Bộ môn Công nghệ Xây dựng - Giao thông
Trường Đại học Công nghệ - ĐHQGHN
Các bài viết mới nhất
Nghị quyết 57 – NQ/TW là động lực để các nhà khoa học, các bạn trẻ cống hiến, dấn thân đổi mới sáng tạo
Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia ban hành quá đúng, quá trúng và kịp thời. Quyết tâm của đồng chí Tổng Bí thư và Bộ Chính trị thực sự là động lực để các nhà […]
Nghị quyết 57-NQ/TW thể hiện khát vọng quyết tâm vươn lên của dân tộc Việt Nam
Q/TW do Bộ chính trị ban hành nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu, chuyên gia Giáo dục Nghị quyết như kim chỉ nam, ngọn đuốc soi đường dẫn lỗi cho sự phát triển của Khoa học công nghệ nước nhà. Nghị quyết 57-NQ/TW về đột […]
TỔNG BÍ THƯ TÔ LÂM GẶP MẶT VÀ TRI ÂN CÁC NHÀ GIÁO NHÂN NGÀY 20-11
Sáng ngày 18/11/2024 Tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Tổng bí thư Tô Lâm gặp mặt đại diện các nhà giáo, các nhà quản lý giáo dục của ngành giáo dục toàn quốc nhân ngày 20.11. Đây là vinh dự, là sự động viên to lớn với ngành giáo dục Việt Nam, với đội […]
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN tham gia Ủy ban Trung ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam khóa X (2024-2029)
Sáng 17/10/2024, Đại hội Đại biểu Toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X nhiệm kỳ 2024-2029 đã khai mạc tại Trung tâm Hội nghị Quốc Gia. Về dự Đại hội có 1.052 đại biểu đại diện cho các tầng lớp nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội, các giai […]
Giáo sư người Việt Nam tham gia Hội đồng Khoa học của Tạp chí quốc tế Acta Mechanica
Mới đây, cuối tháng 9-2024, Giáo sư Nguyễn Đình Đức – Đại học Quốc gia Hà Nội chính thức đại diện cho Việt Nam trở thành thành viên của Editorial Advisory Board của tạp chí quốc tế ISI lâu đời và uy tín của ngành Cơ học: Acta Mechanica. Được thành lập từ năm 1965 […]
Giáo sư Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ tiếp tục lọt vào top 100 nhà khoa học có tầm ảnh hưởng thế giới năm 2024 trong lĩnh vực Engineering
Mới đây, ngày 17/9/2024, Nhà xuất bản Elsevier vừa công bố danh sách xếp hạng các nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới. Danh sách này được xây dựng bởi nhóm các nhà khoa học của Đại học Stanford (Mỹ), dựa trên căn cứ khai thác cơ sở dữ liệu Scopus. Trong danh […]
9 GS, TS Việt lọt top 10.000 nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới 2024
Nhà xuất bản Elsevier vừa công bố danh sách xếp hạng các nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới. Các nhà khoa học được phân chia vào 22 lĩnh vực khoa học và 176 lĩnh vực phụ (ngành/chuyên ngành). Danh sách này được nhóm các nhà khoa học của Đại học Stanford (Mỹ) […]
Tôn vinh GS Nguyễn Đình Đức: Nhà khoa học có tầm ảnh hưởng quốc tế
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội), nhà khoa học có tầm ảnh hưởng quốc tế được tôn vinh trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2024. GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ […]
Từ chàng trai tỉnh lẻ đến kỹ sư hãng chip hàng đầu thế giới
(Dân trí) – Sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, Trịnh Đức Trường đầu quân cho Micron Technology chi nhánh Nhật Bản. Đây là công ty sản xuất chip nhớ hàng đầu thế giới của Mỹ. Trịnh Đức Trường (SN 1992) hiện sinh sống và làm việc tại tập đoàn Micron Technology […]
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ được tôn vinh là trí thức KHCN Việt Nam tiêu biểu năm 2024
Ngày 30/7/2024, Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã ra quyết định số 645/QĐ-LHHVN công nhận danh hiệu “Trí thức Khoa học và Công nghệ tiêu biểu” của Việt Nam năm 2024. GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ là một trong những trí […]
Điểm chuẩn đại học năm 2024 có thể cao hơn năm trước ở tất cả tổ hợp
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức nhận định, nếu không có sự biến động lớn về tỷ lệ chỉ tiêu dành cho việc xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT, điểm đầu vào xét tuyển đại học năm nay sẽ cao hơn năm trước ở tất cả các tổ hợp và có thể chênh từ 1 – 3 […]
Tự động hóa và Tin học đóng vai trò then chốt trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
GDVN -Kỹ sư Tự động hóa và Tin học luôn có thu nhập cao và không bao giờ bị thất nghiệp trong thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai. Đặc trưng của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 có ba trụ cột quan trọng nhất: Công nghệ thông tin – Tự động hóa – Trí […]
Ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng: Gắn kết lý thuyết với thực hành
GDVN – Trường ĐH Công nghệ – ĐHQGHN đào tạo kỹ sư chất lượng cao ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng, đáp ứng yêu cầu thị trường trong và ngoài nước. Ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của mọi quốc gia. Đặc biệt […]
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức: Chuyện thú vị về nhà khoa học có thẻ nhà báo
Thật thú vị khi GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức, thành viên Hội đồng biên tập Tạp chí quốc tế về Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ (top 5% thế giới) và một số tạp chí khoa học quốc tế uy tín khác cũng là một nhà báo. GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội […]
Giáo Sư Nguyễn Đình Đức: Đem Ngọn Lửa Nga Thắp Khát Vọng Khoa Học Việt
Là tiến sĩ khoa học trưởng thành trong cái nôi khoa học của thế giới, Đại học Tổng hợp Lomonosov. Ông đã có những đóng góp lớn cho nền khoa học, giáo dục nước nhà. Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Công nghệ, Đại […]
Giáo sư Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ tiếp tục dẫn đầu lĩnh vực Kỹ thuật Công nghệ trong bảng xếp hạng năm 2024
Bốn nhà khoa học của ĐHQGHN tiếp tục có tên trong bảng xếp hạng của thế giới và dẫn đầu Việt Nam với 3 lĩnh vực trong năm 2024 là: GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ; GS.TS Phạm Hùng Việt, PGS.TS Từ Bình Minh – lĩnh vực Khoa học […]
Giáo sư Nguyễn Đình Đức làm Chủ tịch hội đồng Giáo sư cơ sở Trường ĐH Công nghệ
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội vừa được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư của nhà trường. Chiều 13.5, Hội đồng Giáo sư cơ sở Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội đã họp […]
Tự động hóa và Tin học đóng vai trò then chốt trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
GDVN -Kỹ sư Tự động hóa và Tin học luôn có thu nhập cao và không bao giờ bị thất nghiệp trong thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai. Đặc trưng của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 có ba trụ cột quan trọng nhất: Công nghệ thông tin – Tự động hóa – Trí […]
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Vì sao phải xếp hạng đại học?
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội – ĐHQGHN), nguyên Trưởng ban Đào tạo của ĐHQGHN đã đưa ra một số lý do mà các cơ sở giáo dục đại học (CSGDĐH) cần thiết phải tham gia xếp hạng đại học. GS […]
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy tiếp Giáo sư, tiến sĩ khoa học Nguyễn Đình Đức cùng đoàn công tác Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội
Yên Bái mong muốn có được cơ hội trao đổi, hợp tác với Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt trong đó có Giáo sư, tiến sĩ khoa học Nguyễn Đình Đức- người con quê hương, để đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, 1 trong […]
Giáo sư Nguyễn Đình Đức: Trường Đại học Công nghệ sẵn sàng cho đào tạo nhân lực lĩnh vực bán dẫn và vi mạch
Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-UET) là một trong những cơ sở đào tạo hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực Công nghệ và Kỹ thuật. Trải qua hơn 20 năm phát triển, Trường ĐHCN đã xây dựng và phát triển được nhiều chương trình đào tạo tiên tiến, […]
Professor Nguyen Dinh Duc – the aspiring educator who led the Vietnamese emerging generation to the global scientific world
Professor Nguyen Dinh Duc, University of Engineering and Technology, Vietnam National University (VNU), is well-known as a scientist and an educator who has contributed to the field of science nationally domestically and internationally. He is especially known for his role as an educator, introducing who introduce the international world of science to different generations of Vietnamese […]
Giáo sư Nguyễn Đình Đức trở thành thành viên ban biên tập tạp chí về khoa học công nghệ hàng không vũ trụ của quốc tế
Đầu tháng 3-2024, Giáo sư Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội), Phó Chủ tịch Hội Cơ học Việt Nam, Giám đốc Phòng thí nghiệm Vật liệu và Kết cấu tiên tiến đã rất vinh dự vừa chính thức trở thành thành viên […]
GS Nguyễn Đình Đức: Việt Nam đã chạm một tay vào ngành sản xuất chip bán dẫn
Sản xuất chip bán dẫn là con đường đưa Việt Nam trở thành quốc gia thịnh vượng. GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, nhà khoa học Việt Nam duy nhất được cộng đồng khoa học thế giới xếp vào danh sách top 100 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất trong lĩnh vực Kỹ thuật – Công […]
Kiến nghị có cơ chế đặc thù về tuổi nghỉ hưu đối với giáo sư, phó giáo sư
GS Nguyễn Đình Đức cho rằng NĐ 50/2022/NĐ-CP gây ra nhiều vấn đề trong quá trình đào tạo và tình trạng chảy máu chất xám từ công sang tư. Theo thống kê của Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, năm 2023, trong gần 82.000 giảng viên đại học, có 711 giáo sư (chiếm […]
Người thầy thắp sáng ước mơ, mở đường cho thế hệ trẻ hội nhập với nền khoa học thế giới
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc Gia Hà Nội (ĐHQGHN) vừa là nhà khoa học, vừa là nhà giáo đã có nhiều cống hiến cho nền khoa học trong nước và thế giới. Đặc biệt, ông còn được biết đến với vai trò là người thầy mở đường […]
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức: Phát triển ngành chíp bán dẫn: Cần có chính sách cho doanh nghiệp và nguồn nhân lực
Để thúc đẩy ngành chip bán dẫn cần làm tốt 4 yếu tố gồm chiến lược phát triển, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng – nguồn lực và các cơ chế chính sách liên quan. GS.TSKH Nguyễn Đình Đức CT Hội đồng Trường – Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà […]
GS.TS Nguyễn Đình Đức làm Chủ nhiệm Câu lạc bộ mạng lưới đảm bảo chất lượng giáo dục ĐH Việt Nam
TPO – Hôm nay, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN tổ chức Hội thảo khoa học “ Nhận diện những nhân tố mới trong đảm bảo chất lượng giáo dục đại học Việt Nam” và ra mắt Câu lạc bộ đảm bảo […]
Ra mắt Câu Lạc bộ đảm bảo chất lượng giáo dục đại học Việt Nam
Ngày 20.12.2023, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức lễ ra mắt Câu Lạc Bộ đảm bảo chất lượng giáo dục đại học Việt Nam và tổ chức Hội thảo khoa học “Nhận diện những nhân tố […]
Nhận diện những nhân tố mới trong đảm bảo chất lượng giáo dục đại học
GD&TĐ – Ngày 20/12 tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo ‘Nhận diện những nhân tố mới trong đảm bảo chất lượng giáo dục đại học’. Hội thảo “Nhận diện những nhân tố mới trong đảm bảo chất lượng giáo dục đại học” và ra mắt Câu lạc bộ mạng lưới Bảo đảm chất […]
Chuẩn đầu ra và ngoại ngữ là những khâu còn yếu của các trường đại học
Các trường đại học (ĐH) đang tích cực kiểm định các chương trình đào tạo. Về tổng thể có 3 yếu tố được đánh giá cao nhất là đội ngũ giảng viên, đội ngũ nhân viên, người học và hoạt động hỗ trợ người học. Các yếu tố còn yếu cần cải thiện là chuẩn […]
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Chủ nhiệm Khoa để lại dấu ấn trong hành trình 30 năm phát triển của ĐHQGHN
Được thành lập theo Nghị định số 97/CP ngày 10/12/1993 của Chính phủ với sứ mạng là đại học trọng điểm quốc gia – một trung tâm đào tạo chất lượng cao, trình độ cao gắn với nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức và công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, ngang tầm […]
Trường ĐH Công nghệ và khát vọng trở thành đại học tiên tiến của châu Á
GDVN- Mục tiêu đến năm 2045, Trường ĐH Công nghệ trở thành một trung tâm xuất sắc, đi đầu trong đào tạo tài năng, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Sáng ngày 28/11, Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Lễ Công bố Chiến lược phát […]
Chiến lược phát triển Trường Đại học Công nghệ đến năm 2035, tầm nhìn năm 2045: Đại học nghiên cứu, đổi mới sáng tạo tiên tiến của châu Á
Ngày 28/11/2023, Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-UET) đã trang trọng tổ chức Lễ công bố Chiến lược phát triển Trường Đại học Công nghệ đến năm 2035, tầm nhìn 2045. Tham dự buổi lễ về phía ĐHQGHN có PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn – Trưởng ban Đào tạo; […]
Trường Đại học Công nghệ làm việc với GS. John Ekaterinaris (USA) – Tổng Biên tập Tạp chí Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ về lĩnh vực cơ học tính toán và công nghệ hàng không vũ trụ
Nhận lời mời của GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức và Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ (ĐHCN), Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), ngày 22/11/2023, GS. John Ekaterinaris (USA) – Tổng Biên tập Tạp chí Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ (Q1, top 5%), đã sang thăm Trường ĐHCN để thực […]
GS Nguyễn Đình Đức : Nghị quyết 29 có ý nghĩa lịch sử với giáo dục Việt Nam
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức đã chỉ ra 4 thành tựu tiêu biểu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa […]
Sinh viên Trường ĐH Công nghệ đạt giải tại cuộc thi quốc tế về Thiết kế thực tế ảo
Ở vòng chung kết của cuộc thi Thiết kế thực tế ảo lần thứ 13 – The 13th Student BIM&VR Design World Cup diễn ra tại Nhật Bản từ ngày 08-10/11/2023, hai nhóm sinh viên của Khoa Công nghệ Xây dựng – Giao thông, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội […]
Trường Đại học Công nghệ – ĐHQGHN ký kết hợp tác với Công ty cổ phần FECON: Đồng hành phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực xây dựng – giao thông
Ngày 26/10/2023, Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-UET) đã ký kết thỏa thuận hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu khoa học với Công ty Cổ phần FECON. Tham dự buổi làm việc, về phía Trường ĐH Công nghệ có GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng […]
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức làm Chủ nhiệm Câu lạc bộ Mạng lưới bảo đảm chất lượng giáo dục đại học Việt Nam
Ngày 16/10/2023, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã ra Quyết định số 58/QĐ-HH-CLB về việc thành lập Câu lạc bộ Mạng lưới Bảo đảm chất lượng giáo dục đại học Việt Nam (BĐCL GDĐH Việt Nam) và Quyết định số 59/QĐ-HH-CLB cử GS. TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội […]
Hội thảo những kết quả về vật liệu và kết cấu tiên tiến
Ngày 11/10/2023, Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học những kết quả nghiên cứu về vật liệu và kết cấu tiên tiến do GS.TS Chử Đức Trình – Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ chủ trì. Hội thảo đặc biệt được tổ chức vào ngày sinh […]
47 người Việt vào top nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới 2023
Các nhà khoa học Việt vào danh sách “100.000 nhà khoa học có tầm ảnh hưởng” tăng mạnh về số lượng và thứ hạng, được đánh giá trên nhiều chỉ số, trong đó có số trích dẫn nghiên cứu. Bảng xếp hạng được Nhà xuất bản Elsevier (chủ cơ sở dữ liệu Scopus) công bố, […]
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Trường Đai học Công nghệ là 1 trong 14 nhà khoa học Việt Nam xuất sắc có tên trong bảng xếp hạng thế giới năm 2023
Việt Nam có 14 nhà khoa học được xướng danh trong bảng xếp hạng thế giới năm 2023, tăng 3 người so với năm ngoái. Website Research.com ngày 1/9 công bố kết quả xếp hạng các nhà khoa học thế giới có thành tích xuất sắc trong công bố khoa học trong năm 2023. Việt Nam […]
Hội thảo mở ngành đào tạo Thiết kế công nghiệp và đồ họa bậc đại học tại Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngày 18/8/2023, Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-UET) đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà tuyển dụng để hoàn thiện dự thảo chương trình đào tạo và đề án mở ngành Thiết kế công nghiệp và đồ họa bậc […]
UET hợp tác với Midas, Hàn Quốc, sinh viên Khoa Công nghệ xây dựng – giao thông có cơ hội sử dụng phần mềm hàng đầu thế giới
Ngày 16/8/2023, Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-UET) đã có buổi lễ ký kết hợp tác về sử dụng phần mềm Midas trong lĩnh vực xây dựng – giao thông với Công ty Midas IT, Hàn Quốc – một trong những đơn vị cung cấp phần mềm hàng đầu […]
Trường Đại học Công nghệ – ĐHQGHN ký kết hợp tác với Trường Đại học Giao thông vận tải: Cùng phát triển trong đào tạo và nghiên cứu
