GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội vừa được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư của nhà trường.
Chiều 13.5, Hội đồng Giáo sư cơ sở Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội đã họp phiên thứ nhất bầu các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Thư ký Hội đồng, cũng như thống nhất lịch làm việc của Hội đồng trong đợt xét Giáo sư, Phó giáo sư năm 2024.
Trước đó, vào ngày 10.5, Hiệu trưởng nhà trường đã ký quyết định số 872/QĐ-ĐHCN thành lập Hội đồng Giáo sư cơ sở năm 2024. Hội đồng gồm 9 thành viên.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng Trường được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư của nhà trường.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng Trường, Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức hiện là Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội; Phó Chủ tịch Hội Cơ học Việt Nam, Giám đốc Phòng thí nghiệm Vật liệu và Kết cấu tiên tiến.
Từ năm 2019 đến nay, ông liên tiếp lọt vào top 10.000 nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới và top 100 nhà khoa học hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ (Engineering and Technology) – đứng thứ 85 thế giới trong năm 2023.
Cũng từ nhiều năm nay, ông là người Việt Nam duy nhất đang làm việc trong nước được Research.com xếp hạng nhà khoa học xuất sắc của thế giới trong lĩnh vực Engineering and Technology. GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cũng là một trong số ít nhà khoa học Việt Nam có tên trong bảng xếp hạng danh giá nhất – 100.000 nhà khoa học được xếp hạng ảnh hưởng nhất thế giới theo thành tựu trọn đời.
Theo quyết định thành lập Hội đồng Giáo sư cơ sở năm 2024 của Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, GS.TS Chử Đức Trình, Hiệu trưởng nhà trường giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng. PGS.TS Trần Văn Quảng, Phó Trưởng phòng Đào tạo giữ chức Thư ký Hội đồng.
GS.TS Chử Đức Trình, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội; Phó Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư của nhà trường
Năm 2024, có 13 ứng viên đăng ký xét chức danh tại Hội đồng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong đó, có 2 ứng viên đăng ký xét chức danh giáo sư và 11 ứng viên đăng ký xét chức danh phó giáo sư.
GDVN -Kỹ sư Tự động hóa và Tin học luôn có thu nhập cao và không bao giờ bị thất nghiệp trong thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai.
Đặc trưng của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 có ba trụ cột quan trọng nhất: Công nghệ thông tin – Tự động hóa – Trí tuệ nhân tạo. Vì vậy, khi mở ngành Tự động hóa và Tin học, Trường Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội đã góp phần cung cấp nguồn nhân lực có thể thích ứng và làm việc trong cả ba trụ cột này. Tự động hoá và Tin học (AAI) đóng vai trò then chốt trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hôm nay, phóng viên có cuộc trao đổi với Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Đình Đức – Giám đốc chương trình Tự động hóa và Tin học (AAI), Trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội để lắng nghe những chia sẻ hữu ích về ngành học và triển vọng đang triển khai đào tạo ngành này tại nhà trường.
Giáo sư Nguyễn Đình Đức phát biểu tại Lễ trao bằng tốt nghiệp của Trường Quốc tế
Phóng viên: Với vai trò là là một nhà khoa học hàng đầu trên thế giới và khu vực trong lĩnh vực chuyên môn, và là Giám đốc chương trình Tự động hoá và Tin học, Giáo sư có thể chia sẻ về xu thế phát triển và cơ hội nghề nghiệp cho các bạn sinh viên theo học chương trình này?
Giáo sư Nguyễn Đình Đức: Chương trình có sự gắn kết chặt chẽ giữa Tin học với Tự động hoá, là những lĩnh vực quan trọng nhất của Kỹ thuật hiện nay. Người học được cung cấp những kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin, điện, điện tử, tự động hoá và trí tuệ nhân tạo, đều là những lĩnh vực rất “hot” và có nhu cầu cao trong tuyển dụng hiện nay. Do đó, khi các bạn tốt nghiệp ngành này có thể làm việc trong môi trường toàn cầu, nhiều cơ hội để hội nhập và khởi nghiệp.
Kỹ sư Tự động hóa và tin học luôn có thu nhập cao và không bao giờ bị thất nghiệp trong thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai. Nhiều em ngay từ năm thứ 3 đã được doanh nghiệp đón mời về làm việc. Các em có thành tích học tập tốt, ngoại ngữ tốt có cơ hội làm việc ở các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước, có thể đăng ký xin học bổng để học tiếp bậc sau đại học ở các trường đại học hàng đầu trên thế giới.
