà sâu nặng khiến cho tôi sau rất nhiều trăn trở và cân nhắc đã quyết định trở về.

GS Nguyễn Đình Đức: Để học thật, thi thật, nhân tài thật  - Ảnh 7.

Vậy sự trở về đó của GS có gặp khó khăn gì không?

– Khi trở về tôi gặp rất nhiều khó khăn vì sống ở nước ngoài thời gian dài nên cần có thời gian để thích nghi.

Tuổi đời khi đó còn trẻ, mới bảo vệ luận án về nước nên cần thời gian và sự nỗ lực để khẳng định mình với cộng đồng khoa học trong nước.

GS Nguyễn Đình Đức: Để học thật, thi thật, nhân tài thật  - Ảnh 6.

Nói thực lòng, là mức lương quá thấp, không đủ sống. Tôi nhớ tháng lương đầu tiên tôi được nhận sau thời gian dài ở nước ngoài về năm 2001 là 341.000 đồng, tương đương khoảng 30 đô la, trong khi các con còn bé và cuộc sống có rất nhiều thứ phải trang trải.

Muôn vàn khó khăn ban đầu về cơ sở vật chất. Phòng thí nghiệm về composite khi đó gần như “zero”, nên dù có rất nhiều ước mơ hoài bão song kinh phí từ nghiên cứu đến triển khai ứng dụng đều rất ít, không biết bắt đầu từ đâu và làm như thế nào. Tuy nhiên bài học và tấm gương sáng của các thế hệ trí thức đi trước như GS Trần Đại Nghĩa, GS Phạm Ngọc Thạch… – trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh và gian khổ hơn nhiều lần mà còn cống hiến được rất tốt, giúp cho tôi có nghị lực và niềm tin để vượt qua khó khăn.

Nhưng đúng là “lửa thử vàng, gian nan thử sức”, việc gì cũng vậy, muốn thành công cần có sự am hiểu kỹ và kiên trì. Từ những buổi đầu tiên gây dựng nhóm nghiên cứu, tìm hiểu thực tế Việt Nam đến hợp tác nghiên cứu với các đồng nghiệp trong và ngoài nước, lại được sự động viên của gia đình, đồng nghiệp, dần dần tôi đã từng bước vượt qua được những khó khăn. Tôi tìm được hướng đi cho mình, xây dựng thành công nhóm nghiên cứu mạnh về Vật liệu và Kết cấu tiên tiến ở ĐHQGHN và đã phát huy được năng lực giảng dạy, nghiên cứu khoa học của mình.

GS Nguyễn Đình Đức: Để học thật, thi thật, nhân tài thật  - Ảnh 8.

Theo GS, Việt Nam hiện nay cần làm gì để thu hút nhân tài về nước nghiên cứu khoa học?

– Theo tôi, muốn thu hút nhân tài, trước hết phải có chính sách sử dụng đúng. Nếu được trọng dụng thì sẽ thu hút được nhân tài và các nhân tài sẽ có động lực để phát huy vượt bậc tài năng, sức sáng tạo, sức cống hiến của mình.

Trí thức rất cần được lắng nghe, được tạo điều kiện để nghiên cứu và phát huy tài năng. Vì vậy, trong mỗi cơ quan, tổ chức, hãy đừng để nhân tài nào bị bỏ sót, đừng để sáng kiến nào bị lãng quên.

GS Nguyễn Đình Đức: Để học thật, thi thật, nhân tài thật  - Ảnh 9.

Bên cạnh các chính sách của Nhà nước, các trường đại học cần có các chính sách riêng của từng trường để thu hút và tạo điều kiện cho các nhà khoa học thực hiện hoài bão của mình.

Thứ 2, muốn có chính sách đãi ngộ tốt thì các trường cần có nguồn lực. Tự chủ đại học chính là giải pháp tốt, phù hợp để các trường có thể phát huy mọi nguồn lực, từ đó mới có thực lực để thu hút chất xám không chỉ là người Việt Nam mà còn với người nước ngoài. Thời đại bây giờ là cạnh tranh, ở đâu có chất xám, có trí tuệ thì sẽ vươn lên.

Thứ 3, cần hoàn thiện thể chế và chính sách hiện có. Nhà nước cần tạo điều kiện cởi mở, thông thoáng hơn phương thức chọn và giao các nhiệm vụ KHCN cũng như đổi mới các quy định thanh quyết toán với các đề tài. Trong hoạt động KHCN rất cần nhất sự minh bạch, các tiêu chí định lượng để đánh giá hiệu quả và năng suất hoạt động KHCN theo các chuẩn mực quốc tế.

Cần chú trọng phát hiện các tài năng trẻ, xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh, tập trung ưu tiên đầu tư cho các hướng nghiên cứu hiện đại,… đi đôi với mạnh dạn đãi ngộ và tôn vinh các trí thức tài năng. Đó chính là động lực để thúc đẩy các nhà khoa học phấn đấu và thúc đẩy sự phát triển tiềm lực khoa học của nước nhà.

Ngay với bảng xếp hạng này, bên cạnh những giáo sư nổi tiếng, chúng ta có thể thấy có những tiến sĩ rất trẻ. Số lượng trí thức người Việt trong bảng xếp hạng này ngày càng tăng và càng có thêm nhiều gương mặt mới, trẻ tuổi. Đấy là tín hiệu đáng mừng, cho thấy sự tăng trưởng về chất lượng và số lượng tiềm lực KHCN của Việt Nam.

Nhà khoa học cống hiến không vì để xếp hạng, nhưng được đánh giá, xếp hạng trong các bảng xếp hạng có uy tín một cách công bằng và khách quan là một niềm tự hào, vinh dự. Nếu không có cơ sở dữ liệu để đánh giá, định lượng kết quả nghiên cứu của nhà khoa học và ảnh hưởng của nó theo các chuẩn mực quốc tế, chúng ta sẽ không biết được mình đang ở đâu so với các đồng nghiệp quốc tế. Biết bao giờ các bạn trẻ tài năng và nỗ lực vượt bậc mới được thừa nhận, được tôn vinh để từ đó có thêm động lực và niềm tin tiếp tục phấn đấu, dấn thân vào con đường nghiên cứu khoa học đầy gian truân.

GS Nguyễn Đình Đức: Để học thật, thi thật, nhân tài thật  - Ảnh 10.
GS Nguyễn Đình Đức: Để học thật, thi thật, nhân tài thật  - Ảnh 11.

Tình trạnh các công trình khoa học nghiên cứu rồi “đút ngăn kéo” tại Việt Nam được nhiều lần nhắc tới vì không chỉ gây lãng phí tài nguyên chất xám mà còn ngân sách của quốc gia… Ý kiến của ông về vấn đề này thế nào?

– Giảng dạy, nghiên cứu và chuyển giao trí thức và công nghệ vào thực tiễn là chức năng của cơ sở giáo dục đại học, là trách nghiệm, nghĩa vụ của các giảng viên – nhà khoa học trong các trường đại học.

GS Nguyễn Đình Đức: Để học thật, thi thật, nhân tài thật  - Ảnh 12.

Đã là giảng viên đại học thì đương nhiên phải nghiên cứu khoa học, sáng tạo tri thức. Thông qua nghiên cứu khoa học đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao. Quốc gia nào cũng vậy, trong trường đại học sẽ luôn có những nghiên cứu cơ bản. Những nghiên cứu này góp phần phát hiện các quy luật khách quan, bản chất của sự vật, hiện tượng, có thể không phục vụ trực tiếp và ngay cho xã hội, nhưng lại đóng góp cho sự phát triển của khoa học. Vì vậy, đương nhiên sẽ có những đề tài thuộc dạng nghiên cứu cơ bản. Lịch sử đã cho thấy có nhiều nghiên cứu, phát hiện của các nhà khoa học sau nhiều năm mới được áp dụng vào cuộc sống.

Mặt khác, ở tất cả các quốc gia phát triển, các đề tài thường được đặt ra để nghiên cứu giải quyết các yêu cầu của doanh nghiệp. Chìa khóa công nghệ là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển sản phẩm mới và năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Để khoa học và công nghệ thực sự là động lực, là chiếc đũa thần để phát triển đất nước thì từ bài học của các nước như Nhật Bản và Hàn Quốc cho thấy các đề tài KHCN phải gắn kết chặt chẽ với thực tiễn.

Để tránh hiện tượng các đề tài thực hiện xong “cất ngăn kéo”, gây lãng phí cho ngân sách quốc gia, theo tôi chúng ta cần hoàn thiện thể chế chính sách về khoa học công nghệ; hỗ trợ và đề cao tinh thần khởi nghiệp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong nghiên cứu, trong các trường đại học; gắn kết chặt chẽ hoạt động đào tạo với nghiên cứu, gắn kết mục tiêu, nội dung nghiên cứu với nhu cầu của doanh nghiệp; đồng thời có cơ chế để đẩy mạnh gắn kết các hoạt động của doanh nghiệp với nhà trường, với các nhà khoa học; đổi mới phương thức tuyển chọn, giao nhiệm vụ KHCN; lấy tiêu chí giải quyết các yêu cầu thực tiễn là tiêu chí quan trọng nhất để tuyển chọn và đánh giá đề tài.

GS Nguyễn Đình Đức: Để học thật, thi thật, nhân tài thật  - Ảnh 15.
GS Nguyễn Đình Đức: Để học thật, thi thật, nhân tài thật  - Ảnh 13.

Theo ông, ngành giáo dục Việt Nam cần làm gì để giá trị của giáo dục là thực chất chứ không phải đối phó, thành tích như hiện nay?

– Dường như bây giờ kiểm tra đánh giá có phần dễ dãi hơn trước. Tỷ lệ học sinh khá, giỏi và xuất sắc trong các trường THPT, các trường đai học hiện nay khá lớn.

Để tránh chạy theo bệnh thành tích, để thực hiện yêu cầu “học thật, thi thật, nhân tài thật”, thì chúng ta cần phải thực hiện đánh giá trình độ và năng lực người học một cách thực chất, từ khâu tuyển sinh đến khâu tổ chức, quản lý đào tạo, kiểm tra đánh giá đầu ra và sử dụng.

Cần xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá, chuẩn đầu ra của giáo dục hội nhập với các tiêu chí của khu vực và thế giới.

Sử dụng đúng người đúng việc, đúng tài năng, kiểm tra đánh giá nghiêm túc, công bằng và khách quan thì sẽ có nhân tài thật, thi thật, học thật.

Chính sách để thúc đẩy nghiên cứu khoa học ngay từ các trường đại học ở nước ta có khác gì các quốc gia khác? Theo GS đã đủ khuyến khích và cần cải tiến gì?

– Nhà nước ta từ trước đến nay luôn coi giáo dục là quốc sách và KHCN là động lực cho sự phát triển. Nhất là từ khi có Luật Khoa học Công nghệ cũng như Luật Giáo dục đại học thì công tác hoạt động nghiên cứu khoa học trong các trường đại học được đặc biệt quan tâm. Nhờ đó, KHCN Việt Nam đã giải quyết nhiều vấn đề khoa học quan trọng, đóng góp tích cực và hiệu quả vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

GS Nguyễn Đình Đức: Để học thật, thi thật, nhân tài thật  - Ảnh 14.

Tuy nhiên, trong hoạt động KHCN cũng còn nhiều hạn chế, bất cập. Nguồn lực thiếu, đầu tư nhỏ giọt,… Cơ sở pháp lý của chúng ta khá đầy đủ nhưng đôi chỗ lại chồng chéo và nhiều chính sách hay chưa đi vào cuộc sống.

Ví dụ như ở Nhật Bản hay Hàn Quốc, với một nhóm nghiên cứu mạnh, công bố khoảng 10-15 bài quốc tế, đào tạo khoảng 10 nghiên cứu sinh mỗi năm, sẽ được tài trợ cho nghiên cứu với kinh phí khoảng từ 1,5-3 triệu đô la (tương đương 34-68 tỷ đồng). Trong khi ở Việt Nam, kinh phí đầu tư cho KHCN và các nhóm nghiên cứu còn rất thấp.