Ngày 15/8/2023, Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-UET) đã ký kết thỏa thuận hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu khoa học với Trường Đại học Giao thông vận tải. Tham dự buổi làm việc, về phía ĐHQGHN có PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn – Trưởng ban Đào tạo. Về […]
Hội thảo “Tính toán và nghiên cứu ứng dụng vật liệu composite tiên tiến phục vụ phát triển kinh tế biển”
Từ ngày 07/07-09/07/2023, Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) phối hợp với Trường Đại học Nha Trang tổ chức Hội thảo “Tính toán và nghiên cứu ứng dụng vật liệu composite tiên tiến phục vụ phát triển kinh tế biển”, tại TP. Nha Trang. Về phía Trường ĐH Công nghệ, […]
Tiến sĩ Phạm Hồng Công: Tiếp nối thành công của “Người thắp lửa”
Phạm Hồng Công, cái tên không còn xa lạ với giới khoa học quốc tế và Việt Nam, hiện đang là thực tập sinh sau tiến sĩ đồng thời cũng là giảng viên kiêm nhiệm tại Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN. Hiện nay, Phạm Hồng Công đã có hơn 30 bài báo được xuất bản […]
Appointment of Prof. Dr. Sci. Nguyen Dinh Duc as Chairman of the University Council of University of Engineering and Technology, Vietnam National University-Hanoi
On May 16th, 2023, the President of Vietnam National University-Hanoi (VNU) signed the decision No. 1702/QĐ-ĐHQGHN on the recogniting Prof. Dr. Sci. Nguyen Dinh Duc as Chairman of the University Council of University of Engineering and Technology, VNU. Previously, on May 5th, 2023, the University Council of University of Engineering and Technology has met and […]
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức làm Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Công nghệ
Ngày 16/5/2023, Giám đốc ĐHQGHN đã ký QĐ số 1702/QĐ-ĐHQGHN ngày 16/5/2023 về việc công nhận GS.TSKH Nguyễn Đình Đức làm Chủ tich Hội đồng trường ĐH Công nghệ – ĐHQGHN. Trước đó, ngày 05/5/2023, hội đồng trường ĐH Công nghệ đã họp và bầu GS Nguyễn Đình Đức làm Chủ tịch Hội đồng trường […]
Trường ĐH Công nghệ có Chủ tịch Hội đồng Trường và Hiệu trưởng mới
Ngày 17/5/2023, tại Hòa Lạc, Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân đã trao quyết định công nhận chức danh Chủ tịch Hội đồng Trường cho GS.TSKH Nguyễn Đình Đức và công nhận Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ với GS.TS Chử Đức Trình. Giám đốc ĐHQGHN đã ký Quyết định số 1702/QĐ-ĐHQGHN công nhận ông Nguyễn […]
Tầm quan trọng của toán học trong các ngành kỹ thuật công nghệ
Đó là chủ đề được các chuyên gia, nhà khoa học, đội ngũ giáo viên, giảng viên đang giảng dạy, nghiên cứu trong lĩnh vực toán học chia sẻ tại buổi Seminar do Khoa Công nghệ Xây dựng – Giao thông, Trường Đại học Công nghệ đăng cai, phối hợp với Hội Toán học Hà […]
Đại học Quốc gia Hà Nội: 30 năm tiên phong đổi mới, trở thành đại học đa ngành, đa lĩnh vực hàng đầu của Việt Nam
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức Trưởng Ban Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) được thành lập theo Nghị định số 97/CP ngày 10/12/1993 của Chính phủ với sứ mạng là đại học trọng điểm quốc gia – một trung tâm đào tạo chất lượng cao, trình độ […]
2023- TRÒN 30 NĂM THÀNH LẬP ĐHQGHN
30 NĂM VỚI SỨ MỆNH TIÊN PHONG, ĐỔI MỚI, KIÊN TRÌ BỀN BỈ THẮP SÁNG CÁC TÀI NĂNG, ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG NHÂN TÀI Năm 1993, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) được thành lập theo Nghị định số 97/CP ngày 10/12/1993 của Chính phủ với sứ mạng là đại học trọng điểm […]
13 nhà khoa học Việt vào bảng xếp hạng thế giới
Trong số 13 nhà khoa học Việt có mặt trong danh sách xếp hạng của Research.com năm nay, lần đầu tiên có một cá nhân ở lĩnh vực xã hội nhân văn. Website Research.com hôm 9/3 cập nhật kết quả xếp hạng các nhà khoa học có thành tích xuất sắc trong công bố nghiên […]
GS Nguyễn Đình Đức đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì
Ngày 11/01/2023, ĐHQGHN đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai kế hoạch nhiệm vụ năm 2023 để đánh giá những kết quả, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện kế hoạch năm vừa qua. Trong khuôn khổ hội nghị, Giám đốc ĐHQGHN […]
GS Nguyễn Đình Đức: Tạo đà, tạo sức bật để giáo dục đại học bứt phá
GD&TĐ – Năm 2023 là năm có ý nghĩa hết sức quan trọng – là năm bản lề trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược của giai đoạn 5 năm 2020-2025. Việt Nam đang chuyển mình và đổi mới mạnh mẽ với thế và lực ngày càng lớn mạnh trên trường quốc tế, […]
GS Nguyễn Đình Đức nhận Giải thưởng IMG – Vì sự nghiệp giáo dục trị giá 300 triệu đồng
Ngày 11/01/2023, trong khuôn khổ Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã trao Giải thưởng Nhà giáo của năm và các giải thưởng về đổi mới giảng dạy tại ĐHQGHN, Giải thưởng IMG – Vì sự nghiệp giáo dục […]
Prof. Nguyen Dinh Duc, Director of Civil Engineering program, continued to be one of 10,000 most-cited researchers globally
We are pleased to announce that a distinguished member of VJU, Professor, Doctor of Science Nguyen Dinh Duc, the director of Civil Engineering program (undergraduate and graduate level) has been named in the 2022 List of the World’s Top 100,000 Scientists with the most citation and this is the fourth consecutive year, he is named in this […]
Những nhà khoa học Việt được vinh danh trên thế giới năm 2022
Các giải thưởng thế giới ghi danh tên tuổi nhà khoa học Việt Nam vì nghiên cứu có tầm ảnh hưởng, được trích dẫn nhiều và đóng góp trong lĩnh vực họ đang theo đuổi. 35 người Việt vào top nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới Năm 2022 số nhà khoa học Việt […]
Nên phát triển “trường đại học” đa ngành, đa lĩnh vực một cách thực chất thay vì phát triển “đại học”
Với hoàn cảnh đội ngũ, cơ sở vật chất và tiềm lực khoa học công nghệ của Việt Nam như hiện nay thì không nên thành lập thêm nhiều đại học mà hãy phát triển thành các trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực một cách thực chất và hiệu quả, đẩy mạnh tự […]
Mở rộng cơ hội nghề nghiệp tại Nhật Bản cho sinh viên Khoa Công nghệ Xây dựng – Giao thông
Ngày 09/12/2022, Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội đã có buổi tiếp và làm việc với đoàn Công ty Shiohama Kogyo (Nhật Bản) gồm ông Matsutani Shinichiro – Giám đốc điều hành; ông Kitabata Koudai – Phụ trách Bộ phận phát triển nhân lực và ông Hamada Hiroshi – […]
Trường Đại học Công nghệ – ĐHQGHN thành lập Khoa Công nghệ Xây dựng – Giao thông
Ngày 02/12/2022, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ đã ký quyết định số 1204/QĐ-TCCB về việc thành lập Khoa Công nghệ Xây dựng – Giao thông trực thuộc Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội. Khoa Công nghệ Xây dựng – Giao thông được thành lập trên cơ sở […]
ĐHQGHN THÀNH LẬP KHOA CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG-GIAO THÔNG
Ngày hôm nay, 02-12-2022, đúng ngày khai mạc Hội nghị Cơ học Toàn quốc lần thứ XI, Đại hội Hội Cơ học Việt Nam, kỷ niệm 40 năm thành lập Hội Cơ học Việt Nam (1982-2022) và 85 năm ngày sinh GS.VS Nguyễn Văn Đạo, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ đã ký quyết định […]
Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Đình Đức: Làm khoa học thì không “ăn xổi” được!
GS Nguyễn Đình Đức: “Làm KH thì không “ăn xổi” được, lại càng không thể chạy theo hư danh. Đã làm KH là phải dấn thân, đam mê, dám chấp nhận thiệt thòi, hy sinh”. Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Đình Đức – Trưởng Ban Đào tạo (Đại học Quốc gia Hà Nội) được […]
Sinh viên Bộ môn Công nghệ Xây dựng – Giao thông đạt giải cuộc thi quốc tế về thiết kế tại Nhật Bản
Ngày 17/11/2022, nhóm sinh viên Bộ môn Công nghệ Xây dựng – Giao thông (Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội) là đại diện duy nhất của Việt Nam đạt Giải thưởng do giám khảo bình chọn (Honorable Judge Award) tại vòng chung kết quốc tế cuộc thi “Virtual Design […]
03 nhà giáo của ĐHQGHN được công nhận nhà giáo tiêu biểu 40 năm ngành giáo dục
Ngày 11/11/2022, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định tặng Bằng khen cho 400 nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Trong số đó, ĐHQGHN có 03 nhà giáo vinh dự được nhận Bằng khen […]
Thời sự VOVTV: Năm 2022, GS Nguyễn Đình Đức đứng thứ 94 thế giới trong lĩnh vực Engineering
Một tin vui lớn đối với Việt Nam khi hai nhà khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội vừa lọt vào bảng xếp hạng 10.000 nhà khoa học có trích dẫn khoa học xuất sắc nhất thế giới năm 2022.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức: Nhà khoa học được xếp hạng trong nhóm 10.000 nhà khoa học hàng đầu thế giới
Kết quả này vừa công bố ngày 10/10/2022. Tác giả của công bố này vẫn là nhóm Metrics của giáo sư John P.A. Ioannidis và các cộng sự của Đại học Stanford của Hoa Kỳ nghiên cứu và công bố trên tạp chí PLoS Biology của Hoa Kỳ. Theo đó, tác giả đã dùng cơ […]
Điểm thi đại học cận ngưỡng tuyệt đối: Hết sức nguy hiểm!
(Dân trí) – Với việc sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để tuyển vào ĐH khi đề thi cực dễ như 3 năm vừa qua là hết sức nguy hiểm và có thể để lại những hệ lụy lâu dài, nguy hiểm với giáo dục đại học Việt Nam. Tôi đã cất công […]
10 nhà khoa học Việt Nam có tên trong bảng xếp hạng hàng đầu thế giới
10 nhà khoa học trong nước được xếp hạng trong 6 lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ, Khoa học Máy tính, Khoa học Môi trường, Khoa học Vật liệu, Cơ khí và Kỹ thuật hàng không vũ trụ, Y học cộng đồng. 4/10 nhà khoa học Việt Nam có tên trong bảng xếp hạng […]
Những nhà khoa học nào của Việt Nam có tên trong bảng xếp hạng thế giới?
(Dân trí) – Trong tháng 8/2022, website Research.com đã công bố kết quả xếp hạng các nhà khoa học thế giới có thành tích xuất sắc trong công bố khoa học. Về phương pháp xếp hạng của Research.com (Thu thập dữ liệu công bố và trích dẫn của các nhà khoa học và xếp hạng các […]
GS.TSKH NGUYỄN ĐÌNH ĐỨC VÀ KỶ NIỆM VỀ GS.VS NGUYỄN VĂN ĐẠO
GS.VS Nguyễn Văn Đạo là giám đốc đầu tiên của ĐHQGHN, Chủ tịch Hội Cơ học VN, Giải thưởng HCM về KHCN. Nhân 85 năm ngày sinh của cố GS: 10/8/1937 – 10/8/2022. Tháng 2/2005, từ Phó Ban Đào tạo, tôi được bổ nhiệm làm Phó Ban rồi Trưởng Ban KHCN của ĐHQGHN, và được […]
GS Nguyễn Đình Đức: Những thách thức và bất cập trong tự chủ đại học
(Dân trí) – Cần sử dụng phương pháp đối sánh trong đánh giá chất lượng giáo dục đại học. Không thể xem giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục như phương pháp duy nhất đánh giá chất lượng giáo dục đại học. Đó là khẳng định của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, trưởng Ban […]
Professor Nguyen Dinh Duc in TV SCTV4 of Vietnam on 11 April 2022
Phóng sự về GS Nguyễn Đình Đức trên SCTV4 ngày 11/4/2022
NHÓM NGHIÊN CỨU MẠNH CÁI NÔI PHÁT HIỆN, ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG NHÂN TÀI TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC
MÔ HÌNH CÁC PHÒNG THÍ NGHIỆM, KHOA, BỘ MÔN ĐƯỢC THÀNH LẬP TỪ NHỮNG BƯỚC PHÁT TRIỂN BẰNG NỘI LỰC TRONG NƯỚC CỦA CÁC NHÓM NGHIÊN CỨU, GẮN KẾT CHẶT CHẼ GIỮA ĐÀO TẠO – NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN LÀ MÔ HÌNH MỚI, HIỆU QUẢ VÀ SÁNG TẠO, PHÙ HỢP VỚI CÁC ĐẠI HỌC NGHIÊN […]
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức: Dấn thân để mở đường
Giao tiếp hằng ngày, GS Nguyễn Đình Đức trong cảm nhận của nhiều sinh viên và đồng nghiệp là người sắc sảo. Nhưng trong nghiên cứu, Giáo sư như “thoát xác” để được trở về đúng với bản ngã của mình. Cảm ơn cuộc đời đã run rủi GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban đào […]
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức: Để học thật, thi thật, nhân tài thật
Chào GS! Xin chúc mừng GS mới đây được tạp chí PloS Biology của Mỹ tiếp tục xếp hạng đứng đầu trong các nhà khoa học Việt Nam, là 1 trong 5 nhà khoa học vào top 10.000 nhà khoa học có ảnh hưởng trích dẫn hàng đầu thế giới. GS có thể chia sẻ cảm xúc […]
GS. TSKH. Nguyễn Đình Đức – Việt Nam có 5 nhà khoa học vào danh sách hàng đầu thế giới
Nhà khoa học 3 lần lọt top nhà khoa học hàng đầu thế giới
TIN TỨC DÂN SINH | Theo công bố kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả thuộc Đại học Stanford (Mỹ), Việt Nam có 5 nhà khoa học thuộc top 10.000 nhà khoa học hàng đầu thế giới. Giáo sư Nguyễn Đình Đức tiếp tục đứng đầu trong các nhà khoa học Việt Nam, xếp […]
5 nhà khoa học Việt thuộc top đầu thế giới
Việt Nam có 5 nhà khoa học lọt vào nhóm 10.000 nhà khoa học hàng đầu thế giới và 28 nhà khoa học khác được xếp trong nhóm 100.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới. Kết quả này do nhóm Metrics của các giáo sư tại Đại học Stanford Hoa Kỳ nghiên […]
GS Nguyễn Đình Đức: Phải dám đầu tư cho công nghệ cao, dám chấp nhận thất bại
Theo Giáo sư-Tiến sỹ khoa học Nguyễn Đình Đức, phải mạnh dạn thí điểm những phương thức, cách làm mới để “vừa xếp hàng, vừa chạy,” nhanh chóng nắm bắt được các cơ hội, phát triển các công nghệ cao. Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW […]
Thông báo
Nghị quyết 57 – NQ/TW là động lực để các nhà khoa học, các bạn trẻ cống hiến, dấn thân đổi mới sáng tạo
Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia ban hành quá đúng, quá trúng và kịp thời. Quyết tâm của đồng chí Tổng Bí thư và Bộ Chính trị thực sự là động lực để các nhà khoa học và các bạn trẻ làm việc, cống hiến và dám dấn thân để tiếp tục hội nhập, mạnh dạn đổi mới sáng tạo, tiến lên phía trước.
Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Theo đó, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang là yếu tố quyết định phát triển của các quốc gia; là điều kiện tiên quyết, thời cơ tốt nhất để nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của Dân tộc.
Báo Đại biểu Nhân dân đã có cuộc trao đổi với GS.TSKH Nguyễn Đình Đức Đại học Quốc gia Hà Nội về Nghị quyết số 57-NQ/TW đã ảnh hưởng như thế nào tới công cuộc đổi mới của đất nước.
Chiếc đũa thần để dân tộc vươn lên tiến nhanh, tiến mạnh và vững chắc
– Thưa GS Nguyễn Đình Đức, Trung ương vừa ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, GS đánh giá như thế nào về Nghị Quyết này?
GS Nguyễn Đình Đức: Từ bài học của các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc, và nhiều quốc gia phát triển khác đã cho thấy khoa học công nghệ (KHCN) là chìa khóa để quốc gia hưng thịnh và giàu mạnh. Và Việt Nam cũng không còn con đường nào khác, làm chủ các công nghệ cao, các công nghệ lõi chính là chiếc đũa thần để dân tộc ta có thể vươn lên tiến nhanh, tiến mạnh và vững chắc, trở thành quốc gia giàu mạnh hùng cường, ngẩng cao đầu và sánh vai với các nước năm châu.
Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia của Bộ Chính trị vừa ban hành thực sự là luồng gió mới, soi rõ con đường vươn lên phía trước của dân tộc Việt Nam. Quá đúng và quá trúng. Từ Nghị quyết này có thể thấy đã rõ con đường phát triển của dân tộc trong kỷ nguyên mới. Định hướng chủ đạo phát triển đất nước của Đại hội tới của Đảng, cũng đã rõ.
Nghị quyết lần này sâu sắc, ngắn gọn, nhưng quyết liệt và có tầm, quá quan trọng với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn tới. Khác hẳn các Nghị quyết khác.
Đầu tư cho công nghệ cao phải nhanh và xứng tầm
– Vậy đâu là những điểm mới trọng tâm của Nghị quyết 57 – NQ/TW, thưa GS?
GS Nguyễn Đình Đức: Thứ nhất, Nghị quyết lần này nhấn mạnh vào chuyển đổi số và các công nghệ cao. Đây là những giá trị cốt lõi chúng ta phải làm bằng được, làm chủ và vươn tới.
Thứ hai, một số lĩnh vực, như trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số,…Việt Nam phải nhanh chóng vươn lên trong nhóm những quốc gia top đầu của khu vực và quốc tế, không thể tụt lại phía sau.
Việt Nam phải trở thành điểm sáng của khu vực Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo, năng lực cạnh tranh số, Chính phủ điện tử và trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ số. Phải có những doanh nghiệp công nghệ ngang tầm quốc tế.
Thứ ba, thu hút nhân tài, mạnh dạn thí điểm những phương thức mới, cách làm mới; các bộ ngành phải có trách nhiệm xây dựng thể chế thông thoáng và kịp thời để sự nghiệp chuyển đổi số và KHCN của Quốc gia tiến nhanh, tiến mạnh, không lề dề như những lần trước. Thể chế, nhân lực, hạ tầng và dữ liệu là những nội dung trọng tâm cốt lõi.
Không chỉ vậy, với tầm nhìn xa rộng, Nghị quyết 57 – NQ/TW còn nhấn mạnh phải mạnh dạn đầu tư cho các nghiên cứu rủi ro. Quá đúng và kịp thời vì trước đây mới chỉ quan tâm chú ý xử lý các rủi ro. Các công nghệ cao là khó, giá trị thặng dư cao, nhưng quả thực không dễ dàng. Không phải nghiên cứu đỉnh cao nào cũng thành công, nhưng nếu thành công thì sức bật phá khủng khiếp. Vì vậy, đầu tư cho công nghệ cao phải nhanh và xứng tầm, tới tầm. Đây là một trong những điểm mới quan trọng và rất quyết liệt của Nghị quyết.