Giáo sư Nguyễn Đình Đức chụp ảnh lưu niệm cùng sinh viên khóa đầu tiên ngành Tự động hóa và Tin học
Phóng viên: Hiện nay, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đang đẩy mạnh nền kinh tế tri thức trong Cách mạng công nghiệp 4.0, do vậy nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực công nghệ – kỹ thuật liên quan đến Cách mạng công nghiệp 4.0 rất cần và đang thiếu. Vậy ngành học đóng vai trò gì trong giai đoạn này và gắn như thế nào với cuộc cách mạng này, thưa Giáo sư?
Giáo sư Nguyễn Đình Đức: Như tôi đã nhiều lần nhấn mạnh, đặc trưng của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 tựu trung lại có ba trụ cột quan trọng nhất: Công nghệ thông tin – Tự động hóa – Trí tuệ nhân tạo. Hiện nay ở Nhật Bản người ta đã nói đến xã hội 5.0, một xã hội thông minh trên nền tảng lực lượng sản xuất và những bước tiến nhanh và khổng lồ về kỹ thuật và công nghệ của Cách mạng công nghiệp 4.0. Với tầm nhìn xa trông rộng khi mở ngành, chúng ta có may mắn là ngành Tự động hóa và Tin học của Trường Quốc tế cung cấp nguồn nhân lực có thể thích ứng và làm việc trong cả ba trụ cột này.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ra đời cùng với sự phát triển như vũ bão của các phương thức sản xuất và kinh doanh mới, luôn gắn với các hệ thống thông minh và tự động hoá dần dần sẽ có mặt trong tất cả những dây chuyền của các ngành kinh tế khác nhau, vì vậy, có thể khẳng định Tự động hoá và Tin học có vai trò then chốt trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Không phát triển lĩnh vực này, chúng ta không thể nắm bắt được những cơ hội và vượt qua những thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để bứt phá và phát triển.
Đội ngũ giảng viên giảng dạy trong chương trình chụp ảnh lưu niệm trong chương trình gặp mặt sinh viên khóa đầu tiên.
Phóng viên: Xin thầy có thể chia sẻ về thế mạnh, điểm đặc sắc trong chương trình AAI của Trường Quốc tế, và môi trường học tập ở đây?
Giáo sư Nguyễn Đình Đức: Tôi rất tự hào vì đây là chương trình đào tạo kỹ sư đầu tiên của Trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Chương trình được thiết kế hiện đại, tiên tiến, tương đồng với chương trình tiên tiến của nước ngoài.
Đặc sắc thứ hai của chương trình là người học sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức cơ bản nhất về tự động hóa, tin học, điện, điện tử, an toàn thông tin và trí tuệ nhân tạo.
Với nền tảng này, người học có thể làm việc trong các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp liên quan ở trong và ngoài nước, có thể tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn sâu để tham gia vào lĩnh vực thiết kế chip và vi mạch. Các em có tối thiểu 2 học kỳ gắn việc học tập với thực hành, thực tập, với doanh nghiệp.
Ba là chương trình có sự tham gia của các giáo sư, các nhà khoa học, đội ngũ giảng viên có uy tín, giàu kinh nghiệm và nhiệt huyết của Trường Quốc tế, trong toàn Đại học Quốc gia Hà Nội và thu hút cả các thầy cô giỏi ở các trường đại học lớn trên địa bàn Hà Nội cùng tham gia giảng dạy.
Bốn là chương trình có cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm hiện đại của Trường Quốc tế và cơ sở vật chất hiện đại dùng chung của Đại học Quốc gia Hà Nội. Bên cạnh đó, chương trình luôn có sự đồng hành của các doanh nghiệp.
Và cuối cùng là năng lực ngoại ngữ tốt, tiếng Anh sẽ trở thành ưu điểm vượt trội của các em khi tốt nghiệp chương trình này, các em sẽ trở thành các kỹ sư toàn cầu.
