5 nhà khoa học Việt Nam vào top 10.000 nhà khoa học hàng đầu thế giới

Theo bảng xếp hạng vừa được công bố ngày 20/10/2021, có 28 nhà khoa học người Việt đang công tác tại Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng top 100.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới trong năm 2021.

Được biết, tác giả của công bố này vẫn là nhóm Metrics của các giáo sư Jeroen Baas, Kevin Boyack và John P.A. Ioannidis của  Đại học Stanford của Hoa Kỳ nghiên cứu và công bố trên tạp chí PLoS Biology của Hoa Kỳ.

Theo đó, nhóm tác giả đã dùng cơ sở dữ liệu của Scopus từ 1960 đến tháng 8.2021 trong hơn 7 triệu nhà khoa học và lọc ra top 100.000 người có ảnh hưởng nhất.

Tiếp theo những năm trước, nghiên cứu không có sự thay đổi trong công cụ đo lường và đánh giá khi nhóm nghiên cứu cập nhật cơ sở dữ liệu của hơn 100.000 nhà khoa học được trích dẫn nhiều nhất (từ nguồn dữ liệu của Scopus) và xếp hạng của họ dựa vào các tiêu chí quan trọng như: chỉ số ảnh hưởng trong giới khoa học (composite score); tổng số trích dẫn (không bao gồm các tự trích dẫn); chỉ số Hirsch h-index; chỉ số Schreiber hm-index; số trích dẫn cho các bài báo được đăng với tư cách là tác giả duy nhất (single author); số trích dẫn cho các bài báo là tác giả chính (tên đầu tiên – first author và tác giả liên hệ – corresponding author), và tác giả cuối cùng – last author, …

Các nhà khoa học được phân chia vào 22 lĩnh vực khoa học và 176 lĩnh vực phụ (ngành/chuyên ngành).

Theo thứ tự trong bảng xếp hạng này, Việt Nam có 5 nhà khoa học vào top 10.000 nhà khoa học hàng đầu thế giới gồm:  GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tiếp tục đứng đầu trong các nhà khoa học Việt Nam, xếp hạng 5949 thế giới (và đứng thứ 96 thế giới trong lĩnh vực Engineering), tiếp đến là PGS.TS Lê Hoàng Sơn (ĐHQGHN) – xếp hạng 6766, GS.TS Nguyễn Xuân Hùng (ĐH Công nghệ Tp. HCM) – xếp hạng 6818, GS.TS Bùi Tiến Diệu (ĐH Duy Tân) -9488, GS.TS Võ Xuân Vinh (ĐH Kinh tế TP HCM)- xếp thứ 9528.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tiếp tục đứng đầu trong các nhà khoa học Việt Nam.

GS Nguyễn Đình Đức, GS Nguyễn Xuân Hùng và PGS Lê Hoàng Sơn là 3 người lọt vào top 10.000 nhà khoa học xuất sắc nhất của thế giới trong 3 năm liên tiếp 2019, 2020,2021.

Tiếp đến trong danh sách này là các nhà khoa học Việt Nam là: Trần Hải Nguyên (ĐH Duy Tân) xếp thứ 14704, Trần Xuân Bách (ĐH Y Hà Nội) -19881, Phạm Thái Bình (ĐH Công nghệ Giao thông vận tải) – 21588, Hoàng Đức Nhật (ĐH Duy Tân-23301;  Đặng Văn Hiếu (ĐH Thăng Long) – 31139;  Hoàng Anh Tuấn (ĐH Công nghệ -TP Hồ Chí Minh) – 32938;

Phạm Văn Hùng (ĐH Quốc tế, ĐHQG Hồ Chí Minh) – 37520; Nguyễn Thời Trung (ĐH Tôn Đức Thắng) -46053; Trần Trung (ĐH Hòa Bình) – 48769; Thái Hoàng Chiến (ĐH Tôn Đức Thắng) -50676; Vũ Quang Bách (ĐH Tôn Đức Thắng) – 54001; Nguyễn Trung Kiên (ĐH Sư phạm Kỹ thuật HCM)- 53486; Nguyễn Minh Thọ (ĐH Tôn Đức Thắng) – 56922, Phạm Việt Thành (ĐH Tôn Đức Thắng) – 57491; Nguyễn Trường Khang (ĐH Tôn Đức Thắng) – 62835;

Nguyễn Trung Thắng (ĐH Tôn Đức Thắng) – 66150, Lê Thái Hà (ĐH Fulbrigh Việt Nam)- 74063, Nguyễn Đăng Nam (ĐH Duy Tân) – 81653,Văn Hiếu (ĐH Phenikaa) -82171, Phùng Văn Phúc (ĐH Công nghệ TP HCM) – 83196; Dương Viết Thông (ĐH Tôn Đức Thắng) – 88842; Nguyễn Hoàng Long (ĐH Mỏ Địa chất Hà Nội) – xếp hạng 94128.

Trong số các nhà khoa học Việt Nam có tên tuổi đang làm việc ở nước ngoài có trong bảng xếp hạng năm nay, có thể kể đến như GS Đàm Thanh Sơn (Hoa Kỳ) – xếp hạng 7302, PGS Bùi Quốc Tính (Tokyo Institute of Technology, Nhật Bản) – 9640, GS Ngô Đức Tuấn (University of Melbourne, Úc) -xếp hạng 10652, GS  Nguyễn Văn Tuấn (Úc) – 21.835, và GS Duc Truong  Pham (University of Birmingham, UK) -39062 thế giới.

Đặc biệt, năm nay có thêm nhiều nhà khoa học Việt Nam ở trong và ngoài nước lọt vào bảng xếp hạng danh giá nhất – 100.000 nhà khoa học được xếp hạng ảnh hưởng thế giới theo thành tựu trọn đời, 05 nhà khoa học Việt Nam đứng đầu trong danh sách là GS Nguyen Minh Tho (ĐH Tôn Đức Thắng), GS. Tran Hien Trinh (Oxford University), GS Nguyễn Xuân Hùng (ĐH Công nghệ Tp. HCM), GS Nguyễn Đình Đức (ĐHQGHN) và cố GS Hoàng Tụy (Viện Toán học).

Những kết quả đáng tự hào này một lần nữa tiếp tục khẳng định sự lớn mạnh và vị thế của các nhà khoa học Việt Nam được ghi nhận trong cộng đồng khoa học quốc tế. Và cũng là thành quả của sự đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học của Việt Nam.

                                                                                                                    Nguồn: Báo Dân Trí

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, ĐH Quốc gia Hà N

Đề án 89: Đầu tư đào tạo “máy cái” cho nền giáo dục phải thỏa đáng!

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, ĐH Quốc gia Hà Nội nhận định: Đề án 89, có mục tiêu rất đúng và trúng là đào tạo giảng viên đại học, có thể hiểu đây là đào tạo những “máy cái” nguồn nhân lực của giáo dục”.

Theo GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, hình thức đào tạo của Đề án 89 rất linh hoạt. Những hình thức này sẽ không chỉ đào tạo nghiên cứu sinh (NCS), mà còn góp phần nâng cao trình độ và năng lực hợp tác và hội nhập của đội ngũ giảng viên trong nước, thông qua NCS là cầu nối hợp tác với các GS nước ngoài; đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ việc nâng cao chất lượng và đổi mới quy trình tổ chức và quản lý đào tạo NCS của các trường đại học trong nước.

Các đối tác nước ngoài được lựa chọn là những ngành có uy tín, trong top 500 trong các bảng xếp hạng của thế giới; hình thức tuyển chọn với các tiêu chí cụ thể, rõ ràng, thu hút và khích lệ được các giảng viên trẻ làm luận án tiến sĩ (TS).

“Đề án 89 đã quay trở về như hồi chúng tôi làm nghiên cứu sinh 40 năm về trước: học toàn thời gian chính quy và còn được hưởng sinh hoạt phí trong quá trình đào tạo. Tôi cho rằng đào tạo TS là phải như vậy và có như vậy, chúng ta mới kỳ vọng có nhiều luận án TS chất lượng tốt” – GS Đức nhấn mạnh.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, ĐH Quốc gia Hà N

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, ĐH Quốc gia Hà Nội

 

Phóng viên: Có nghĩa là Đề án 89 quay lại thời làm quy trình 40 năm về trước, cụ thể thế nào thưa GS? Bài học kinh nghiệm ở đây là gì?