Tinh thần của Nghị quyết mà tôi nhận thức được là để đất nước giàu mạnh, hùng cường, mỗi cá nhân, tổ chức còn phải có khát vọng làm việc và cống hiến. Muốn được “ làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” thì hiện tại mỗi chúng ta phải được “làm theo nhu cầu, hưởng theo năng lực”. Các bộ ngành, cơ quan, tổ chức, các nhà lãnh đạo và tổ chức các cấp phải tạo điều kiện để từng cá nhân có mong muốn được làm việc, được cống hiến thì phải có điều kiện và được tạo điều kiện để làm việc và cống hiến hết mình, và được hưởng xứng đáng với năng lực của họ.
Hệ thống giáo dục đại học giữ vai trò nòng cột
– Giáo sư đánh giá vai trò của các cơ sở giáo dục đại học như thế nào trong thời cơ và thách thức khi triển khai Nghị quyết 57 -NQ/TW? Để triển khai thực hiện, các bộ ngành và các Viện nghiên cứu, trường đại học cần làm gì thưa GS?
GS Nguyễn Đình Đức: Nghị quyết 57 – NQ/TW vừa ban hành lấy chuyển đổi số và công nghệ cao làm mũi nhọn phát triển và chấn hưng đất nước. Các nhà khoa học, các trường đại học, các viện nghiên cứu của hệ thống giáo dục đại học giữ vai trò nòng cột, vì vậy giáo dục đại học Việt Nam có cất cánh, đất nước mới cất cánh được. Cách tiếp cận và tư duy của các bộ ngành, các viện nghiên cứu, trường đại học và toàn xã hội phải quyết liệt và mạnh mẽ như vậy, với tư duy mới, tầm nhìn mới để xây dựng Luật Giáo dục đại học, Luật KHCN và các thể chế chính sách mới. Có như vậy mới mong có những cải cách đột phá trong quá trình triển khai thực hiện.
Nghị quyết 57 – NQ/TW vừa là quyết tâm của Đảng, nhưng cũng thể hiện khát vọng của dân tộc, mong mỏi của nhân dân, các nhà khoa học – đặc biệt là các nhà khoa học trẻ; thôi thúc cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục đại học đổi mới, với tư duy kiến tạo, phải tạo động lực và cơ hội cho mỗi tổ chức, mỗi cá nhân nắm bắt nhanh cơ hội, mọi nguồn lực, không để sáng kiến nào bị bỏ sót, không để nhân tài nào bị lãng quên. Tất cả vì đất nước phát triển, quốc gia hưng thịnh, tiến nhanh, mạnh, vững chắc và bền vững.
Nghị quyết này sẽ đi vào lịch sử, và rất kịp thời, đúng thời điểm khi cả dân tộc bước vào kỷ nguyên mới. Là kim chỉ nam, định hướng cho chiến lược phát triển của các Đại học, trường đại học, viện nghiên cứu, các nhà khoa học, các nhóm nghiên cứu mạnh trong thời gian tới.
Và rất tuyệt vời là đích thân đồng chí Tổng Bí thư – người lãnh đạo cao nhất làm Tổng tư lệnh, làm Trưởng Ban chỉ đạo phát triển KHCN và chuyển đổi số quốc gia. Điều này thể hiện sự quyết tâm, quyết liệt, quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước, mặt khác, đồng chí Tổng Bí thư là con người có tầm nhìn, quyết liệt, ngắn gọn súc tích, nói ít làm nhiều, “thực chiến” – khiến cho tôi và đội ngũ các nhà khoa học rất phấn khởi, tuyệt đối tin tưởng vào sự thành công.
– Giáo sư kỳ vọng gì ở KHCN Việt Nam trong năm 2025, đâu là từ khóa cho KHCN trong năm 2025 thưa Giáo sư?
GS Nguyễn Đình Đức: Nghị quyết 57 – NQ/TW ban hành quá đúng, quá trúng và kịp thời. Quyết tâm của đồng chí Tổng Bí thư và Bộ Chính trị thực sự là động lực để chúng tôi và các bạn trẻ làm việc, cống hiến và dám dấn thân để tiếp tục hội nhập, mạnh dạn đổi mới sáng tạo, tiến lên phía trước.
Năm 2025 là năm khởi đầu cho kỷ nguyên mới, kỷ nguyên cất cánh và vươn mình tới giàu mạnh phồn minh, tới những công nghệ cao, cốt lõi mà người Việt Nam mình sẽ làm chủ. Vì vậy, từ khóa cho năm 2025 sẽ là Chuyển đổi số; AI (trí tuệ nhân tạo); Công nghệ cao; Tự chủ và Bứt phá.
Trân trọng cảm ơn Giáo sư !
Hồng Hạnh
Nghị quyết 57-NQ/TW thể hiện khát vọng quyết tâm vươn lên của dân tộc Việt Nam
Q/TW do Bộ chính trị ban hành nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu, chuyên gia Giáo dục Nghị quyết như kim chỉ nam, ngọn đuốc soi đường dẫn lỗi cho sự phát triển của Khoa học công nghệ nước nhà.
Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia của BCT vừa ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2024 có nhiều điểm mới, tạo cơ chế, động lực cho các hoạt động nghiên cứu khoa học có tính đột phá nhằm đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên vươn mình trong đó Khoa học công nghệ là nền tảng là nội lực đưa đất nước Việt Nam lên tầm cao mới. GSTSKH Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Công nghệ – ĐHQGHN có bài trả lời phỏng vấn VOV2 về Nghị quyết 57-NQ/TW.
Thưa GS Nguyễn Đình Đức, NQ 57 của BCT về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia có những điểm gì mới mang tính đột phá giúp các nhà KH phát huy tối đa năng lực nội lực để đưa đất nước phát triển ở tầm cao mới?
GS TSKH Nguyễn Đình Đức: Trước hết, tôi thấy Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia của BCT vừa ban hành thực sự là luồng gió mới, soi rọi con đường vươn lên phía trước của dân tộc Việt Nam: Chỉ có đi vào các công nghệ cao, chuyển đổi số mạnh mẽ, Việt Nam mới có thể tiến nhanh, tiến mạnh và vững chắc để giàu mạnh hùng cường, ngẩng cao đầu và sánh vai với các nước năm châu.
Con đường đi lên từ KHCN của Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc, và nhiều quốc gia phát triển khác đã chứng minh điều đó và Việt Nam cũng không còn con đường nào khác. Quá đúng và quá trúng. Từ Nghị quyết này có thể thấy con đường phát triển của dân tộc trong kỷ nguyên mới, định hướng chủ đạo của Đại hội mới của Đảng nhiệm kỳ tới rất rõ ràng.
Hai là, Nghị quyết khuyến khích mạnh dạn, có những cơ chế thí điểm, đặc thù để thu hút nhân tài và đẩy nhanh đổi mới sáng tạo quốc gia.
Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia thể hiện quyết tâm của toàn Đảng toàn dân đặc biệt là trách nhiệm của mỗi tập thể cá nhân cần có khát vọng và quyết tâm cống hiến vì một Việt Nam hùng cường như thế nào thưa GS?
GS TSKH Nguyễn Đình Đức: Nghị quyết thể hiện được khát vọng vươn lên của dân tộc. Tinh thần của Nghị quyết là để đất nước giàu mạnh, hùng cường, mỗi cá nhân, tổ chức phải có khát vọng làm việc và cống hiến. Các bộ ngành, cơ quan, tổ chức, các nhà lãnh đạo và tổ chức các cấp phải tạo điều kiện để từng cá nhân có mong muốn được làm việc, được cống hiến thì phải được tạo điều kiện để làm việc và cống hiến hết mình, và được hưởng lợi ích xứng đáng với năng lực của họ. Do đó phải xây dựng được thể chế thông thoáng, kiến tạo để khơi dậy tiềm lực của từng cá nhân, tổ chức, có như vậy, đất nước mới tiến lên được.
Không chỉ vậy, với tầm nhìn xa rộng, Nghị quyết còn nhấn mạnh phải mạnh dạn đầu tư cho các nghiên cứu rủi ro. Điều này quá đúng vì công nghệ cao là vấn đề khó, giá trị thặng dự cao, nhưng quá trình triển khai nghiên cứu, thử nghiệm quả thực không dễ dàng. Không phải nghiên cứu đỉnh cao nào cũng thành công, nhưng nếu thành công thì sức bật phá rất kinh khủng. Vì vậy, đầu tư cho công nghệ cao phải nhanh và xứng tầm, tới tầm. Đây là điểm mới và rất quyết liệt của Nghị quyết.
Nghị quyết này sẽ đi vào lịch sử, là kim chỉ nam cho toàn bộ hệ thống chính trị, các bộ ngành, đặc biệt là định hướng chiến lược choa các Đại học, trường đại học, viện nghiên cứu, các nhà khoa học, các nhóm nghiên cứu mạnh và quyết tâm của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời gian tới.
Nghị quyết cũng chỉ rõ các cơ quan của Chính phủ phải khẩn trương hoàn thiện thể chế để Nghị quyết đi vào cuộc sống nhanh nhất, hiệu quả nhất, không lề dề như những lần trước, mất hết cơ hội.
Nghị quyết lần này sâu sắc, ngắn gọn, nhưng quyết liệt và có tầm, quá quan trọng với sự phát triển của đất nước.
Việc đồng chí Tổng Bí thư Ban chấp hành TƯ Đảng trực tiếp làm trưởng ban chỉ đạo thực hiện NQ 57 có ý nghĩa thế nào thưa GS?
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức: Đây là điều thật tuyệt vời. Đích thân đồng chí TBT – người lãnh đạo cao nhất làm Tổng tư lệnh, làm Trưởng Ban chỉ đạo phát triển KHCN và chuyển đổi số quốc gia thể hiện sự quyết tâm, quyết liệt, quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước, mặt khác, đồng chí TBT là con người có tầm nhìn, quyết liệt, ngắn gọn, súc tích, nói ít làm nhiều, “thực chiến” như thế này, làm Tư lệnh thì cá nhân tôi và đội ngũ các nhà khoa học tuyệt đối tin tưởng mục tiêu chúng ta đặt ra chắc chắn thành công.
Nghị quyết 57 ban hành quá đúng, quá trúng và kịp thời. Quyết tâm của đồng chí TBT và Bộ Chính trị thực sự là động lực để các nhà khoa học như chúng tôi và các bạn trẻ làm việc, cống hiến và dám dấn thân để tiếp tục hội nhập và tiến lên phía trước vì mục tiêu một Việt Nam hùng cường, sánh vai với các cường quốc năm châu như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh .
Xin trân trọng cảm ơn GSTSKH Nguyễn Đình Đức !
TỔNG BÍ THƯ TÔ LÂM GẶP MẶT VÀ TRI ÂN CÁC NHÀ GIÁO NHÂN NGÀY 20-11
Sáng ngày 18/11/2024 Tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Tổng bí thư Tô Lâm gặp mặt đại diện các nhà giáo, các nhà quản lý giáo dục của ngành giáo dục toàn quốc nhân ngày 20.11. Đây là vinh dự, là sự động viên to lớn với ngành giáo dục Việt Nam, với đội ngũ các thầy cô giáo.
Tổng bí thư đã đánh giá cao và ghi nhận những nỗ lực của ngành Giáo dục và những cống hiến của đội ngũ nhà giáo Việt Nam trong sự nghiệp trồng người, trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực kiến thiết đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng bí thư Tô Lâm đã tặng hoa tri ân 10 thầy cô đại diện toàn thể các thầy cô giáo trong cả nước.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức vinh dự là 1 trong 10 nhà giáo đại diện cho toàn thể các thầy cô giáo trong cả nước nhận bó hoa tươi thắm, tri ân từ người lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà Nước.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức (đứng thứ ba, bên phải ảnh) vinh dự là 1 trong 10 nhà giáo đại diện cho toàn thể các thầy cô giáo trong cả nước nhận bó hoa tươi thắm, tri ân từ Tổng bí thư Tô Lâm – người lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà Nước
Đây là vinh dự không chỉ với cá nhân giáo sư Nguyễn Đình Đức, mà còn là vinh dự lớn với Trường Đại học Công nghệ và Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trong suốt cuộc đời hoạt động khoa học và giảng dạy của mình, đến nay Giáo sư Nguyễn Đình Đức đã đào tạo nhiều học trò tài năng, ông đã công bố 400 công trình khoa học, trong đó có 250 bài báo trên các tạp chí quốc tế ISI có uy tín. Xuất bản 6 đầu sách chuyên khảo và giáo trình bằng tiếng Việt, tiếng Nga và tiếng Anh. Trong 6 năm liên tiếp từ 2019 đến nay, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức là nhà khoa học Việt Nam luôn liên tục lọt top 10.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới; và top 100 thế giới trong lĩnh vực Engineering, ranking 74 thế giới vào năm 2024.
Với những đóng góp cho Đại học Quốc Gia Hà Nội, cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo và khoa học công nghệ của nước nhà, Giáo sư Nguyễn Đình Đức đã được chọn là nhà giáo tiêu biểu nhân dịp 40 năm sự nghiệp giáo dục, được Chủ tịch nước tặng Huân Chương Lao động hạng Nhì vào năm 2022, được Liên hiệp Hội KHKT Việt Nam tôn vinh là trí thức Việt Nam tiêu biểu năm 2024
(UET-News tổng hợp)
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN tham gia Ủy ban Trung ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam khóa X (2024-2029)
Sáng 17/10/2024, Đại hội Đại biểu Toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X nhiệm kỳ 2024-2029 đã khai mạc tại Trung tâm Hội nghị Quốc Gia.
Về dự Đại hội có 1.052 đại biểu đại diện cho các tầng lớp nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội, các giai cấp, dân tộc, tôn giáo, lực lượng vũ trang, người Việt Nam ở nước ngoài và cán bộ Mặt trận các cấp, thể hiện hình ảnh tiêu biểu của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội. Các Ủy viên Bộ Chính trị: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường, cùng nhiều đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, các đồng chí Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ tham dự Đại hội.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Đại hội
Trong suốt 94 năm qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam không ngừng lớn mạnh, tập hợp đông đảo các tổ chức, tầng lớp nhân dân, cá nhân tiêu biểu trong các giới, các dân tộc, tôn giáo, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, khẳng định vai trò, sứ mệnh trong việc phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, khích lệ, cổ vũ, động viên nhân dân ta hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước, khơi dậy, phát huy các nguồn lực, sức sáng tạo, góp phần thực hiện thành công những nhiệm vụ chiến lược của đất nước trong mỗi giai đoạn lịch sử.
Tại Đại hội, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định: “Với thế và lực tích luỹ được sau 40 năm đổi mới đất nước, với thời cơ, vận hội mới, chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Đó là kỷ nguyên dưới sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng thành công nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đến giữa thế kỷ XXI nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện thành công mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh và ước vọng của toàn dân tộc, đưa đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu. Để thực hiện mục tiêu đó, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, khát vọng cống hiến, ý chí tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc, phát huy sức mạnh vĩ đại của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại có ý nghĩa then chốt – đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, trong đó Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên giữ vai trò nòng cốt, có trách nhiệm vinh quang, cao cả”.
Đại hội đã hiệp thương bầu Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2024-2029, và GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN, Phó Chủ tịch Hội Cơ học Việt Nam vinh dự được Đại hội tín nhiệm hiệp thương, bầu tham gia Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X với tư cách là nhân sỹ, trí thức tiêu biểu.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN tham gia Ủy ban Trung ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam khóa X (2024-2029)
Đây là tin vui và vinh dự lớn của tập thể cán bộ, giảng viên và các em nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên của nhà trường. Với những kinh nghiệm nhiều năm trong hoạt động quản lý giáo dục đại học, uy tín và vị thế trong cộng đồng khoa học Việt Nam và Quốc tế, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức sẽ có điều kiện phát huy trí tuệ và nhiệt huyết, có tiếng nói đóng góp những ý kiến quý báu cho Mặt Trận, cho các cơ quan của Đảng và Nhà nước.
Cách đây tròn ¼ thế kỷ, đúng 25 năm về trước, tại Đại hội khóa V Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam vào năm 1999, với những đóng góp của mình cho khoa học và đất nước, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cũng đã từng được hiệp thương bầu vào Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam khóa V, nhiệm kỳ 1999-2004, với tư cách đại diện cho cộng đồng Việt Nam tại Liên Bang Nga và vinh dự được tham gia Đoàn Chủ tịch của Đại hội V Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam.
(UET-News tổng hợp)
Giáo sư người Việt Nam tham gia Hội đồng Khoa học của Tạp chí quốc tế Acta Mechanica
Mới đây, cuối tháng 9-2024, Giáo sư Nguyễn Đình Đức – Đại học Quốc gia Hà Nội chính thức đại diện cho Việt Nam trở thành thành viên của Editorial Advisory Board của tạp chí quốc tế ISI lâu đời và uy tín của ngành Cơ học: Acta Mechanica.
Được thành lập từ năm 1965 tại Áo và do nhà xuất bản Springer phát hành – Tạp chí quốc tế Acta Mechanica đã trở thành một trong những tạp chí hàng đầu trong lĩnh vực cơ học lý thuyết và ứng dụng.
Ngoài các lĩnh vực cổ điển như đàn hồi, dẻo, dao động, động lực học vật rắn, thủy động lực học và động lực học khí, tạp chí còn đặc biệt chú ý đến các lĩnh vực mới phát triển như động lực học chất lưu phi Newton, cơ học vi mô -nano, vật liệu và cấu trúc thông minh, và các vấn đề liên ngành giữa cơ học và vật liệu học.
Tạp chí còn xuất bản các bài báo trong các lĩnh vực liên quan như lưu biến học, nhiệt động lực học và tương tác điện trường, từ trường và nhiệt độ với chất lỏng và chất rắn. Ngoài ra, tạp chí cũng đăng và công bố các bài báo về toán học ứng dụng giải quyết các vấn đề cơ học quan trọng .
Editors và Editorial Advisory Board là các nhà khoa học có tên tuổi và uy tín từ 27 quốc gia trên thế giới: Áo, Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Úc, Ý, Hà Lan, Canada, Thụy Điển, Bỉ, Nauy, Ba Lan, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Hy Lạp, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Serbia, Czech Republic, Cuba, Slovenia, Hồng Kông (Trung Quốc) và mới đây nhất là Việt Nam.