Giáo sư Nguyễn Đình Đức chụp ảnh lưu niệm cùng các cán bộ, giảng viên Trường Quốc tế trong Lễ kỷ niệm 20 năm Ngày truyền thống
Phóng viên: Các ngành công nghệ kỹ thuật luôn cần phải được tiếp xúc, học hỏi, nghiên cứu, thực tập doanh nghiệp, đẩy mạnh công tác đào tạo cá thể hoá theo các nhóm nghiên cứu. Vậy Trường Quốc tế đã quan tâm đến vấn đề này ra sao trong quá trình triển khai đào tạo?
Giáo sư Nguyễn Đình Đức: Ngay từ năm thứ nhất, các em sinh viên của chương trình sẽ được tham gia các nhóm nghiên cứu, tiếp xúc với các nhà khoa học đầu ngành, với doanh nghiệp. Từ đó phát hiện đam mê và năng lực của từng cá nhân để dìu dắt. Khi vào học, nhà trường và các thầy cô sẽ không để tài năng nào bị bỏ sót, sáng kiến nào bị lãng quên.
Nhà trường và các doanh nghiệp cũng đặc biệt quan tâm cấp học bổng cho các em có thành tích học tập xuất sắc.
Trong quá trình học tập, các em được các thầy cô dìu dắt, được nhà trường đầu tư để tham gia nghiên cứu khoa học, tham gia vào các đề tài, dự án của các giảng viên ở trong và ngoài trường, được tham gia các cuộc thi quốc gia, quốc tế.
Nhà trường, đặc biệt là Đại học Quốc gia Hà Nội có hợp tác với nhiều doanh nghiệp lớn như LG, Sumsung, Siemens, Viettel,…. Những hợp tác này cho các em rất nhiều cơ hội thực tập và việc làm.
Sinh viên ngành Tự động hóa và Tin học cùng làm nghiên cứu với các thầy, cô
Phóng viên: Giáo sư có nhắn nhủ gì đến các sĩ tử vào đại học năm 2024 đặc biệt những bạn quan tâm đến các ngành công nghệ kỹ thuật như AAI?
Giáo sư Nguyễn Đình Đức: Ngành tự động hóa và tin học của Trường Quốc tế hội tụ đầy đủ những nhân tố “hot và hiện đại” – và đang là ngành thời thượng, là điểm đến và là cơ hội, tương lai cho các bạn trẻ. Tôi hy vọng và tin tưởng sẽ được đón nhiều học sinh ưu tú vào học ngành này tại Trường Quốc tế.
Các em hãy mạnh dạn và dấn thân, theo đuổi đam mê và hoài bão. Thành công và hạnh phúc chỉ mỉm cười với những ai kiên trì và hăng say lao động.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội – ĐHQGHN), nguyên Trưởng ban Đào tạo của ĐHQGHN đã đưa ra một số lý do mà các cơ sở giáo dục đại học (CSGDĐH) cần thiết phải tham gia xếp hạng đại học. GS Đức nhấn mạnh là “phải” thay vì “nên” tham gia xếp hạng đại học.
Xếp hạng đại học là tất yếu của sự phát triển
Theo GS Nguyễn Đình Đức, xếp hạng đại học là một sân chơi giúp các cơ sở giáo dục đại học (CSGDĐH) có khả năng đối sánh với các trường khác ở quốc tế, biết mình mạnh gì, yếu gì, đang ở đâu so với các trường đại học khác trong khu vực và trên thế giới để cải tiến chất lượng, nâng cao vị thế. Vì vậy, chúng ta rất nên tham dự cuộc chơi này vì nó mang lại lợi ích cho tất cả (nhà trường, người học và xã hội).
Mặt khác, “xếp hạng đại học còn là thực hiện Luật” – GS Đức nhấn mạnh. Luật Luật số: 34/2018/QH14 ngày 19/11/2018 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học đã sửa đổi Điều 9 như sau: “1. Xếp hạng cơ sở giáo dục đại học nhằm đánh giá uy tín, chất lượng, hiệu quả hoạt động theo tiêu chí nhất định, đáp ứng nhu cầu thông tin cho cá nhân, tổ chức có liên quan. 2. Cơ sở giáo dục đại học chủ động lựa chọn, tham gia các bảng xếp hạng có uy tín trong nước, quốc tế. 3. Pháp nhân phi thương mại Việt Nam được thực hiện xếp hạng cơ sở giáo dục đại học; phải bảo đảm trung thực, khách quan, minh bạch, có trách nhiệm công khai, giải trình về phương pháp, tiêu chí và kết quả xếp hạng.”. Như vậy, “các CSGDĐH Việt Nam phải lựa chọn để tham gia xếp hạng còn là để thực hiện Luật Giáo dục đại học” – GS Đức nhấn mạnh.
