Nhà khoa học Việt vào top xếp hạng ảnh hưởng nhất thế giới 2020

Mới đây, Tạp chí PLoS Biology của Hoa Kỳ công bố danh sách 10.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới trong năm 2020. Trong công bố này có 22 nhà khoa học Việt Nam.

Theo thứ tự trong bảng xếp hạng này, đứng đầu trong các nhà khoa học Việt Nam là GS. Nguyễn Đình Đức (ĐHQGHN) – xếp hạng 5798 thế giới; GS. Nguyễn Xuân Hùng (ĐH Công nghệ Tp. HCM) – xếp hạng 6996 và PGS. Lê Hoàng Sơn (ĐHQGHN) – xếp hạng 9261 thế giới.

Đây cũng là 3 người lọt vào top 100.000 nhà khoa học xuất sắc nhất của thế giới 2019. Ngoài 3 nhà khoa học tiêu biểu trên, danh sách còn có 19 nhà khoa học khác. Những kết quả đáng tự hào này khẳng định sự lớn mạnh và vị thế của các nhà khoa học Việt Nam được ghi nhận trong cộng đồng khoa học quốc tế

Theo VTC

3 nhà khoa học Việt vào top xếp hạng có tầm ảnh hưởng nhất thế giới 2020

Ngày 08/11/2020, Tạp chí PLoS Biology của Hoa Kỳ công bố danh sách 100,000 nhà khoa học hàng đầu trên thế giới có ảnh hưởng lớn nhất năm 2020.

3 nhà khoa học Việt vào top xếp hạng có tầm ảnh hưởng nhất thế giới 2020 - 1

3 nhà khoa học xuất sắc Việt Nam vào top bảng xếp hạng các nhà khoa học có tầm ảnh hưởng thế giới năm 2020

Tác giả của công bố này là nhóm Metrics của Jeroen Baas và các cộng sự. Theo đó, nhóm tác giả đã dùng cơ sở dữ liệu của Scopus từ 1960 đến 2019 trong 7 triệu nhà khoa học và lọc ra top 100.000 người có ảnh hưởng nhất.

Tiếp theo kết quả nghiên cứu của năm trước, Tạp chí PLoS Biology đã cập nhật dữ liệu tới hết năm 2019 và công bố xếp hạng thông qua nghiên cứu “Updated science-wide author databases of standardized citation indicators” của Jeroen Baas và cộng sự.

Nghiên cứu không có sự thay đổi trong công cụ đo lường khi nhóm nghiên cứu vẫn xây dựng cơ sở dữ liệu của 100.000 nhà khoa học được trích dẫn nhiều nhất (từ nguồn dữ liệu của Scopus) và xếp hạng của họ dựa vào sáu chỉ số về trích dẫn: tổng số trích dẫn; chỉ số Hirsch h-index; chỉ số Schreiber hm-index; số trích dẫn cho các bài báo được đăng với tư cách là tác giả duy nhất (single author); số trích dẫn cho các bài báo là tác giả duy nhất hoặc tác giả đầu tiên (first author) và số trích dẫn cho các bài báo là tác giả duy nhất, đầu tiên hoặc cuối cùng (last author).

Cùng với đó, các nhà khoa học được phân chia vào 22 lĩnh vực khoa học và 176 lĩnh vực phụ (ngành/chuyên ngành).

Trong công bố của năm nay, đã có 22 nhà khoa học người Việt đang công tác tại Việt Nam lọt top 100.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới trong năm 2020.

Theo thứ tự trong bảng xếp hạng này, đứng đầu trong các nhà khoa học Việt Nam là GS. Nguyễn Đình Đức (ĐHQGHN) – xếp hạng 5798 thế giới; GS. Nguyễn Xuân Hùng (ĐH Công nghệ Tp. HCM) – xếp hạng 6996 và PGS. Lê Hoàng Sơn (ĐHQGHN) – xếp hạng 9261 thế giới.

Đây cũng là 3 người lọt vào top 10.000 nhà khoa học xuất sắc nhất của thế giới 2019.