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức: Không hoàn toàn hẳn như vậy. Ý tôi muốn nhắc đến điểm quay trở về như 40 năm về trước là ở chỗ khi đó, làm NCS không phải đóng học phí, mà còn được hưởng sinh hoạt phí và học chính quy toàn thời gian tại cơ sở đào tạo.

Ngày đó để làm NCS lấy bằng TS khó lắm, chỉ tiêu đã ít, lại còn phải thi cử đầu vào rất khó khăn. Cạnh tranh lắm. Thi đỗ được vào NCS là tự hào, vinh dự và hầu như ai lấy được bằng TS cũng có chất lượng rất tốt, được kiểm chứng bằng năng lực công tác, làm việc, tầm nhìn vượt trội lên hẳn sau khi hoàn thành luận án TS.

Bài học kinh nghiệm từ quá khứ của mấy chục năm về trước, mặc dù đất nước ta điều kiện kinh tế khi đó còn rất khó khăn. Để đào tạo TS có chất lượng thì đầu vào cũng phải tuyển chọn cẩn thận không dễ dãi, quá trình đào tạo phải gắn với nghiên cứu, đầu tư cho NCS phải thỏa đáng như “nuôi” một nhân lực KHCN và NCS toàn tâm toàn ý toàn thời gian cho luận án, và đầu ra cũng phải giám sát chặt chẽ.

Trước đây yêu cầu với luận án tiến sĩ là phải giải quyết được vấn đề mới của khoa học, có đóng góp cho khoa học và thực tiễn thì ngày nay, nhiều người hiểu là chỉ yêu cầu luận án TS phải có công bố quốc tế.

Điều này làm cho luận án của NCS hội nhập với quốc tế, nhưng tôi cho rằng hiểu như vậy còn đơn giản và chỉ có công bố quốc tế thôi cũng chưa đủ.

Định nghĩa về Luận án TS theo Quy chế đào tạo TS ban hành theo QĐ số 4555/QĐ-ĐHQGHN, ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội mà tôi là người chủ trì xây dựng thì: “Luận án TS là công trình nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh, trong đó chứa đựng những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn ở lĩnh vực chuyên môn –  có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học và giải quyết trọn vẹn các vấn đề  thuộc nhiệm vụ nghiên cứu của luận án, các luận điểm và kết quả nghiên cứu cần bảo vệ”.

Vì vậy, cá nhân tôi cho rằng, trong thời gian tới, đầu ra của các luận án TS nói chung, trong đó có các NCS theo Đề án 89, cũng phải quy định ở tầm như vậy mới xứng đáng.

Thu hồi kinh phí bồi hoàn: Khó khả thi!

Phóng viên: Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ GD-ĐT, các cơ sở giáo dục được tuyển chọn và cử giảng viên đi đào tạo có trách nhiệm thu hồi học bổng và chi phí đào tạo đã cấp khi người được cử đi đào tạo vi phạm quy định. Việc giao cho các trường quyền hạn và trách nhiệm như vậy, liệu có khả thi không thưa GS?

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức: Trước khi trả lời vào câu hỏi này tôi muốn đề cập đến mức kinh phí hỗ trợ cho NCS.

Người làm luận án tiến sĩ chính là nhân lực KHCN của nhà trường, phải xem những NCS là những nhà nghiên cứu, chứ không chỉ là người học.

Vì vậy ở nhiều nước phát triển, học bổng hoặc sinh hoạt phí cấp cho NCS không chỉ đủ sống mà còn khá rộng rãi, để đảm bảo cho NCS sống tốt, yên tâm làm luận án (ngoài ra còn có những hỗ trợ khác về CSVC, thiết bị thực hành, thí nghiệm; kinh phí đi hội thảo trong, ngoài nước) và thậm chí học bổng của NCS đủ trang trải nuôi được gia đình.

Vì vậy, tôi mong muốn đi đôi với Đề án 89, thì các định mức hỗ trợ NCS và hoạt động đào tạo TS phải tới tầm và thỏa đáng.

Về điều khoản khoán, giao cho các trường chịu trách nhiệm thu hồi kinh phí bồi hoàn theo tôi là khó khả thi. Chỉ tương đối khả thi với các đối tượng đang là giảng viên cơ hữu của nhà trường.

Mặt khác cũng phải hình dung là không thể tránh khỏi khi theo Đề án 89 làm giảng viên, nhưng khi có bằng TS, do nhiều nguyên nhân khách quan, lại chuyển sang các bộ ngành khác trong nước không làm giảng viên nữa, trong trường hợp này cũng nên cân nhắc việc có thu hồi học phí không? Nếu có thì thu như thế nào cho phù hợp?

Còn trường hợp khi người học theo Đề án đã có bằng TS mà sau đó lại xin được việc ở làm ở nước ngoài, việc giao cho các trường thu hồi kinh phí, theo tôi là rất khó khăn và khó khả thi.

Phóng viên: Liệu đề án 89 có nguy cơ rơi vào “vết xe” của đề án 322 và 911? Cách khắc phục như thế nào? GS kỳ vọng đề án này đạt hiệu quả như thế nào trong thời gian tới? thúc đẩy gì cho giáo dục đại học Việt Nam?

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức:  Đề án 911 trước đây chủ trương gửi công dân Việt Nam đi đào tạo ở nước ngoài. Đề án 322 đào tạo nguồn giảng viên cho các trường đại học được làm luận án ThS và TS ở nước ngoài, đáp ứng cho nhu cầu đào tạo nguồn 20.000 TS làm giảng viên cho các trường đại học.

Khác với tất cả các đề án trước, đề án này cho phép được hỗ trợ NCS hoặc đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, hoặc liên kết với nước ngoài theo mô hình có thời gian trong nước, thời gian ở nước ngoài; hoặc cũng có thể đào tạo toàn thời gian trong nước và đối tượng là các giảng viên hoặc tạo nguồn giảng viên đại học.

Đây là một đề án rất tích cực và phù hợp với thực tiễn và đáp ứng rất cao nhu cầu của các trường đại học ở Việt Nam, vì hiện nay, mặc dù trong thời gian qua đã có nhiều nỗ lực và thành tựu, nhưng đến nay tỷ lệ trung bình TS trong đội ngũ giảng viên các trường đại học Việt Nam mới đạt khoảng gần 28%.

Ngay từ năm 2013, với tư cách là Trưởng Ban Đào tạo của ĐHQGHN, tôi đã chủ trì xây dựng Đề án đào tạo tiến sĩ đạt chuẩn quốc tế ở ĐHQGHN, mục tiêu lựa chọn một số ngành xuất sắc như toán học, vật lý, hóa học, cơ học, CNSH,… đào tạo các NCS từ các nguồn khác nhau trong cả nước về ĐHQGHN làm luận án TS với 3 hình thức như trên, với chuẩn đầu ra có công bố quốc tế như NCS được đào tạo hoàn toàn ở nước ngoài, nhưng rất tiếc Đề án này không có nguồn kinh phí hỗ trợ để triển khai thực hiện. Đề án 89 này đã giúp cho nguyện ước bấy lâu nay của chúng tôi, nay có thể trở thành hiện thực.

Rút kinh nghiệm từ những Đề án trước, theo tôi, để thành công thì không chỉ có Bộ giáo dục và Đào tạo và các cơ sở giáo dục đại học vào cuộc, thầy và trò – NCS vào cuộc, mà phải là sự vào cuộc của cả Chính phủ và các bộ ngành liên quan: thấu hiểu tầm quan trọng của Đề án, có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Chính phủ và tạo điều kiện, ủng hộ của các bộ ngành khác, để đào tạo NCS – nhất là đào tạo máy cái như trong Đề án 89 – các giảng viên đại học, thì không thể đầu tư cầm chừng, nhỏ giọt.

Đào tạo NCS muốn thành công thì phải đầu tư đến nơi đến chốn, thỏa đáng hơn nữa cho hoạt động nghiên cứu và sáng tạo của người thầy, phải đi đôi với việc đầu tư xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh trong trường đại học, bồi dưỡng và đào tạo các cán bộ khoa học đầu ngành, đầu đàn.