Mới đây, ngày 17.9.2024, Nhà xuất bản Elsevier cũng vừa công bố danh sách xếp hạng các nhà khoa học có ảnh hưởng thế giới. Danh sách này được xây dựng bởi nhóm các nhà khoa học của Đại học Stanford (Mỹ), dựa trên căn cứ khai thác cơ sở dữ liệu Scopus và Giáo sư Nguyễn Đình Đức, Trường ĐH Công nghệ – ĐH Quốc gia Hà Nội cũng là một trong số 9 nhà khoa học Việt Nam cơ hữu đang công tác thường xuyên trong nước nhiều năm liền liên tiếp lọt vào bảng xếp hạng trong top 10.000 nhà khoa học có ảnh hưởng hàng đầu thế giới.
Năm 2024, Giáo sư Nguyễn Đình Đức đứng thứ 78 trong lĩnh vực Engineering.
Nguồn: https://link.springer.com/journal/707/editorial-board
Giáo sư Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ tiếp tục lọt vào top 100 nhà khoa học có tầm ảnh hưởng thế giới năm 2024 trong lĩnh vực Engineering
Mới đây, ngày 17/9/2024, Nhà xuất bản Elsevier vừa công bố danh sách xếp hạng các nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới. Danh sách này được xây dựng bởi nhóm các nhà khoa học của Đại học Stanford (Mỹ), dựa trên căn cứ khai thác cơ sở dữ liệu Scopus. Trong danh sách này, GS. TSKH Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội là 1 trong 2 nhà khoa học của ĐHQGHN tiếp tục được xếp hạng cao trong top 10.000 thế giới.
Cách đánh giá của các chuyên gia dựa trên những chỉ số đánh giá phức tạp, khá toàn diện chứ không chỉ đơn thuần đếm số lượt trích dẫn, và vì vậy cho kết quả chuẩn xác khi cập nhật cơ sở dữ liệu để xếp hạng đẳng cấp của hơn 100.000 nhà khoa học được trích dẫn nhiều nhất (từ nguồn dữ liệu của Scopus). Xếp hạng của họ dựa vào các tiêu chí quan trọng như: chỉ số ảnh hưởng trong giới khoa học (composite score); tổng số trích dẫn (không bao gồm các tự trích dẫn); chỉ số Hirsch h-index; chỉ số Schreiber hm-index; số trích dẫn cho các bài báo được đăng với tư cách là tác giả duy nhất (single author); số trích dẫn cho các bài báo là tác giả chính (tên đầu tiên – first author và tác giả liên hệ – corresponding author), và tác giả cuối cùng – last author, …
Theo đánh giá của Elsevier: Danh sách này cho thấy những nhà khoa học nào có tác động lớn nhất trong lĩnh vực của họ. Nếu nhà khoa học nằm trong danh sách xếp hạng này của Stanford Elsevier, điều đó có nghĩa là công việc của họ thực sự quan trọng và hữu ích cho các nhà khoa học khác.
Theo bảng xếp hạng mới nhất vừa được công bố ngày 17/09/2024, trong số các nhà khoa học Việt Nam cơ hữu đang công tác thường xuyên trong nước, có 9 nhà khoa học lọt vào bảng xếp hạng trong top 10.000 thế giới.
Trong danh sách này, Đại học Quốc gia Hà Nội có 2 nhà khoa học được xếp hạng cao trong top 10.000 thế giới là GS.TSKH Nguyễn Đình Đức và PGS.TS Lê Hoàng Sơn.
Như vậy GS Nguyễn Đình Đức và PGS Lê Hoàng Sơn được xếp hạng trong top 10000 nhà khoa học của Đại học Quốc Gia Hà Nội có trích dẫn ảnh hưởng nhất thế giới trong 6 năm liên tiếp từ 2019 đến nay.
Các nhà khoa học được phân chia vào 22 lĩnh vực khoa học và 176 lĩnh vực phụ (ngành/chuyên ngành).
Theo thứ tự trong bảng xếp hạng năm nay, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức– Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ đã vươn lên xếp hạng 78 thế giới trong lĩnh vực Engineering. Năm 2023 – ông được xếp hạng thứ 85 và năm 2022 xếp hạng 94 thế giới trong lĩnh vực Engineering.
Đây là niềm tự hào của Trường Đại học Công nghệ, là sự động viên to lớn để các nhà khoa học trẻ và các em sinh viên của nhà trường tự tin tiếp tục dấn thân theo đuổi hoài bão và đam mê khoa học. Theo Chiến lược phát triển, trường Đại học Công nghệ đề ra mục tiêu lọt top 200 thế giới trong một số lĩnh vực vào năm 2035.
Những kết quả này một lần nữa tiếp tục khẳng định vị thế của các nhà khoa học của Trường Đại học Công nghệ và Đại học Quốc gia Hà Nội được ghi nhận trong cộng đồng khoa học quốc tế. Và cũng là thành quả của sự đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học và khoa học công nghệ Việt Nam hội nhập mạnh mẽ với trình độ và các hướng nghiên cứu tiên tiến của thế giới.
Nguồn: https://top2percentscientists.com/stanford-elsevier-top-scientists-list-2024/
(UET-News)
9 GS, TS Việt lọt top 10.000 nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới 2024
Nhà xuất bản Elsevier vừa công bố danh sách xếp hạng các nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới. Các nhà khoa học được phân chia vào 22 lĩnh vực khoa học và 176 lĩnh vực phụ (ngành/chuyên ngành).
Danh sách này được nhóm các nhà khoa học của Đại học Stanford (Mỹ) xây dựng dựa trên căn cứ khai thác cơ sở dữ liệu Scopus.
Theo đó, trong số các nhà khoa học Việt Nam cơ hữu đang công tác thường xuyên trong nước, có 9 nhà khoa học lọt bảng xếp hạng top 10.000 thế giới và 60 nhà khoa học lọt bảng xếp hạng top 100.000 nhà khoa học có trích dẫn ảnh hưởng nhất thế giới trong năm 2024, tăng cả về số lượng và thứ hạng so với những năm trước.
Trong top 9 nhà khoa học top 10.000 thế giới năm 2024 có GS.TSKH Nguyễn Đình Đức và PGS.TS Lê Hoàng Sơn, Đại học Quốc gia Hà Nội; GS.TS Trần Xuân Bách, Đại học Y Hà Nội; GS Võ Xuân Vinh và TS Nguyễn Phúc Cảnh (ĐH Kinh tế TPHCM); TS Trần Nguyễn Hải và TS Hoàng Nhật Đức (ĐH Duy Tân); PGS Hoàng Anh Tuấn (ĐH Đông Á); TS Phạm Thái Bình (ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải).
Mở rộng danh sách xếp hạnh trong top 100.000, năm 2024 Việt Nam có 60 nhà khoa học, tăng 13 người so với năm ngoái, trong đó có nhiều nhà khoa học trẻ.
Ngoài 9 nhà khoa học được xếp hạng cao đã nêu trên, có thêm tên 51 nhà khoa học người Việt Nam gồm:
Nguyễn Xuân Hùng (Trường ĐH Công nghệ TPHCM -HUTECH), Nguyễn Thời Trung (Trường ĐH Văn Lang), Võ Đại Việt ( Trường ĐH Nguyễn Tất Thành), Bùi Quốc Tính (Trường ĐH Duy Tân), Le Ba Phong (Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội), Vương Quân Hoàng (Trường ĐH Phenikaa), Chu Đình Tới (Trường Quốc tế, ĐHQGHN), Ngô Thái Hưng (Trường ĐH Tài Chính Marketing TPHCM),Phạm Văn Hùng (Trường ĐH Quốc tế- ĐHQG TPHCM), Nguyễn Xuân Phương (Trường ĐH Giao thông Vận tải TPHCM), Phạm Văn Vinh (Học viện Kỹ thuật Quân sự), Nguyễn Đức Khương (Trường Quốc tế, ĐHQGHN), Chu Khánh Lân (Học viện Ngân hàng), Sử Đình Thành (Trường ĐH Kinh tế TPHCM), Lê Hoàng Phong (Trường ĐH Luật, TPHCM), Võ Hồng Đức (Trường ĐH Mở TPHCM),
Vũ Quang Bách (Trường ĐH Tôn Đức Thắng), Nguyễn Việt Cường (Trường Quốc tế, ĐHQGHN), Nguyễn Văn Chương (Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự), Đỗ Đức Trung (Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội), Ngo Thanh Quang (Trường ĐH Kinh tế Tp Hồ Chí Minh), Nguyễn Trung Thắng (Trường ĐH Tôn Đức Thắng), Nguyen Quang Khai (Trường ĐH Mở TPHCM), Đào Văn Dương (Trường ĐH Phenikaa), Thái Hoàng Chiến (Trường ĐH Tôn Đức Thắng), Huỳnh Thế Thiện (Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM), Lê Thanh Hà (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân),
Trần Văn Quân (Trường ĐH Giao thông Vận tải), Nguyễn Hoàng (Trường ĐH Mỏ Địa Chất), Nguyễn Huy Tuấn (Trường ĐH Văn Lang), Đinh Phú Hùng (Trường ĐH Thủy Lợi), Dương Viết Thông (Trường ĐH Thủ Dầu một), Nguyễn Đăng Nam (Trường ĐH Duy Tân), Nguyễn Quốc Đạt (Viện Trí tuệ nhân tạo-VinGroup), Nguyễn Trung Kiên (Trường Đại học Công nghệ TPHCM-HUTECH), Bùi Xuân Thành (ĐHQG TPHCM), Trần Văn Thuận (Trường ĐH Nguyễn Tất Thành), Le Thanh Tiep (ĐH Kinh tế Tài Chính TPHCM), Lê Thanh Cường (Trường ĐH Mở TPHCM),
Nguyễn Công Lượng (Trường ĐH Phenikka), Phạm Văn Việt (Trường Đại học Công nghệ TPHCM- HUTECH), Đỗ Minh Hoạt (Trường ĐH Duy Tân), Đặng Văn Hiếu ( Trường Đại học Thăng Long), Huỳnh Thanh Cảnh (Trường ĐH Duy Tân), Nguyễn Xuân Thảo (Học Viện Nông nghiệp), Phùng Văn Phúc (Trường Đại học Công nghệ TPHCM – HUTECH), Vũ Văn Tuấn (Trường ĐH Văn Lang), Nguyễn Phong Nguyên (Trường ĐH Kinh tế TPHCM), Trần Quốc Trung (Trường ĐH Thương Mại), Trần Trọng Nhân (Trường ĐH Công nghiệp TPHCM), Liệu Xuân Quí (Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG TPHCM).
Cách đánh giá của các chuyên gia dựa vào các tiêu chí như: chỉ số ảnh hưởng trong giới khoa học (composite score); tổng số trích dẫn (không bao gồm các tự trích dẫn); chỉ số Hirsch h-index; chỉ số Schreiber hm-index; số trích dẫn cho các bài báo được đăng với tư cách là tác giả duy nhất (single author); số trích dẫn cho các bài báo là tác giả chính (tên đầu tiên – first author và tác giả liên hệ – corresponding author), và tác giả cuối cùng – last author.
Theo đánh giá của Elsevier, danh sách này cho thấy, những nhà khoa học nào có tác động lớn nhất trong lĩnh vực của họ.
Nếu nhà khoa học nằm trong danh sách này của Stanford Elsevier, điều đó có nghĩa là công việc của họ thực sự quan trọng và hữu ích cho các nhà khoa học khác trong cộng đồng khoa học quốc tế.
Theo VTV
Tôn vinh GS Nguyễn Đình Đức: Nhà khoa học có tầm ảnh hưởng quốc tế
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội), nhà khoa học có tầm ảnh hưởng quốc tế được tôn vinh trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2024.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) là một trong 135 nhà khoa học được tôn vinh trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2024.
Nhà khoa học có tầm ảnh hưởng thế giới
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) sinh năm 1963 tại thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức (Hà Tây cũ), nay thuộc Hà Nội. Từ thời đi học, ông đã sớm bộc lộ tư chất thông minh và khả năng học tập vượt trội.
Năm 1984, sau khi tốt nghiệp loại xuất sắc ngành Toán cơ tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội), GS Nguyễn Đình Đức được chuyển tiếp nghiên cứu sinh tại Đại học Tổng hợp Quốc gia Mát-xcơ-va mang tên Lômônôxốp. Năm 1991, bảo vệ xong tiến sĩ toán lý, ông được nhà trường giữ lại làm thực tập sinh, rồi làm tiến sĩ khoa học.
Năm 1997, ông bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ khoa học về kỹ thuật tại Viện Hàn lâm Khoa học Nga. Với những thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học, năm 1999, khi mới 36 tuổi, ông đã được bầu là thành viên nước ngoài – Viện sỹ của Viện Hàn lâm khoa học tự nhiện Nga.
Về nước, GS Nguyễn Đình Đức được phân công về làm giảng viên của Đại học Quốc gia Hà Nội. Từ những bước đầu tiên trên con đường của nhà giáo, nhà khoa học, đối mặt và phải vượt qua biết bao khó khăn thử thách, nhưng cũng từ cơ duyên này, ông đã gắn bó với nghề giáo, với nghiên cứu khoa học. Dần dần, ông có được tình yêu, niềm đam mê và thành công với công việc của mình, trở thành người thầy, nhà khoa học lớn của đất nước.
Cho đến nay, ông đã công bố hơn 350 công trình khoa học, trong đó có hơn 200 bài báo đăng trên các tạp chí khoa học có trong danh mục các tạp chí ISI (SCI, SCIE) có uy tín quốc tế.
Ông là người khởi xướng và thành lập ngành Vật liệu và kết cấu tiên tiến, ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng giao thông tại trường Đại học Công nghệ, ngành Tự động và Tin học của Trường Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội, sáng lập và mở ngành Civil Engineering của Trường Đại học Việt Nhật.
Từ năm 2019 đến nay, GS Nguyễn Đình Đức liên tục được Tạp chí PLoS Biology (Hoa Kỳ) công bố lọt vào bảng xếp hạng 10.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới. Năm 2023, ông xếp thứ 85 trong bảng xếp hạng 100 nhà khoa học xuất sắc nhất, ảnh hưởng nhất trong lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ.
Nhiều năm, ông là nhà khoa học duy nhất của Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng các nhà khoa học Việt Nam được research.com công bố và xếp hạng trong lĩnh vực Engineering.
Đầu tháng 3/2024, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức chính thức trở thành thành viên Hội đồng biên tập Tạp chí quốc tế về Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ: Journal of Aerospace Science and Technology, Nhà xuất bản Elsevier. Đây là một trong những tạp chí quốc tế có trong danh mục SCI index (top 5%), rất có uy tín và chất lượng cao hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Khoa học, Kỹ thuật và Công nghệ Hàng không – Vũ trụ.
“Điều đó thể hiện uy tín, vị thế của khoa học Việt Nam trên bản đồ thế giới. Đồng thời, cũng là niềm vinh dự của cá nhân, là sự động viên, cổ vũ dấn thân không chỉ đối với tôi, mà còn với các nhà khoa học trẻ, với các thế hệ học trò. Bởi tôi cũng đâu có nghĩ, đến một ngày mình sẽ có được vinh dự này”, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức chia sẻ.
Hạnh phúc nhất là đã đào tạo được thế hệ kế cận
Cho đến nay, GS Nguyễn Đình Đức đã đào tạo thành công nhiều học trò tài năng, kiên trì bền bỉ làm nên một trường phái khoa học về Vật liệu và kết cấu tiên tiến của Đại học Quốc gia Hà Nội, của Việt Nam vươn tầm quốc tế. Nhiều học trò của ông cũng đã trở thành giảng viên của các trường đại học lớn trong cả nước.
Dưới sự dìu dắt của thầy, nhiều thế hệ học trò đã thành công, trở thành những nhà khoa học thành danh. Trong đó, một người được giải thưởng Nguyễn Văn Đạo – Giải thưởng mang tên vị Giám đốc đầu tiên của ĐHQGHN, là giải thưởng danh giá nhất ngành Cơ học ở Việt Nam và một học trò xuất sắc được Forbes Việt Nam vinh danh. Họ đã tiếp nối sự nghiệp của thầy – truyền nhiệt huyết, thắp sáng ước mơ, lan tỏa tri thức, tình yêu và những điều tốt đẹp tới các thế hệ học trò mai sau.
“Chính học trò là động lực rất lớn cho tôi có được tình yêu với nghề. Mỗi học trò là một cuộc đời, một hoàn cảnh, một hoài bão. Khi các thế hệ học trò tiếp nối hoài bão và lý tưởng của tôi trong học thuật và trong sự nghiệp trồng người – với tôi, đó có thể coi là thành công nhất, tự hào nhất của cuộc đời”, GS Nguyễn Đình Đức tâm sự.
Nhận ra tầm quan trọng của nhân lực chất lượng cao, GS Nguyễn Đình Đức đã xây dựng thành công nhóm nghiên cứu mạnh về vật liệu và kết cấu tiên tiến tại Trường Đại học Công nghệ (ĐHQGHN). Từ bài học kinh nghiệm của mô hình nhóm nghiên cứu này có thể nhân rộng ở các trường đại học khác ở Việt Nam.
Trò chuyện với PV Tri thức và Cuộc sống về những trăn trở, GS Nguyễn Đình Đức cho biết, trong những năm qua, chúng ta đã có rất nhiều những chính sách để hỗ trợ phát triển nhân tài, phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh để khoa học công nghệ Việt Nam hội nhập với thế giới. Từ bài học của các nước đã đi trước như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản… cho thấy, để đất nước phát triển được thì quan trọng nhất ở hai yếu tố đột phá là chất lượng nguồn nhân lực và khoa học công nghệ.
“Khoa học công nghệ chính là chiếc đũa thần để đất nước phát triển nhanh chóng và nắm bắt được những cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và Việt Nam cũng không là ngoại lệ”, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức khẳng định.
Mong ước, trăn trở lớn nhất của GS Nguyễn Đình Đức là làm sao để giáo dục đào tạo Việt Nam ngày càng nâng cao được chất lượng đào tạo, tạo ra được những con người có tài, có đức, đặc biệt là có hoài bão, có tâm nguyện chấn hưng đất nước.