Ngoài ra, tôi cho rằng phải đẩy mạnh NCKH gắn kết với doanh nghiệp để thực hiện những nhiệm vụ lớn. Bên cạnh đó, hiện nay thể chế đã khá tốt nhưng nhiều chính sách hay chưa đi vào cuộc sống nên phải tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục và cần có chính sách đầu tư thỏa đáng, mạnh mẽ hơn nữa cho KHCN. Đặc biệt các trường đại học hiện nay phải coi đổi mới sáng tạo là tiêu chí, là mục tiêu và cũng sẽ là nguồn lực cho sự phát triển.

Có một điểm chung rất giống với nước ngoài, đó là nhóm nghiên cứu chính là tế bào của hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo trong nhà trường. Việc xây dựng, phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh trong trường đại học có tính tất yếu. Nhóm nghiên cứu vừa là phương thức, vừa là mục tiêu phát triển của các trường đại học nghiên cứu tiên tiến trên thế giới, trong đó với Việt Nam không là ngoại lệ. Để có nhiều nhà khoa học xuất sắc, trong thời gian tới, các trường đại học Việt Nam cần quan tâm xây dựng và đầu tư cho việc phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh nhiều hơn nữa.

So sánh thu nhập, các chế độ đãi ngộ… đối với các nhà khoa học của ta so với các nước khác thì như thế nào thưa GS?

– Ở Mỹ, các giáo sư hay những giảng viên ở cấp đại học là nghề nghiệp có mức lương cao và được tôn trọng hàng đầu trong giới hàn lâm, tri thức. Lương của một giáo sư đại học ở Mỹ trung bình khoảng 100.000 USD/năm, với các trường đại học lớn uy tín, lương giáo sư từ 150-300.000 USD/năm.

Mặc dù đã có nhiều tiến bộ nhưng nhìn chung, lương và đầu tư, đãi ngộ cho nhà khoa học ở nước ta còn thấp hơn nhiều so với nhiều nước phát triển trên thế giới.

Mới đây, một số trường đại học tự chủ đã có nguồn lực để thu hút chất xám, thu hút nhân tài. Các GS, trí thức giỏi ở những trường này được đã ngộ khá tốt và đã có mức lương khá cao so với mặt bằng chung ở Việt Nam.

GS Nguyễn Đình Đức: Để học thật, thi thật, nhân tài thật  - Ảnh 15.

Thưa GS, làm khoa học ở nước ta bây giờ có nghèo không?

Như tôi đã nói ở trên, mặt bằng chung mức lương của trí thức nước ta còn thấp so với các nước phát triển. Và có một thực tế là nếu so sánh lương sinh viên mới ra trường làm cho doanh nghiệp có thể sẽ nhiều hơn mức lương của thầy – 1 tiến sĩ trẻ.

Tuy nhiên, bên cạnh mức lương cơ bản, nhà khoa học có thể tham gia giảng dạy, các đề tài nghiên cứu và thu nhập được cải thiện. Hiện nay có một số trường đại học tự chủ và các giảng viên đã được trả lương khá tốt như Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Quốc Tế – ĐHQG TP HCM, Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Trường Đại học Duy Tân… Đó là dấu hiệu đáng mừng và tôi tin trong thời gian tới, với chính sách tự chủ đại học sẽ tạo điều kiện cho nhiều trường đại học uy tín có đủ nguồn lực để đảm bảo tốt cuộc sống cho cán bộ giảng viên và thu hút được nhân tài.

GS Nguyễn Đình Đức: Để học thật, thi thật, nhân tài thật  - Ảnh 19.

Có một nghịch lý là xét về số lượng tiến sĩ và những người có học hàm, học vị, Việt Nam nằm top dẫn đầu ASEAN nhưng số lượng bằng sáng chế, phát minh lại vào loại thấp nhất. Theo GS nguyên nhân vì sao?

– Có nhiều nguyên nhân. Những năm 80, thời tôi đi học, những nghiên cứu sinh phải là người giỏi nhất và đi giảng dạy và nghiên cứu thâm niên khoảng 10 năm mới được đăng ký làm nghiên cứu (tôi là khóa đầu của chuyển tiếp nghiên cứu sinh, được làm NCS ngay sau khi tốt nghiệp xuất sắc đại học, nhưng vẫn phải tham gia tuyển chọn chung với tất cả mọi người và lấy từ trên xuống dưới, chỉ những ai đỗ trong số chỉ tiêu được giao mới được tuyển làm NCS). Như tôi được xếp loại xuất sắc. Có thể nói môi trường tuyển chọn để người đó có năng lực nghiên cứu rất chặt chẽ và nghiêm túc.

Nhưng cách đây 5, 6 năm, xã hội đã từng rất bức xúc vì có quá nhiều tiến sĩ giấy. Bên cạnh những cơ sở đào tạo tiến sĩ tốt thì vẫn có những nơi dễ dãi đầu vào và đầu ra, số lượng tiến sĩ nhiều khiến xã hội lên án.

GS Nguyễn Đình Đức: Để học thật, thi thật, nhân tài thật  - Ảnh 17.

Do đó, để KHCN phát triển, trước hết chúng ta phải có tiềm lực KHCN tốt, có chất lượng. Vì vậy các tiêu chí đánh giá TS, PGS, GS và các hoạt động KHCN phải đáp ứng được với chuẩn mực của thế giới.

Hai là để có nhiều phát minh sáng chế, phải lấy yêu cầu của các doanh nghiệp và thực tiễn cuộc sống làm đầu bài cho các đề tài KHCN.

Ba là đẩy mạnh triển khai mô hình 4 nhà: Nhà nước, nhà trường, doanh nghiệp và nhà khoa học. Lấy đổi mới sáng tạo là mục tiêu cho KHCN.

Đồng thời, phải hoàn thiện thể chế, trong đó đặc biệt chú trọng sở hữu trí tuệ. Ở nước ngoài, một nhà khoa học có công trình nghiên cứu khoa học có giá trị, khi chất xám đi vào cuộc sống có thể sống được cả đời với thành quả trí tuệ của họ.

Ở các nước nghiên cứu khoa học được đặt hàng rất cụ thể từ doanh nghiệp, tổ chức, từ đời sống nên tính hiệu quả, tính ứng dụng của nghiên cứu khoa học rất cao. GS chia sẻ thêm về điều này?

– Đúng vậy, ở nước ngoài, các trường đại học, viện nghiên cứu thường luôn đồng hành cùng doanh nghiệp và được đầu tư rất lớn từ các doanh nghiệp. Những đề tài này giải quyết các yêu cầu thực tiễn của doanh nghiệp nên đương nhiên tính hiệu quả, ứng dụng ngay, nhanh và luôn. Thậm chí nhiều doanh nghiệp lớn ở nước ngoài còn có viện nghiên cứu lớn, phòng thí nghiệm hiện đại.

Đầu tư cho KHCN và nguồn nhân lực chất lượng là xu hướng để phát triển, tồn tại của chính doanh nghiệp đó. Thậm chí nhiều doanh nghiệp còn có chiến lược săn đầu người, tìm người tài về làm việc.

Ở nước ta hiện nay có nhiều tập đoàn lớn như Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, VinGroup, Viettel, Phenikaa và một số doanh nghiệp khác đang rất chú trọng đầu tư cho các trường đại học và học viện nghiên cứu theo chiều hướng như thế. Tôi tin rằng, để vươn lên cạnh tranh thì phải có chất xám, có vai trò của KHCN và đó cũng sẽ là xu thế tất yếu của các doanh nghiệp Việt Nam, cũng không ngoại lệ.

GS Nguyễn Đình Đức: Để học thật, thi thật, nhân tài thật  - Ảnh 21.
GS Nguyễn Đình Đức: Để học thật, thi thật, nhân tài thật  - Ảnh 19.

Người ta thường nghĩ do đặc thù nghề nghiệp nên các nhà khoa học thường khô khan. Có đúng vậy không thưa GS? Một người lãng mạn thì có thích hợp làm khoa học không?

– Tôi nghĩ làm khoa học là hoạt động sáng tạo, vì vậy, lãng mạn là thuộc tính song hành với sáng tạo. Nhiều nhà khoa học tự nhiên, công nghệ tôi thấy không khô khan và thậm chí có thầy về toán mà làm thơ rất hay. Tôi tin là những người có tư duy sáng tạo thì sẽ lãng mạn. Vấn đề là họ thể hiện như thế nào thôi. Cá nhân tôi cũng cho rằng mình là một nhà khoa học có tâm hồn lãng mạn.

Hơn nữa, trong bối cảnh hiện nay, bên cạnh giáo dục STEM thì ngoại ngữ và kỹ năng mềm cho sinh viên rất quan trọng. Với lợi thế đa ngành, đa lĩnh vực, các chương trình đào tạo trong ĐHQGHN cũng đã cho phép sinh viên chương trình này có thể chọn 1-2 môn bất kỳ ở chương trình khác. Ví dụ như 1 em học Công nghệ thông tin có thể chọn học phần Phát triển bền vững, Triết học, Văn hóa học, Tôn giáo học… Cấu trúc chương trình đào tạo như vậy sẽ định hướng phát triển toàn diện, góp phần nuôi dưỡng tâm hồn lãng mạn, tâm hồn nhân văn trong mỗi nhà khoa học.

GS chia sẻ thêm về công trình nghiên cứu của mình và tính ứng dụng của công trình này hiện nay ra sao?

– Với vật liệu composite, thành tựu đầu tiên của tôi chính là nghiên cứu về vật liệu composite carbon-carbon bền và siêu bền. Vật liệu này thể chịu được vài nghìn độ, rất nhẹ có thể dùng trong tên lửa, an ninh quốc phòng. Những kết quả đó là tiền đề quan trọng cho những nghiên cứu sau này. Thời gian đó tôi cũng đã có bằng phát minh về quy luật ứng xử của vật liệu composite nhiều pha khi có sợi, có hạt, có cấu trúc nano.

Về nước, trọng tâm nghiên cứu chuyên sâu và thế mạnh của tôi và nhóm nghiên cứu là về các lĩnh vực: composite polyme nhiều pha dùng trong công nghiệp đóng tàu, vật liệu chống thấm, vật liệu chức năng và vật liệu nano,…

GS Nguyễn Đình Đức: Để học thật, thi thật, nhân tài thật  - Ảnh 20.

Bên cạnh nghiên cứu về ổn định tĩnh và động lực học của các kết cấu composite polyme nhiều pha, vật liệu chức năng FGM, vật liệu thông minh, chúng tôi cũng là một trong những nhóm tiên phong nghiên cứu kết cấu tiên tiến chế tạo từ các vật liệu mới khi có vết nứt, vật liệu nano ứng dụng làm tăng hệ số chuyển đổi năng lượng trong các tấm pin mặt trời, vật liệu áp điện có cơ lý tính biến đổi, vật liệu auxetic (có hệ số Poisson âm và có khả năng giảm chấn, hấp thu sóng nổ), cũng như các vật liệu mới composite có tính chất đặc biệt sử dụng trong các điều kiện khắc nghiệt và các công trình đặc biệt. Từ đó đã hình thành nên trường phái khoa học về vật liệu và kết cấu tiên tiến ở ĐHQGHN.

GS Nguyễn Đình Đức: Để học thật, thi thật, nhân tài thật  - Ảnh 24.

Không chỉ là nhà khoa học giỏi, GS còn được ghi nhận là người thầy tâm huyết với sự nghiệp đào tạo. Thầy đã truyền lửa cho các em thế nào?