GS Nguyễn Đình Đức chia sẻ, với những lần đi công tác nước ngoài, gặp gỡ và trao đổi với đối tác nước ngoài, khi giới thiệu là cán bộ của ĐHQGHN – vị thế về xếp hạng của ĐHQGHN trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam đã được đối tác coi trọng, và đây là một lợi thế. Rõ ràng, có ví trí cao trong bảng xếp hạng đại học của thế giới sẽ là một lợi thế trong quan hệ hợp tác nói chung và hợp tác quốc tế nói riêng.
Trong xếp hạng đại học, GS Đức khẳng định, công bố quốc tế là một chỉ số rất quan trọng trong tất cả các bảng xếp hạng. Bởi đại học là nơi sáng tạo tri thức, đỉnh cao của tri thức. Các nghiên cứu, công bố kết quả đỉnh cao là chỉ số được đánh giá rất cao, thể hiện năng lực dẫn dắt, đổi mới sáng tạo của các CSGDĐH. Cũng chính vì quan trọng như vậy, nên các cơ quan báo chí đã phản ánh một số hiện tượng một số trường đại học mua bài báo, khai man, tạo nên thứ hạng xếp hạng không đúng với thực lực – đây là hiện tượng “con sâu làm rầu nồi canh”. GS Nguyễn Đình Đức cho rằng, một số hiện tượng tiêu cực trong việc kê khai, chạy theo thành tích ảo trong xếp hạng đại học không có nghĩa là chúng ta tẩy chay xếp hạng đại học, mà càng đòi hỏi các tổ chức xếp hạng phải không ngừng cải tiến trong cách đo lường và đánh giá sao cho xếp hạng ngày càng chính xác hơn nữa, không thể/không có cơ hội để khai man trong thời gian tới.
Sau nhiều năm định hướng và phát triển, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã có thêm nhiều trường đại học lọt trong top các trường đại học hàng đầu của thế giới. Rất đáng để họ tự hào và phấn đấu. Điều này một lần nữa khẳng định vai trò của xếp hạng đại học không chỉ quan trọng đối với các nước đang phát triển như Việt Nam mà còn quan trọng cả đối với nhưng nước phát triển trên thế giới.
Một số hiện tượng tiêu cực bên cạnh xu hướng tích cực
Trang chủ của bảng xếp hạng đại học THE.
Năm 2018, lần đầu tiên 2 đại học quốc gia (ĐHQG) của Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng 1000 thế giới (theo bảng xếp hạng QS – QS World University Rankings). Sau đó, một số CSGDĐH lớn, trong đó có 2 ĐHQG đã tiếp tục lọt vào các bảng xếp hạng khó hơn như THE (Times Higher Education World University Rankings) và bảng xếp hạng của Đại học Giao thông Thượng Hải. Các năm sau, giáo dục đại học của Việt Nam ngoài việc xếp hạng tổng thể còn ghi nhận xếp hạng các lĩnh vực. Năm 2023, 8/10 lĩnh vực tham gia xếp hạng của ĐHQGHN lọt vào top 1000 trong bảng xếp hạng THE. Lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ của ĐHQGHN đã lọt top 386 thế giới theo bảng xếp hạng QS 2022. Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN đã đề ra mục tiêu một số lĩnh vực lọt top xếp hạng 200 thế giới vào năm 2045.
Có thể khẳng định, tất cả thủ đô của các nước phát triển đều có những đại học hàng đầu. Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/05/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đề ra mục tiêu đến năm 2030, Thủ đô Hà Nội phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực; đến 2045 có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Đây là một mục tiêu đầy tham vọng. Sẽ thật khó đạt được nếu Thủ đô Hà Nội không có đại học nào lọt top các đại học hàng đầu thế giới.