“Cùng với đó là khoa học công nghệ Việt Nam tiếp tục được đầu tư, quan tâm thỏa đáng với những chính sách quyết liệt, mạnh mẽ và kịp thời, để thế hệ trẻ của Việt Nam có thể đóng góp và mau chóng đưa đất nước ta phát triển vượt bậc, theo kịp với các nước tiên tiến trên thế giới”, GS Nguyễn Đình Đức bày tỏ.
Với những cống hiến của mình, GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức đã giành nhiều giải thưởng, huân chương danh giá: Huân chương Lao động hạng Ba năm 2016; Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2022; Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2019, 2022, 2024; Nhà giáo tiêu biểu của Việt Nam do Bộ Giáo dục và Đào tạo vinh danh trong chặng đường 40 năm sự nghiệp giáo dục (1982-2022); Nhiều Bằng khen của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Mai Loan
Từ chàng trai tỉnh lẻ đến kỹ sư hãng chip hàng đầu thế giới
(Dân trí) – Sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, Trịnh Đức Trường đầu quân cho Micron Technology chi nhánh Nhật Bản. Đây là công ty sản xuất chip nhớ hàng đầu thế giới của Mỹ.
Trịnh Đức Trường (SN 1992) hiện sinh sống và làm việc tại tập đoàn Micron Technology (Nhật Bản).
Trường sinh ra tại Thái Nguyên, tốt nghiệp loại giỏi chuyên ngành kỹ sư cơ khí (mechanical engineering) của Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên (TNUT). Sau khi ra trường anh làm kỹ sư đảm bảo chất lượng cho công ty Glonics Vietnam Co. Ltd, doanh nghiệp 100% vốn Hàn Quốc, trong thời gian ngắn.
Nhận thấy bản thân còn thiếu hụt nhiều kiến thức, kỹ năng và muốn đi sâu hơn trong lĩnh vực nghiên cứu, Trường đã nộp hồ sơ và trúng tuyển vào chương trình thạc sĩ kỹ thuật xây dựng (MCE) của Trường Đại học Việt Nhật (VJU) – Đại học Quốc gia (VNU) Hà Nội với học bổng toàn phần chương trình thạc sĩ trong 2 năm.
Lý giải cho lựa chọn này, Trường cho biết, mình từng theo đuổi một số nghiên cứu về đề tài tính toán, mô phỏng khi còn học ở Đại học Thái Nguyên. Nhận thấy ĐH Quốc gia Hà Nội có phòng thí nghiệm (lab) vật liệu và kết cấu tiên tiến hiện đại do GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, nhà khoa học hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tính toán mô phỏng điều hành, anh quyết định đầu quân vào đây.
Hai năm tại ĐH Việt Nhật của ĐH Quốc gia Hà Nội là khoảng thời gian đặc biệt ý nghĩa đối với anh. Dưới sự hướng dẫn tận tình của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức và TS. Phan Lê Bình (chuyên gia JICA), các giảng viên VJU và giáo sư Nhật Bản, cộng thêm động lực mạnh mẽ cùng tiềm năng của bản thân, Trường đã đạt những bước tiến dài trên con đường học thuật.
Trịnh Đức Trường chia sẻ, nhờ sự đồng hành, động viên của thầy cô nên chàng trai đã vượt qua nhiều khó khăn ban đầu như: Điểm yếu về ngoại ngữ, môi trường sống…
Trong công việc và học tập, các thầy cô đã chỉ ra cho Trường và các học viên những vấn đề tồn đọng trong việc hợp tác quốc tế của các dự án; phương pháp làm việc coi chất lượng và an toàn lên hàng đầu; hay phong cách làm việc chặt chẽ, chuẩn mực của người Nhật…
Tại ĐH Quốc gia Hà Nội, cậu sinh viên đến từ Thái Nguyên tiếp tục nhận nhiều học bổng và chứng nhận danh giá. Trong số đó, anh giành được học bổng toàn phần chính phủ Nhật MEXT 3 năm tại ĐH Hiroshima. Nhờ nỗ lực, Trường là một trong số ít sinh viên có cơ hội sang thực tập tại Đại học Tokyo, thực hiện nghiên cứu ngắn hạn về phân tích kết cấu thép mới.
Tốt nghiệp thạc sĩ loại xuất sắc tại VJU với đề tài An analysis of buckling behavior of multi-cracked functionally graded material plates by numerical simulation (tạm dịch: Phân tích đặc tính cong vênh của các tấm vật liệu được phân loại theo chức năng bởi nhiều vết nứt bằng mô phỏng số), Trịnh Đức Trường ngay lập tức được Đại học Hiroshima (ngôi trường quốc lập gần 100 năm tuổi, thuộc nhóm danh tiếng nhất Nhật Bản) cấp học bổng tiến sĩ ngành cơ khí.
Hành trình đến công ty sản xuất chip hàng đầu thế giới
“Gia đình, bố mẹ em đều không có ai làm về lĩnh vực kỹ thuật nhưng bằng niềm yêu thích mạnh mẽ với tính toán và logic, em “lội ngược dòng” để chọn kỹ thuật trong khi bố mẹ không hề mong muốn.
Thời điểm đó, do chưa biết tự lập, em quyết định học đại học gần nhà và không chọn thi trường nào ở Hà Nội. Giấc mơ làm tiến sĩ của em được thắp lên mạnh mẽ khi kết thúc khóa học thạc sỹ hai năm ở ĐH Việt Nhật- ĐH Quốc gia Hà Nội”, Trường nhớ lại.
Được biết tại Hiroshima, Trịnh Đức Trường tiếp tục theo đuổi những nghiên cứu trong lĩnh vực tính toán mô phỏng nhưng ở cấp độ chuyên sâu hơn.
Anh đã công bố nhiều bài báo trên các tạp chí chuyên ngành hàng đầu như Key Engineering Materials, Metals, và còn là tác giả chính (first author) của một chương trong cuốn sách chuyên khảo do NXB Springer xuất bản.
Sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ với đề tài Transformation-thermo-mechanical Analyses on Size Effect in Polycrystalline TRIP Steels based on Crystal Plasticity Finite Element Method (tạm dịch: Phân tích biến đổi-nhiệt-cơ học về hiệu ứng kích thước trong thép TRIP đa tinh thể dựa trên phương pháp phần tử hữu hạn độ dẻo tinh thể), Trường đầu quân cho Tập đoàn Micron Technology, chi nhánh Nhật Bản vì muốn thử sức trong một môi trường doanh nghiệp mang tính quốc tế hóa và cạnh tranh cao độ.
Micron là công ty sản xuất chip nhớ hàng đầu thế giới của Mỹ. Tại đây, anh đảm nhận vai trò của kỹ sư hệ thống. Trịnh Đức Trường thực hiện vô số các tính toán, mô phỏng, từ đó đề xuất những giải pháp cải tiến nhằm tối ưu hóa quy trình.
Theo anh, các nhân lực trong ngành này cần phải tự trang bị nền tảng vững chắc và tầm nhìn rộng lớn hơn mỗi ngày. Người kỹ sư cần chủ động học hỏi, liên tục cập nhật, sửa lỗi và hoàn thiện để tiến về phía trước.
Nhận xét về cậu học trò thành đạt, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Công nghệ (ĐH Quốc gia Hà Nội) chia sẻ: “Từ cậu sinh viên của ĐH Thái Nguyên, qua sự dìu dắt và hướng dẫn của chúng tôi khi học thạc sỹ ở ĐH Việt Nhật, Trịnh Đức Trường đã có bài công bố trên tạp chí ISI uy tín. Ngay sau đó, em đã nhận học bổng toàn phần làm tiến sĩ ở Nhật.
Chúng tôi đã cung cấp nền tảng kiến thức và thắp lên ngọn lửa đam mê nhiệt huyết cho học trò, từ đó các em đã phát huy hết khả năng để trưởng thành và tỏa sáng và Trường là một trong những thí dụ của hành trình tỏa sáng ấy”.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ được tôn vinh là trí thức KHCN Việt Nam tiêu biểu năm 2024
Ngày 30/7/2024, Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã ra quyết định số 645/QĐ-LHHVN công nhận danh hiệu “Trí thức Khoa học và Công nghệ tiêu biểu” của Việt Nam năm 2024. GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ là một trong những trí thức Khoa học và Công nghệ tiêu biểu của Việt Nam được công nhận đợt này. Đây là niềm vui và vinh dự lớn của nhà trường và Đại học Quốc gia Hà Nội.
GS. TSKH Nguyễn Đình Đức là một trong những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực Cơ học và vật liệu mới composite của Việt Nam và cộng đồng khoa học Quốc tế, Trưởng Nhóm nghiên cứu mạnh, Trưởng Phòng thí nghiệm Vật liệu và Kết cấu Tiên tiến của Trường ĐH Công nghệ , Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Giáo sư Nguyễn Đình Đức tốt nghiệp Khoa Toán Cơ Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1984 (Nay là Đại học Quốc gia Hà Nội), bảo vệ thành công xuất sắc Luận án Tiến sỹ Toán Lý (PhD) tại Đại học Tổng hợp Quốc gia Matxcơva năm 1991 và luận án Tiến sỹ Khoa học (Dr.Sci) tại Viện Nghiên cứu Chế tạo máy (Viện Hàn Lâm Khoa học Liên bang Nga) năm 1997. Ông được bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sự (2007) và Giáo sư (2014).
Trong thời gian làm việc ở nước ngoài, Giáo sư Nguyễn Đình Đức đã từng đảm nhận vị trí Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội KHKT Việt Nam tại LB Nga; Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam Khóa V (1999-2004). Ông cũng vinh dự là đại biểu chính thức dự Đại hội anh hùng và chiến sỹ thi đua toàn quốc năm 2000 tại Hà Nội.
Sau khi về Việt Nam công tác công tác từ năm 2001 đến nay, ông đảm nhận một số vị trí sau: được cố GS.VS Vũ Tuyên Hoàng – nguyên Chủ tịch Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam gợi ý, ông đã tham gia ban vận động, sáng lập và trở thành Phó Chủ tịch đầu tiên của Hội trí thức trẻ Việt Nam; nhiều năm là thành viên Hội đồng chức danh Giáo sư trường Đại học Công nghệ, thành viên Hội đồng chức danh Giáo sư ngành Cơ học; Phó Chủ tịch Hội Cơ học Việt Nam. Năm 2024 ông đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng Chức danh Giáo sư/Phó Giáo sư của Trường Đại học Công nghệ -Đại học Quốc gia Hà Nội.
Giáo sư Nguyễn Đình Đức đã kinh qua các chức vụ Trưởng Ban Khoa học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội giai đoạn 2005-2008, Phó Hiệu Trưởng Trường Đại học Công Nghệ – ĐHQGHN giai đoạn 2008-2012, Trưởng Ban Đào tạo Đại học và Sau Đại học – ĐHQGHN từ 2012-5/2023; Từ tháng 6/2023 đến nay, Giáo sư Nguyễn Đình Đức đang là Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ (ĐHQGHN), Chủ tịch Câu Lạc Bộ mạng lưới đảm bảo chất lượng giáo dục đại học Việt Nam.
Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân trao quyết định công nhận Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Công nghệ cho GS Nguyễn Đình Đức
Trong suốt chặng đường gần 40 năm hoạt động khoa học, Giáo sư Nguyễn Đình Đức đã công bố gần 400 công trình khoa học, trong có hơn 200 bài báo đăng trên các tạp chí khoa học có trong danh mục các tạp chí ISI (SCI, SCIE) có uy tín của quốc tế; tác giả của 1 bằng phát minh và 1 bằng sáng chế; 6 đầu sách giáo trình và chuyên khảo xuất bản bằng tiếng Việt, tiếng Nga và tiếng Anh.
Các nghiên cứu của Giáo sư Nguyễn Đình Đức tập trung vào các kết cấu và vật liệu composite, vật liệu nano, các vật liệu carbon siêu nhẹ, siêu bền nhiệt, vật liệu thông minh có cơ lý tính biến đổi FGM và vật liệu nano FG CNTRC, vật liệu có hệ số Poát xông âm có đặc tính giảm chấn và hấp thụ sóng nổ và gần đây nhất là ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong kỹ thuật. Những hướng nghiên cứu chuyên sâu gắn với những công trình khoa học công bố được các nhà khoa học thế giới thừa nhận đã khẳng định vị trí trường phái về vật liệu và kết cấu tiên tiến hiện đại của Việt Nam do ông đứng đầu. Ông cũng đã mở đường và dìu dắt, góp phần đào tạo nhiều nhân tài, nhiều nhà khoa học trẻ tài năng cho đất nước.
Giáo sư Đức là thành viên của hơn 10 hội đồng khoa học của các tạp chí chuyên môn có uy tín trên thế giới; thành viên ủy ban quốc tế về Vật liệu chức năng cơ lý tính biến đổi FGM, thành viên Ủy ban quốc tế về vật liệu composite (the International Committee on Composite Materials – ICCM).
Giáo sư Nguyễn Đình Đức là thành viên của Hội đồng biên tập của 10 tạp chí quốc tế có uy tín và đã được mời báo cáo tại phiên toàn thể của nhiều hội nghị quốc tế lớn trên thế giới
Giáo sư Đức cũng là người đã khởi xướng và thành lập ngành Vật liệu và kết cấu tiên tiến, ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng giao thông tại trường Đại học Công nghệ; ngành Tự động và Tin học của Trường Quốc tế – Đại học Quốc Gia Hà Nội; sáng lập và mở ngành Civil Engineering của Trường Đại học Việt Nhật. Giáo sư là người có công lao thúc đẩy phát triển quy mô và cơ cấu các ngành kỹ thuật công nghệ ở ĐHQGHN, và lĩnh vực này đã được xếp hạng 386 thế giới trong bảng xếp hạng QS năm 2022.
Với những công hiến của mình cho khoa học, liên tục từ năm 2019 đến nay, Giáo sư Nguyễn Đình Đức đã được Tạp chí PLoS Biology (Hoa Kỳ) công bố lọt vào bảng xếp hạng 10.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới, và xếp thứ 85 – trong bảng xếp hạng 100 nhà khoa học xuất sắc nhất, ảnh hưởng nhất trong lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ vào năm 2023.
Trong những năm gần đây, Giáo sư Nguyễn Đình Đức là nhà khoa học Việt Nam hiếm hoi đang công tác tại môi trường trong nước nhưng đã vinh dự lọt vào bảng xếp hạng các nhà khoa học Việt Nam được research.com công bố và xếp hạng trong lĩnh vực Engineering. Điều đó đã khẳng định vị thế của các nhà khoa học Việt Nam trong cộng đồng khoa học quốc tế và góp phần định danh khoa học công nghệ của Việt Nam trên bản đồ Thế giới
Không chỉ là trí thức KHCN Việt Nam tiêu biểu, trước đó, vào năm 2022, nhân dịp 40 năm sự nghiệp giáo dục (1982-2022), ông cùng với 2 giáo sư của ĐHQGHN là Giáo sư, NGND Mai Trọng Nhuận – nguyên Giám đốc ĐHQGHN và Giáo sư,NGND Lê Ngọc Thành – Hiệu trưởng trường ĐH Y dược ĐHQGHN đã được Bộ giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen và vinh danh là nhà giáo tiêu biểu của ngành giáo dục Việt Nam.
Với những đóng góp xuất sắc của ông cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo và trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ông đã được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng 3 (2016); Huân chương Lao động hạng nhì (2022).
(UET-News)
Điểm chuẩn đại học năm 2024 có thể cao hơn năm trước ở tất cả tổ hợp
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức nhận định, nếu không có sự biến động lớn về tỷ lệ chỉ tiêu dành cho việc xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT, điểm đầu vào xét tuyển đại học năm nay sẽ cao hơn năm trước ở tất cả các tổ hợp và có thể chênh từ 1 – 3 điểm.
Sáng 17.7, Bộ GD-ĐT công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024, cùng phổ điểm thi các môn và phổ điểm theo từng tổ hợp.
Báo Đại biểu Nhân dân đã có trao đổi với GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội để nhận định về kết quả kỳ thi năm nay, cũng như dự đoán điểm chuẩn xét tuyển vào các trường đại học theo phương thức sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT.
Điểm thi tốt nghiệp THPT đạt kết quả cao hơn năm trước ở tất cả các môn
– Thưa GS.TSKH Nguyễn Đình Đức. Sáng 17.7, Bộ GD-ĐT đã công bố điểm thi THPT năm 2024, cùng phổ điểm các môn thi cũng như các tổ hợp. Ông có nhận định, đánh giá như thế nào về kết quả của kỳ thi này?
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức: Nhìn vào phổ điểm kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 mà Bộ GD-ĐT công bố cho thấy kỳ thi năm nay về cơ bản ổn định, một số môn có sự phân hóa tốt hơn so với năm trước; đồng thời đảm bảo đánh giá được thí sinh theo sát với chương trình giáo dục THPT.
Số thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 là hơn 1 triệu thí sinh, ở mức “kỷ lục” so với mấy năm qua. Môn có thí sinh dự thi cao nhất là Ngữ văn với 1.050.132 thí sinh; môn Toán có 1.045.643 thí sinh, đều cao hơn so với năm 2023.
Từ số liệu kết quả phân tích của một số môn thi cụ thể năm nay, có thể thấy như sau:
Ở môn Toán, số bài thi đạt điểm 8 trở lên là 198.390 bài/tổng 1.045.643 bài, đạt 18,97%. So với năm 2023, tỷ lệ này là 15,1%, năm 2022 là 21,8%.
Môn Ngữ văn, số bài thi đạt điểm 7 trở lên là 687.326/1.050.132 bài, đạt tỷ lệ cao kỷ lục từ trước tới nay: 64,57%. Trong khi đó, tỷ lệ này năm 2023 đạt 45,9%, năm 2022 là 42,28% và đạt 41,7% vào năm 2021.
Môn Vật lí, số bài thi đạt điểm 8 trở lên là 99.148 bài/345.630 bài, đạt tỷ lệ 28,68%, trong khi đó năm 2023 là 21,31%, năm 2022 là 22,74%.
Môn Hóa học, số bài từ 8 điểm trở lên là 93.333 bài/346.530 bài, đạt 26,93%. Tỷ lệ này năm 2023 là 22,6%, năm 2022 là 27,8%. Đặc biệt, năm nay, môn Hóa “được mùa” điểm 10, với 1.278 điểm 10, trong khi năm trước chỉ có 137 bài đạt điểm 10.