– Bên cạnh nghiên cứu khoa học, tôi rất tự hào khi là một giảng viên đại học. Sinh viên các ngành kỹ thuật của tôi thường từ vùng sâu, vùng xa, gia đình nghèo nhưng rất cần cù thông minh và có chí. Ban đầu, nhiều em chỉ có học lực trung bình, khá nhưng đi theo tôi tham gia nghiên cứu được truyền cảm hứng, sự say mê, các em hiểu được mình nghiên cứu như thế nào và để làm gì, được thầy và các anh chị dìu dắt tận tình nên không thấy sợ nghiên cứu mà có niềm đam mê. Từ những kết quả được khích lệ, các em tích lũy mỗi ngày và trở thành những sinh viên giỏi, xuất sắc.

Từ một nhóm nghiên cứu rất sơ khai ban đầu, chỉ trong thời gian từ 2010 đến nay, tôi đã xây dựng nên một nhóm nghiên cứu mạnh và PTN hiện đại theo mô hình mới ở Việt Nam, vừa đào tạo kết hợp với nghiên cứu khoa học, và vừa thành lập nên Bộ môn Công nghệ Kỹ thuật giao thông – đào tạo kỹ sư xây dựng ở Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN. Bằng sự kiên trì bền bỉ, niềm say mê nghiên cứu khoa học và sự phấn đấu nỗ lực, quên mình, thầy và trò trong PTN và nhóm nghiên cứu đã vững vàng, tự tin vươn lên tầm quốc tế từ nội lực. Tôi và các học trò trong nhóm nghiên cứu đã công bố hơn 300 bài báo, báo cáo khoa học, trong đó gần 200 bài trên trên các tạp chí quốc tế ISI (SCI, SCIE) có uy tín. Tôi cũng đã xuất bản những sách chuyên khảo có giá trị bằng tiếng Nga, tiếng Anh, sở hữu 1 bằng phát minh, 1 bằng sáng chế.

Nhóm nghiên cứu của tôi cũng là nơi thắp sáng tài năng, đào tạo ra nhiều tài năng trẻ, những chuyên gia có trình độ cao thuộc lĩnh vực này. 2 học trò của tôi là TS. Trần Quốc Quân và PGS Hoàng Văn Tùng đã vinh dự từng được nhận giải thưởng Nguyên Văn Đạo – giải thưởng danh giá nhất của ngành Cơ học. TS Trần Quốc Quân cũng đã được Fobers Việt Nam vinh danh năm 2020. Đến nay, nhóm nghiên cứu của chúng tôi đã được cộng đồng khoa học trong, ngoài nước biết. Tôi cũng đã được mời tham gia vào hội đồng biên tập 10 tạp chí khoa học có uy, làm chuyên gia nhận xét, phản biện cho hơn 70 tạp chí ISI có uy tín của quốc tế và báo cáo ở nhiều hội nghị quốc tế có uy tín.

Những trí thức trẻ được đào tạo và trưởng thành trong các nhóm nghiên cứu mạnh như các học trò của tôi sẽ là nguồn nhân lực chất lượng cao, và tôi tin chính thế hệ trẻ ưu tú ấy sẽ là những nhân tố mới đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước trong thời gian tới.

Có người cho rằng một người làm nghề giỏi chưa hẳn là một nhà quản lý giỏi vì không phải ai cũng có năng lực quản lý. GS nghĩ sao về điều này?

– Tôi cho rằng điều đó có phần đúng nhưng còn tùy vào những trường hợp cụ thể. Đã có rất nhiều trường hợp nhà khoa học giỏi nhưng cũng có khả năng tổ chức, quản lý giỏi như GS Tạ Quang Bửu, GS Nguyễn Đình Tứ….

GS có thể tiết lộ về cuộc sống riêng của mình và ngoài công việc ra, lúc có thời gian rảnh rỗi, GS giải trí như thế nào?

– Thời gian rảnh rỗi tôi thường tập thể thao, đi bộ, tập gym, nghe nhạc và gặp gỡ bạn bè. Bà xã tôi cũng là cán bộ khoa học và công tác tại Viện hàn lâm Khoa học Xã hội. Tôi có 2 con, một gái, một trai, cả 2 cháu hiện cũng đang làm giảng viên tại ĐHQGHN.

Xin cảm ơn Giáo sư!

GS Nguyễn Đình Đức: Để học thật, thi thật, nhân tài thật  - Ảnh 25.
GS Nguyễn Đình Đức: Để học thật, thi thật, nhân tài thật  - Ảnh 22.

Nhà khoa học số 1 Việt Nam: Người thầy phải có tâm và có tầm

Trong gần 40 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và hoạt động nghiên cứu khoa học, giáo sư Nguyễn Đình Đức đã công bố tới hơn 300 bài báo khoa học, đào tạo nhiều học trò xuất sắc.

Liên tiếp trong ba năm, từ 2019 đến 2021, giáo sư Nguyễn Đình Đức, Đại học Quốc gia Hà Nội được Tạp chí PLoS Biology của Hoa Kỳ xếp hạng trong tốp 100.000 nhà khoa học có chỉ số ảnh hưởng thế giới và đứng đầu trong danh sách các nhà khoa học Việt Nam trong danh sách này các năm 2020, 2021. Trong lĩnh vực kỹ thuật, ông được xếp vị trí thứ 96 thế giới.

Giáo sư Nguyễn Đình Đức cũng là một trong số ít những nhà khoa học Việt Nam đã được Tạp chí này vinh danh trong danh sách 100.000 nhà khoa học được xếp hạng có trích dẫn khoa học ảnh hưởng thế giới theo thành tựu trọn đời.

Không có học trò kém

Chia sẻ về sự nghiệp “trồng người” trong không khí cả nước đón chào Ngày hiến chương các nhà giáo Việt Nam 20/11, giáo sư Nguyễn Đình Đức cho biết với ông, không có học trò kém. Học trò nào cũng ẩn chứa những tiềm năng và chính niềm tin yêu, sự tận tâm và động viên khích lệ của người thầy là động lực khơi dậy, đánh thức tiềm năng sáng tạo của các học trò. Điều đó đòi hỏi người thầy phải thật sự tâm huyết với nghề, hết lòng với học trò.

Gần 40 năm gắn bó với giáo dục đại học cũng là chừng ấy năm giáo sư Nguyễn Đình Đức thực hiện sứ mệnh “trồng người” cao cả của nhà giáo. Với giáo dục đại học, điều đó lại càng đặc biệt hơn khi người thầy sẽ trực tiếp đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Nếu giáo viên phổ thông là những người đặt nền móng tri thức và đạo đức làm người thì giảng viên đại học lại là người đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên, những người chuẩn bị bước vào thị trường lao động, trực tiếp xây dựng và kiến thiết đất nước. Vì vậy, người thầy chính là một tấm gương cho sinh viên không chỉ trong với tư cách là nhà giáo mà còn với tư cách một người đồng nghiệp lớn.

Là một người say mê nghiên cứu khoa học và hướng dẫn rất nhiều sinh viên, nghiên cứu sinh nghiên cứu khoa học, sự tận tụy và tâm huyết, những bài giảng và lòng yêu nghề và khát khao cống hiến của giáo sư Nguyễn Đình Đức đã thắp sáng ngọn lửa đam mê khoa học của lớp lớp học trò. Ông luôn quan niệm người thầy chân chính phải thực sự tâm huyết, không màng danh lợi, khát khao cống hiến.

Từng tốt nghiệp tiến sỹ ở Nga từ khi còn rất trẻ, với ngành nghiên cứu về vật liệu mới composite, có nhiều cơ hội để làm việc ở nước ngoài nhưng ông vẫn quyết định trở về nước. “Nhìn từ tấm gương của các giáo sư lỗi lạc, tôi nhận thấy để thành công được, họ không chỉ có tài năng mà còn có lý tưởng cống hiến cho đất nước. Những điều đó ảnh hưởng sâu sắc đến cá nhân tôi. Vì vậy, tôi mong muốn những kiến thức mà mình tích lũy sẽ đóng góp được cho đất nước, để xây dựng được đội ngũ, xây dựng được ngành của mình,” giáo sư Nguyễn Đình Đức chia sẻ.

Nha khoa hoc so 1 Viet Nam: Nguoi thay phai co tam va co tam hinh anh 2
Giáo sư Nguyễn Đình Đức (thứ hai từ phải sang) và các giáo sư của Đại học Quốc gia Hà Nội. (Nguồn: Vietnam+)

Vượt qua rất nhiều khó khăn thiếu thốn, từ những ngày đầu còn chưa có phòng làm việc cho nhóm nghiên cứu, nhưng cả thầy và trò vẫn cùng nhau cố gắng nỗ lực. Dưới sự hướng dẫn của thầy, nhiều sinh viên đã tốt nghiệp đại học loại xuất sắc, nhiều nghiên cứu sinh có kết quả nghiên cứu khoa học được công bố trên các tạp chí quốc tế có uy tín và không hề thua kém các nghiên cứu sinh được đào tạo bài bản hoàn toàn ở nước ngoài.

Nhiều học trò của ông đã tiếp nối con đường trở thành các nhà giáo, nhà khoa học và có chuyên môn giỏi như phó giáo sư Hoàng Văn Tùng (Đại học Kiến trúc Hà Nội), tiến sỹ Trần Quốc Quân (Đại học Phenikaa), tiến sỹ Phạm Hồng Công (Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam), tiến sỹ Vũ Thị Thùy Anh (Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội)…

Hội nhập và sáng tạo

Không chỉ là người thầy tận tâm, giáo sư Nguyễn Đình Đức còn là nhà khoa học với tư tưởng hội nhập quốc tế sâu rộng. Với quan điểm để trở thành nhà giáo, nhà khoa học giỏi, người thầy bên cạnh chữ “tâm” phải có lý tưởng và có tầm nhìn, ông luôn tâm niệm các nhà khoa học Việt Nam phải vươn lên, tự tin sánh vai với các đồng nghiệp quốc tế. Giáo dục đại học muốn thành công phải luôn bắt nhịp, hội nhập theo các chuẩn mực và trình độ của quốc tế, cả trong đào tạo và nghiên cứu đồng thời gắn với thực tiễn, phục vụ thiết thực sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Điều đó thể hiện rõ trong hướng trọng tâm nghiên cứu chuyên sâu của ông, đó là các lĩnh vực liên quan đến vật liệu và kết cấu tiên tiến như vật liệu cacrbon-cacrbon siêu bền nhiệt; vật liệu nano; vật liệu mới làm tăng hệ số chuyển đổi năng lượng trong các tấm pin mặt trời; các vật liệu composite có tính năng cơ lý cao sử dụng trong các điều kiện khắc nghiệt và các công trình đặc biệt; các vật liệu tiên tiến đáp ứng yêu cầu lưu trữ thông tin lớn của CMCN 4.0; ứng dụng trí tuệ nhân tạo và machine learning trong tối ưu hóa vật liệu và kết cấu…

Kết quả của những năm tháng miệt mài nghiên cứu là ông đã công bố hơn 300 bài báo, báo cáo khoa học, trong đó có gần 200 bài trên các tạp chí quốc tế ISI có uy tín; là tác giả của hai bằng phát minh sáng chế, góp phần quan trọng hình thành nên trường phái khoa học về vật liệu và kết cấu tiên tiến ở Đại học Quốc gia Hà Nội. Giáo sư Đức cũng vinh dự đại diện cho các nhà khoa học Việt Nam được mời tham gia hội đồng biên tập quốc tế của 10 tạp chí ISI có uy tín của thế giới.

Với vai trò là người phụ trách quản lý đào tạo của một trong hai đại học lớn nhất cả nước, Đại học Quốc gia Hà Nội, giáo sư Nguyễn Đình Đức cũng đã thể hiện tầm nhìn chiến lược trong phát triển đại học gắn với nhu cầu thực tiễn và hội nhập quốc tế với nhiều đề xuất táo bạo. Nhận thấy để các phát triển nghiên cứu khoa học một cách bền vững cần phải hình thành các tổ chức, năm 2015, ông đề xuất thành lập Phòng thí nghiệm Vật liệu và Kết cấu tiên tiến trực thuộc Khoa Cơ kỹ thuật và Tự động hóa (Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.).