GS Nguyễn Đình Đức cho biết, mới đây, có bài báo viết về hiện tượng một số CSGDĐH lớn từ bỏ sân chơi xếp hạng đại học; trong bài, tác giả dùng từ “nhiều” là chưa chính xác. Bản chất xếp hạng đại học là một dạng “kiểm chuẩn” (benchmark) để đối sánh, đảm bảo chất lượng. Có hàng nghìn CSGDĐH đang tham gia không nói đến, mà hễ 1, 2 CSGDĐH không tham gia (vì họ đã từng xếp hạng cao và uy tín) thì lại xoáy vào. Điều này đang tạo nên sự hiểu lầm và bàn lùi trong giáo dục đại học. Điều đáng buồn là nhiều CSGDĐH Việt Nam chưa dám đặt ra mục tiêu tham gia xếp hạng. Việc phản đối và không ủng hộ việc a dua, khai man và bằng mọi cách để “mua” xếp hạng là cần thiết, nhưng nếu không xếp hạng, không theo luật chơi của quốc tế, vào sân chơi của thế giới, giáo dục sẽ khó hội nhập, thậm chí mất phương hướng, vì không có đối sánh sẽ không biết mình đang ở đâu, đang đi đâu, về đâu.
Tóm lại, “các CSGDĐH Việt Nam phải lựa chọn tham gia các bảng xếp hạng đại học, đây là việc làm hết sức cần thiết để hội nhập quốc tế và để thực hiện Luật Giáo dục đại học” – GS Đức nhấn mạnh.
Yên Bái mong muốn có được cơ hội trao đổi, hợp tác với Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt trong đó có Giáo sư, tiến sĩ khoa học Nguyễn Đình Đức- người con quê hương, để đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, 1 trong 3 khâu đột phá chiến lược trong quy hoạch phát triển của tỉnh Yên Bái và được xác định rõ trong Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025.
Tại buổi tiếp, GS,TSKH Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội đã chia sẻ với các đồng chí lãnh đạo tỉnh Yên Bái một số thông tin về nhà trường. Theo đó, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia là một trong những cơ sở đào tạo, nghiên cứu về công nghệ, kỹ thuật hàng đầu cả nước và đang từng bước tiếp cận chuẩn mực quốc tế. Mục tiêu phát triển của Trường là đào tạo cho thị trường một nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức mong muốn qua chuyến thăm và làm việc tại Yên Bái, với sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo tỉnh, đặc biệt là đồng chí Đỗ Đức Duy – Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái cũng đã từng công tác trong ngành GD – ĐT, hai bên sẽ mở ra nhiều cơ hội trao đổi, hợp tác. Qua đó đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ… phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Yên Bái.
Phát biểu tại buổi tiếp, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy bày tỏ vui mừng được đón tiếp đoàn công tác, đặc biệt là GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – người con của quê hương Yên Bái, nguyên là cựu học sinh lớp chuyên Toán khóa 1 của tỉnh Hoàng Liên Sơn.
Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy nhấn mạnh: Quan điểm, định hướng của tỉnh Yên Bái trong nhiệm kỳ xác định phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là 1 trong 3 khâu đột phá chiến lược trong quy hoạch phát triển của tỉnh và được xác định rõ trong Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025 và tỉnh đã có nhiều giải pháp để đẩy mạnh chất lượng nguồn nhân lực, ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề, cơ chế chính sách về nâng cao chất lượng GD-ĐT, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực…
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cũng chia sẻ về một số kết quả nổi bật trong lĩnh vực GD-ĐT của tỉnh Yên Bái với đoàn công tác, đặc biệt là chất lượng giáo dục mũi nhọn. Qua kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia, Yên Bái đứng thứ 5/14 tỉnh vùng trung du và miền núi phía Bắc, đứng thứ 27/63 tỉnh, thành. Tỉnh cũng đã ban hành riêng Đề án về phát triển Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, đồng thời, nỗ lực mời gọi, thu hút nhân tài về các ngành, lĩnh vực của tỉnh với những cơ chế chính sách đãi ngộ riêng.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy trân trọng cảm ơn Đoàn công tác của Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là cá nhân GS.TSKH Nguyễn Đình Đức đã dành sự quan tâm đặc biệt đối với tỉnh Yên Bái. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy khẳng định những mục tiêu mà nhà trường hướng đến trong chuyến công tác lần này hoàn toàn đúng và trúng với những định hướng phát triển của tỉnh. Trên cơ sở đó, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị trong thời gian tới, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội và tỉnh Yên Bái tiếp tục có những trao đổi cụ thể hơn, tiến tới ký kết những nội dung hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh, đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học, công nghệ.