Theo tôi, giáo dục đại học có ý nghĩa then chốt trong việc Việt Nam có nắm bắt được những cơ hội để phát triển đột phá trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0 hay không. Vì giáo dục đại học gắn với đào tạo chất lượng cao, trình độ cao, đào tạo nguồn nhân lực tiếp cận với đỉnh cao của tri thức.

Với kỳ vọng như vậy, tôi đánh giá Đề án 89 là một bước tiến lớn, sự đổi mới tuyệt vời trong đào tạo TS và nhất định sẽ có đóng góp xứng đáng và hiệu quả vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đại học ở Việt Nam trong thời gian tới.

Phóng viên: Xin trân trọng cám ơn GS!

Nhật Hồng

HỢP TÁC QUỐC TẾ SÂU RỘNG VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CHO KỸ SƯ CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT XÂY DỰNG CỦA TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ – ĐHQGHN

Đào tạo ngành kỹ sư Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng ở ĐH Công nghệ có ưu thế là nền tảng kiến thức được trang bị rất sâu và kỹ về toán, cơ học, CNTT, đặc biệt là các kiến thức chuyên ngành nền tảng và những công nghệ, kỹ thuật mới nhất của ngành xây dựng (Civil Engineering).

Đặc biêt, trường ĐH của Nhật Bản cam kết hỗ trợ đỡ đầu cho ngành này. ĐH Nhật Bản cử GS sang giảng dạy, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; nhận giảng viên của khoa Xây dựng Giao thông sang Nhật thực tập, nâng cao trình độ; giúp cho Bộ môn và khoa tài liệu, giáo trình, thiết bị thí nghiệm; kết nối với các doanh nghiệp Nhật bản trong lĩnh vực này. Thật là sự ủng hộ và giúp đỡ hết lòng, quá tuyệt vời.

Học tập của sinh viên được gắn với nghiên cứu, với thực hành trong PTN và thực tập tại các doanh nghiệp. Đội ngũ cán bộ giảng dạy đào tạo bài bản, tài năng, nhiệt huyết năng động và rất trẻ trung. Được ủng hộ mạnh mẽ của các doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu lớn nhất ở trong và ngoài nước. Rất nhiều học bổng cho sinh viên và cơ hội sau khi ra trường có việc làm tại môi trường quốc tế như Nhật Bản, Hàn Quốc,…

Chính vì vậy, ngành kỹ sư Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng của trường ĐH Công nghệ – ĐHQGHN thu hút được sự quan tâm của các bộ ngành, doanh nghiệp, các đối tác trong và ngoài nước, các bậc phụ huynh và toàn xã hội, và ngày càng có nhiều em thí sinh giỏi và ưu tú đăng ký vào học,

Trong hình ảnh có thể có: 2 người, bao gồm Quân Trần Quốc, mọi người đang đứng, hoa và ngoài trời

Trong hình ảnh có thể có: 2 người, bao gồm Quân Trần Quốc, mọi người đang đứng và trong nhà

Trong ảnh: 2 giảng viên trẻ TS Trần Quốc Quân và TS Dương Tuấn Mạnh được sang thực tập và nâng cao trình độ chuyên môn tại Nhật Bản trong dịp hè 2019.

Nhóm nghiên cứu là phương hướng và mục tiêu phát triển tất yếu của các đại học tiên tiến

Với định hướng phát triển theo mô hình đại học nghiên cứu tiên tiến, đa ngành, đa lĩnh vực, Đại học Quốc gia Hà Nội đã luôn chú trọng việc gắn kết chặt chẽ hoạt động đào tạo với nghiên cứu khoa học, trong đó đặc biệt quan tâm xây dựng, phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh. Lần đầu tiên tại Việt Nam và trong khuôn khổ các trường đại học, Hội thảo quốc gia về Xây dựng và Phát triển các Nhóm nghiên cứu (NNC) trong các trường đại học Việt Nam đã được tổ chức dưới sự chủ trì của Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN.

Thứ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc đã đến dự và chỉ đạo Hội thảo.

Hội thảo và kết quả nghiên cứu được tài trợ bởi Chương trình Khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020 “Nghiên cứu phát triển khoa học giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam”.

Các đại biểu tại Hội thảo quốc gia về Xây dựng và Phát triển các nhóm nghiên cứu trong các trường đại học Việt Nam

Trưởng Ban Đào tạo ĐHQGHN GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ nhiệm nhiệm vụ, đồng thời là Trưởng Ban Tổ chức của Hội thảo cho biết, mục tiêu của hội thảo là làm rõ những tiêu chí, mô hình của NNC; vai trò của NNC trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và tiềm lực KHCN của đơn vị; nghiên cứu các nhân tố chủ yếu tác động đến hiệu quả hoạt động của NNC; đánh giá thực trạng các NNC trong các trường đại học Việt Nam hiện nay, xác định nguyên nhân của các tồn tại hạn chế, đồng thời từ kết quả nghiên cứu và khảo sát thực tiễn đề xuất ra các mô hình, cơ chế hoạt động mới, các chính sách để tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ cho các NNC phát triển nhanh và mạnh hơn, nhằm tạo ra những đột phá về chất lượng cho giáo dục đại học Việt Nam.

Nhóm nghiên cứu là tế bào sống của hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học

Cũng theo GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, nhóm nghiên cứu chính là mô hình để thông qua đó gắn kết nghiên cứu khoa học với đào tạo. Chức năng quan trọng nhất của trường đại học là truyền thụ kiến thức (giảng dạy) và sáng tạo tri thức (nghiên cứu). Trong Đại học nghiên cứu, NCKH luôn gắn kết chặt chẽ với đào tạo. Trên thế giới, danh tiếng của các trường đại học lớn thường được gắn với tầm vóc các công trình khoa học và tên tuổi các nhà khoa học phát minh ra chúng. Mặc dù vậy, nhà khoa học luôn cần có các cộng sự để tạo lập nên nhóm nghiên cứu cùng phát triển được ý tưởng khoa học, xây dựng các trường phái học thuật hoặc giải quyết các vấn đề khoa học liên ngành. Bản thân các nhóm nghiên cứu lại trở thành môi trường khoa học thuận lợi nhất để các nhà khoa học tập hợp lực lượng, trao đổi học thuật và cùng giúp nhau tiếp cận và giải quyết các vấn đề mới của khoa học. Không dừng lại ở đó, mô hình nhóm nghiên cứu ngày càng được công nhận là một phương thức và mục tiêu phát triển của các trường đại học tiên tiến 시알리스 가격. Bởi lẽ, các nhóm nghiên cứu không chỉ có vai trò thu hút các nhà khoa học tài năng, giàu chuyên môn mà còn góp phần phát triển đội ngũ nhân lực, nhất là qua hoạt động đào tạo nghiên cứu sinh. Xây dựng được các nhóm nghiên cứu mạnh thì mới triển khai được các hoạt động nghiên cứu mạnh, đủ sức giải quyết những vấn đề khoa học đỉnh cao. Sự phát triển của các nhóm nghiên cứu sẽ giúp tăng các công bố quốc tế, từ đó sẽ nâng được thứ bậc và xếp hạng của các trường đại học.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức trình bày tham luận tại Hội thảo

Nhóm nghiên cứu tại Việt Nam: đã có chính sách nhưng chưa tương xứng

Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, trên cơ sở khảo sát từ 142/271 trường đại học, hiện nay trong hệ thống các trường đại học đã hình thành gần 950 cơ sở nghiên cứu, trung bình một trường đại học có 7 NNC. Đây là một kết quả đáng mừng, cho thấy việc tạo lập các nhóm nghiên cứu tại Việt Nam đang được đẩy mạnh, nhờ đó, đã góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ, gia tăng công bố quốc tế rất mạnh trong 5 năm gần đây…

Mặc dù vậy, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cùng các cộng sự đã tiến hành khảo sát để thấy được những tồn tại, hạn chế của các nhóm nghiên cứu tại Việt Nam hiện nay như là số lượng các công bố quốc tế của các NNC còn khá khiêm tốn. Trong đó, có 37,5% số giảng viên của 40 trường đại học được hỏi chưa có công bố quốc tế ISI/Scopus, và 34,7% chưa có công bố quốc tế nào khác. Số các giảng viên có công bố quốc tế ISI/Scopus trên 5 bài chỉ có 34,2% và hơn 60% chưa có sách chuyên khảo nào. Thêm vào đó, chỉ có 75% các nhóm nghiên cứu được khảo sát được dẫn dắt bởi các GS hoặc PGS. Đặc biệt, hạn chế lớn nhất của các NCC tại Việt Nam hiện nay là về nguồn lực khi kinh phí cho các đề tài rất khiêm tốn và thường bị cấp chậm, mặt khác, cơ sở vật chất, thiết bị đầu tư cho nghiên cứu không có, hoặc rất thiếu, hoặc không đồng bộ.