Năm 2016, ông đề xuất mở ngành thạc sỹ kỹ thuật hạ tầng ở Đại học Việt Nhật (Đại học Quốc gia Hà Nội) hợp tác với đối tác chính là Đại học Tổng hợp Tokyo và hơn 10 trường đại học khác của Nhật Bản cùng tham gia đào tạo nguồn nhân lực cao cho đất nước trong lĩnh vực Civil Engineering.

Năm 2018, giáo sư Đức kiến nghị thành lập ngành Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng-Giao thông ở Đại học Công nghệ. Năm 2021, ông cùng với Khoa Quốc tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) triển khai hợp tác với Học Viện Hàng không Matxcova, mở ngành đào tạo kỹ sư Tự động hóa và Tin học…

Những ngành học mới đã đáp ứng được nhu cầu của người học cũng như yêu cầu nhân lực của xã hội đồng thời mở rộng lĩnh vực đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Gần 40 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, được vinh danh là nhà khoa học hàng đầu của cả nước, giáo sư Nguyễn Đình Đức cho hay với ông đó là niềm vinh dự, nguồn khích lệ động viên nhưng cũng là trách nhiệm phải xứng đáng với những tôn vinh./.

Hà An (Vietnam+)

THE ELEVENTH NATIONAL CONFERENCE ON MECHANICS AND THE NINTH NATIONAL CONGRESS OF THE VIETNAM ASSOCIATION FOR MECHANICS

The National Conference on Mechanics, held every five years, is a forum for people who research on mechanics and its applications in the fields of engineering and technology to gather and exchange ideas.

The 11th National Conference on Mechanics – NCME 2022 organized by Vietnam Association of Mechanics and Institute of Mechanics (VAST) will be held at VNU University of Engineering and Technology on December 2-3, 2022. The conference is a place for recognizing achievements and exchanging new results obtained in the field of mechanics as well as domestic and international research orientations on this field. The conference aims to serve national construction and development, and to strengthen international integration. During this conference, Vietnam Association of Mechanics will simultaneously hold the Ninth National Congress.

The NCME 2022 expects to welcome about 400 presenters domestically as well as internationally from an estimation of 550 participants. All accepted submissions will be published electronically within a Conference Proceedings. Selected articles submitted may be published in a peer-reviewed Special Issue in some ISI journals.

 

Topics in pure and applied mechanics include (but are not limited to):

  • Fundamental problems of mechanics
  • Computational Mechanics
  • Nonlinear Dynamics, Chaos and Stochastic Systems
  • Dynamics and Control of Multibody Systems
  • Dynamics and Control of Structures
  • Identification of Mechanical Systems, Technical Diagnostics and Experiments
  • Solid Mechanics
  • Mechanics of Composite Materials and Structures
  • River and Sea Dynamics
  • Industrial and Environmental Fluid Mechanics
  • Mechatronics
  • Mechanics of Machinery and Robot
  • Soil and Rock Mechanics
  • Artificial Intelligence in Mechanical Engineering
  • Education and Training in Mechanics

 

Steering Committee

Nguyen Tien Khiem

Nguyen Dinh Duc

Chu Duc Trinh

 

Scientific Committee

Chair: Nguyen Tien Khiem

Deputy chairs: Nguyen Dinh Duc, Hoang Van Huan, Nguyen Xuan Hung, Nguyen Van Khang, Phan Bui Khoi, Tran Ich Thinh, Nguyen Dang To, Do Nhu Trang.

Members: Nguyen Dong Anh, Nguyen Dang Bich, Dao Huy Bich, Ngo Huy Can, Le Van Canh, Pham Duc Chinh, Nguyen Thai Chung, Nguyen Duc Cuong, Nguyen Phong Dien, Nguyen Van Diep, Bui Van Ga, Duong Ngoc Hai, Vu Cong Ham, Nguyen The Hung, Nguyen Quoc Hung, Nguyen Trung Kien, Nguyen Viet Khoa, Ngo Nhu Khoa, Tran Van Lien, Nguyen Huu Loc, Hoang Xuan Luong, Nguyen Xuan Luu, Dao Nhu Mai, Nguyen Xuan Man, Dinh Van Manh, Tran Van Nam, Nguyen An Nien, Ngo Kieu Nhi, Nguyen Van Pho, Dinh Van Phong, Khuc Van Phu, Pham Hong Phuc, Nguyen Thien Phuc, Nguyen Trong Phuoc, Vu Duy Quang, Le Quang, Tran Quoc Quan, Le Minh Quy, Ngo Van Quyet, Nguyen Chi Sang, Do Sanh, Nguyen Hoai Son, Le Luong Tai, Truong Tich Thien, Pham Manh Thang, Bui Quoc Tinh, Vu Quoc Tru, Tran Duc Trung, Nguyen Thoi Trung, Tran Minh Tu, Hoang Van Tung, Nguyen Trung Viet, La Duc Viet, Pham Chi Vinh.

 

Organizing Committee

Co-chairs: Nguyen Dinh Duc, Tran Van Lien

Deputy chairs: Le Van Canh, Nguyen Thi Viet Lien, Tran Van Nam

Members: Tran Anh Binh, Chu Thanh Binh, Luong Xuan Binh, Hoang Thai Chien, Pham Hong Cong, Nguyen Tien Dung, Phan Hai Dang, Pham Tien Dat, Nguyen Phong Dien, Pham Minh Hai, Tran Thanh Hai, Vu Cong Ham, Ha Ngoc Hien, Nguyen Quang Hoang, Hoang Van Huan, Phan Bui Khoi, Dang Bao Lam, Dao Nhu Mai, Duong Tuan Manh, Phan Dang Phong, Cao Van Phuong, Vu Ngoc Pi, Tran Quoc Quan, Nguyen Hoai Son, Nguyen Hong Thai, Dang Ngoc Thanh, Chau Dinh Thanh, Pham Manh Thang, Nguyen Dang To, Nguyen Xuan Toan, Pham Quoc Tuan, Tran Thanh Hai Tung.

 

Secretariat

Chair: Nguyen Thi Viet Liên

Members: Vu Thi Thuy Anh, Nguyen Tien Cuong, Phan Hai Dang, Tran Binh Dinh, Tran Thi Thu Ha, Nguyen Quang Hoang, Dang Bao Lam, Phan Thi Cam Ly, Dao Nhu Mai, Duong Tuan Manh, Phung Van Phuc, Nguyen Tat Thang, Nguyen Kim Thoa, Pham Quoc Tuan, Tran Ngoc Trung, Nguyen Ngoc Vinh.

 

 

IMPORTANT INFORMATION

Abstract

The abstract should be typed in Microsoft Word Unicode font, Times New Roman style and must not exceed 300 words. Titles should use 14pt bold font, center alignment. Author’s name(s) should use 11pt bold font, center alignment and be written immediately after titles. Institution, contact address and email should use 11pt, italic font, left alignment and be written immediately after author’s name(s).

 

Full text

Full text must not exceed 10 pages. Instructions for presenting full text is enclosed with this announcement.

Language               English or Vietnamese

 

Registration fee     1,500,000 VND (75 USD)

Proceedings fee     1,000,000 VND (50 USD)

Bank account:       HOI CO HOC VIETNAM

Acc Num:       1440201029694 (for VND)

1440201030947 (for USD)

Bank:               AGRIBANK, North Hanoi Branch

 

Schedule

  • Deadline for abstract submission: July 31, 2022
  • Deadline for full text submission: September 01, 2022
  • Deadline for registration payment: August 01, 2022
  • Deadline for invitation letter request: November 01, 2022

 

Contact

Soil and Rock Mechanics:

Pham Quoc Tuan: tuanpq81@gmail.com

Mechanics of Machinery:

Dang Bao Lam: lam.dangbao@hust.edu.vn

Fluid Mechanics:

Nguyen Tien Cuong: cuong.imech@gmail.com

Computational Mechanics:

Phung Van Phuc: pv.phuc86@hutech.edu.vn

Solid Mechanics:

Dao Nhu Mai: maidn@vnu.edu.vn

Dynamics and Control:

Nguyen Quang Hoang: hoang.nguyenquang@hust.edu.vn

Artificial Intelligence in Mechanical Engineering:

Phan Hai Dang: haidangphan.vn@vnu.edu.vn

Education and Training in Mechanics:

Nguyen Dang To: nguyendangto@tlu.edu.vn

 

Website

http://cohocvietnam.org.vn

https://uet.vnu.edu.vn/

Home Page

https://vjs.ac.vn/index.php/vjmech

HỘI NGHỊ CƠ HỌC TOÀN QUỐC LẦN THỨ XI VÀ ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC HỘI CƠ HỌC VIỆT NAM LẦN THỨ IX

Hội nghị Cơ học toàn quốc, được tổ chức thường kỳ 5 năm, là diễn đàn của đội ngũ những người làm công tác nghiên cứu và ứng dụng cơ học vào các lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ.

Hội nghị Cơ học toàn quốc lần thứ XI do Hội Cơ học Việt Nam và Viện Cơ học phối hợp tổ chức vào ngày 02-03 tháng 12 năm 2022 tại Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội và hai đầu cầu: Đại học Đà nẵng và Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TPHCM. Hội nghị là nơi trao đổi các thành tựu mới; các kết quả ứng dụng cơ học; các phương hướng nghiên cứu cơ học trong nước và trên thế giới nhằm mục đích phục vụ công cuộc xây dựng, phát triển và hội nhập quốc tế. Trong thời gian Hội nghị lần này, Hội Cơ học Việt Nam sẽ tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX.

Hội nghị dự kiến sẽ chào đón khoảng 550 đại biểu với 400 báo cáo khoa học được trình bày. Tất cả những bài báo được chấp nhận sẽ được đăng ở Kỷ yếu Hội nghị. Đặc biệt, Hội nghị lần này sẽ chọn những bài báo chất lượng cao và thông qua quá trình bình duyệt nghiêm ngặt trước khi bài báo được đăng trên một số tạp chí ISI uy tín.

 

CÁC LĨNH VỰC KHOA HỌC CỦA HỘI NGHỊ

  • Các vấn đề cơ bản của cơ học
  • Cơ học tính toán
  • Động lực học phi tuyến, chaos và ngẫu nhiên
  • Động lực học và điều khiển hệ nhiều vật
  • Động lực học và điều khiển công trình
  • Nhận dạng hệ cơ học, chẩn đoán kỹ thuật và thực nghiệm
  • Cơ học vật rắn biến dạng
  • Cơ học vật liệu và kết cấu composite
  • Động lực học sông – biển
  • Cơ học thủy khí công nghiệp và môi trường
  • Cơ học nano/micro, đa tỷ lệ
  • Cơ điện tử
  • Cơ học máy và Robot
  • Cơ học đất, đá và môi trường rời
  • Trí tuệ nhân tạo trong cơ kỹ thuật
  • Giảng dạy và bồi dưỡng cơ học

 

Ban chỉ đạo

Nguyễn Tiến Khiêm

Nguyễn Đình Đức

Chử Đức Trình

 

Ban khoa học

Trưởng ban: Nguyễn Tiến Khiêm

Các Phó Trưởng ban: Nguyễn Đình Đức, Hoàng Văn Huân, Nguyễn Xuân Hùng, Nguyễn Văn Khang, Phan Bùi Khôi, Trần Ích Thịnh, Nguyễn Đăng Tộ, Đỗ Như Tráng.