Riêng môn Sinh học, năm nay, tỷ lệ bài thi đạt từ 8 điểm trở lên là 34.438 bài/324.388 bài, đạt tỷ lệ 10,06%. Đây là môn có tỷ lệ bài thi đạt từ 8 điểm trở lên ổn định, so với năm 2023 là 10,57% và năm 2022 là 4,6%.
Ở môn Lịch sử, tỷ lệ điểm giỏi cũng cao hơn năm trước, từ điểm 8 trở lên có 138.533 bài/tổng 706.299 bài, tỷ lệ 19,6%. Trong khi năm 2023, tỷ lệ này là 13%, năm 2022 là 18,1%.
Môn Địa lí năm nay lại có đột biến về tỷ lệ điểm giỏi, khi số bài đạt điểm 8 trở lên là 218.515 bài/tổng 704.701 bài, đạt tỷ lệ 31%, trong khi năm trước, tỷ lệ này là 6,6%, năm 2022 là 16,7%. Đặc biệt, có 3.175 bài đạt 10 điểm, trong khi năm 2023 chỉ có 35 bài đạt điểm 10.
Môn Giáo dục công dân, số bài đạt điểm giỏi từ 8 trở lên là 384.222 bài/583.619 bài, đạt tỷ lệ 65,83%, trong khi đó năm 2023 là 61%, năm 2022 là 61,85%. Tỷ lệ đạt điểm giỏi môn Giáo dục công dân luôn đạt cao qua nhiều năm. Năm nay, có 3.661 điểm 10.
Môn Tiếng Anh, năm nay số bài đạt điểm 8 trở lên là 131.283 bài/906.549 bài, đạt tỷ lệ 14,48%. Năm 2023, tỷ lệ này là 15,03% và 2022 là 1,9%. Tỷ lệ này cao nhất vào năm 2021 với 18,3%.
Điểm trung bình chung các môn cơ bản ổn định như năm trước, không có biến động lớn. Riêng môn Văn, điểm trung bình năm nay là 8, trong khi năm 2023 là 7.
Qua phổ điểm này có thể thấy, điểm thi tốt nghiệp THPT đạt kết quả cao hơn năm trước ở tất cả các môn. Thành tích này phản ánh sự nỗ lực vượt bậc của học sinh, thầy cô và các trường, các Sở GD-ĐT trong năm học vừa qua.
Một kỳ thi được đánh giá thành công nếu cả 4 khâu: đề thi, coi thi, chấm thi và xét tuyển đều tốt đẹp.
Với những diễn biến của công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm nay – sự nghiêm túc thực hiện Quy chế trong công tác coi và chấm thi, cũng như sự phân hóa của đề thi đã được cải thiện và kết quả thi THPT được công bố hôm nay, tôi đánh giá kỳ thi THPT năm 2024 đã thành công tốt đẹp: an toàn, nghiêm túc, khách quan, đảm bảo được sự ổn định theo định hướng của Chính phủ.
Năng lực thí sinh đạt mặt bằng kiến thức chung trên toàn quốc thông qua kết quả thi và các trường đại học hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT như một phương thức quan trọng để tuyển sinh vào đại học.
Điểm đầu vào năm nay có thể cao hơn năm trước ở tất cả tổ hợp
– Dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm nay, giáo sư có thể đưa ra nhận định về điểm chuẩn xét tuyển vào các trường đại học theo các phương thức sử dụng điểm thi này?
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức: Mặc dù ngày càng có nhiều trường sử dụng các bài thi đánh giá năng lực, các bài thi riêng để tuyển sinh, nhưng hiện nay tất cả các trường đại học vẫn sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT như một phương thức quan trọng trong tuyển sinh.
Với phổ điểm như trên, có thể thấy năm nay, mức điểm phổ biến nhất ở hầu hết tổ hợp là 22 – 23 điểm.
Tỷ lệ số bài thi đạt điểm giỏi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay đều cao hơn năm 2023 ở tất cả các môn. Do đó, nếu không có sự biến động lớn về tỷ lệ chỉ tiêu dành cho việc xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT thì điểm đầu vào năm nay sẽ cao hơn năm trước ở tất cả các tổ hợp và có thể chênh từ 1 – 3 điểm.
Những ngành “hot”, có điểm đầu vào cao, nếu chỉ tiêu như năm trước thì mức cạnh tranh sẽ lớn hơn.
Cần cải thiện, đổi mới hơn nữa cách dạy và học tiếng Anh ở bậc THPT
– Qua kỳ thi năm nay, giáo sư có góp ý gì để cải thiện tốt hơn ở kỳ thi tốt nghiệp THPT các năm tiếp theo?
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức: Bên cạnh những thành tích rất lớn đã đạt được và những thành công của kỳ thi này, chúng ta có thể thấy môn Ngoại ngữ – tiếng Anh vẫn là điểm yếu với đại đa số học sinh Việt Nam.
Số bài dưới 5 điểm là 386.861 bài/tổng 906.549 bài, chiếm tỷ lệ 42,67%. Như vậy, tỷ lệ dưới trung bình rất cao. Năm 2023, tỷ lệ này là 44,85%. Chúng ta phải cải thiện, đổi mới hơn nữa cách dạy và học tiếng Anh ở bậc THPT.
Trong khi các môn Văn, Sử, Địa có điểm giỏi cao và tỷ lệ dưới trung bình môn Văn, Địa rất thấp (chỉ chiếm vài %), ở môn Sử tỷ lệ dưới trung bình chỉ 13%, thì tỷ lệ dưới trung bình năm nay của môn Toán là 17,5%, Hóa 15,87%, Vật lí 16,34%.
Điều này cho thấy, chúng ta phải đẩy mạnh việc giáo dục STEM, nâng cao năng lực môn Toán và các môn Khoa học tự nhiên trong các trường THPT. Trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, đây là những kiến thức nền tảng cốt lõi chúng ta cần trang bị tốt cho học sinh THPT.
Nếu có thể, chúng ta vẫn có thể phân hóa đề thi cao hơn nữa, để không chỉ xét tốt nghiệp THPT mà còn “nhất cử lưỡng tiện”, giúp các trường đại học phân loại tốt hơn nữa thí sinh qua bài thi THPT để xét tuyển vào đại học, nhất là các trường đại học ở “top” trên.
– Trân trọng cảm ơn GS.TSKH Nguyễn Đình Đức đã chia sẻ
Hồng Hạnh – Nguyễn Liên
Tự động hóa và Tin học đóng vai trò then chốt trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
GDVN -Kỹ sư Tự động hóa và Tin học luôn có thu nhập cao và không bao giờ bị thất nghiệp trong thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai.
Đặc trưng của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 có ba trụ cột quan trọng nhất: Công nghệ thông tin – Tự động hóa – Trí tuệ nhân tạo. Vì vậy, khi mở ngành Tự động hóa và Tin học, Trường Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội đã góp phần cung cấp nguồn nhân lực có thể thích ứng và làm việc trong cả ba trụ cột này. Tự động hoá và Tin học (AAI) đóng vai trò then chốt trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hôm nay, phóng viên có cuộc trao đổi với Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Đình Đức – Giám đốc chương trình Tự động hóa và Tin học (AAI), Trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội để lắng nghe những chia sẻ hữu ích về ngành học và triển vọng đang triển khai đào tạo ngành này tại nhà trường.
Phóng viên: Với vai trò là là một nhà khoa học hàng đầu trên thế giới và khu vực trong lĩnh vực chuyên môn, và là Giám đốc chương trình Tự động hoá và Tin học, Giáo sư có thể chia sẻ về xu thế phát triển và cơ hội nghề nghiệp cho các bạn sinh viên theo học chương trình này?
Giáo sư Nguyễn Đình Đức: Chương trình có sự gắn kết chặt chẽ giữa Tin học với Tự động hoá, là những lĩnh vực quan trọng nhất của Kỹ thuật hiện nay. Người học được cung cấp những kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin, điện, điện tử, tự động hoá và trí tuệ nhân tạo, đều là những lĩnh vực rất “hot” và có nhu cầu cao trong tuyển dụng hiện nay. Do đó, khi các bạn tốt nghiệp ngành này có thể làm việc trong môi trường toàn cầu, nhiều cơ hội để hội nhập và khởi nghiệp.
Kỹ sư Tự động hóa và tin học luôn có thu nhập cao và không bao giờ bị thất nghiệp trong thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai. Nhiều em ngay từ năm thứ 3 đã được doanh nghiệp đón mời về làm việc. Các em có thành tích học tập tốt, ngoại ngữ tốt có cơ hội làm việc ở các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước, có thể đăng ký xin học bổng để học tiếp bậc sau đại học ở các trường đại học hàng đầu trên thế giới.
Phóng viên: Hiện nay, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đang đẩy mạnh nền kinh tế tri thức trong Cách mạng công nghiệp 4.0, do vậy nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực công nghệ – kỹ thuật liên quan đến Cách mạng công nghiệp 4.0 rất cần và đang thiếu. Vậy ngành học đóng vai trò gì trong giai đoạn này và gắn như thế nào với cuộc cách mạng này, thưa Giáo sư?
Giáo sư Nguyễn Đình Đức: Như tôi đã nhiều lần nhấn mạnh, đặc trưng của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 tựu trung lại có ba trụ cột quan trọng nhất: Công nghệ thông tin – Tự động hóa – Trí tuệ nhân tạo. Hiện nay ở Nhật Bản người ta đã nói đến xã hội 5.0, một xã hội thông minh trên nền tảng lực lượng sản xuất và những bước tiến nhanh và khổng lồ về kỹ thuật và công nghệ của Cách mạng công nghiệp 4.0. Với tầm nhìn xa trông rộng khi mở ngành, chúng ta có may mắn là ngành Tự động hóa và Tin học của Trường Quốc tế cung cấp nguồn nhân lực có thể thích ứng và làm việc trong cả ba trụ cột này.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ra đời cùng với sự phát triển như vũ bão của các phương thức sản xuất và kinh doanh mới, luôn gắn với các hệ thống thông minh và tự động hoá dần dần sẽ có mặt trong tất cả những dây chuyền của các ngành kinh tế khác nhau, vì vậy, có thể khẳng định Tự động hoá và Tin học có vai trò then chốt trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Không phát triển lĩnh vực này, chúng ta không thể nắm bắt được những cơ hội và vượt qua những thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để bứt phá và phát triển.
Phóng viên: Xin thầy có thể chia sẻ về thế mạnh, điểm đặc sắc trong chương trình AAI của Trường Quốc tế, và môi trường học tập ở đây?
Giáo sư Nguyễn Đình Đức: Tôi rất tự hào vì đây là chương trình đào tạo kỹ sư đầu tiên của Trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Chương trình được thiết kế hiện đại, tiên tiến, tương đồng với chương trình tiên tiến của nước ngoài.
Đặc sắc thứ hai của chương trình là người học sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức cơ bản nhất về tự động hóa, tin học, điện, điện tử, an toàn thông tin và trí tuệ nhân tạo.
Với nền tảng này, người học có thể làm việc trong các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp liên quan ở trong và ngoài nước, có thể tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn sâu để tham gia vào lĩnh vực thiết kế chip và vi mạch. Các em có tối thiểu 2 học kỳ gắn việc học tập với thực hành, thực tập, với doanh nghiệp.
Ba là chương trình có sự tham gia của các giáo sư, các nhà khoa học, đội ngũ giảng viên có uy tín, giàu kinh nghiệm và nhiệt huyết của Trường Quốc tế, trong toàn Đại học Quốc gia Hà Nội và thu hút cả các thầy cô giỏi ở các trường đại học lớn trên địa bàn Hà Nội cùng tham gia giảng dạy.
Bốn là chương trình có cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm hiện đại của Trường Quốc tế và cơ sở vật chất hiện đại dùng chung của Đại học Quốc gia Hà Nội. Bên cạnh đó, chương trình luôn có sự đồng hành của các doanh nghiệp.
Và cuối cùng là năng lực ngoại ngữ tốt, tiếng Anh sẽ trở thành ưu điểm vượt trội của các em khi tốt nghiệp chương trình này, các em sẽ trở thành các kỹ sư toàn cầu.
Phóng viên: Các ngành công nghệ kỹ thuật luôn cần phải được tiếp xúc, học hỏi, nghiên cứu, thực tập doanh nghiệp, đẩy mạnh công tác đào tạo cá thể hoá theo các nhóm nghiên cứu. Vậy Trường Quốc tế đã quan tâm đến vấn đề này ra sao trong quá trình triển khai đào tạo?
Giáo sư Nguyễn Đình Đức: Ngay từ năm thứ nhất, các em sinh viên của chương trình sẽ được tham gia các nhóm nghiên cứu, tiếp xúc với các nhà khoa học đầu ngành, với doanh nghiệp. Từ đó phát hiện đam mê và năng lực của từng cá nhân để dìu dắt. Khi vào học, nhà trường và các thầy cô sẽ không để tài năng nào bị bỏ sót, sáng kiến nào bị lãng quên.
Nhà trường và các doanh nghiệp cũng đặc biệt quan tâm cấp học bổng cho các em có thành tích học tập xuất sắc.
Trong quá trình học tập, các em được các thầy cô dìu dắt, được nhà trường đầu tư để tham gia nghiên cứu khoa học, tham gia vào các đề tài, dự án của các giảng viên ở trong và ngoài trường, được tham gia các cuộc thi quốc gia, quốc tế.
Nhà trường, đặc biệt là Đại học Quốc gia Hà Nội có hợp tác với nhiều doanh nghiệp lớn như LG, Sumsung, Siemens, Viettel,…. Những hợp tác này cho các em rất nhiều cơ hội thực tập và việc làm.
Phóng viên: Giáo sư có nhắn nhủ gì đến các sĩ tử vào đại học năm 2024 đặc biệt những bạn quan tâm đến các ngành công nghệ kỹ thuật như AAI?
Giáo sư Nguyễn Đình Đức: Ngành tự động hóa và tin học của Trường Quốc tế hội tụ đầy đủ những nhân tố “hot và hiện đại” – và đang là ngành thời thượng, là điểm đến và là cơ hội, tương lai cho các bạn trẻ. Tôi hy vọng và tin tưởng sẽ được đón nhiều học sinh ưu tú vào học ngành này tại Trường Quốc tế.
Các em hãy mạnh dạn và dấn thân, theo đuổi đam mê và hoài bão. Thành công và hạnh phúc chỉ mỉm cười với những ai kiên trì và hăng say lao động.
Phóng viên: Trân trọng cảm ơn Giáo sư Nguyễn Đình Đức.
Nguyễn Minh
Ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng: Gắn kết lý thuyết với thực hành
GDVN – Trường ĐH Công nghệ – ĐHQGHN đào tạo kỹ sư chất lượng cao ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng, đáp ứng yêu cầu thị trường trong và ngoài nước.
Ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của mọi quốc gia. Đặc biệt trong bối cảnh đô thị hóa và công nghiệp hóa mạnh mẽ, nhu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại và bền vững ngày càng tăng cao.
Tại Việt Nam, Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội đang nỗ lực đào tạo những kỹ sư ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng tài năng, đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường lao động trong nước và quốc tế.
Trong những năm qua, nhờ vào các chính sách tuyển sinh linh hoạt, uy tín của nhà trường và đặc biệt là chất lượng đầu ra của sinh viên khi tốt nghiệp đã được khẳng định. Nhiều năm nay, khoa Công nghệ Xây dựng – Giao thông đã thu hút được các sinh viên có điểm đầu vào cao nhất trong lĩnh vực kỹ thuật xây dựng của cả nước.
Ngành học với nhiều triển vọng nghề nghiệp
Chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng trường, Chủ nhiệm khoa Công nghệ Xây dựng – Giao thông, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: Ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng không chỉ đơn thuần là lĩnh vực chuyên về xây dựng nhà cửa, cầu đường, hay các công trình công cộng.
Cách hiểu này không sai nhưng chưa đầy đủ, vì trên thế giới, Công nghệ kỹ thuật xây dựng (tiếng Anh là Civil Engineering) là lĩnh vực rộng lớn bao gồm các khía cạnh như kiến trúc, quy hoạch, quản lý dự án, và ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong xây dựng. Ngành này đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa, đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam.
Tại Việt Nam, quá trình đô thị hóa và mở rộng các công trình kiến trúc, giao thông đang diễn ra mạnh mẽ. Điều này đòi hỏi sự ứng dụng các công nghệ tiên tiến và kỹ thuật hiện đại nhằm hướng tới phát triển đô thị xanh, thông minh và bền vững. Những công nghệ như Building Information Modeling (BIM – Xây dựng mô hình thông tin), Internet of Things (IoT – Internet vạn vật), và trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần được tích hợp vào ngành xây dựng, tạo ra những bước tiến mới trong việc quản lý và vận hành các công trình hạ tầng.
“Nhu cầu về nhân lực trong ngành xây dựng đang tăng mạnh mẽ không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Theo dự báo, Việt Nam cần bổ sung khoảng 400.000 – 500.000 lao động mỗi năm trong ngành này. Dự kiến, số lượng lao động trong ngành xây dựng có thể đạt khoảng 8 triệu người vào năm 2030. Không chỉ các doanh nghiệp trong nước, mà thị trường lao động các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, và Ả Rập Xê Út cũng đang rất khát nhân lực trong lĩnh vực này”, Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Đình Đức cho hay.
Chính vì vậy, sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng có rất nhiều cơ hội trong công việc, có thể đảm nhận nhiều vị trí đa dạng tại các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Chẳng hạn, các bạn có thể trở thành kỹ sư thi công, giám sát công trình, quản lý dự án, cán bộ thẩm định, và chuyên gia tư vấn, hoặc trở thành cán bộ giảng dạy và nghiên cứu trong các trường đại học.
Theo thầy Đức, hầu hết sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng ra trường đều có việc làm ngay, không ít sinh viên đã có việc làm ngay từ năm thứ 3. Theo thống kê của Đoàn đánh giá ngoài trong kỳ kiểm định chất lượng năm 2023, sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng có việc làm đúng chuyên môn rất cao, đứng thứ nhì trong số các ngành đang đào tạo tại trường, chỉ sau lĩnh vực Công nghệ thông tin.
Với nền tảng kiến thức và kỹ năng được trang bị tốt, các nhóm sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng của nhà trường đã liên tiếp đạt nhiều giải thưởng cao ở các cuộc thi quốc tế, như The Student BIM&VR Design World Cup tại Nhật Bản năm 2022 và 2023 (Honorable Judge Award).