Nhóm nghiên cứu hoạt động tại phòng thí nghiệm

Từ kết quả trên, GS Đức đề xuất “Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm xây dựng chính sách hỗ trợ cho việc xây dựng và phát triển các NNC trong các trường đại học. Thực tế cho thấy các NNC thuộc các lĩnh vực khác nhau cần có những chính sách khác nhau. Bên cạnh đó, có thể áp dụng cơ chế khoán theo sản phẩm đầu ra cho từng NNC để thúc đẩy tính năng động và sáng tạo của NNC”

Ông Phạm Hùng Hiệp (Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Giáo dục, Trường ĐH Phú Xuân) chia sẻ, đầu tư cho các nhóm nghiên cứu tức là đầu tư cho các trưởng nhóm, đó là các nhà khoa học có trình độ, thể hiện qua sản lượng và chất lượng công bố quốc tế của họ, chính vì vậy cần thực hiện chính sách xoay quanh các nhà khoa học trình độ cao. Thực tiễn cho thấy vai trò của các nhóm nghiên cứu rất quan trọng nhưng chưa có nhiều chương trình nghiên cứu đưa ra được những tổng kết, lý luận, kinh nghiệm quốc tế cũng như kết quả của các nhóm nghiên cứu trong cả nước. Hội thảo lần này là lần đầu tiên trong cả nước, với quy mô quốc gia liên quan đến chủ đề này. Ông hy vọng trong thời gian tới, những hội thảo có ý nghĩa như vậy sẽ tiếp tục được tổ chức.

Ông Phạm Hùng Hiệp (Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Giáo dục, Trường ĐH Phú Xuân)

ĐHQGHN tiên phong xây dựng giải pháp cụ thể, đầu tư thiết thực cho các nhóm nghiên cứu

Tại Hội thảo, các đại biểu đã thảo luận về thực trạng và giải pháp phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh tại ĐHQGHN.

Các đại biểu trình bày báo cáo tham luận tại Hội thảo

Với định hướng và tầm nhìn dài hạn hướng đến việc trở thành một đại học nghiên cứu, nên sứ mệnh NCKH được ĐHQGHN đặc biệt chú trọng. Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng của NNC với việc nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu, ĐHQGHN đã tập trung xây dựng và phát triển các NNCM, các trung tâm xuất sắc (Center of Excellence – CEO) và các mạng lưới liên hoàn, điều này được cụ thể hóa trong Chiến lược phát triển ĐHQGHN đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

Trong nhiều năm qua ĐHQGHN đã ban hành nhiều chính sách nhằm tăng cường năng lực KH&CN cho các đơn vị thành viên, trong đó ưu tiên đầu tư nguồn lực để phát triển các NNCM như Chính sách kiện toàn hệ thống mạng lưới phòng thí nghiệm; Chính sách đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu và đào tạo; Chính sách đổi mới quản lý nhiệm vụ KH&CN.v.v. như tính đến tháng 10 năm 2018, ĐHQGHN có tổng cộng 28 nhóm nghiên cứu mạnh. Bên cạnh đó, ĐHQGHN còn có trên 100 nhóm nghiên cứu khác nhau được chia theo 4 loại hình nghiên cứu gồm nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng, nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu liên ngành.

Khoa học ứng dụng và khoa học liên ngành phát triển, đòi hỏi các nhóm nghiên cứu phải phát triển theo nhóm đa ngành và liên ngành, thay vì đơn ngành như trước đây. Nhận thức được xu thế đó, ĐHQGHN đã quy hoạch, sắp xếp các nhóm nghiên cứu gắn với các mục đích khác nhau như nhóm nghiên cứu chỉ phục vụ công tác đào tạo, thực hành, thực nghiệm của sinh viên; nhóm nghiên cứu để phát triển các công bố quốc tế; nhóm nghiên cứu để triển khai nhiệm vụ ứng dụng hoặc nhóm nghiên cứu mạnh để tạo ra những sản phẩm tiêu biểu đặc sắc. Sự phân cấp trong quản lý, tổ chức và đầu tư các nhóm nghiên cứu của ĐHQGHN đã giúp mô hình này ngày càng phát triển và đạt được các chỉ tiêu đặt ra, góp phần quan trọng thúc đẩy xếp hạng ĐHQGHN trong nước và trên trường quốc tế.

Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS. Vũ Văn Tích, Trưởng ban Khoa học và Công nghệ, ĐHQGHN cho biết “trong thời gian đầu, ĐHQGHN hướng tới tổ chức các nhóm nghiên cứu để tạo ra một đại học định hướng nghiên cứu, góp phần quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, nhưng bên cạnh đó, ĐHQGHN cũng đang chuyển theo hướng đổi mới, sáng tạo và đưa ra các sản phẩm khoa học để kết nối với các doanh nghiệp, để từ đó các doanh nghiệp có thể bỏ kinh phí, nguồn lực, phương pháp và công nghệ để sát cánh cùng các nhà khoa học trong việc tạo ra các sản phẩm mang tính ứng dụng cao. Chính vì vậy, trong thời gian tới, ĐHQGHN sẽ tiến hành đầu tư, phát triển các phòng thí nghiệm mang tính nghiên cứu triển khai và thương mại hóa nhiều hơn để tích hợp với các doanh nghiệp nhằm đưa các nhóm nghiên cứu gắn với doanh nghiệp để cùng giải quyết vấn đề của từng địa phương”

Phát biểu kết luận Hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc khẳng định việc nâng cao chất lượng, kết quả của hoạt động NCKH và xây dựng các NNC trong các trường đại học là hai hoạt động quan trọng. Trong những năm qua, mô hình NNC được triển khai ở ĐHQGHN và một số trường đại học khác ban đầu đã có những kết quả và thành tích tốt trong hoạt động nghiên cứu khoa học. Điều đó cho thấy khi một đơn vị có cơ chế khoa học công nghệ tốt có khả năng khuyến khích, tạo động lực giải phóng sức sáng tạo khoa học và sức làm việc của các thầy/cô, nhà khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học. Trong thời gian tới, để thúc đẩy sự phát triển của NCKH, Bộ GD&ĐT và Bộ KHCN sẽ tham mưu Chính phủ xây dựng cơ chế chính sách để hình thành cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu mạnh thực sự và sống được bằng khoa học.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc phát biểu kết luận tại Hội thảo

HỘI THẢO ” CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC VỚI CÁC NGÀNH KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ”

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ và kéo theo những đổi thay kỳ diệu, chưa từng có trong lịch sử, và đặc biệt tác động mẽ và trực tiếp tới các lĩnh vực kỹ thuật -công nghệ.

Đã có nhiều hội thảo về CMCN 4.0, nhưng hội thảo này sẽ tập trung đến các ngành kỹ thuật – công nghệ.

Hội thảo chia sẻ thông tin và giới thiệu về các hướng nghiên cứu hiện đại nhất của thế giới và những đổi mới trong đào tạo nguồn nhân lực trong các lĩnh vực này, như CNTT, Tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, vật liệu mới, công trình xanh, thành phố thông minh, …. từ CNTT đến Kỹ thuật hạ tầng, từ đó gợi mở để đổi mới chương trình đào tạo, tập hợp lực lượng xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh trong các trường đại học, viện nghiên cứu để tiếp cận và hội nhập với thế giới.

Hội thảo có sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu từ các cơ quan khoa học lớn của Việt Nam như ĐHQGHN, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam, ĐH Bách Khoa HN, Học Viện KTQS, ĐH Xây dựng, ĐH Giao thông, Viện KHCN Xây dựng, Viện KHCN Giao thông, CONINCO,…và các doanh nghiệp Việt Nam, Nhật Bản, các nhà quản lý khoa học và giáo dục – đào tạo.