Các Ủy viên: Nguyễn Đông Anh, Đào Huy Bích, Nguyễn Đăng Bích, Lê Văn Cảnh, Ngô Huy Cẩn, Phạm Đức Chính, Nguyễn Thái Chung, Nguyễn Đức Cương, Nguyễn Phong Điền, Nguyễn Văn Điệp, Bùi Văn Ga, Dương Ngọc Hải, Vũ Công Hàm, Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Quốc Hưng, Ngô Như Khoa, Nguyễn Việt Khoa, Nguyễn Trung Kiên, Trần Văn Liên, Nguyễn Hữu Lộc, Hoàng Xuân Lượng, Nguyễn Xuân Lựu, Đào Như Mai, Nguyễn Xuân Mãn, Đinh Văn Mạnh, Trần Văn Nam, Ngô Kiều Nhi, Nguyễn Ân Niên, Nguyễn Văn Phó, Đinh Văn Phong, Khúc Văn Phú, Nguyễn Thiện Phúc, Phạm Hồng Phúc, Nguyễn Trọng Phước, Lê Quang, Vũ Duy Quang, Trần Quốc Quân, Lê Minh Quý, Ngô Văn Quyết, Nguyễn Chỉ Sáng, Đỗ Sanh, Nguyễn Hoài Sơn, Lê Lương Tài, Phạm Mạnh Thắng, Trương Tích Thiện, Bùi Quốc Tính, Vũ Quốc Trụ, Nguyễn Thời Trung, Trần Đức Trung, Trần Minh Tú, Hoàng Văn Tùng, Lã Đức Việt, Nguyễn Trung Việt, Phạm Chí Vĩnh.

 

Ban tổ chức

Đồng Trưởng ban: Nguyễn Đình Đức, Trần Văn Liên

Phó Trưởng ban: Lê Văn Cảnh, Nguyễn Thị Việt Liên, Trần Văn Nam

Các Ủy viên: Chu Thanh Bình, Trần Anh Bình, Lương Xuân Bính, Thái Hoàng Chiến, Phạm Hồng Công, Nguyễn Tiến Dũng, Phan Hải Đăng, Phạm Tiến Đạt, Nguyễn Phong Điền, Phạm Minh Hải, Trần Thanh Hải, Vũ Công Hàm, Hà Ngọc Hiến, Nguyễn Quang Hoàng, Hoàng Văn Huân, Phan Bùi Khôi, Đặng Bảo Lâm, Đào Như Mai, Dương Tuấn Mạnh, Phan Đăng Phong, Cao Văn Phường, Vũ Ngọc Pi, Trần Quốc Quân, Nguyễn Hoài Sơn, Nguyễn Hồng Thái, Đặng Ngọc Thanh, Châu Đình Thành, Phạm Mạnh Thắng, Nguyễn Đăng Tộ, Nguyễn Xuân Toản, Phạm Quốc Tuấn, Trần Thanh Hải Tùng.

 

Ban thư ký

Trưởng ban: Nguyễn Thị Việt Liên

Các Ủy viên: Vũ Thị Thùy Anh, Nguyễn Tiến Cường, Phan Hải Đăng, Trần Bình Định, Trần Thị Thu Hà, Nguyễn Quang Hoàng, Đặng Bảo Lâm, Phan Thị Cẩm Ly, Đào Như Mai, Dương Tuấn Mạnh, Phùng Văn Phúc, Nguyễn Tất Thắng, Nguyễn Kim Thoa, Phạm Quốc Tuấn, Trần Ngọc Trung, Nguyễn Ngọc Vinh.

 

CÁC THÔNG TIN QUAN TRỌNG

 

Báo cáo tóm tắt

Báo cáo tóm tắt không quá 300 từ. Văn bản dùng Microsoft Word font Unicode. Tên bài dùng font Times New Roman 14 đậm, căn giữa. Tên tác giả dùng font Time New Roman 11 đậm, căn giữa, viết ngay sau tên bài. Cơ quan, địa chỉ và email dùng font Time New Roman 11 nghiêng căn trái, viết ngay sau tên tác giả.

 

Báo cáo toàn văn

Báo cáo toàn văn không quá 10 trang. Hướng dẫn trình bày báo cáo toàn văn được gửi kèm theo thông báo này.

Ngôn ngữ:          Tiếng Việt hoặc Tiếng Anh

 

Hội nghị phí:      1.000.000 đ/người cho Hội viên Hội Cơ hoc Việt Nam; 1.500.000đ/người cho người chưa là Hội viên Hội Cơ hoc Việt Nam.

Phí phản biện:   500.000 đ/bài báo (không trả lại tiền cho bài báo không đủ tiêu chuẩn đăng)

Phí in kỷ yếu:     500.000 đ/bài báo (sẽ có thông báo cụ thể dựa vào số lượng đăng ký in)

Thông tin chuyển khoản: HỘI CƠ HỌC VIỆT NAM

Số TK VND: 1440201029694

Số TK USD:   1440201030947

Ngân hàng:     AGRIBANK, Chi nhánh: Bắc Hà Nội

 

Kế hoạch thời gian

  • Nhận đăng ký và báo cáo toàn văn: đến 31/07/2022
  • Phản biện bài báo: từ 01/09/2022
  • Nộp hội nghị phí: từ 01/08/2022
  • Gửi giấy mời tham dự hội nghị từ 01/11/2022

 

Địa chỉ liên hệ

Tiểu ban Cơ học Đất, Đá và Môi trường rời:

Phạm Quốc Tuấn: tuanpq81@gmail.com

Tiểu ban Cơ học Máy:

Đặng Bảo Lâm: lam.dangbao@hust.edu.vn

Tiểu ban Cơ học Thủy khí:

Nguyễn Tiến Cường: cuong.imech@gmail.com

Tiểu ban Cơ học Tính toán:

Phùng Văn Phúc: pv.phuc86@hutech.edu.vn

Tiểu ban Cơ học Vật rắn biến dạng:

Đào Như Mai: maidn@vnu.edu.vn

Tiểu ban Động lực và Điều khiển:

Nguyễn Quang Hoàng: hoang.nguyenquang@hust.edu.vn

Tiểu ban Trí tuệ nhân tạo trong cơ kỹ thuật:

Phan Hải Đăng: haidangphan.vn@vnu.edu.vn

Tiểu ban Các vấn đề Giảng dạy và Bồi dưỡng Cơ học:

Nguyễn Đăng Tộ: nguyendangto@tlu.edu.vn

 

Website

http://cohocvietnam.org.vn

https://uet.vnu.edu.vn/

Home Page

https://vjs.ac.vn/index.php/vjmech

 

Nhà khoa học Việt Nam xếp hạng không thua kém các nhà khoa học nước ngoài

(Dân trí) – GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cho biết, các nhà khoa học Việt Nam xếp hạng không thua kém các nhà khoa học nước ngoài, trong đó đánh dấu nhiều gương mặt trẻ.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, trưởng Ban Đào tạo – ĐHQGHN đã công bố trên 300 công trình khoa học, trong đó có 200 bài trên các tạp chí quốc tế ISI có uy tín. Hiện nay, GS Đức là Phó Chủ tịch Hội Cơ học Việt Nam, tham gia hội đồng biên tập của 10 tạp chí quốc tế ISI.

Tháng 10/2021, tạp chí PLoS Biology đã công bố danh sách 100.000 nhà nghiên cứu có trích dẫn khoa học hàng đầu thế giới theo cơ sở dữ liệu Scopus. Tác giả của bảng xếp hạng này là các giáo sư Jeroen Baas, Kevin Boyack và John P.A. Ioannidis thuộc Đại học Stanford (Mỹ).

Trong bảng xếp hạng này có 28 nhà khoa học người Việt đang công tác tại Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng top 100.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới trong năm 2021.

Theo thứ tự trong bảng xếp hạng này, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tiếp tục đứng đầu trong các nhà khoa học Việt Nam, xếp hạng 5949 thế giới, và đứng thứ 96 thế giới trong lĩnh vực Engineering.

Nhân dịp đầu xuân năm mới, phóng viên Dân trí đã có cuộc trò chuyện với GS.TSKH Nguyễn Đình Đức về câu chuyện khoa học, về cơ chế để nền khoa học Việt Nam phát triển xứng tầm.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức vào top 100.000 nhà khoa học xuất sắc nhất thế giới (Ảnh: NH).

Đã từng đoạt giải thưởng “Nhân tài đất Việt” về sản phẩm có định hướng ứng dụng

Chúc mừng ông khi vào top 100.000 nhà khoa học xuất sắc nhất thế giới và đứng thứ 96 thế giới trong lĩnh vực Engineering. Ban tổ chức họ ghi nhận các công trình nghiên cứu của ông ở hướng nào?

– Sau khi nhận được thông tin tôi hoàn toàn bất ngờ vì thực sự làm khoa học không ai nghĩ đến việc để xếp hạng. Những kết quả đánh giá này của thế giới là sự ghi nhận khách quan những đóng góp và kết quả làm việc miệt mài và bền bỉ của tôi trong suốt gần 40 năm qua và nhóm nghiên cứu. Đây là nguồn cổ vũ, động viên và khích lệ rất lớn cho tôi, cho nhóm nghiên cứu và các thế hệ học trò vững tin vào con đường khoa học và những hướng nghiên cứu mà mình đã chọn, tự tin sánh vai với các đồng nghiệp quốc tế, và cũng là niềm vui và tự hào của ĐHQGHN nói riêng và lĩnh vực Engineering của Việt Nam nói chung.

Các công trình khoa học của tôi định hướng nghiên cứu về các vật liệu và kết cấu tiên tiến, thông minh, các vật liệu chức năng và vật liệu nano có cơ lý tính biến đổi, vật liệu auxetic,… Đây là những hướng nghiên cứu hiện đại, có định hướng ứng dụng cao và được cộng đồng khoa học trên thế giới rất quan tâm.

Bảng xếp hạng này không dựa thuần túy vào số lượng được trích dẫn. Vì nếu dựa vào chỉ số này thì của tôi thấp hơn so với nhiều đồng nghiệp khác.

Các tiêu chí dùng để xếp hạng các nhà khoa học gồm tổ hợp (composite score) của các tham số như: chỉ số ảnh hưởng của nhà khoa học trong lĩnh vực và cộng đồng khoa học, tổng số trích dẫn, chỉ số H (H-index), chỉ số đồng tác giả (HM-index), số trích dẫn cho các bài báo được đăng với tư cách là tác giả duy nhất, số trích dẫn cho các bài báo là tác giả chính và tác giả cuối cùng,…

Hiện nay, tôi cũng tham gia hội đồng biên tập của 10 tạp chí quốc tế ISI có uy tín và được mời báo cáo tại phiên toàn thể của nhiều hội thảo quốc gia, quốc tế.

Các công trình nghiên cứu của ông đã giải quyết như thế nào trong thực tế?

– Các nghiên cứu về vật liệu composite siêu bền nhiệt carbon-cacrbon của tôi có định hướng ứng dụng trong việc tính toán thiết kế và đảm bảo an toàn cho thân vỏ động cơ tên lửa. Vật liệu nano composite nhiều pha với các hạt nano được ứng dụng để chống thấm trong đóng tàu bằng composite, chế tạo các vật liệu chống chịu các điều kiện khắc nghiệt cũng như vật liệu làm tăng khả năng chuyển đổi năng lượng từ nhiệt sang điện trong các tấm pin mặt trời.

Vật liệu auxetic để giảm chấn, bảo vệ các kết cấu công trình chịu các tải trọng nổ, mô phỏng các vật liệu mới pentagraphin có khả năng lưu trữ thông tin lớn như não bộ của con người,..

Tôi đã có một bằng phát minh, một bằng sáng chế. Các nghiên cứu của tôi và tập thể các nhà khoa học về hệ thống dẫn đường quán tính phục vụ dẫn đường các phương tiện chuyển động có điều khiển đã được giải thưởng “Nhân tài đất Việt” do Báo điện tử Dân trí tổ chức về sản phẩm có định hướng ứng dụng.