Tiếp đến trong danh sách này là Bùi Diệu Tiên (ĐH Tôn Đức Thắng) -13.899, Hoàng Anh Tuấn (ĐH Giao thông TP Hồ Chí Minh) -16.694, Trần Phan Lam Sơn (ĐH Duy Tân) -22.075, Phạm Thái Bình (ĐH Duy Tân) -23.198, Trần Hải Nguyên (ĐH Duy Tân)-25.844, Phạm Viết Thanh (ĐH Tôn Đức Thắng) – 44.947, Nguyễn Thời Trung (ĐH Tôn Đức Thắng) -49.295,

Hoàng Đức Nhật (ĐH Duy Tân)- 50.345, Nguyễn Trung Kiên (ĐH Xây Dựng) -51.072, Nguyễn Thị Kim Oanh (ĐH Tôn Đức Thắng) – 62.494, Thái Hoàng Chiến (ĐH Tôn Đức Thắng) – 64.983, Võ Xuân Vinh (ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh) – 67.902;  Trần Ngọc Hân (ĐH Duy Tân)-73.924, Đinh Quang Hải (ĐH Tôn Đức Thắng) -79.737, Nguyễn Văn Hiếu (ĐH Phenikaa) – 82.061, Phạm Văn Hùng (ĐH Quốc tế, ĐHQG Hồ Chí Minh) – 85.932, Trần Đình Phong (ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội) 90.842 và Phan Thanh Sơn Nam (ĐH Công nghệ TP Hồ Chí Minh) – 92.886…

Đặc biệt, trong năm nay, có 2 nhà khoa học Việt Nam đang làm việc cơ hữu trong nước  đã lọt vào bảng xếp hạng danh giá nhất – 100.000 nhà khoa học được xếp hạng ảnh hưởng thế giới theo thành tựu trọn đời là GS Nguyễn Xuân Hùng (ĐH Công nghệ Tp. HCM)  và GS Nguyễn Đình Đức (ĐHQGHN).

Những kết quả đáng tự hào này khẳng định sự lớn mạnh và vị thế của các nhà khoa học Việt Nam được ghi nhận trong cộng đồng khoa học quốc tế. Và cũng là thành quả của sự đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học của Việt Nam trong những năm gần đây.

Hồng Hạnh – Dân trí

Cuộc thi: Thiết kế logo bộ môn CN XD-GT

NỘI DUNG CUỘC THI

Cuộc thi thiết kế Logo  mong muốn tìm kiếm những ý tưởng thiết kế mới lạ, ấn tượng và phù hợp với Bộ môn Công nghệ Xây dựng-Giao thông

Sản phẩm thiết kế Logo cần thể hiện các nội dung sau:

– Thể hiện được tính chất ngành

  • Hoạt động trong lĩnh vực xây dựng – giao thông
  • Hiện đại, kết nối.

– Thể hiện giá trị bản sắc

  • Sáng tạo, chủ động , phát triển
  • Trung thực, uy tín.
  • …………

– Màu sắc chủ đạo: Tuỳ chọn

– Yêu cầu về thiết kế:

Một Logo đẹp cần thỏa mãn những điều kiện sau :

  • Thứ nhất, TÍNH TÍN HIỆU

Tính tín hiệu là một trong những chức năng quan trọng trong tiêu chí của Bộ Môn. Trong thời đại cạnh tranh thị trường quyết liệt như hiện nay, hàng ngày người tiêu dùng phải đón nhận vô số thông tin phức tạp, nhìn thấy vô số Logo khác nhau, do đó chỉ có những Logo nào thật sự rõ ràng, dễ phân biệt, dễ nhớ, có ý nghĩa biểu tượng cho nghề nghiệp và thiết kế đẹp thì mới có thể thu hút sự chú ý và tạo sự ” nỗi trội ” giữa các đối thủ cùng ngành. Nhìn vào Logo có thể giúp mọi người biết được bộ môn này khác với các bộ môn khác.

  • Thứ hai, TÍNH LÃNH ĐẠO

Logo là tiêu chí thị giác của bộ môn, là trung tâm truyền đạt thị giác, cũng là nơi truyền đi mọi tính hiệu phát triển của công ty. Trong hệ thống nhận biết thị giác, màu sắc, tạo thành và cách ứng dụng của Logo trực tiếp quyết định các yếu tố nhận biết khác. Sự hình thành yếu tố nhận biết khác đều phát triển dựa trên tiêu chí Logo. Địa vị lãnh đạo của Logo thể hiện rõ trong mọi hoạt động và phương châm của bộ môn, cho thấy rõ Logo có tác dụng lãnh đạo mang tính quyền uy.