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy tặng Đoàn công tác của Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia cuốn Sách ảnh Đất và Người Yên Bái.
Được biết, Giáo sư Nguyễn Đình Đức là người con của quê hương Yên Bái. Từ năm 2019 đến nay, ông liên tiếp lọt vào top 10.000 nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới và top 100 nhà khoa học hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ; đứng thứ 85 thế giới trong năm 2023. GS,TSKH Nguyễn Đình Đức vừa là nhà khoa học, vừa là nhà giáo đã có nhiều cống hiến cho nền khoa học trong nước và thế giới. Đặc biệt, ông còn được biết đến với vai trò là người thầy mở đường và dẫn dắt các thế hệ học trò hội nhập vào nền khoa học thế giới.
Ông là nhà khoa học có tầm ảnh hưởng quốc tế. Theo kết quả xếp hạng các nhà khoa học có ảnh hưởng nhất trên thế giới của tạp chí PLoS Biology của Hoa Kỳ, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức là 1 trong 2 nhà khoa học Việt Nam đang làm việc trong nước liên tục lọt top 10.000 trong 5 năm liên tiếp từ năm 2019 đến nay, và lọt top 100 – đứng thứ 85 trong danh sách các nhà khoa học hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ (Engineering and Technology) năm 2023.
GS Nguyễn Đình Đức còn thành viên của Hội đồng biên tập của 10 tạp chí quốc tế có uy tín và đã được mời báo cáo tại phiên toàn thể của nhiều hội nghị quốc tế lớn trên thế giới.
Từ năm 2019 đến nay,GS Nguyễn Đình Đức liên tiếp lọt vào top 10.000 nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới và top 100 nhà khoa học hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ (Engineering and Technology) – đứng thứ 85 thế giới trong năm 2023.
Cũng từ nhiều năm nay, GS Nguyễn Đình Đức là người Việt Nam duy nhất đang làm việc trong nước được Research.com xếp hạng nhà khoa học xuất sắc của thế giới trong lĩnh vực Engineering and Technology.
GS Nguyễn Đình Đức cũng là một trong số ít nhà khoa học Việt Nam có tên trong bảng xếp hạng danh giá nhất – 100.000 nhà khoa học được xếp hạng ảnh hưởng nhất thế giới theo thành tựu trọn đời.
Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-UET) là một trong những cơ sở đào tạo hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực Công nghệ và Kỹ thuật. Trải qua hơn 20 năm phát triển, Trường ĐHCN đã xây dựng và phát triển được nhiều chương trình đào tạo tiên tiến, đặc biệt là các chương trình cung cấp kiến thức nền tảng quan trọng cho đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực bán dẫn và vi mạch. Hiện tại Nhà trường là một trong số ít các trường đại học có đủ chương trình đào tạo định hướng bán dẫn và vi mạch từ bậc đại học, thạc sĩ cho đến tiến sĩ.
Ngay từ khi thành lập, với sứ mệnh hàng đầu là “Nghiên cứu phát triển và ứng dụng các lĩnh vực khoa học – công nghệ tiên tiến”, Trường ĐHCN đã sớm triển khai các chương trình đào tạo và nghiên cứu tập trung vào các lĩnh vực có liên quan chặt chẽ với lĩnh vực bán dẫn và vi mạch. Các chương trình đào tạo này có thể kể đến như: Công nghệ Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông, Kỹ thuật máy tính (thuộc khoa Điện tử – Viễn thông), Vật lý kỹ thuật, Kỹ thuật năng lượng (thuộc khoa Vật lý kỹ thuật & Công nghệ Nano), Cơ kỹ thuật, Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử (thuộc khoa Cơ học kỹ thuật & Tự động hóa) v.v. Tham gia giảng dạy các học phần là các giảng viên, chuyên gia và các nhà khoa học uy tín có kinh nghiệm chuyên môn sâu trong lĩnh vực bán dẫn của Nhà trường.
Các chương trình đào tạo này đã được Nhà trường đưa vào giảng dạy trong nhiều năm qua, góp phần đào tạo hàng nghìn nhân lực chất lượng cao có trình độ từ cử nhân, kỹ sư cho tới thạc sĩ, tiến sĩ với trình độ và kỹ năng chuyên môn tốt, tham gia tích cực và hiệu quả vào các công đoạn khác nhau của nền công nghiệp bán dẫn và vi mạch. Trường ĐHCN cũng thường xuyên gửi sinh viên tham gia các chương trình giao lưu trao đổi đào tạo, nghiên cứu, gần nhất là chương trình trao đổi giảng viên và sinh viên do Hiệp hội bán dẫn Đông Nam Á (SEMI SEA) tổ chức tại Malaysia, nhằm khẳng định vị thế cũng như tinh thần hội nhập quốc tế của Nhà trường.