GS Nguyễn Đình Đức đam mê truyền đạt kiến thức tới các sinh viên (Ảnh: NH).

Công bố quốc tế của Việt Nam đã đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN

Thưa giáo sư, đến thời điểm này, đội ngũ khoa học nhà Việt Nam được thế giới ghi nhận so với thế giới như thế nào? về số lượng và chất lượng?

– Theo bảng xếp hạng này có 28 nhà khoa học người Việt đang công tác tại Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng top 100.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất trong năm 2021.

So với mọi năm thì năm nay số lượng nhà khoa học người Việt Nam (bao gồm cả trong nước, việt kiều) có tên trong bảng xếp hạng này tăng lên đáng kể. Điều này cho thấy kết quả đáng mừng về sự lớn mạnh về số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học của Việt nam.

Nếu cách đây 15-20 năm, số lượng công bố quốc tế của Việt Nam đứng gần như cuối cùng trong khu vực Đông Nam Á thì theo thống kê của Bộ Khoa học Công nghệ, tính đến năm 2020, công bố quốc tế của Việt Nam đã đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN (chỉ sau Singapore và Malaysia), đứng thứ 49 trên thế giới.

Trong danh sách các nhà khoa học Việt Nam lọt top thế giới đã đánh dấu nhiều gương mặt các nhà khoa học trẻ. Đây có phải là bước tiến mới cho nhà khoa học trẻ Việt Nam?

– Số lượng nhà khoa học “made in Vietnam” trong top 10.000 mới có 3 và mới chỉ có 28 người trong top 100.000 – một con số còn rất khiêm tốn nhưng so với năm trước thì đã là một bước tiến vượt bậc.

Nếu nhìn danh sách ngoài top 100.000, có thể thấy năm nay đã có thêm nhiều gương mặt của các nhà khoa học trẻ Việt Nam đang làm việc tại các trường đại học trong nước đã lọt top 2% (xếp hạng từ 100.001-200.000).

Điều này cho thấy kết quả đáng mừng về sự lớn mạnh về số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học của Việt nam. Khi chúng ta quan tâm và triển khai nhiều chính sách cho KHCN, trong đó có đầu tư cho nhóm nghiên cứu mạnh, tiếp cận các hướng nghiên cứu hiện đại, hỗ trợ công bố quốc tế và các nhà khoa học trẻ, đặc biệt đưa ra các yêu cầu về công bố quốc tế với các luận án tiến sĩ cũng như nâng cao tiêu chuẩn với các chức danh GS, PGS đã có hiệu quả rất tích cực.

Cần có một cơ chế “khoán 10” trong giáo dục đại học

Như đã trao đổi với ông nhiều lần trong các cuộc phỏng vấn trước, ông cho rằng, chế độ đãi ngộ nhà khoa học Việt Nam hiện nay chưa xứng tầm, vì sao vậy? đâu là nút thắt? và giải quyết vấn đề này như thế nào?

– Nếu so mức đầu tư cho một nhóm nghiên cứu có năng suất công bố quốc tế và hiệu quả hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học tương đương nhau, thì các nhóm nghiên cứu của Việt Nam có mức đầu tư quá thấp so với thế giới.

Các nhà khoa học Việt Nam xếp hạng không thua kém các nhà khoa học nước ngoài, nhưng lương thì thấp hơn rất nhiều. Tỷ lệ đầu tư cho KHCN của Việt Nam mới đạt khoảng 0,6% GDP, cũng rất thấp so với thế giới. Đầu tư cho KHCN chưa xứng tầm với vai trò là động lực cho sự phát triển của đất nước.

Để có nguồn lực đầu tư cho KHCN và thu hút nhân tài, trọng dụng và đãi ngộ các nhà khoa học xuất sắc thì trường đại học phải có nguồn lực.

Muốn vậy, phải có một cơ chế “khoán 10” trong giáo dục đại học. Các trường đại học phải đẩy nhanh quá trình tự chủ, tích cực hơn nữa hợp tác với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cũng cần đi đôi với kiểm định chất lượng các chương trình đào tạo để có cơ sở thu học phí theo định mức kinh tế kỹ thuật tương xứng cho từng ngành.

Như vậy, các trường đại học cần phải làm gì để thúc đẩy sáng tạo và thúc đẩy giới trẻ tham gia nghiên cứu khoa học?

– Trước hết, để thúc đẩy giới trẻ tham gia nghiên cứu khoa học thì người thầy phải là tấm gương say mê khoa học. Người thầy phải dìu dắt, truyền cảm hứng và thắp lên ngọn lửa đam mê khoa học, đam mê sáng tạo cho các em sinh viên.

Các trường đại học cần quan tâm thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong nhà trường, đào tạo phải gắn kết chặt chẽ với nghiên cứu và đặc biệt cần quan tâm xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh trong trường đại học để tập hợp và thu hút các bạn trẻ tham gia.

Làm thế nào để các công trình nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học Việt Nam không để “ngăn kéo”, thưa ông? Chìa khóa nào để đưa các công trình nghiên cứu khoa học vào thực tế?

– Để kết quả nghiên cứu không vào “ngăn kéo” thì phải có sự đồng hành của doanh nghiệp theo mô hình 4 nhà: Nhà nước – Nhà trường – Nhà khoa học và Doanh nghiệp.

Đồng thời, phải đổi mới cách thức giao và đặt hàng các đề tài khoa học. Các nhiệm vụ KHCN phải đặt mục tiêu hướng tới thực tiễn, phục vụ thực tiễn. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh hỗ trợ các nhà khoa học đăng ký phát minh sáng chế và bảo hộ sở hữu trí tuệ.

Mô hình của một trường đại học tiên tiến trong thời đại CMCN 4.0 sẽ có 3 cấu phần chính là: Nghiên cứu, Chuyển đổi số và Đổi mới sáng tạo (Innovation). Việc đồng hành cùng doanh nghiệp và thúc đẩy, hỗ trợ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sẽ là động lực và chìa khóa để đưa nhanh các kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tế.

Xin trân trọng cám ơn GS!

GS Nguyễn Đình Đức: Nhà khoa học cống hiến không phải vì mục đích để xếp hạng

GDVN- Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Đình Đức – Đại học Quốc gia Hà Nội lọt top 100 nhà khoa học thế giới trong lĩnh vực Engineering.

LTS: Tháng 10/2021, tạp chí PLoS Biology đã công bố danh sách 100.000 nhà nghiên cứu có trích dẫn khoa học hàng đầu thế giới theo cơ sở dữ liệu Scopus. Tác giả của bảng xếp hạng này là các Giáo sư Jeroen Baas, Kevin Boyack và John P.A. Ioannidis thuộc Đại học Stanford (Mỹ).

Các tiêu chí dùng để xếp hạng các nhà khoa học gồm có: chỉ số ảnh hưởng của nhà khoa học trong lĩnh vực và cộng đồng khoa học, tổng số trích dẫn, chỉ số H (H-index), chỉ số đồng tác giả (HM-index), số trích dẫn cho các bài báo được đăng với tư cách là tác giả duy nhất; số trích dẫn cho các bài báo là tác giả chính và tác giả cuối cùng.

Theo bảng xếp hạng này có 28 nhà khoa học người Việt đang công tác tại Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng top 100.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới trong năm 2021. Đặc biệt, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Đình Đức – Đại học Quốc gia Hà Nội lọt top 100 nhà khoa học thế giới trong lĩnh vực Engineering.

Phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Đình Đức xung quanh sự kiện trên.

Phóng viên: Xin chúc mừng Giáo sư được vinh danh trong top 100 nhà khoa học thế giới trong lĩnh vực Engineering. Giáo sư có thể chia sẻ về quy trình đánh giá xếp hạng bình chọn danh sách các nhà khoa học có tầm ảnh hưởng thế giới?

Giáo sư Nguyễn Đình Đức: Đây là nghiên cứu độc lập của nhóm tác giả về trắc lượng khoa học có uy tín của Đại học Stanford của Hoa Kỳ. Các tiêu chí đánh giá ở bảng xếp hạng này được xem xét khá toàn diện dựa trên sự xem xét và tổ hợp (composite score) của nhiều thông số, không chỉ dựa vào tổng số trích dẫn khoa học mà một nhà nghiên cứu có được, từ đó đưa ra danh sách xếp hạng ảnh hưởng của nhà khoa học trong cộng đồng khoa học quốc tế.

Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Đình Đức – Đại học Quốc gia Hà Nội lọt top 100 nhà khoa học thế giới trong lĩnh vực Engineering (ảnh: NTCC)

Tôi cho rằng, với một nhà nghiên cứu, nếu các kết quả nghiên cứu của họ không được tham khảo, trích dẫn thì không thể định lượng được mức độ ảnh hưởng trong cộng đồng khoa học.So với mọi năm thì năm nay số lượng nhà khoa học uy tín của Việt Nam (bao gồm cả trong nước, Việt kiều) có tên trong bảng xếp hạng này tăng lên đáng kể. Đây là sự ghi nhận bước trưởng thành và từng bước lớn mạnh của khoa học công nghệ Việt Nam.

Với cá nhân tôi, sự ghi nhận này là thành quả của sau gần 40 năm làm việc, tích lũy. Các nhà khoa học cống hiến không phải vì mục đích để xếp vào hạng, nhưng dẫu sao, bảng xếp hạng này cũng là một sự ghi nhận và đánh giá khách quan, công bằng của cộng đồng quốc tế nên là sự động viên rất có ý nghĩa. Quan trọng hơn bảng xếp hạng này sẽ là sự cổ vũ, động viên rất lớn đối với các thế hệ học trò, với các trường phái khoa học mà bản thân các nhà khoa học đã tạo lập để các bạn trẻ đi theo, tự tin tiếp tục dấn thân vào con đường khoa học, hội nhập với quốc tế và tiếp cận đỉnh cao của khoa học.

Có thể thấy rất nhiều nhà khoa học ưu tú và lỗi lạc của thế giới có tên trong bảng xếp hạng này. Việc nhiều nhà khoa học “đình đám”, có uy tín trong nước và thế giới không có mặt trong top 100.000 theo năm (single year, kết quả trích dẫn khoa học của một năm gần nhất), không phải do họ không đủ uy tín, không xuất sắc mà có thể do năng suất công bố trong một vài năm gần đây thấp hơn so với các nhà khoa học khác hoặc số trích dẫn không được nổi bật. Và đây là chuyện hết sức bình thường.

Mỗi bảng xếp hạng có những tiêu chí riêng, cũng giống như các bảng xếp hạng đại học THE, QS hay ARWU,… đưa ra những tiêu chí đánh giá không giống nhau tuyệt đối, song mỗi bảng đều có ý nghĩa và giá trị, giúp cho các trường đại học biết mình đang đứng ở đâu trên trường quốc tế. Tất nhiên, bảng xếp hạng nào cũng sẽ có những tiêu chí đánh giá riêng và có thể còn những khiếm khuyết.

Điều tôi muốn nhấn mạnh là bảng xếp hạng này ngoài các nhà khoa học công tác cơ sở giáo dục đại học công lập như Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thì còn có rất nhiều các nhà khoa học đến từ các cơ sở giáo dục đại học công lập tự chủ, dân lập như Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Trường Đại học Duy Tân, Trường Đại học Phenikaa…

Điều này cho thấy các trường dân lập, trường tự chủ ý thức được việc xếp hạng rất quan trọng, đem lại uy tín, thương hiệu cho nhà trường nên họ đã đầu tư, thu hút nhân tài, trả lương cao, xây dựng nhóm nghiên cứu mạnh, thậm chí mời nhà khoa học nước ngoài đến để xây dựng nhóm nghiên cứu quốc tế. Đây là một tín hiệu rất đáng mừng cho hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam, là một trong những nhân tố thôi thúc các trường đại học công lập mau chóng tự chủ và đổi mới mạnh mẽ hơn nữa để có nguồn lực tốt nhằm tiếp tục duy trì giữ vững thứ hạng và bứt phá vươn lên.