Hội thảo do ĐH Việt Nhật, phối hợp với ĐH Nguyễn Tất Thành và Hội Cơ học Việt Nam tổ chức.

BTC Trân trọng thông báo và kính mời các chuyên gia, nhà khoa học, các thầy cô, các bạn NCS, học viên cao học và sinh viên, và những ai quan tâm tham dự.

Thời gian: 8:30 đến 12:00, ngày 27/10/2018 (Thứ bảy)
Địa điểm: Phòng 415, Trường Đại học Việt Nhật, Đường Lưu Hữu Phước, Khu đô thị Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Liên hệ:

Trưởng Ban Tổ chức: GS.TSKH Nguyễn Đình Đức

Thư ký Hội nghị:
-1)TS. Phan Lê Bình (Mr.) – Chuyên gia JICA/Giảng viên, Trường Đại học Việt Nhật, ĐHQGHN – Email: pl.binh@vju.ac.vn – Điện thoại: 0936148669
-2) TS. Đặng Thanh Tú (Ms.) – Phó Trưởng Phòng Đào tạo, Xúc tiến nghiên cứu và phát triển, Trường Đại học Việt Nhật, ĐHQGHN – Email: dt.tu@vju.ac.vn – Điện thoại: 0903251759

Thư ký hành chính:
Bùi Hoàng Tân (Mr.) – Trợ lý Chương trình Thạc sỹ Kỹ thuật hạ tầng, Trường Đại học Việt Nhật, ĐHQGHN – Email: bh.tan@vju.ac.vn – Điện thoại: 0936460707.

GS Nguyễn Đình Đức: 3 thành tựu nổi bật của giáo dục đại học Việt Nam

THÀNH TỰU NỔI BẬT CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM QUA 5 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 29/TW-2013 VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN VÀ TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu trong sự nghiệp chấn hưng đất nước.  Giáo dục đại học (bao gồm cả đào tạo đại học, sau đại học) là cấu thành vô cùng quan trọng của hệ thống giáo dục, bởi nói đến giáo dục đại học là nói đến nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao – chính là giá trị cốt lõi – là chìa khóa để đất nước chúng ta có thể nắm bắt được những thành tựu của khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại và những vận hội mới, đưa đất nước ta vượt qua thách thức, tiến lên phía trước, sánh vai với các nước năm châu.

Đúng 5 năm trước đây, trong Nghị Quyết 29/TW ngày 04-11-2013 của BCH Trung ương (sau đây gọi tắt là NQ29) đã nhận định “chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp’’ và đã chỉ ra giáo dục đại học “tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học. Hoàn thiện mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia; trong đó, có một số trường và ngành đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế. Đa dạng hóa các cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển công nghệ và các lĩnh vực, ngành nghề; yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế”.

Sau 5 năm triển khai thực hiện NQ29, đã có nhiều hội nghị, hội thảo tổng kết và đánh giá toàn diện và đầy đủ ở những góc độ khác nhau. Tuy nhiên, khái quát lại , tôi thấy về tổng thể, giáo dục đại học có một số thành tựu lớn, nổi bật như sau:

        Một là, giáo dục đại học Việt Nam đã hội nhập và tiếp cận các chuẩn mực quốc tế

         Có thể thấy chưa bao giờ giáo dục của Việt Nam đổi mới nhanh và mạnh mẽ, tiếp cận các chuẩn mực của quốc tế như những năm qua. Minh chứng cho nhận định này có thể thấy qua việc kiểm định chất lượng giáo dục đại học, xếp hạng đại học.

Các cơ sở giáo dục đại học của chúng ta không thể hội nhập với thế giới nếu không được kiểm định chất lượng. Người tốt nghiệp có tấm bằng của cơ sở giáo dục hoặc của chương trình đào tạo đã được kiểm định có cơ hội công ăn việc làm và hội nhập tốt hơn. Đến nay, hầu hết tất cả các cơ sở giáo dục đại học đều đã có đơn vị chuyên trách về đảm bảo chất lượng. Tính đến tháng 5/2016, có 229/266 (chiếm 86,1%) cơ sở giáo dục đại học do Bộ GDĐT quản lý đã thành lập được đơn vị chuyên trách về đảm bảo chất lượng, một số trường còn lại giao một số cán bộ phụ trách hoạt động đảm bảo chất lượng. Cả nước hiện nay có 05 Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục đươc thành lập và được cấp phép hoạt động. Đã tổ chức 5 đợt tuyển chọn và cấp thẻ kiểm định viên, có 346 người đã được cấp thẻ kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.

Tính đến ngày 31/8/2018, có 218 cơ sở giáo dục đại học và 33 trường cao đẳng sư phạm hoàn thành tự đánh giá; 124 cơ sở giáo dục đại học và 03 trường cao đẳng sư phạm được đánh giá ngoài, trong đó 117 cơ sở giáo dục đại học và 03 trường cao đẳng sư phạm đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng; 10 chương trình đào tạo được đánh giá ngoài và được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng; 06 trường đại học được đánh giá ngoài và được công nhận theo tiêu chuẩn đánh giá cơ sở giáo dục của Hội đồng Cấp cao về Đánh giá nghiên cứu và giáo dục đại học Pháp (HCERES) và Mạng lưới đảm bảo chất lượng các trường đại học ASEAN (AUN-QA); 107 chương trình đào tạo được đánh giá ngoài và công nhận.

Công tác kiểm định chất lượng giáo dục của Việt Nam đã định hướng theo các tiêu chí chuẩn mực của khu vực  và thế giới. Trong những năm gần dây, hoạt động kiểm định đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhất là các cấp quản lý giáo dục, các nhà trường được tiếp cận với mô hình quản lý hiện đại, tiên tiến. Qua tự đánh giá, đánh giá ngoài nhiều nhà trường đã thấy được điểm mạnh, điểm yếu và đã xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng sát thực và hiệu quả hơn. Các cơ sở giáo dục đã thay đổi cách nhìn nhận về công tác quản lý và chỉ đạo, tăng cường năng lực quản lý nhà trường và quản lý dạy, học. Kiểm định chất lượng giáo dục tạo động lực cho công tác đánh giá nói chung, góp phần quan trong thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục và hội nhập với thế giới.

Bên cạnh hoạt động kiểm định, xếp hạng đại học là hoạt động cũng được Bộ giáo dục Đào tạo và các trường đại học Việt Nam đặc biệt coi trọng trong những năm qua. Nếu kiểm định phản ánh chất lượng thì xếp hạng đại học nói lên đẳng cấp.

Lần đầu tiên trong lịch sử giáo dục đại học Việt Nam, vào năm 2018, 2 Đại học Quốc gia có tên trong danh sách xếp hạng 1000 trường hàng đầu thế giới theo bảng xếp hạng QS; trên 10 cơ sở GDĐH của Việt Nam có tên trong các bảng xếp hạng nghiên cứu SCImago, thứ hạng cũng dần được cải thiện. Ngoài ra, còn có 3 cơ sở GDĐH được chứng nhận 3 sao theo QS-Stars. Có thể thấy những thành tựu về kiểm định chất lượng và xếp hạng đại học là minh chứng cho sự thành công, sự chuyển mình, cho sự đổi mới toàn diện và hội nhập của giáo dục đại học Việt Nam với quốc tế trong thời gian qua.

          Hai là, tạo được sự đột phá, chuyển biến về chất lượng. Công bố quốc tế, chất lượng đội ngũ giảng viên và chất lượng người học ở bậc đại học và sau đại học đã có những bước nhảy vọt, đột phá so với giai đoạn trước

Trong thời gian 5 năm qua, Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quy chế mới về đào tạo đại học, thạc sĩ và tiến sĩ, trong đó chuyển đổi hoàn toàn từ đào tạo niên chế sang tín chỉ và yêu cầu xác định chuẩn đầu ra của từng chương trình đào tạo. Chất lượng đầu ra của người học về ngoại ngữ và chuyên môn đều yêu cầu cao hơn so với trước đây. Đặc biệt về ngoại ngữ đến nay đã có những bước tiến quan trọng: chuẩn đầu ra về ngoại ngữ bậc đại học là B1; chuẩn đầu vào với thạc sĩ là B1 và B2 với NCS. Bên cạnh đó, các chương trình đào tạo còn yêu cầu phải trang bị kiến thức về CNTT và các kỹ năng mềm cho người học. Đây là những chỉ đạo và định hướng đổi mới giáo dục đại học hết sức quan trọng, đúng đắn và kịp thời.