Thầy Đức cho biết thêm, Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với nhiều trường đại học hàng đầu thế giới. Các chương trình trao đổi sinh viên, giảng viên và hợp tác nghiên cứu với Đại học Melbourne (Úc), Đại học Birmingham (Anh), Đại học Tokyo và Đại học Tsukuba (Nhật Bản), Đại học Yonsei và Đại học Sejong (Hàn Quốc), Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore),…mang lại cho sinh viên những cơ hội trải nghiệm môi trường giáo dục quốc tế và tham gia các dự án nghiên cứu tiên tiến.
Bên cạnh hợp tác quốc tế, Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội cũng thiết lập mối quan hệ với nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng như Công ty Cổ phần CONINCO, Công ty Cổ phần FECON,…Các chương trình hợp tác này cung cấp cho sinh viên cơ hội thực tập và học hỏi trong môi trường thực tế, giúp sinh viên tiếp cận với công việc và tăng cường kỹ năng cần thiết cho sự nghiệp sau này.
Em Nông Đức Quân, sinh viên khóa 65 ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng, chia sẻ về lý do chọn ngành học này.
“Thứ nhất là vì bản thân có một sự yêu thích nhất định đối với việc xây dựng công trình. Em nhận thấy mình có khả năng giải quyết các vấn đề liên quan đến toán học, các bài toán không gian và logic. Ngoài ra, em cũng có hứng thú với việc thiết kế, đặc biệt là các không gian kiến trúc của các công trình nhà cao tầng.
Thứ hai, đây là một ngành nghề có tiềm năng phát triển lớn, đem lại nhiều lợi ích cho bản thân và cộng đồng.
Từ hai lý do trên, em thấy mình phù hợp với ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng, một ngành đóng góp trực tiếp vào công việc hình thành nên các công trình đô thị, vốn yêu cầu cao về việc tính toán lý thuyết”, Đức Quân cho biết.
Theo Đức Quân, tốc độ hiện đại hóa về cơ sở hạ tầng hiện nay đã làm tăng nhu cầu nguồn nhân lực trong ngành xây dựng. Ở Việt Nam, nhu cầu về xây dựng ngày càng lớn, từ các tòa cao tầng, trung tâm thương mại, khu công nghiệp đến các dự án điện gió. Bên cạnh đó, xây dựng là một lĩnh vực truyền thống với nhu cầu tuyển dụng lao động cao và ổn định. Vì vậy, Quân thấy cơ hội nghề nghiệp trong ngành này rất rộng mở trong tương lai.
Chương trình đào tạo đã được kiểm định chất lượng
Theo Chủ nhiệm khoa Công nghệ Xây dựng – Giao thông, tại Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội, chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng được thiết kế nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản và chuyên sâu về ngành, với 2 định hướng chính là Cầu đường và Xây dựng dân dụng và công nghiệp.
Sinh viên sẽ học các môn học cơ bản như Cơ học, Kết cấu, Vật liệu xây dựng và Nền móng, từ đó tiếp cận các môn học chuyên ngành như Thiết kế công trình, Kỹ thuật thi công, Quản lý dự án xây dựng. Chương trình đào tạo còn bao gồm các đồ án lớn ở ba học kỳ cuối, đồ án của các môn học và tối thiểu một học kỳ thực tập tại doanh nghiệp. Điều này giúp sinh viên không chỉ nắm vững lý thuyết mà còn có cơ hội áp dụng kiến thức vào thực tế, phát triển kỹ năng thực hành và nghiên cứu.
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Đình Đức chỉ ra rằng điểm khác biệt lớn nhất trong chương trình đào tạo của Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội so với các cơ sở đào tạo khác là sự kết hợp giữa kiến thức chuyên môn sâu rộng và kỹ năng thực hành. Chương trình đào tạo của trường tương đồng với các chương trình đào tạo ngành Civil Engineering tại các trường đại học danh tiếng trên thế giới như Đại học Tokyo (Nhật Bản) và Đại học Melbourne (Úc).
Thêm vào đó, đội ngũ giảng viên của khoa là những chuyên gia uy tín, giàu kinh nghiệm từ các trường đại học hàng đầu như Trường Đại học Việt Nhật, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Trường Đại học Giao thông vận tải và Trường Đại học Thủy lợi. Sinh viên cũng có cơ hội được học tập và hướng dẫn bởi các giảng viên từ các trường đại học quốc tế thông qua các chương trình hợp tác.
Đặc biệt, chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng đã được kiểm định chất lượng đào tạo trong năm 2023, đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Việc kiểm định này không chỉ khẳng định chất lượng đào tạo của trường mà còn tạo niềm tin cho sinh viên và phụ huynh về tương lai nghề nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Em Nguyễn Ngọc Yến Trang, sinh viên khóa 66 ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng, nhận xét rằng các kiến thức và kỹ năng được trang bị trong các môn học đều rất sát với thực tế, giúp sinh viên có thể áp dụng ngay vào công việc sau này. Ngoài ra, chương trình đào tạo liên tục được cập nhật và chỉnh sửa, chọn lọc những kiến thức trọng tâm phù hợp với thực tiễn và loại bỏ những kiến thức dư thừa.
Yến Trang nhấn mạnh rằng đội ngũ giảng dạy tại khoa gồm các nhà giáo, nhà khoa học uy tín, giàu kinh nghiệm và rất nhiệt tình. Đặc biệt, Giáo sư Nguyễn Đình Đức, Chủ nhiệm khoa Công nghệ Xây dựng – Giao thông là nhà khoa học được xếp hạng top 94 thế giới trong lĩnh vực Kỹ thuật (Engineering), khiến sinh viên rất tự hào.
“Nhờ uy tín và các mối quan hệ của thầy, sinh viên có nhiều cơ hội học tập từ các giảng viên từ các trường đại học khác trên địa bàn Hà Nội, được nhận học bổng, tham gia thực hành và thực tập tại các doanh nghiệp và các phòng thí nghiệm, cũng như tham gia nghiên cứu khoa học và giao lưu với các nhà khoa học và sinh viên quốc tế”, Trang chia sẻ.
Sinh viên Công nghệ kỹ thuật xây dựng tham quan, kiến tập, thực tập tại các doanh nghiệp đối tác. Ảnh: NTCC
Em Hoàng Tiến Đạt, sinh viên khóa 67 ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng, chia sẻ: Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng gồm các học phần thực hành khá đa dạng, có các tiết học bài tập xen lẫn với các tiết thực hành tại phòng thí nghiệm của khoa ở Hòa Lạc. Sinh viên được trực tiếp sử dụng các dụng cụ đo đạc, trực tiếp làm ra sản phẩm mẫu và xác định các tính chất cơ lý của mẫu thí nghiệm. Phòng thí nghiệm có thiết bị máy móc công nghệ tiên tiến, thầy cô hướng dẫn nhiệt tình.
Đạt cho biết, hàng năm khoa đều mời lãnh đạo của các công ty lớn trong lĩnh vực xây dựng đến chia sẻ và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên. Về phía nhà trường, hàng năm trường cũng tổ chức Ngày hội việc làm, tạo cơ hội cho sinh viên tìm kiếm việc làm và kết nối với các nhà tuyển dụng
Sinh viên cần kỹ năng gì để đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội?
Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực của thị trường lao động, thầy Đức cho biết, khoa Công nghệ Xây dựng – Giao thông không ngừng đổi mới và cải tiến chương trình giảng dạy, hướng tới các yêu cầu thực tế trong công việc. Khoa cũng được nhà trường đầu tư trang thiết bị và máy móc hiện đại cho phòng thí nghiệm, đồng thời tăng cường công tác thực hành và thực tập để nâng cao khả năng tiếp cận thực tế của sinh viên.
Bàn về những khó khăn chung trong ngành xây dựng và giao thông, thầy Đức nhận định, ngành này đang phải đối mặt với nhiều thách thức như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, và thiếu hụt công nghệ hiện đại.
Để đối phó với những thách thức này, chương trình đào tạo của Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tích hợp các học phần đặc sắc như Phát triển bền vững trong xây dựng và giao thông, Vật liệu tiên tiến, Năng lượng mới và tiết kiệm năng lượng, Chuyển đổi số và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong xây dựng.
Những học phần này giúp sinh viên hiểu rõ về các giải pháp xây dựng thân thiện với môi trường, cung cấp kiến thức về các loại vật liệu mới, giúp tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu ô nhiễm, tối ưu hóa các thông số thiết kế và cải thiện giải pháp xây dựng.
Để thành công trong ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng, thầy Đức chỉ ra một số tố chất và kỹ năng quan trọng mà sinh viên cần có.
Đầu tiên là đam mê kỹ thuật và xây dựng, cùng với nền tảng kiến thức vững chắc về toán học, công nghệ thông tin, cơ học, vật lý và các kiến thức nền tảng của lĩnh vực Xây dựng – Giao thông.
Bên cạnh đó, khả năng tư duy logic, phân tích, phản biện, phát hiện và giải quyết vấn đề cũng rất quan trọng. Những khả năng đó kết hợp với tư duy sáng tạo, hiểu biết về truyền thống, khu vực học và các yếu tố cảnh quan, phong thủy và văn hóa sẽ giúp các bạn tìm ra các giải pháp tối ưu và hiệu quả cho các vấn đề đặt ra trong lĩnh vực xây dựng, giao thông và hạ tầng.
Ngoài ra, sinh viên cần có kỹ năng sử dụng thành thạo các phần mềm tính toán kết cấu, BIM, AI; kỹ năng quản lý, tổ chức và quản lý dự án, cũng như khả năng làm việc dưới áp lực.
Cuối cùng, ngoại ngữ, tinh thần học hỏi và sự cần cù, chịu khó là yếu tố không thể thiếu để có thể làm việc trong các công ty trong và ngoài nước, các công ty đa quốc gia, trong môi trường toàn cầu hóa và hội nhập
Còn với Hoàng Tiến Đạt, ngoài việc học tập, Đạt cho rằng sinh viên cần phải năng động tham gia các chương trình và hoạt động ngoại khóa của Đoàn và khoa. Những hoạt động này giúp sinh viên tích lũy và rèn luyện thêm các kỹ năng làm việc nhóm, tổ chức và giải quyết vấn đề.
“Không chỉ học tập mà sinh viên còn cần phải có một sự năng động thông qua tham gia các chương trình, hoạt động ngoại khóa của Đoàn và Khoa, từ đó tích lũy và rèn luyện thêm các kỹ năng làm việc nhóm, tổ chức và giải quyết vấn đề”, Tiến Đạt nhấn mạnh.
Ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng – Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội:
– Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, D01
– Chỉ tiêu: 160
– Thời gian đào tạo: 4,5 năm
Website Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội: http://uet.vnu.edu.vn/
Fanpage Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội: https://www.facebook.com/UET.VNUH
Châu Anh
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức: Chuyện thú vị về nhà khoa học có thẻ nhà báo
Thật thú vị khi GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức, thành viên Hội đồng biên tập Tạp chí quốc tế về Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ (top 5% thế giới) và một số tạp chí khoa học quốc tế uy tín khác cũng là một nhà báo.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) – cho hay, bên cạnh làm khoa học, ông đồng thời là nhà báo, đã có thẻ nhà báo hơn 20 năm. Đối với ông, một nhà báo cần có cả tâm và tầm, trong đó, tâm rất quan trọng. Một bài viết có tâm sẽ giúp động viên, khích lệ, lan tỏa những điều tốt đẹp.
Vinh dự đi cùng với áp lực
Đầu tháng 3/2024, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) chính thức trở thành thành viên Hội đồng biên tập Tạp chí quốc tế về Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ: Journal of Aerospace Science and Technology, Nhà xuất bản Elsevier.
Trò chuyện với PV Tri thức và Cuộc sống, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cho biết, đây là một trong những tạp chí quốc tế có trong danh mục SCI index (top 5%), rất có uy tín và chất lượng cao hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Khoa học, Kỹ thuật và Công nghệ Hàng không – Vũ trụ.
Hội đồng biên tập của tạp chí này gồm 10 nhà khoa học đến từ nhiều nước, trong đó, có các nước lớn như Mỹ, Anh, Nhật Bản… GS Nguyễn Đình Đức là người Việt Nam duy nhất tham gia Hội đồng.
“Điều đó thể hiện uy tín, vị thế của khoa học Việt Nam trên bản đồ thế giới. Đồng thời, cũng là niềm vinh dự của cá nhân, là sự động viên, cổ vũ dấn thân không chỉ đối với tôi, mà còn với các nhà khoa học trẻ, với các thế hệ học trò. Bởi tôi cũng đâu có nghĩ, đến một ngày mình sẽ có được vinh dự này”, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức chia sẻ.
Tuy nhiên, đi cùng với niềm vinh dự là những áp lực, thử thách. GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cho biết, những công trình gửi tới tạp chí đều là những kết quả nghiên cứu mới nhất của một lĩnh vực rất khó, của các chuyên gia trên khắp thế giới về kỹ thuật hàng không, vũ trụ. Do đó, là thành viên của Hội đồng biên tập, có vai trò quyết định đối với việc xuất bản, vị trí của ông đòi hỏi phải có kiến thức hiểu biết sâu rộng và chuyên ngành chuyên sâu.
Bên cạnh đó, cần phải xây dựng được mạng lưới kết nối với các nhà khoa học, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này của quốc tế. Bởi với yêu cầu tri thức hiểu biết sâu rộng như vậy, chỉ cá nhân nhà khoa học sẽ không thể đảm đương được mà cần sự phối hợp của các nhà khoa học khác.
Ngoài ra, là người “cầm cân nảy mực” nên phải luôn đảm bảo sự khách quan, công bằng, minh bạch trong công tác xét duyệt, đánh giá.
“Vì vậy, đây là một công việc vừa tự hào, vinh dự, nhưng cũng đầy khó khăn và áp lực”, GS Nguyễn Đình Đức chia sẻ.
Nhà khoa học có thẻ nhà báo
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cho hay, công việc của một thành viên hội đồng biên tập tạp chí khoa học top 5% thế giới cũng có những điểm giống một nhà báo.
Trong đó, điểm chung quan trọng đầu tiên là yêu cầu về kiến thức tổng quan để xử lý thông tin, dữ liệu ban đầu – với các nhà báo là thông tin, còn với nhà khoa học là những đóng góp mới của công trình nghiên cứu. Để có được kiến thức này, GS Đức đã phải đọc rất nhiều, cả kinh nghiệm, kiến thức và trao đổi với các chuyên gia (giống với các nhà báo cũng phải tiếp nhận, xác thực thông tin từ nhiều nguồn, nhiều chiều).
Điểm thứ 2, là yêu cầu về tính chính xác, khách quan. Tạp chí khoa học, cũng là một hình thức báo chí trong việc công bố thông tin tới toàn xã hội. Hơn thế, là thông tin khoa học nên đòi hỏi về tính chính xác, trung thực, khách quan lại càng cao.
“Hiểu được những điều đó bởi bản thân tôi cũng là một nhà báo. Năm 2004, tôi được phân công làm Trưởng ban Biên tập Tạp chí Toán Lý của ĐH Quốc gia Hà Nội, đến 2005, tôi đã được cấp thẻ nhà báo. Bên cạnh công tác biên tập, tôi cũng viết nhiều bài về quản lý giáo dục, đào tạo, tuyển sinh, bảo đảm chất lượng, hoạt động khoa học công nghệ, xây dựng chính sách như một nhà báo.
Đến nay tôi đã có thâm niên 20 năm trong nghề báo. Điều này cũng giúp tôi không bỡ ngỡ khi tiếp nhận công việc của thành viên hội đồng khoa học một tạp chí khoa học chuyên ngành cấp quốc tế”, GS Nguyễn Đình Đức chia sẻ.
Là một nhà khoa học, đồng thời cũng là một nhà báo, GS Nguyễn Đình Đức hiểu khá rõ vai trò của báo chí. Theo ông, báo chí có vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học.
Hiện nay, mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, nhưng không thể thay thế được vai trò báo chí, bởi báo chí cung cấp những thông tin đã được kiểm chứng, khách quan và từ đó định hướng đúng đắn cho sự nhận thức và phát triển.
Trong lĩnh vực khoa học, nhờ có báo chí truyền đạt thông tin về kết quả nghiên cứu, trong đó có những thống kê, cập nhật, những kết quả mới, hướng nghiên cứu mới – nhờ đó cộng đồng khoa học Việt Nam mới nắm bắt được những lĩnh vực, hướng nghiên cứu mới để hội nhập với thế giới. Đồng thời cũng qua công bố khoa học mà thế giới biết đến Việt Nam, thể hiện được sự đóng góp của khoa học công nghệ Việt Nam với thế giới.
“Tôi cho rằng, vai trò của báo chí luôn rất quan trọng. Trước đây báo in, giờ chuyển dần sang báo điện tử, tuy hình thức khác nhau, nhưng vị thế, vai trò của báo chí và trách nhiệm của nhà báo không thay đổi”, GS Nguyễn Đình Đức khẳng định.
Là người có trải nghiệm làm công tác báo chí ở các môi trường trong nước và nước ngoài, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cho hay, mỗi một công việc, môi trường đều có những đặc thù riêng. Tuy nhiên, sự nghiêm túc, trách nhiệm, chỉn chu chính xác, nghiêm cẩn, khách quan, trung thực… là những điểm ông nhận thấy rất rõ trong môi trường làm việc của báo chí. Đối với cá nhân ông, một nhà báo cần có cả tâm và tầm, trong đó, tâm rất quan trọng. Một bài viết có tâm sẽ giúp động viên, khích lệ, lan tỏa những điều tốt đẹp. Một bài viết có tầm sẽ định hướng cho sự phát triển.
Hạnh phúc nhất của người thầy, nhà khoa học
Là người thầy được nhiều thế hệ học trò yêu quý, là nhà khoa học đã gặt hái được nhiều thành tựu, là thành viên của Hội đồng biên tập nhiều tạp chí uy tín thế giới, nhưng GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức cho hay, ông vốn không bao giờ nghĩ rằng sẽ đi theo con đường trở thành một nhà giáo hay một nhà khoa học.
Có điều, từ khi còn trẻ, tấm gương của những nhà khoa học đã có ảnh hưởng rất lớn đối với ông. “Đến ngày hôm nay, tôi cảm ơn cuộc đời và số phận đã run rủi cho tôi trở thành một người thầy, một nhà khoa học. Tôi thấy may mắn và tự hào”, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức chia sẻ.