Giáo sư có bất ngờ khi mình lọt top 100 nhà khoa học thế giới trong lĩnh vực Engineering?

Giáo sư Nguyễn Đình Đức: Tôi thật sự bất ngờ và cũng rất tự hào, phấn khởi, vinh dự khi là người Việt Nam, lại đang làm việc cơ hữu bền bỉ trong nước, trong điều kiện hoàn cảnh nghiên cứu còn có những khó khăn, hạn chế lại được thế giới đánh giá và xếp hạng cao so với các đồng nghiệp quốc tế. Sự đánh giá này làm cho tôi như thấy được động viên, khích lệ. Đây là thành quả của rất nhiều năm kiên trì, làm việc miệt mài, nỗ lực vượt bậc của tôi và nhóm nghiên cứu và đã được đền đáp bằng sự rút ngắn khoảng cách với các nhà khoa học trên thế giới.

Đây cũng là sự động viên rất lớn đối với các thế hệ học trò, thế hệ tiếp nối để các em vững tin dấn thân vào con đường khoa học bởi hiện nay con đường làm khoa học rất vất vả, trong khi thu nhập lại không cao. Đây cũng là niềm vui và tự hào của Đại học Quốc gia Hà Nội nói riêng và lĩnh vực Engineering của Việt Nam nói chung.

Giáo sư có chia sẻ gì với các nhà khoa học đang đặt mục tiêu lọt vào danh sách các nhà khoa học hàng đầu thế giới?

Giáo sư Nguyễn Đình Đức: Từ kinh nghiệm của bản thân, tôi thấy cần cù, kiên trì và nỗ lực không ngừng với năng suất nghiên cứu ổn định và hội nhập được với trình độ và chuẩn mực quốc tế thì một ngày nào đó nhất định sẽ được ghi nhận.

Tôi cũng nhận thức được rằng, ngày hôm nay tôi có tên trong bảng xếp hạng nhưng một vài năm nữa khi ngày càng lớn tuổi, hoặc nhóm nghiên cứu có thể không duy trì được mạnh nữa thì bị loại ra khỏi danh sách này là chuyện bình thường. Đó là quy luật của sự vận động và phát triển biện chứng. Có như vậy thì thế hệ trẻ mới có cơ hội vươn lên, chạm vào vị trí tốt trong bảng xếp hạng.

Điều tôi muốn nhắn nhủ với các nhà khoa học trẻ là hạnh phúc và thành công nhất định sẽ đến với những ai kiên trì và hăng say lao động.

Ảnh minh họa: T.L

Giáo sư nhìn nhận thế nào về phong độ của các nhà khoa học Việt Nam trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học ở tầm cao? Ông kỳ vọng gì ở thế hệ những nhà khoa học trẻ nước ta hiện nay?

Giáo sư Nguyễn Đình Đức: Năm nay xét về số lượng nhà khoa học có địa chỉ tại Việt Nam có tên trong bảng xếp hạng thì có một số đáng kể là các nhà khoa học nước ngoài có hợp tác và ghi địa chỉ công tác tại Việt Nam, nhà khoa học Việt kiều.

Còn số lượng nhà khoa học “made in Vietnam” thì mới chỉ 28/100.000 – một con số còn rất khiêm tốn, nhưng so với năm trước thì đã là một bước tiến vượt bậc. Nếu nhìn danh sách ngoài top 100.000, có thể thấy có thêm nhiều những gương mặt của các nhà khoa học trẻ Việt Nam đang làm việc tại các trường đại học trong nước đã lọt xếp hạng từ 100.001-200.000.

Điều này cho thấy kết quả đáng mừng về sự lớn mạnh về số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học của Việt Nam. Khi chúng ta quan tâm và triển khai nhiều chính sách cho khoa học – công nghệ, trong đó có đầu tư cho nhóm nghiên cứu mạnh, khuyến khích công bố quốc tế tiếp cận chuẩn khu vực và quốc tế, hỗ trợ các nhà khoa học trẻ, đặc biệt đưa ra các chuẩn mực đánh giá luận văn tiến sĩ cũng như nâng cao tiêu chuẩn với các chức danh giáo sư, phó giáo sư đã có hiệu quả tích cực nhất định.

Nếu cách đây 15-20 năm, số lượng công bố quốc tế của Việt Nam đứng gần như cuối cùng trong khu vực Đông Nam Á thì theo thống kê của Bộ Khoa học Công nghệ, tính đến năm 2020 lượng công bố quốc tế của Việt Nam đã đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN (chỉ sau Singapore và Malaysia), đứng thứ 49 trên thế giới.

Trân trọng cảm ơn Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Đình Đức!

Thùy Linh
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, ĐH Quốc gia Hà N

Học bổng hỗ trợ cho nghiên cứu sinh và các thực tập sau tiến sỹ – bước đột phá tiên phong của ĐHQGHN

Ngày 19/11/2021, Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân đã ký Quyết định số 3688/QĐ-ĐHQGHN ban hành Quy định về việc hỗ trợ học bổng cho các nghiên cứu sinh và các thực tập sinh sau tiến sỹ ở ĐHQGHN, Cổng thông tin điện tử ĐHQGHN đã trao đổi với GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo về quyết định quan trọng này:

ĐHQGHN hướng tới mục tiêu, tầm nhìn đến 2045 trở thành đại học nghiên cứu và đổi mới sáng tạo, đa ngành, đa lĩnh vực, trong nhóm các đại học hàng đầu châu Á và thế giới với các giá trị cốt lõi: Đổi mới sang tạo – Trách nhiệm quốc gia – Phát triển bền vững.

Thưa GS. Nguyễn Đình Đức, ông đánh giá thế nào về ý nghĩa và tác động của Quyết định 3688 mà Giám đốc ĐHQGHN vừa ký ban hành?

Quyết định số 3688/QĐ-ĐHQGHN ngày 19/11/2021 mà Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân vừa ký ban hành là một quyết định lịch sử. Đây là điều mà chúng tôi đã ấp ủ và trăn trở từ lâu, nhưng đến bây giờ mới trở thành hiện thực. Quyết định này sẽ có ý nghĩa và tác động rất lớn, sẽ tạo nên những đột phá trong nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của ĐHQGHN.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Trưởng Ban Đào tạo ĐHQGHN cùng sinh viên Trường ĐH Công nghệ

Quyết định này hỗ trợ học bổng lên đến 100 triệu/năm cho các nghiên cứu sinh và 120 triệu/năm cho các tiến sỹ trẻ có năng lực nghiên cứu và công bố quốc tế xuất sắc. Với học bổng này, cộng thêm các nguồn hỗ trợ khác từ hoạt động tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học, các nghiên cứu sinh và thực tập sinh có thể yên tâm, toàn tâm toàn ý cho nghiên cứu.

Như các bạn đã biết, nghiên cứu sinh và các tiến sỹ trẻ chính là nguồn nhân lực KHCN đông đảo, trẻ trung và nhiệt huyết, đóng vai trò chủ lực trong việc thực hiện các nhiệm vụ KHCN dưới sự lãnh đạo của các giáo sư, các nhà khoa học đầu ngành, đầu đàn trong nhà trường.

Đây là quyết định mạnh dạn và nỗ lực, quyết tâm rất lớn của Giám đốc ĐHQGHN. Lần đầu tiên ĐHQGHN cấp học bổng lớn như vậy cho nghiên cứu sinh và cũng là lần đầu tiên trong cả nước có một đại học công lập tiên phong thiết lập và cấp học bổng cho hệ thực tập sinh sau tiến sỹ.

Thông qua quyết định này, sẽ thu hút được nhiều nghiên cứu sinh giỏi, tiến sỹ giỏi đến ĐHQGHN học tập, nghiên cứu, và vì thế, vị thế, tiềm lực khoa học công nghệ sẽ được tăng cường, ảnh hưởng và xếp hạng của ĐHQGHN trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam và quốc tế chắc chắn sẽ được giữ vững và tăng lên mạnh mẽ trong vài năm tới.

Vậy yêu cầu và trách nhiệm của các ứng viên được nhận học bổng này như thế nào thưa GS?

Với học bổng cho nghiên cứu sinh: Ứng viên phải là nghiên cứu sinh của ĐHQGHN, và không quá 40 tuổi, có điểm trung bình trung học lực ở bậc đại học hoặc thạc sỹ từ 2.8 trở lên có thể nộp hồ sơ xin học bổng.

Với thực tập sinh, áp dụng cho tất cả các tiến sỹ của các cơ sở đào tạo trong cũng như ngoài ĐHQGHN (kể cả các ứng viên đang ở nước ngoài; người Việt Nam cũng như người nước ngoài) không quá 45 tuổi, muốn về ĐHQGHN thực tập sau tiến sỹ, thời gian từ 1-3 năm.

Các ứng viên nghiên cứu sinh, thực tập sinh khi nộp hồ sơ để ĐHQGHN xem xét cấp học bổng cần có đề cương nghiên cứu, kèm theo các minh chứng về thành tích, năng lực nghiên cứu; được một cán bộ khoa học của ĐHQGHN nhận về làmnghiên cứu, thực tập trong nhóm nghiên cứu và bảo trợ cho ứng viên, và được sự đồng ý của cơ sở đào tạo.  Thủ tục xét, cấp học bổng nhanh gọn.

Với các nghiên cứu sinh, để duy trì học bổng liên tục trong 3 năm, ĐHQGHN yêu cầu trong thời gian đào tạo, nghiên cứu sinh phải đạt được chuẩn đầu ra là tác giả chính (tác giả tên đầu/tác giả liên hệ) của tối thiểu 02 bài báo về kết quả nghiên cứu của luận án được đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành thuộc danh mục các tạp chí ISI/Scopus, trong đó ít nhất 01 bài đăng trên tạp chí được xếp hạng Q1 (đối với lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ) hoặc ít nhất 01 bài đăng trên tạp chí được xếp hạng Q2 trở lên (đối với các lĩnh vực khác).

Với các thực tập sinh, yêu cầu mỗi năm tối thiểu công bố 01 bài báo về kết quả nghiên cứu trên tạp chí khoa học chuyên ngành hạng Q2 trở lên, thuộc danh mục các tạp chí ISI/Scopus.

Bên cạnh đó, nghiên cứu sinh, thực tập sinh được xem như lực lượng quan trọng tham gia các hoạt động NCKH trong ĐHQGHN, được bố trí tham gia giảng dạy và được hưởng kinh phí từ hoạt động giảng dạy theo quy định của cơ sở đào tạo.

Thông qua hoạt động này, một mặt các cơ sở đào tạo có thêm nguồn giảng viên trẻ, ưu tú, mặt khác các nghiên cứu sinh, thực tập sinh cũng được tham gia các nhóm nghiên cứu mạnh ở ĐHQGHN, được nâng cao trình độ, kỹ năng giảng dạy và nghiên cứu.

GS đánh giá thế nào về tính khả thi trong việc thu hút nghiên cứu sinh và thực tập sinh của Quy định này?

Quy định này không những khả thi mà còn đáp ứng mong mỏi bấy lâu nay của các thầy trong ĐHQGHN, mong mỏi có kinh phí để tuyển được những trò giỏi. Và các nghiên cứu sinh, tiến sỹ trẻ ở các nơi có điều kiện về ĐHQGHN tham gia nghiên cứu trong các nhóm nghiên cứu mạnh, nâng cao trình độ chuyên môn.

Theo thống kê của Ban Đào tạo, hiện nay quy mô nghiên cứu sinh của toàn ĐHQGHN là 1084. Trong số đó 350 nghiên cứu sinh từ các ngành kỹ thuật – công nghệ và 90% trong số này đều có công bố quốc tế, đủ điều kiện để được nhận và duy trì học bổng.