Mặt khác, trước đây, hoạt động nghiên cứu khoa học, gắn kết chặt chẽ đào tạo với nghiên cứu thường chỉ được chú trọng ở các đại học lớn. Sau khi có NQ29, để nâng cao chất lượng giáo dục đại học, hoạt động đào tạo gắn với nghiên cứu được Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm chỉ đạo triển khai ở tất cả các trường đại học. Các trường đại học đã chú trọng xây dựng các nhóm nghiên cứu (NNC) để tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế. Ngoài hai Đai học Quốc gia, nhiều trường đại học đã xác định mục tiêu phát triển thành các đại học nghiên cứu tiên tiến. Theo báo cáo khảo sát của Bộ giáo dục Đại học, tính đến hết năm 2017 trong các trường đại học có 945 NNC, một trường đại học có trung bình 7 NNC trong đó cơ sở đào tạo có nhiều nhóm nghiên cứu nhất là Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Đà Nẵng, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh, ĐHQG Hà Nội, ĐH Tây Nguyên,..

Thành tích lớn nhất của 5 năm qua là chúng ta đã tạo được sự chuyển biến đột phá về chất lượng. Chất lượng đội ngũ đã tăng lên từng bước, từng năm theo chuẩn quốc tế. Nếu như trước đây, GS, PGS,TS không yêu cầu bắt buộc có công bố quốc tế, thì nay, với quy chế mới về tiêu chuẩn chức danh, bắt buộc yêu cầu GS,  PGS và cả các  NCS khi bảo vệ luận án đều phải có công bố quốc tế.

Nếu như năm 2006, mới có anh Trần Hữu Nam, NCS ngành toán của ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN lần đầu tiên làm NCS trong nước đã công bố được 1 bài ISI trong quá trình làm luận án(và đã được đặc cách bảo vệ sớm luận án TS, thì nay 80% các NCS trong lĩnh vực KHTN- CN của ĐHQGHN, cũng như nhiều NCS của ĐH Bách Khoa Hài Nội, ĐH Y Hà Nội, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Duy Tân  và nhiều trường đại học khác khi bảo vệ luận án TS đều đã có công bố quốc tế ISI,….Cá biệt có những trường hợp đặc biệt xuất sắc như NCS Trần Quốc Quân, NCS Phạm Hồng Công – ngành Cơ học Kỹ thuật của Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN, từ khi là sinh viên đến khi bảo vệ luận án TS chỉ có 3 năm (được chuyển tiếp NCS) và mỗi em đã có khoảng 20 bài báo trên các tạp chí quốc tế ISI có uy tín, còn hơn nhiều NCS được đào tạo hoàn toàn ở nước ngoài).

Nhờ nâng chuẩn chất lượng và có chính sách hỗ trợ cho nghiên cứu và các nhóm nghiên cứu, công bố quốc tế của Việt Nam đã đặc biệt tăng mạnh trong 3 năm gần đây. Năm 2013, trước khi có NQ 29, tổng công bố quốc tế của cả Việt Nam hết sức khiêm tốn, ở mức 2309 bài, thì theo thống kê mới đây nhất của nhóm nghiên cứu độc lập của ĐH Duy Tân, tính từ 2017 đến thời điểm công bố vào tháng 6/2018, chỉ riêng các công bố quốc tế của 30 trường đại học Việt Nam hàng đầu trong danh sách này đã đạt 10.515 bài, và hơn cả giai đoạn 5 năm trước 2011-2015, khi đó toàn Việt Nam, trong 5 năm mới có 10.034 bài.

Nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế đã trở thành tiêu chí bắt buộc của giảng viên đại học. Công văn việc làm, kiến thức chuyên môn song hành với ngoại ngữ và kỹ năng mềm cho người học là kim chỉ nam cho hoạt động đào tạo trong các trường đại học hiện nay. Cho thấy giáo dục đại học Việt Nam đang có sự chuyển biến và đột phá về chất hết sức quan trọng, theo các yêu cầu và chuẩn trình độ quốc tế.

 Ba là, chăm lo đào tạo và bồi dưỡng nhân tài; có sự chuyển dịch mạnh mẽ và kịp thời cơ cấu ngành nghề, nhằm đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0.

              Một thành tựu nữa không thể không nhắc đến là đào tạo và bồi dưỡng nhân tài. Bên cạnh các chương trình đào tạo chuẩn, Bộ giáo dục và Đào tạo còn chỉ đạo các trường đại học tích cực triển khai các chương trình đào tạo tài năng, tiên tiến, chất lượng cao để đào tạo và bồi dưỡng nhân tài. Chương trình tài năng đào tạo các cử nhân, kỹ sư có năng khiếu trong lĩnh vực khoa học cơ bản (cử nhân tài năng) và kỹ thuật công nghệ (kỹ sư tài năng). Chương trình đào tạo tiên tiến là các chương trình đào tạo bậc đại học, áp dụng cho các ngành khoa học tự nhiên-công nghệ, sử dụng toàn bộ chương trình, giáo trình của một đại học nước ngoài, giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, do Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt và cấp kinh phí triển khai thực hiện. Đội ngũ giảng viên tham gia chương trình là của Việt Nam và một số giảng viên nước ngoài, nhằm phát triển quốc tế hóa chương trình đào tạo, đáp ứng nguồn nhân lực toàn cầu. Bên cạnh đó, với chương trình 911, 322, chúng ta đã cử đi đào tạo được hàng nghìn trí thức trẻ, ưu tú ở nước ngoài.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển nhanh chưa từng có kéo theo yêu cầu lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao và đang tạo ra những cơ hội cũng như thách thức với giáo dục đại học. Giáo dục đại học Việt Nam bước đầu đã có sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề phù hợp. Theo số liệu tổng kết năm học 2016-2017 của Bộ giáo dục và Đào tạo, tổng quy mô sinh viên (SV) ĐH là 1.767.879 sinh viên, giữ khá ổn định so với những năm trước; quy mô SV cao đẳng sư phạm giảm 14,3%, chỉ còn 47.800 SV. Phần lớn SV tập trung theo học các ngành thuộc Khối ngành V, III: Toán và thống kê; Máy tính và công nghệ thông tin; Công nghệ kỹ thuật; Kỹ thuật; Sản xuất chế biến; Kiến trúc và xây dựng, Nông lâm và thuỷ sản; Thú y và Khối ngành: kinh doanh quản lý, pháp luật. Tính từ đầu năm 2016 đến 31/7/2017, tổng số ngành mở mới ở trình độ ĐH là 184 ngành, tập trung chủ yếu vào các nhóm ngành Kỹ thuật, Công nghệ kỹ thuật, Máy tính và Công nghệ thông tin, Khoa học xã hội và hành vi, Kinh doanh quản lý, Pháp luật. Mới đây, Bộ Giáo dục Đào tạo cũng đã có công văn 5444/BGDĐT-GDĐH ngày 16/11/2017 ban hành cơ chế đặc thù về đào tạo CNTT, cho phép sinh viên các ngành khác được học thêm văn bằng 2, chính quy về CNTT. Một số ngành mới khác như an ninh phi truyền thống, biến đổi khí hậu, robotic, khoa học dữ liệu, công nghệ hàng không vũ trụ đã được mở ở ĐHQGHN; các ngành tự động hóa, CNTT, khoa học máy tính, an toàn thông tin, trí tuệ nhân tạo, công nghệ nano,…được giảng dạy và đào tạo ở nhiều  trường đại học trong cả nước, cho thấy ngành giáo dục đại học của chúng ta đang đi đúng hướng, bắt nhịp được với xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.0 đang diễn ra khắp nơi cũng như trong tất cả các lĩnh vực trên thế giới.