  • Thứ ba, TÍNH THỐNG NHẤT

Logo đại diện cho nét đặc sắc văn hóa, khuynh hướng giá trị và phương châm của bộ môn, phản ảnh rõ ý tưởng và đặc điểm giảng dạy của bộ môn, tượng trưng cho tinh thần của Bộ môn. Logo được mọi người đón nhận, đồng nghĩa với việc bộ môn được yêu thích và ủng hộ, do đó, Logo của bộ môn phải sát thực tế. Logo chỉ đẹp ở vẽ bề ngoài, mà không mang ý nghĩa thì có thể ảnh hưởng xấu tới hình tượng của bộ môn.

  • Thứ tư, TÍNH NỘI DUNG

Cùng với việc liên tục truyền đi thông tin và ý nghĩa của bộ môn, nội dung của Logo cũng ngày một phong phú hơn. Hoạt động giảng dạy, hoạt động của bộ môn được mọi người đón nhận và ghi nhớ trong đầu thông qua phù hiệu Logo, sau nhiều ngày trôi qua, khi Logo này một lần nữa xuất hiện trở lại thì moi người sẽ liên tưởng tới bộ môn. Do đó có thể thấy, Logo chính là chiếc cầu nối giữa bộ môn và sinh viên .

  • Thứ năm, TÍNH CẢI CÁCH

Cùng với sự phát triển của thời đại, diễn biến của lịch sử và sự thay đổi của bối cảnh xã hội, Logo đầu tiên có thể không phù hợp với hoàn cảnh hiện tại, do đó cần phải thay đổi Logo cho phù hợp với xu thế của thời đại và tương lai nhưng vẫn có tính bền vững .

Tóm lại, Logo là nguyên tố quan trọng đòi hỏi phải phù hợp với bộ môn và gắn kết mật thiết với mọi hoạt động giảng dạy của bộ môn Công nghệ xây dựng – giao thông.

  • Truyền tải được thông điệp, nhận diện của bộ môn
  • Logo ý nghĩa, ấn tượng.
  • Thể hiện sự hài hòa, thẩm mỹ của mẫu thiết kế.
  • Biểu trưng logo không vi phạm các yếu tố thuần phong mỹ tục Việt Nam. Không sao chép, trùng lắp với bất kì hình ảnh, biểu trưng nào ở trong và ngoài nước, hợp phong thuỷ.
  • Logo chưa tham dự cuộc thi nào, chưa xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng hay tranh chấp bản quyền.
  • Khả năng ứng dụng trên các chất liệu ( thi công, in ấn,…)

ĐỐI TƯỢNG DỰ THI

– Tất cả các bạn sinh viên có đam mê về thiết kế đều có thể tham gia.

– Không giới hạn số lần gửi tác phẩm dự thi của mỗi cá nhân.

GIẢI THƯỞNG

– 01 Giải Đặc biệt ( do các thầy cô bình chọn ) trị gía: 1.000.000 VNĐ

– 01 Giải Nhất ( do lượt bình chọn của sinh viên ) trị giá 500.000 VNĐ ( các bài dự thi sẽ đăng trên page của Liên chi Đoàn Thanh niên. Mỗi lượt like + 1 điểm, share + 3 điểm. Ai có số điểm cao hơn sẽ đạt giải. Trong trường hợp có số điểm bằng nhau sẽ tính số lượt share bài dự thi đó).

– 02 Giải khuyến khích trị giá 250.000 VNĐ

CÁCH THỨC THAM DỰ

Bài dự thi gồm có:

  1. Mẫu thiết kế logo:

–  Định dạng file: AI/PSD/AUTOCAD + JPEG/PNG

  • Chế độ màu: CMYK, RGB
  • Độ phân giải 150 dpi
  • Dung lượng: <3M

–  Các thông số:

  • Các loại font chữ sử dụng
  • Tỷ lệ bố cục logo (ngang, dọc)
  • Thông số màu sắc
  1. Bản mô tả ý tưởng Logo định dạng PDF, dung lượng < 1M.

Logo có chỉ dẫn thiết kế chi tiết: kích thước, hình dáng, đường nét, màu sắc, chữ viết. Phần nền có thể sử dụng bất kỳ màu sắc nào. Độ dày của hạt mực, các chỉ số màu đối với từng điểm, đường, mảng miếng phải được quy định chi tiết theo thông số kỹ thuật.

– Quy chuẩn Logo

– Logo trên nền màu quy chuẩn

THỜI GIAN DỰ THI

– Từ  26/10/2020 – 14/11/2020 : Nhận bài dự thi.