Hơn nữa, ĐHQGHN có đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao đông và mạnh nhất cả nước với 66 giáo sư, 398 phó giáo sư và 1100 tiến sĩ.  ĐHQGHN có gần 100 nhóm nghiên cứu với 29 nhóm nghiên mạnh cấp ĐHQGHN; về cơ sở vật chất đã có 61 phòng thí nghiệm, trong đó 17 phòng thí nghiệm trọng điểm (bao gồm 1 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia). 5 lĩnh vực của ĐHQGHN là Khoa học máy tính, Cơ kỹ thuật, Toán học, Vật lý, Kinh doanh và nghiên cứu quản lý đã được xếp hạng 501-600 trong bảng xếp hạng QS của thế giới. Mới đây, tháng 10/2021, 2 lĩnh vực là Khoa học và Khoa học máy tính (Computer Science) và Kỹ thuật (Engineering) của ĐHQGHN đã đứng trong bảng xếp hạng THE WUR ở vị trí 601-800, một bảng xếp hạng có uy tín rất cao về học thuật của thế giới. Đó là những lý do tôi tin tưởng Quy định này là một quyết định rất sáng suốt, hiệu quả và kịp thời của Giám đốc ĐHQGHN, và chắc chắn sẽ thu hút được rất nhiều nghiên cứu sinh và tiến sỹ trẻ tụ hội về ĐHQGHN trong thời gian tới.

Với tư cách là GS đầu ngành của ĐHQGHN trong lĩnh vực vật liệu và kết cấu tiên tiến, ngoài chính sách học bổng thu hút nghiên cứu sinh và tiến sỹ trẻ xuất sắc, GS có nguyện vọng mong mỏi gì nữa để nâng cao ảnh hưởng, uy tín và xếp hạng của ĐHQGHN?

Tôi một lần nữa nhấn mạnh Quyết định số 3688/QĐ-ĐHQGHN ngày 19/11/2021 mà Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân vừa ký ban hành là một quyết định tuyệt vời, đáp ứng mong đợi đã từ lâu của chúng tôi. Riêng nhóm nghiên cứu của tôi, tính sơ có thể thu hút hàng chục nghiên cứu sinh và thực tập sinh xuất sắc trong và ngoài nước đến làm việc. Quyết định này sẽ làm nên những đột phá trong việc nâng cao uy tín và thương hiệu, xếp hạng của ĐHQGHN.

Nếu hỏi có mong ước gì nữa, thì tôi xin đề xuất bên cạnh chính sách này, nên đầu tư trực tiếp và xứng tầm hơn nữa cho các nhóm nghiên cứu mạnh – vì đó chính là tế bào trong hoạt động đào tạo – nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của một cơ sở đại học. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu mạnh không chỉ thu hút nghiên cứu sinh và các bạn tiến sĩ trẻ, mà còn có điều kiện thu hút các giáo sư giỏi đầu ngành từ nước ngoài về ĐHQGHN làm việc, cùng tham gia đào tạo và nghiên cứu, công bố các kết quả chung, cũng như để các nhà khoa học Việt Nam trong nhóm nghiên cứu có điều kiện đi trao đổi, thực tập ở các phòng thí nghiệm, các cơ sở đào tạo hàng đầu của nước ngoài, như vậy ĐHQGHN sẽ đào tạo được những cán bộ khoa học xuất sắc, có nhiều công bố xuất sắc, tiếp cận được những hướng nghiên cứu mới, hiện đại nhất của thế giới. Đó cũng là bài học mà rất nhiều nước xung quanh chúng ta đã áp dụng rất thành công.

Xin cảm ơn Giáo sư!

“Tôi cảm thấy tự hào khi được làm nghề giáo”

GDVN- “Càng có ý nghĩa hơn khi danh hiệu Nhà giáo nhân dân đến với tôi vào đúng dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11″, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Thị Cành chia sẻ.

Có thể nói, danh hiệu Nhà giáo nhân dân là danh hiệu cao quý của cả quá trình phấn đấu cho sự nghiệp “trồng người” của các thầy, cô giáo. Qua đó cho thấy những nỗ lực trong công tác nghiên cứu khoa học và giảng dạy của cá nhân liên tục cho cả quá trình được ghi nhận.

Danh hiệu Nhà giáo nhân dân không đơn thuần ghi nhận kết quả hoạt động, làm việc của cá nhân mà còn ghi nhận sự đóng góp đó được lan tỏa đến các thế hệ học trò, những thành công của các thế hệ học trò nối tiếp nhau.

Vừa được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân năm 2021, chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Thị Cành – nguyên Giảng viên cao cấp, Khoa Tài chính-Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế-Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; cảm thấy tự hào được làm nghề giáo, được sống và cống hiến, được truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho các thế hệ kế tiếp và đã được ghi nhận.

“Càng có ý nghĩa hơn khi danh hiệu Nhà giáo nhân dân đến với tôi vào đúng dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Những ngày này lại được các thế hệ học trò nhớ đến chúc mừng ngày 20/11, chúc mừng cô nhận danh hiệu cao quý.

Năm nay do dịch Covid-19, hạn chế gặp gỡ nên những lời chúc mừng của các thế hệ học trò đến với tôi chủ yếu được chuyển qua facebook, qua email, nhưng tôi vẫn thấy vui, thấy tự hào mình là nhà giáo!”, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Thị Cành chia sẻ.

Nói về quá trình đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Thị Cành cho rằng, Đại hội XIII của Đảng xác định tiếp tục: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển con người”.

Có thể nói, giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho vốn con người, vì vậy tiếp tục đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo là nhiệm vụ của đất nước, và cũng là nhiệm vụ của mỗi thầy cô giáo trên giác độ phát huy vai trò, vị trí của chính mình.

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, hiện nay nhiều cơ sở giáo dục, đào tạo đã và đang chuyển qua tự chủ (tự chủ về học thuật, tự chủ về tài chính, tự chủ về tổ chức và tự chịu trách nhiệm giải trình trước cộng đồng, người học).

Trong bối cảnh đó, tự chủ sẽ có nhiều cơ hội cho các thầy cô giáo, đặc biệt là các đồng nghiệp trẻ có cơ hội phấn đấu nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp để có vị trí và thu nhập cao hơn.

“Tôi tin rằng, các đồng nghiệp trẻ, những người đi sau dễ dàng hội nhập với các nền giáo dục tiên tiến để được trang bị các kiến thức và kỹ năng tốt hơn.

Đồng thời họ cũng sẽ nối tiếp các thế hệ đi trước tiếp tục thắp lên ngọn lửa đam mê yêu ngành, yêu nghề, sống trung thực có đạo đức nghề nghiệp, luôn phấn đấu tốt nhất để có kiến thức, có kỹ năng góp phần đổi mới sự nghiệp giáo dục của nước nhà.

Khi nền giáo dục được đổi mới toàn diện, cùng với chính sách đổi mới của nhà nước, tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục, đào tạo, các thầy cô giáo phát huy được năng lực của tổ chức và cá nhân, tạo điều kiện cho đội ngũ thầy cô sống được bằng nghề, đồng thời cùng phấn đấu cho sự nghiệp chung vì sự phát triển của đơn vị nơi làm việc nói riêng và vì sự phát triển của ngành giáo dục nước nhà nói chung”, giáo sư Nguyễn Thị Cành gửi gắm.

Thành công của giáo dục đại học đến từ tâm- tầm và nhiệt huyết của người thầy

Là người thầy đã gần 40 năm gắn bó với giáo dục đại học, Giáo sư Nguyễn Đình Đức – Trưởng ban đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội đã đào tạo nên nhiều học trò giỏi giang và thành tài. Quan trọng nhất là từ nhóm nghiên cứu, Giáo sư Đức đã kiên trì, bền bỉ và thành lập nên nhiều ngành mới với các hướng nghiên cứu tiên tiến, hiện đại.

Nhân dịp Ngày nhà giáo Việt Nam, chia sẻ về những thành công của người thầy trên giảng đường đại học, Giáo sư Nguyễn Đình Đức cho biết, với ông, không có trò nào kém. Học trò nào cũng ẩn chứa những tiềm năng và chính niềm tin yêu, sự tận tâm và động viên khích lệ của người thầy là động lực khơi dậy và đánh thức tiềm năng sáng tạo của các học trò.

Để trở thành nhà giáo, nhà khoa học giỏi, người thầy còn phải có lý tưởng và có tầm nhìn. Giáo sư Đức luôn tâm niệm các nhà khoa học Việt Nam phải vươn lên, tự tin sánh vai với các đồng nghiệp quốc tế. Vì vậy, cũng theo triết lý của thầy Đức, giáo dục đại học muốn thành công, phải luôn bắt nhịp với những hướng nghiên cứu hiện đại của thế giới. Hoạt động đào tạo và nghiên cứu trong các trường đại học phải hội nhập theo các chuẩn mực và trình độ của quốc tế.

Giáo sư Nguyễn Đình Đức cho rằng, các nghiên cứu khoa học cũng không nên chỉ dừng lại ở các công bố quốc tế, mà quan trọng nhất là phải đặc biệt chú trọng gắn đào tạo và nghiên cứu với thực tiễn, phục vụ thiết thực sự phát triển kinh tế – xã hội của nước nhà.

Và theo Trưởng ban Đào tạo – Đại học Quốc gia Hà Nội, yếu tố rất quan trọng làm nên thành công của sự nghiệp giáo dục là người thầy chân chính thì không màng danh lợi. Và người thầy còn có vai trò rất lớn ở chỗ chính là tấm gương cho các thế hệ học trò noi theo.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức

Giáo sư, tiến sĩ khoa học Nguyễn Đình Đức là chuyên gia đầu ngành của Việt Nam trong lĩnh vực Vật liệu – Kết cấu Tiên tiến và Composite. Giáo sư Đức đã công bố hơn 300 bài báo, báo cáo khoa học, trong đó có gần 200 bài trên các tạp chí quốc tế ISI có uy tín, tác giả của 2 bằng phát minh sáng chế. Ông cũng vinh dự đại diện cho các nhà khoa học Việt Nam được mời tham gia hội đồng biên tập quốc tế của 10 tạp chí ISI có uy tín của thế giới.

Giáo sư Nguyễn Đình Đức đã từng là giáo sư nghiên cứu và thỉnh giảng của các trường đại học danh tiếng của thế giới như: Moscow State University; Mechanical Engineering Research Institute of Russian Academy of sciences (LB Nga); Japan Advanced Institute of Sciences and Technology (JAIST – Nhật Bản); University of Birmingham (Vương quốc Anh), Sejong University (Hàn Quốc).

Liên tục 3 năm liền, năm 2019, 2020, 2021 GS Nguyễn Đình Đức được Tạp chí PLoS Biology của Hoa Kỳ xếp hạng trong top 100.000 nhà khoa học có chỉ số ảnh hưởng (impact) thế giới và đứng đầu trong danh sách các nhà khoa học Việt Nam trong danh sách này năm 2020, 2021; đứng thứ 96 thế giới trong lĩnh vực Engineering. Ông cũng là một trong số ít những nhà khoa học Việt Nam đã được Tạp chí này vinh danh trong danh sách 100.000 nhà khoa học được xếp hạng có trích dẫn khoa học ảnh hưởng thế giới theo thành tựu trọn đời.

Sinh thời, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, xin gửi đến Nhà giáo nhân dân Võ Thanh Thu, Giáo sư Nguyễn Đình Đức và các thầy cô giáo – những người thầy đã và đang làm việc, cống hiến quên mình vì tương lai đất nước sự tri ân, lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất.

Kính chúc các thầy cô giáo luôn mạnh khỏe, tràn đầy niềm vui, hạnh phúc, luôn đong đầy nhiệt huyết để truyền lửa cho thế hệ trẻ tiếp bước, và tiếp tục đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp trồng người.

Thùy Linh