Các sản phẩm thiết kế và chế tạo dựa trên công nghệ bán dẫn phát được phát triển bởi Thầy Cô và sinh viên của các nhóm nghiên cứu tại Trường ĐHCN
Bên cạnh các chương trình đào tạo, Trường ĐHCN trong nhiều năm qua đã ưu tiên đầu tư phát triển mạnh các nhóm nghiên cứu chuyên sâu và các phòng thí nghiệm hiện đại gắn với lĩnh vực nghiên cứu về bán dẫn và vi mạch. Hiện tại, trường có 04 nhóm nghiên cứu mạnh và 04 phòng thí nghiệm đang triển khai nghiên cứu về Thiết kế, chế tạo linh kiện bán dẫn, Hệ thống cơ điện tử tiên tiến, Vật liệu và linh kiện Micro-nano v.v
Các lĩnh vực nghiên cứu về chip/bán của nhà trường có thế mạnh có thể kể đến như: Thiết kế vi mạch tích hợp VLSI, thiết kế chip & hệ thống nhúng, thiết kế chế tạo linh kiện vi cơ điện tử và vi hệ thống, vật liệu và linh kiện nano, công nghệ quang tử, tự động hóa v.v. Các lĩnh vực nghiên cứu này bước đầu đã đạt được các kết quả quan trọng với nhiều sản phẩm được thiết kế và chế tạo dựa trên công nghệ bán dẫn và hàng trăm công trình công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín hàng năm.
Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trường ĐHCN và Tập đoàn Samsung Electronics trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trình độ Thạc sĩ định hướng bán dẫn và vi mạch
Hợp tác giữa Nhà trường và Doanh nghiệp là một trong những chiến lược quan trọng nhằm không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tiếp cận chuẩn quốc tế, nhất là đối với ngành công nghiệp công nghệ cao như bán dẫn và vi mạch. Xác định được tầm quan trọng đó, trường ĐHCN thời gian vừa qua, đã hợp tác với các tập đoàn hàng đầu trên thế giới trong đào tạo và nghiên cứu về bán dẫn và vi mạch như Samsung, Cadence, Qorvo, Synopsys, …Đặc biệt trong đó là thỏa thuận hợp tác ký kết giữa Trường ĐHCN và Tập đoàn Samsung Electronics (Hàn Quốc) nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo nhân tài trình độ Thạc sĩ định hướng bán dẫn và vi mạch. Sự kiện này có ý nghĩa lớn trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp bán dẫn. Hợp tác với tập đoàn công nghệ hàng đầu, với các “ông lớn” như Samsung mang lại cơ hội và giá trị to lớn trong việc triển khai đào tạo, nghiên cứu tiếp cận chuẩn quốc tế và tham gia vào chuỗi cung ứng nhân lực toàn cầu, đáp ứng yêu cầu của đất nước và thế giới về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực bán dẫn và vi mạch.
Sinh viên trường ĐHCN đoạt huy chương bạc tại cuộc thi lập trình viên quốc tế ICPC 2024
Như vậy, có thể thấy trường ĐHCN là một trong những trường đại học hàng đầu Việt Nam, với tầm nhìn xa trông rộng, từ nhiều năm nay đã và đang triển khai toàn diện: từ chương trình đào tạo, xây dựng các phòng thí nghiệm tiên tiến hiện đại, các nhóm nghiên cứu mạnh, và hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn hàng đầu thế giới để triển khai đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao trong lĩnh vực vi mạch và bán dẫn. Bên cạnh đó, phải kể đến thế mạnh lớn nhất của nhà trường là đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản từ nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới, và đặc biệt là chất lượng sinh viên đầu vào – trường ĐHCN là một trong những trường đại học có điểm tuyển sinh đầu vào cao nhất cả nước trong hầu hết tất cả các ngành, lĩnh vực đang đào tạo.