           Tóm lại, trong 5 năm thực hiện NQ 29, chúng ta đã thu được nhiều thành tựu quan trọng. Bài viết này muốn tổng kết và nhấn mạnh đến 3 thành tựu nổi bật của giáo dục đại học Việt Nam đã làm được trong 5 năm qua, đó là chúng ta đã hội nhập và theo chuẩn mực của quốc tế; đã có sự đột phá về chất lượng và có sự chuyển mình mạnh mẽ về chương trình đào tạo, cơ cấu nguồn nhân lực. Những thành tựu đổi mới đó tác động đến toàn bộ hoạt động của ngành giáo dục, và sâu xa hơn, đến toàn thể xã hội, chi phối và làm đổi mới căn bản và toàn diện hệ thống giáo dục của nước nhà. Thành quả lớn lao nhất là từ chính những đổi mới đó, chúng ta đã đào tạo được đội ngũ cán bộ kế cận và nguồn nhân lực có chất lượng, có trình độ cao, trẻ tuổi tài năng, đủ sức gánh vác sứ mệnh lớn lao và vẻ vang của đất nước  trong giai đoạn mới.

GS.TSKH Nguyễn Đình ĐứcĐại học Quốc gia Hà Nội

Chúc mừng sinh nhật GS Nguyễn Đình Đức

Chúc mừng sinh nhật GS Nguyễn Đình Đức: 11/10

Đại diện BGH Trường ĐHCN, các đồng  nghiệp, học trò chân thành chúc mừng sinh nhật GS Nguyễn Đình Đức – Trưởng PTN, Chủ nhiệm Bộ môn. GS là người  đã dày công gây dựng nhóm nghiên cứu, sáng lập Phòng Thí nghiệm Vật liệu và Kết cấu tiên tiến, sáng lập Bộ môn (Khoa) Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng – Giao thông – người đã dìu dắt bao thế hệ học trò đi đến thành công.

Xin cảm ơn Thầy.  Các thế hệ học trò xin gửi tới người Thầy đáng kính lời tri ân, tấm lòng biết ơn sâu sắc nhất, và kính chúc Thầy luôn dồi dào sức khỏe, luôn thật nhiều niềm vui và hạnh phúc, cống hiến thật nhiều cho khoa học và cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo.  Chúng em rất tự hào về Thầy.

 IMG_3373

 

GS Nguyễn Đình Đức: Giáo dục đại học Việt Nam: bước nhảy vọt trong công bố quốc tế

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức đã cho biết như vậy khi tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 29 về Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo trong giáo dục đại học.

Cả nước có 945 nhóm nghiên cứu:

Theo GS Nguyễn Đình Đức, 3 thành tựu nổi bật của giáo dục đại học Việt Nam đã làm được trong 5 năm qua khi thực hiện Nghị quyết 29 là đã hội nhập và theo chuẩn mực của quốc tế; đã có sự đột phá về chất lượng và có sự chuyển mình mạnh mẽ về chương trình đào tạo, cơ cấu nguồn nhân lực.

Đặc biệt, đối với lĩnh vực nghiên cứu khoa học, trước đây, hoạt động nghiên cứu khoa học, gắn kết chặt đào tạo với nghiên cứu thường chỉ được chú trọng ở các đại học lớn. Sau khi có Nghị quyết 29, để nâng cao chất lượng giáo dục đại học, hoạt động đào tạo gắn với nghiên cứu được Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm chỉ đạo triển khai ở tất cả các trường đại học.

Các trường đại học đã chú trọng xây dựng các nhóm nghiên cứu (NNC) để tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế. Ngoài hai Đại học Quốc gia, nhiều trường đại học đã xác định mục tiêu phát triển thành các đại học nghiên cứu tiên tiến.

Theo báo cáo khảo sát của Bộ GD&ĐT, tính đến hết năm 2017, trong các trường đại học có 945 NNC, một trường đại học có trung bình 7 NNC trong đó cơ sở đào tạo có nhiều nhóm nghiên cứu nhất là Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Đà Nẵng, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh, ĐHQG Hà Nội và trường ĐH Tây Nguyên,..

GS Đức cho rằng, thành tích lớn nhất của 5 năm qua là giáo dục đại học Việt Nam đã tạo được sự chuyển biến đột phá về chất lượng. Chất lượng đội ngũ đã tăng lên từng bước, từng năm theo chuẩn quốc tế. Nếu như trước đây, GS, PGS,TS không yêu cầu bắt buộc có công bố quốc tế, thì nay, với quy chế mới về tiêu chuẩn chức danh, bắt buộc yêu cầu GS, PGS và cả các NCS khi bảo vệ luận án đều phải có công bố quốc tế.

Theo GS Đức, nếu năm 2006, mới có giảng viên Trần Hữu Nam, NCS ngành toán của ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN lần đầu tiên làm NCS trong nước đã công bố được 1 bài ISI trong quá trình làm luận án (và đã được đặc cách bảo vệ sớm luận án TS, thì nay 80% các NCS trong lĩnh vực KHTN- CN của ĐHQGHN, cũng như nhiều NCS của trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, trường ĐH Y Hà Nội, trường ĐH Tôn Đức Thắng, trường ĐH Duy Tân và nhiều trường đại học khác khi bảo vệ luận án TS đều đã có công bố quốc tế ISI,….

Cá biệt có những trường hợp đặc biệt xuất sắc như NCS Trần Quốc Quân, NCS Phạm Hồng Công – ngành Cơ học Kỹ thuật của Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN, từ khi là sinh viên đến khi bảo vệ luận án TS chỉ có 3 năm (được chuyển tiếp NCS) và mỗi em đã có khoảng 20 bài báo trên các tạp chí quốc tế ISI có uy tín, còn hơn nhiều NCS được đào tạo hoàn toàn ở nước ngoài.

“Nhảy vọt” trong công bố quốc tế:

Nhờ nâng chuẩn chất lượng và có chính sách hỗ trợ cho nghiên cứu và các nhóm nghiên cứu, công bố quốc tế của Việt Nam đã tăng mạnh trong 3 năm gần đây.

GS Nguyễn Đình Đức cho hay, năm 2013, trước khi có Nghị quyết 29, tổng công bố quốc tế của cả Việt Nam hết sức khiêm tốn, ở mức 2309 bài. Tuy nhiên, theo thống kê mới đây của nhóm nghiên cứu độc lập trường ĐH Duy Tân, tính từ 2017 đến thời điểm công bố vào tháng 6/2018, chỉ riêng các công bố quốc tế của 30 trường đại học Việt Nam hàng đầu đã đạt 10.515 bài, hơn cả giai đoạn 5 năm trước 2011-2015, khi đó toàn Việt Nam, trong 5 năm mới có 10.034 bài.

Theo GS Đức, nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế đã trở thành tiêu chí bắt buộc của giảng viên đại học. Công ăn việc làm, kiến thức chuyên môn song hành với ngoại ngữ và kỹ năng mềm cho người học là kim chỉ nam cho hoạt động đào tạo trong các trường đại học hiện nay. Cho thấy giáo dục đại học Việt Nam đang có sự chuyển biến và đột phá về chất hết sức quan trọng, theo các yêu cầu và chuẩn trình độ quốc tế.

Lần đầu tiên Việt Nam có đại học lọt tốp xếp hạng thế giới:

Tính đến ngày 31/8/2018, có 218 cơ sở giáo dục đại học và 33 trường cao đẳng sư phạm hoàn thành tự đánh giá; 124 cơ sở giáo dục đại học và 03 trường cao đẳng sư phạm được đánh giá ngoài, trong đó 117 cơ sở giáo dục đại học và 03 trường cao đẳng sư phạm đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng; 10 chương trình đào tạo được đánh giá ngoài và được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng; 06 trường đại học được đánh giá ngoài và được công nhận theo tiêu chuẩn đánh giá cơ sở giáo dục của Hội đồng Cấp cao về Đánh giá nghiên cứu và giáo dục đại học Pháp (HCERES) và Mạng lưới đảm bảo chất lượng các trường đại học ASEAN (AUN-QA); 107 chương trình đào tạo được đánh giá ngoài và công nhận.

Lần đầu tiên trong lịch sử giáo dục đại học Việt Nam, vào năm 2018, 2 Đại học Quốc gia có tên trong danh sách xếp hạng 1000 trường hàng đầu thế giới theo bảng xếp hạng QS; trên 10 cơ sở GDĐH của Việt Nam có tên trong các bảng xếp hạng nghiên cứu SCImago, thứ hạng cũng dần được cải thiện. Ngoài ra, còn có 3 cơ sở GDĐH được chứng nhận 3 sao theo QS-Stars.