– Ngày 14/11/2020: Công bố kết quả và trao giải thưởng.

Kết quả của cuộc thi sẽ được thông báo trên Website/Fanpage chính thức của Bộ môn Công nghệ Xây dựng – Giao thông.

BẢN QUYỀN VÀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ

  1. Tác giả dự thi phải chịu trách nhiệm về tác phẩm của mình sáng tác. Logo có khả năng đăng ký sở hữu trí tuệ, không trùng lắp với bất kỳ hình ảnh biểu trưng Logo) nào đã có trong nước và quốc tế.
  2. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền tác giả sau khi công bố giải thưởng, Ban tổ chức sẽ thu hồi giải thưởng và huỷ bỏ kết quả đã công bố đối với tác phẩm đó; đồng thời không chịu trách nhiệm khi có xảy ra tranh chấp quyền tác giả của tác phẩm.
  3. Sau khi trao giải, tác giả không được sử dụng mẫu thiết kế Logo đã đạt giải tại cuộc thi này để sử dụng vào mục đích khác khi chưa có sự đồng ý của Ban tổ chức.
  4. Ban tổ chức không trả lại các mẫu tham gia dự thi dù có đạt giải hay không.
  5. Đối với tác phẩm đạt giải, quyền tác giả sẽ thuộc về Bộ môn Công nghệ Xây dựng – Giao thông có toàn quyền sử dụng, điều chỉnh thiết kế.

Ban Tổ chức trân trọng thông báo và kính mời các bạn sinh viên nhiệt tình tham gia để Cuộc thi thành công tốt đẹp!

CHÀO ĐÓN TÂN SINH VIÊN K65XD

Trong không khí chào đón tân sinh viên k65 của trường đại học Công nghệ. Bộ môn Công nghệ Xây dựng – Giao thông đã tổ chức buổi giao lưu chào đón tân sinh viên K65XD ngày 14-10-2020.

Tham dự buổi lễ về phía Trường ĐHCN – ĐHQGHN có GS.TS. Chử Đức Trình – Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Nhà trường, GS. TSKH Nguyễn Đình Đức – Trưởng ban Đào tạo – Đại học Quốc gia Hà Nội (chủ nhiệm BM), TS. Bùi Ngọc Thăng – Trưởng phòng Công tác sinh viên TS. Phan Lê Bình – Chuyên gia JICA, Giảng viên Trường Đại học Việt Nhật – Đại học Quốc gia Hà Nội, cùng ban lãnh đạo và các giảng viên nhà trường.

Đại diện doanh nghiệm tham dự, có TS. Hà Minh – Tổng giám đốc công ty CONINCO, Th.S Đậu Thị Thu Đan – Phó Trưởng phòng Phòng Kinh Doanh công ty CONINCO.

Trong buổi lễ, GS. TSKH Nguyễn Đình Đức đã có bài phát biểu chào mừng các tân sinh viên của trường. Giáo sư đã giới thiệu đến sinh viên K65 về những thành tích trong đào tạo, nghiên cứu và đội ngũ cán bộ, giảng viên của Nhà trường. Đồng thời Giáo sư cũng giới thiệu đến các bạn sinh viên các chương trình đào tạo độc đáo và là thế mạnh của trường, kết hợp với các hoạt động hợp tác đào tạo và chuyển giao công nghệ của nhà trường với các trường Đại học hàng đầu đến từ Nhật Bản, Úc… Thông qua đây, Giáo sư mong muốn chuyển tải đến sinh viên lòng tự hào khi được học tập dưới mái trường ĐHCN.

GS. TSKH Nguyễn Đình Đức - Trưởng ban Đào tạo – Đại học Quốc gia Hà Nội phát biểu tại buổi lễGS.TSKH Nguyễn Đình Đức phát biểu tại buổi lễ