Đó chính là những yếu tố then chốt bảo đảm chất lượng và tạo nên những cú huých tăng trưởng vượt bậc của nhà trường. Năm 2022, lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ của ĐHQGHN “đi sau nhưng về trước” đã vươn lên và xếp hạng top 386 trong bảng xếp hạng QS của thế giới. Sau hơn 10 năm chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, trong năm 2023, quy mô tuyển sinh các ngành thuộc lĩnh vực Kỹ thuật công nghệ đã chiếm 27% trong tổng quy mô tuyển sinh của ĐHQGHN. Lĩnh vực Kỹ thuật Công nghệ, cùng với Y – Dược sẽ là những trụ cột, những đôi cánh để ĐHQGHN phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Lãnh đạo ĐHQGHN, ĐH Bách Khoa, ĐH Đà Nẵng và lãnh đạo trường ĐHCN tại Hội thảo Phát triển nguồn nhân lực CLC ngành công nghiệp chip bán dẫn tại Đà Nẵng, tháng 10/2023
Đứng trước bối cảnh tự chủ đại học và cơ hội hội nhập chưa từng có: từ năm 2023 đến nay, Việt Nam đã mới trở thành đối tác chiến lược toàn diện với những quốc gia phát triển, với các cường quốc như Mỹ (9/2023), Nhật Bản (11/2023) và Australia (2024), cũng như chiến lược phát triển mới của ĐHQGHN và của Quốc gia trong giai đoạn tới, nhà trường đã xác định chiến lược đến năm 2035 sẽ trở thành một trong những trường đại học Công nghệ Kỹ thuật hàng đầu Châu Á và khu vực, với tầm nhìn đến năm 2045 có một số lĩnh vực lọt vào top xếp hạng ranking 200 của thế giới.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn và lãnh đạo nhà trường tại Hội nghị tại Đà Nẵng, tháng 10/2023
Với Truyền thống, sứ mạng và tầm nhìn tương lai, sự quyết tâm và đồng lòng mạnh mẽ của tập thể cán bộ giảng viên và sinh viên của nhà trường, cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, của các bộ ngành và ĐHQGHN tới lĩnh vực Kỹ thuật Công nghệ, trong đó có lĩnh vực bán dẫn và vi mạch, sẽ là tiền đề để trường ĐHCN tiếp tục tăng cường mở rộng quy mô đào tạo, định hướng nghiên cứu chuyên sâu, đồng thời kết hợp với các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của xã hội; góp phần vào sự thành công của ngành công nghiệp bán dẫn, tạo ra thế hệ tài năng mới của Việt Nam trong tương lai; xứng đáng là cơ sở đào tạo hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và kỹ thuật.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN
Đây là năm thứ 3 liên tiếp, Giáo sư Nguyễn Đình Đức, quê ở phường An Phụ, thị xã Kinh Môn (Hải Dương) lọt vào bảng xếp hạng 10.000 nhà khoa học hàng đầu thế giới.
Việt Nam có 5 người lọt vào bảng xếp hạng top 10.000 nhà khoa học hàng đầu thế giới do Tạp chí PLoS Biology của Mỹ vừa công bố, trong đó có Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Đình Đức (sinh năm 1963, quê ở phường An Phụ, Kinh Môn), Trưởng ban Đào tạo đại học và sau đại học Đại học Quốc gia Hà Nội.
Giáo sư Đức đứng đầu trong số 5 nhà khoa học lọt vào top 10.000 với xếp hạng 5.949 thế giới và đứng thứ 96 thế giới trong lĩnh vực Engineering (kỹ thuật, ngành kỹ sư). Đây là năm thứ ba liên tiếp, giáo sư lọt vào top 10.000 nhà khoa học hàng đầu thế giới.
Bảng xếp hạng này do nhóm nhà khoa học uy tín hàng đầu của Đại học Stanford (Mỹ) nghiên cứu và công bố trên tạp chí PLoS Biology. Nhóm nhà khoa học dùng cơ sở dữ liệu của Scopus từ năm 1960 đến tháng 8.2021 để lọc từ hơn 7 triệu nhà khoa học chọn vào top 100.000 người có ảnh hưởng nhất và sau đó chọn ra 10.000 nhà khoa học hàng đầu. Các nhà khoa học trên thế giới được phân chia vào 22 lĩnh vực khoa học, 176 lĩnh vực phụ (ngành/chuyên ngành).