Nhật Hồng, (Dân Trí, 10/10/2018)

300 đại biểu tham gia Hội nghị quốc tế Tính toán trong khoa học vật liệu ACCMS – TM 2018

 

Từ 07 đến 9/09/2018, Hội nghị quốc tế tính toán trong khoa học vật liệu (ACCMS – TM) năm 2018 đã được Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN tổ chức tại Hà Nội.
Tham dự hội nghị về phía ĐHQGHN có GS.TS. Nguyễn Hữu Đức – Phó Giám đốc, GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức – Trưởng ban Đào tạo, PGS.TS. Vũ Văn Tích – Trưởng ban Khoa học công nghệ. Trường ĐHCN có TS. Nguyễn Anh Thái – Phó Hiệu trưởng, cùng lãnh đạo các phòng ban trong trường.

Hội nghị có sự tham gia của 300 đại biểu (trong đó có 80 đại biểu là người nước ngoài) cùng 200 báo cáo khoa học của các nhà khoa học đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Mỹ, Đức, Pháp, Anh và Việt Nam.

ACCMS – TM 2018  diễn ra với 3 báo cáo toàn thể (Plenary speaker), 39 báo cáo mời (Invited speaker), 39 báo cáo miệng (Oral) và 115 báo cáo Poster với danh mục 474 tác giả và các đồng tác giả.

Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Hữu Đức phát biểu chào mừng tại phiên khai mạc ACCCMS – TM 2018

ACCMS là một hoạt động khoa học có qui mô và uy tín cao, được tổ chức luân phiên ở nhiều quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Malaysia,…và lần này vinh dự được tổ chức tại Trường ĐHCN, ĐHQGHN.

Chủ đề báo cáo không chỉ giới hạn trong mô hình hóa và mô phỏng đa tỷ lệ (Multi-scale modeling and simulations) (chiếm tỉ lệ 20%), mà còn mở rộng sang các vật liệu cấu trúc nano (Nanostructure materials, tỉ lệ 15%), các vật liệu sử dụng cho chuyển đổi và dự trữ năng lượng (Materials for energy storage and conversion, tỉ lệ, 15%), Advanced composite and functional-graded materials and structures 20%) và một số lĩnh vực khác với tỉ lệ nhỏ hơn. Chất lượng các báo cáo được đánh giá sơ bộ thông qua các abstract là khá cao, với các nghiên cứu mang tính thời sự và khả năng ứng dụng cao.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội nghị ACCMS TM 2018, Trưởng ban tổ chức cho biết về một số điểm mới: “Hội thảo đã xuất hiện những nghiên cứu mới liên quan đến mô phỏng và ứng dụng các vật liệu thông minh, có cơ lý tính biến đổi, không chỉ tính toán trong vật liệu mà cả trong tính toán cho kết cấu, nghiên cứu độ bền, ổn định, các ứng xử tĩnh và động lực học,…Các báo cáo của hội nghị sẽ được xem xét xuất bản trên các chuyên san đặc biệt của các tạp chí quốc tế ISI uy tín. Đặc biệt là sự có mặt của hơn 40 báo cáo mời của các giáo sư nổi tiếng trên thế giới. Điều này cho thấy sức thu hút và uy tín của hội nghị cũng như sự trưởng thành và uy tín của các nhà khoa học Việt Nam trong lĩnh vực khoa học vật liệu với cộng đồng khoa học quốc tế”.

Khẳng định ý nghĩa của ACCMS lần này, Phó Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Hữu Đức chia sẻ, Hội nghị quốc tế này được tổ chức nhằm mục đích thúc đẩy trao đổi quốc tế về ý tưởng và những tiến bộ trong Khoa học vật liệu tính toán. Năm nay với chủ đề, “Vật liệu nano ứng dụng trong phát triển bền vững”, là chủ đề mang ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển và hội nhập của nền khoa học và công nghệ nước nhà. Hội nghị không chỉ là dịp để các nhà khoa học trong nước gặp gỡ, trao đổi và giao lưu với các nhà khoa học hàng đầu thế giới trong lĩnh vực chuyên môn, mà qua đó còn góp phần thúc đẩy các hướng nghiên cứu mới, hiện đại ở Việt Nam.

Với tính cấp thiết của chủ đề thảo luận, cùng với định hướng tiên phong trong nghiên cứu, chuyển giao tri thức của ĐHQGHN, hy vọng hội nghị sẽ là nơi công bố, chia sẻ những nghiên cứu mới về vật liệu nano và những ứng dụng của nó trong phát triển bền vững, góp phần nâng cao uy tín của ĐHQGHN trong cộng đồng khoa học quốc tế.

Hội nghị này đặc biệt có ý nghĩa bởi vì đây là cơ hội hiếm có để các nhà khoa học Việt Nam có cơ hội được tiếp xúc, gặp gỡ và trao đổi với các nhà khoa học hàng đầu của thế giới, qua đó góp phần thúc đẩy các hướng nghiên cứu mới, hiện đại không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới.

Nguyễn Thủy – VNU Media

Trường Đại học Công nghệ hợp tác tuyển dụng và đào tạo với Tập đoàn M&R, Nhật Bản

Ngày 17/07, Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã có buổi làm việc và tiếp đoàn Tập đoàn M&R, Nhật Bản do ông Tsuchiya Takeshi – Trưởng phòng Hợp tác quốc tế làm Trưởng đoàn.

Tham dự có PGS.TS. Chử Đức Trình – Phó Hiệu trưởng trường, TS. Phạm Minh Triển – Phó trưởng phòng KHCN&HTPT, TS. Nguyễn Ngọc An – Phó trưởng phòng Công tác sinh viên, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Chủ nhiệm Bộ môn Công nghệ xây dựng giao thông.

Tập đoàn M&R, Nhật Bản mong muốn được hợp tác với Trường ĐHCN trong lĩnh vực tuyển dụng và đào tạo

Tập đoàn M&R, Nhật Bản đã thành lập vào năm 2004 và phát triển được 15 năm trong lĩnh vực cung ứng, đào tạo, tư vấn nguồn nhân lực cho ngành kỹ thuật cao, nghiên cứu phát triển thị trường nhân lực.

Tại buổi làm việc, ông Tsuchiya Takeshi cho biết tập đoàn M&R mong muốn hợp tác với Nhà trường trong công tác tuyển dụng và giới thiệu sinh viên vào làm tại các doanh nghiệp Nhật Bản. Công ty sẽ phối hợp với Trường trong công tác đào tạo tiếng Nhật dành cho sinh viên, các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ cử chuyên gia kỹ thuật sang đào tạo chuyên ngành cho sinh viên trong 2-3 học kỳ cuối. Sau khi tốt nghiệp, các doanh nghiệp sẽ tổ chức sát hạch và những sinh viên đáp ứng yêu cầu sẽ được tuyển dụng sang làm việc tại Nhật Bản.

Sau khi nghe ông Tsuchiya Takeshi trình bày mục đích chuyến thăm lần này, Phó Hiệu trưởng Chử Đức Trình mong muốn trong thời gian tới cả hai bên sẽ hợp tác lâu dài và có hệ thống trong lĩnh vực đào tạo, tuyển dụng. Nhắc đến việc hợp tác về các lĩnh vực này, Phó Hiệu trưởng cũng chia sẻ hiện tại, Nhà trường đang hợp tác cùng một số công ty như Nissan Automotive Technology Việt Nam, công ty Framgia trong lĩnh vực đào tạo sinh viên về tiếng Nhật, kĩ năng sống, kĩ năng làm việc với các công ty Nhật Bản. Qua đó, thúc đẩy cơ hội việc làm, thực tập của sinh viên đối với các doanh nghiệp Nhật Bản nói riêng và quốc tế nói chung.

Kết thúc buổi gặp mặt, Phó Hiệu trưởng Chử Đức Trình đã cảm ơn chuyến đến thăm và làm việc của đoàn, mong muốn mối quan hệ hợp tác giữa Tập đoàn M&R và Nhà trường sẽ được thúc đẩy và tiến tới hợp tác ký kết, đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo và tuyển dụng sinh viên.

 (UET-News)