ại buổi lễ, TS. Hà Minh đã có bài thuyết trình chủ đề “Xu hướng và hướng nghiệp trong ngành xây dựng trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”. Bài thuyết trình đem đến một phần góc nhìn thực tiễn xuất phát từ nghiệp vụ sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và của CONINCO nói riêng trước nhu cầu chuyển biến mạnh mẽ cả về nghiên cứu phát triển kỹ thuật công nghệ, cả về phát triển đào tạo nhân sự chất lượng trong thời đại công nghệ 4.0. Với mong muốn đưa ra những định hướng và đem đến cái nhìn tổng quan cho các sinh viên về ngành xây dựng nói chung và cơ hội tìm kiếm nghề nghiệp nói riêng trong bối cảnh hiện nay, TS. Hà Minh đã có những chia sẻ thực tế về thách thức mà các kỹ sư sẽ phải đối mặt trước sự phát triển ngày càng tăng của công nghệ, đặt ra những yêu cầu mới cho chất lượng nguồn nhân lực. Từ đó, TS. Hà Minh đã đưa ra đề xuất và giải pháp trong đó nhấn mạnh sự cần thiết của việc phối hợp giữa Nhà trường và Doanh nghiệp trong đào tạo nhân lực phục vụ cách mạng công nghiệp 4.0. TS. Hà Minh muốn gửi đến các sinh viên rằng bên cạnh việc trau dồi kiến thức trong học tập, các bạn cần niềm đam mê đối với nghiên cứu khoa học, phát triển các kỹ năng mềm cũng như nâng cao trình độ ngoại ngữ để đáp ứng được yêu cầu của thời đại hội nhập quốc tế.

TS. Hà Minh – Tổng giám đốc CONINCO chia sẻ tại buổi lễTS Hà Minh chia sẻ tại buổi lễ
GS. TSKH Nguyễn Đình Đức - Trưởng ban Đào tạo – Đại học Quốc gia Hà Nội (bên trái) tặng hoa TS. Hà Minh – Tổng giám đốc CONINCO (bên phải)

GS. TSKH Nguyễn Đình Đức – chủ nhiệm BM CN XD-GT (bên trái) tặng hoa TS. Hà Minh – Tổng giám đốc CONINCO (bên phải)

Phát biểu tại buổi lễ, là một chuyên gia về giao thông, TS. Phan Lê Bình – Chuyên gia JICA, Giảng viên Trường Đại học Việt Nhật đã có những chia sẻ thực tiễn về vấn đề đang rất được quan tâm, đó là về an toàn giao thông trong bối cảnh hiện nay. Tiến sĩ đã đề cập đến các vấn nạn khi tham gia giao thông cũng như các phương thức để tham gia giao thông một cách an toàn, giảm thiểu rủi ro đến các bạn sinh viên. Ngoài ra, cũng cùng chia sẻ với các diễn giả tại buổi lễ. TS. Phan Lê Bình cho rằng ngoài việc trau dồi kiến thức học tập, trong mỗi sinh viên chúng ta phải có hoài bão, phải đặt mình trong tâm thế chủ động đón đầu xu thế và yêu cầu của thị trường lao động mới tạo ra được giá trị cho bản thân và tạo ra được sự thành công trong tương lai.

GS. TSKH Nguyễn Đình Đức - Trưởng ban Đào tạo – Đại học Quốc gia Hà Nội (bên trái) tặng hoa TS. Phan Lê Bình - Chuyên gia JICA, Giảng viên Trường Đại học Việt Nhật (bên phải)

GS. TSKH Nguyễn Đình Đức – chủ nhiệm BM CN XD-GT (bên trái) tặng hoa TS. Phan Lê Bình – Chuyên gia JICA, Giảng viên Trường Đại học Việt Nhật (bên phải)

Trường Đại học Công nghệ là đối tác chiến lược của CONINCO. Hai bên đã ký kết Biên bản ghi nhớ nhằm thúc đẩy hợp tác toàn diện trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Với phương châm con người là cốt lõi, CONINCO luôn giữ mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các trường đại học trong và ngoài nước. CONINCO luôn sẵn sàng hỗ trợ sinh viên, học viên trong hoạt động thực hành, thực tập và là một trong những địa chỉ tuyển dụng sinh viên, học viên làm việc trong tương lai. Hàng năm CONINCO vẫn tổ chức các chương trình cấp học bổng và cử cán bộ tham gia các chương trình đào tạo tại nước ngoài nhằm nâng cao chuyên môn và trình độ đội ngũ cán bộ công ty. Hy vọng, CONINCO và Trường ĐHCN – ĐHQGHN sẽ có những hợp tác sâu rộng hơn nữa trong tương lai.

Tổng Giám đốc CONINCO TS. Hà Minh chụp ảnh kỷ niệm cùng đại diện lãnh đạo nhà trường và tân sinh viênCán bộ BM CN XD-GT chụp ảnh kỷ niệm cùng các khách mời

Các thầy cô chụp ảnh cùng sinh viên BM CN XD-GT