Năm 1984, tốt nghiệp loại xuất sắc ngành Toán cơ tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội), GS Nguyễn Đình Đức được chuyển tiếp nghiên cứu sinh tại Đại học Tổng hợp Quốc gia Mát-xcơ-va mang tên Lômônôxốp. Năm 1991, bảo vệ xong tiến sĩ toán lý, ông được nhà trường giữ lại làm thực tập sinh, rồi làm tiến sĩ khoa học.
Năm 1997, ông bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ khoa học về kỹ thuật tại Viện Hàn lâm Khoa học Nga. Với những thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học, năm 1999, khi mới 36 tuổi đời, ông đã được bầu là thành viên nước ngoài – Viện sỹ của Viện Hàn lâm khoa học tự nhiện Nga.
Về nước, GS Nguyễn Đình Đức được phân công về làm giảng viên của Đại học Quốc gia Hà Nội. Từ những bước đầu tiên trên con đường của nhà giáo, nhà khoa học, đối mặt và phải vượt qua biết bao khó khăn thử thách, nhưng cũng từ cơ duyên này, ông đã gắn bó với nghề giáo, với nghiên cứu khoa học. Dần dần, ông có được tình yêu, niềm đam mê và thành công với công việc của mình, trở thành người thầy, nhà khoa học lớn của đất nước.
Cho đến nay, GS Nguyễn Đình Đức đã đào tạo thành công nhiều học trò tài năng, kiên trì bền bỉ làm nên một trường phái khoa học về Vật liệu và kết cấu tiên tiến của Đại học Quốc gia Hà Nội, của Việt Nam vươn tầm quốc tế. Nhiều học trò của ông cũng đã trở thành giảng viên đại học của các trường đại học lớn trong cả nước.
Dưới sự dìu dắt của thầy, nhiều thế hệ học trò đã thành công, trở thành những nhà khoa học thành danh. Có những em đã giành những giải thưởng danh giá trong ngành Cơ học như giải thưởng Nguyễn Quang Đạo, được Forbes Việt Nam vinh danh. Họ đã tiếp nối sự nghiệp của thầy – truyền nhiệt huyết, thắp sáng ước mơ, lan tỏa tri thức, tình yêu và những điều tốt đẹp tới các thế hệ học trò mai sau.
“Chính học trò là động lực rất lớn cho tôi có được tình yêu với nghề. Mỗi học trò là một cuộc đời, một hoàn cảnh, một hoài bão. Khi các thế hệ học trò tiếp nối hoài bão và lý tưởng của tôi trong học thuật và trong sự nghiệp trồng người – với tôi, đó có thể coi là thành công nhất, tự hào nhất của cuộc đời”, GS Nguyễn Đình Đức tâm sự.
Khi được hỏi về những trăn trở, GS Nguyễn Đình Đức cho biết, trong những năm qua, chúng ta đã có rất nhiều những chính sách để hỗ trợ phát triển nhân tài, phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh để khoa học công nghệ Việt Nam hội nhập với thế giới. Từ bài học của các nước đã đi trước như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản… cho thấy, để đất nước phát triển được thì quan trọng nhất ở hai yếu tố đột phá là chất lượng nguồn nhân lực và khoa học công nghệ.
“Khoa học công nghệ chính là chiếc đũa thần để đất nước phát triển nhanh chóng và nắm bắt được những cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và Việt Nam cũng không là ngoại lệ”, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức khẳng định.
Mong ước, trăn trở lớn nhất của GS Nguyễn Đình Đức là làm sao để giáo dục đào tạo Việt Nam ngày càng nâng cao được chất lượng đào tạo, tạo ra được những con người có tài, có đức, đặc biệt là có hoài bão, có tâm nguyện chấn hưng đất nước.
“Cùng với đó là khoa học công nghệ Việt Nam tiếp tục được đầu tư, quan tâm thỏa đáng với những chính sách quyết liệt, mạnh mẽ và kịp thời, để thế hệ trẻ của Việt Nam có thể đóng góp và mau chóng đưa đất nước ta phát triển vượt bậc, theo kịp với các nước tiên tiến trên thế giới”, GS Nguyễn Đình Đức bày tỏ.
GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức, sinh năm 1963, là một trong những nhà khoa học đầu ngành, có tầm ảnh hưởng quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực Cơ học và Vật liệu composite.
Đến nay, ông đã công bố gần 400 công trình khoa học, trong đó có hơn 200 bài báo trên các tạp chí quốc tế ISI có uy tín. Theo kết quả xếp hạng các nhà khoa học có ảnh hưởng nhất trên thế giới của tạp chí PLoS Biology của Hoa Kỳ, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức là 1 trong 2 nhà khoa học Việt Nam đang làm việc trong nước liên tục lọt top 10.000 trong 5 năm liên tiếp từ năm 2019 đến nay, và lọt top 100 – đứng thứ 85 trong danh sách các nhà khoa học hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ (Engineering and Technology) năm 2023.
Giáo sư Nguyễn Đình Đức còn là thành viên của Hội đồng biên tập của 10 tạp chí quốc tế có uy tín và đã được mời báo cáo tại phiên toàn thể của nhiều hội nghị quốc tế lớn trên thế giới.
Mai Loa
Giáo Sư Nguyễn Đình Đức: Đem Ngọn Lửa Nga Thắp Khát Vọng Khoa Học Việt
Là tiến sĩ khoa học trưởng thành trong cái nôi khoa học của thế giới, Đại học Tổng hợp Lomonosov. Ông đã có những đóng góp lớn cho nền khoa học, giáo dục nước nhà.
Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc Gia Hà Nội (ĐHQGHN), cựu lưu học sinh tại Liên Bang Nga – vừa là nhà khoa học, nhà giáo đã có nhiều cống hiến cho nền khoa học Việt Nam và thế giới.
Trải qua 40 năm gắn bó với nghề và Đại học Quốc Gia Hà Nội, Giáo sư Nguyễn Đình Đức luôn cống hiến hết mình, không biết mệt mỏi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Những thành tựu mà ông đạt được là minh chứng cho thành công về mối quan hệ hợp tác trong đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Liên Bang Nga và Việt Nam. Đây cũng là ví dụ điển hình cho sự kế tục và phát huy truyền thống khoa học Xô viết và thế giới tại Việt Nam.
Nhân dịp chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Nga Vladimir Putin đến Việt Nam, phóng viên báo Dân trí đã có cuộc trò chuyện với Giáo sư Nguyễn Đình Đức để lắng nghe ông chia sẻ về những năm tháng học tập, nghiên cứu tại Liên Bang Nga và mang “ngọn lửa” tri thức Nga về Việt Nam.
Giáo sư, tiến sĩ khoa học Nguyễn Đình Đức chia sẻ câu chuyện những năm tháng học tập tại Liên bang Nga và đóng góp khoa học cho Việt Nam (Video: Trần Vi).
Mối quan hệ tốt đẹp Việt Nam – Nga
Khoảng thời gian Giáo sư tham gia kỳ thi nghiên cứu sinh nước ngoài và có rất nhiều lựa chọn học tập tại các quốc gia. Tại sao ông chọn nước Nga làm nơi học tập và nghiên cứu?
– Tháng 10/1986, tôi sang làm nghiên cứu sinh của Đại học Tổng hợp Lomonosov, tôi là một trong những sinh viên Việt Nam đầu tiên được nghiên cứu sinh ở nước ngoài và kỳ thi khi đó chỉ có 2 người đỗ. Thời điểm đó tôi có rất là nhiều lựa chọn, thường người ta sẽ chọn nghiên cứu sinh tại Ba Lan hoặc Đức và ban đầu tôi đã chọn Đức.
Nhưng cuối cùng tôi xin thay đổi lại nguyện vọng trở lại Moskva và học tập nghiên cứu ở Đại học Tổng hợp Lomonosov vì đây là cái nôi của khoa học thế giới với nhiều Viện sĩ, giáo sư đã được nhận giải thưởng Nobel hay giải Fields (đây là những giải thưởng danh giá vinh danh các nhà khoa học lỗi lạc trên thế giới).
Khi sang học tập tại Đại học Tổng hợp Lomonosov, tôi chọn vào khoa Toán Cơ – một trong những khoa nổi tiếng nhất của ngôi trường này. Cũng trong năm đó trường thành lập bộ môn hoàn toàn mới chính là Cơ học Vật liệu Composite. Tôi may mắn được làm nghiên cứu sinh bộ môn này theo hướng nghiên cứu hiện đại của Giáo sư Pobedria – Viện sĩ của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô.
Năm 27 tuổi tôi đã hoàn thành luận án tiến sĩ của mình, sau đó làm thực tập sinh thêm 3 năm tại trường. Đây là những tháng ngày đã trang bị cho tôi kiến thức, phương tiện, công cụ để đóng góp cho đất nước, vì khoa học công nghệ luôn là thế mạnh để phát triển của một quốc gia.
Ở Nga, giáo sư ưu tiên cho điều gì?
– Tôi có suy nghĩ làm thế nào để đưa những nghiên cứu của mình vào thực tiễn, ở Nga có nhiều nhà khoa học lỗi lạc, họ vừa là giáo sư, viện sĩ nổi tiếng có nhiều đóng góp vĩ đại trong Cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Đây là những thần tượng của tôi và tôi quyết định phải hành động để những nghiên cứu khoa học không chỉ còn là nghiên cứu cơ bản mà nó còn phải gắn với thực tiễn trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
May mắn thay, tôi được các giáo sư giới thiệu để làm luận án tiến sĩ khoa học về Kỹ thuật Công nghệ tại Phòng Thí nghiệm Vật liệu Composite, Viện Nghiên cứu Chế tạo Máy của Viện Hàn Lâm khoa học Liên Xô. Tôi tìm hiểu về các tiêu chuẩn bền của vật liệu composite và sử dụng phương pháp trung bình hóa của Viện sĩ Novicov – người được giải thưởng Fields về toán học.
Tôi đã đưa ra một tiêu chuẩn bền mới về vật liệu, đối với các nhà cơ học khác, tiêu chuẩn này thường được xây dựng bằng thực nghiệm, tôi cũng làm tương tự nhưng đưa ra một mô hình lý thuyết khi nào vật liệu an toàn, khi nào vật liệu bị phá hủy. Đấy là yếu tố giúp tôi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ này.
Phải nói rằng, một người nước ngoài vào trong viện nghiên cứu này để học tập là một điều rất khó. Nhưng may mắn thay mối quan hệ giữa Đại sứ Việt Nam và Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chế tạo Máy, viện sĩ Phralov rất tốt đẹp và ông cũng rất yêu quý Việt Nam, khi thấy tôi tốt nghiệp trường đại học hàng đầu của nước mình đã nhận ngay. Đây là một điều may mắn đối với tôi.
Mang “ngọn lửa” khoa học Nga về Việt Nam
– Là một tiến sĩ khoa học bảo vệ thành công ở một trong những cái nôi khoa học của thế giới, giáo sư đã được rất nhiều quốc gia mời về làm việc. Điều gì khiến ông trở lại Việt Nam để đóng góp cho Tổ quốc?
– Năm 1998 khi tôi bảo vệ xong luận án tiến sĩ khoa học, Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô đã hợp tác với một trường đại học tổng hợp của Hoa Kỳ, tôi cùng với hai giáo sư người Nga sang làm việc và trao đổi ở bên đó. Thời điểm đấy, ban lãnh đạo của trường muốn mời tôi ở lại làm việc và vợ của hai giáo sư đều khuyên tôi nên ở Mỹ để phát triển sự nghiệp. Nhưng hai người thầy của tôi đã động viên tôi nên về Việt Nam và đây cũng là điều tôi mong muốn.
Giáo sư nói rằng, ngành khoa học vật liệu tại Việt Nam rất cần thiết và quan trọng để phát triển đất nước và ở đâu lĩnh vực này cũng sẽ là số một, kiến thức được trang bị dù ở đâu cũng như thế và ở Việt Nam sẽ phát huy rất tốt. Thú thật lúc đấy tôi cũng chưa hình dung ra rõ vấn đề này, nhưng đến bây giờ trải qua những năm tháng trải nghiệm mấy chục năm, tôi đã chiêm nghiệm lời của người thầy đã đúng.
Trở về Việt Nam, giáo sư đã có những đóng góp như thế nào cho sự phát triển của đất nước?
– Về nước, tôi tiếp tục nghiên cứu về vật liệu composite polymer 3 pha và vật liệu nanocomposite. Tôi cũng là một trong những nhà khoa học Việt Nam đầu tiên bắt tay vào nghiên cứu vật liệu và kết cấu FGM. Vật liệu chức năng FGM là vật liệu composite thế hệ mới, có cơ lý tính biến đổi, độ bền cơ học và bền nhiệt rất cao. Vì thế nó được sử dụng rộng rãi trong các kết cấu của nhà máy điện nguyên tử, hàng không vũ trụ, các chi tiết máy…
Tôi đã giải quyết thành công nhiều bài toán liên quan đến các ổn định tĩnh và động lực học cho các kết cấu tấm và vỏ bằng vật liệu biến đổi chức năng FGM, xây dựng được nhóm nghiên cứu chuyên sâu về vật liệu composite tại Đại học Quốc gia Hà Nội, có uy tín trong cộng đồng khoa học.
Trong suốt 40 năm gắn bó với nghề, tôi tập trung nghiên cứu về các vật liệu mới trên thế giới hiện nay như: vật liệu composite nano carbon siêu bền nhiệt, được ứng dụng trong an ninh quốc phòng; vật liệu composite polymer nhiều pha, ứng dụng trong công nghệ đóng tàu và các sản phẩm dân dụng; vật liệu và kết cấu tiên tiến thông minh có cơ lý tính biến đổi độ bền cao, chịu nhiệt độ cao, cách điện, cách nhiệt, ứng dụng trong công nghiệp, năng lượng hạt nhân; vật liệu chức năng và vật liệu nano có cơ lý tính biến đổi và áp điện, ứng dụng trong các linh kiện bán dẫn; vật liệu auxetic hấp thụ năng lượng và chống sóng nổ; vật liệu có hệ số poisson âm được ứng dụng trong y sinh, lưu trữ thông tin, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong kỹ thuật.
Đây là những hướng nghiên cứu khoa học về vật liệu tiên tiến và hiện đại trên thế giới hiện nay, có tính ưu việt hơn hẳn các vật liệu truyền thống, ứng dụng trong thực tiễn và tương lai, đáp ứng yêu cầu cao về mặt kỹ thuật của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, tôi đã công bố gần 400 bài báo và công trình khoa học; xuất bản 6 giáo trình và sách chuyên khảo bằng các thứ tiếng Việt, tiếng Nga và tiếng Anh. Đặc biệt, trong số các công trình đó có hơn 200 bài báo được đăng trên các tạp chí quốc tế ISI có uy tín của các nhà xuất bản lớn trên thế giới như Elsevier, Springer, SAGE, Taylor & Francis; ….
Từ những định hướng nghiên cứu khoa học và các kết quả đã công bố nêu trên đã giúp hình thành nên một Trường phái khoa học của Việt Nam về Vật liệu và Kết cấu tiên tiến ứng dụng trong kỹ thuật và công nghệ tại Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) do tôi đứng đầu. Trường phái này đã và đang tiếp tục có nhiều công bố độc lập đóng góp vào nền khoa học thế giới và được nhiều nhà khoa học quốc tế biết đến.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu về vật liệu composite tiên tiến của tôi và tập thể các nhà khoa học của Trường Đại học Công nghệ hợp tác với Bộ quốc phòng về hệ thống dẫn đường quán tính phục vụ các phương tiện chuyển động có điều khiển cũng được ứng dụng phục vụ thực tiễn.
Ngoài ra, việc nghiên cứu vật liệu composite nhiều pha với các hạt nano gia cường đã được ứng dụng thành công để chống thấm trong ngành công nghiệp đóng tàu bằng vật liệu composite, chế tạo các vật liệu chống chịu các điều kiện khắc nghiệt cũng như vật liệu làm tăng khả năng chuyển đổi năng lượng trong các tấm pin mặt trời. Nghiên cứu về composite polymer sợi thủy tinh gia cường các hạt nano của ông đã được cấp bằng sáng chế vào năm 2016.
Từ những thành tựu nghiên cứu khoa học và đóng góp cho nền khoa học thế giới, tên tuổi GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức của Việt Nam đã liên tiếp nhiều năm liền được xếp hạng, lọt top 100 nhà khoa học hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ (Engineering and Technology). Điều này đã khẳng định vị thế và uy tín của các nhà khoa học Việt Nam trên bản đồ khoa học quốc tế.
Người thắp lửa đam mê khoa học
Với cương vị là một người thầy, Giáo sư đã có những sáng kiến như thế nào để đưa thế hệ trẻ nước nhà vươn tầm quốc tế?
– Trong thời đại hội nhập quốc tế hiện nay, đất nước phát triển không thể thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Từ triết lý đó, sau nhiều năm kiên trì và bền bỉ, vượt qua bao nhiêu khó khăn, vất vả, tôi đã xây dựng thành công Nhóm nghiên cứu mạnh về vật liệu và kết cấu tiên tiến tại trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Sự hình thành và phát triển của mô hình nhóm nghiên cứu đã đào tạo ra nhiều tài năng trẻ cho đất nước và là bài học kinh nghiệm có thể nhân rộng ở các trường đại học khác của Việt Nam.
Tất cả các sinh viên trong nhóm nghiên cứu sau khi tốt nghiệp đại học, trở thành các kỹ sư, thạc sỹ, tiến sỹ giỏi, đều có kết quả nghiên cứu được công bố trên các tạp chí quốc tế ISI có uy tín và đội ngũ những học trò của tôi lại tiếp tục lan tỏa tâm huyết và các hướng nghiên cứu, tâm nguyện của tôi đến những thế hệ học trò khác, đến mai sau.
Giáo sư là người có rất nhiều tình cảm với nhân dân, đất nước Nga. Khi về Việt Nam, ông đã có những hoạt động như thế nào để tăng cường sự hợp tác của các thế hệ của hai quốc gia?
– Những năm tháng ở nước Nga tôi không chỉ yêu thiên nhiên, văn hóa Nga mà còn là những tình cảm của nhân dân, các thầy giáo ở Nga dành cho những lưu học sinh Việt Nam tình cảm rất là đặc biệt. Họ chăm sóc các lưu học sinh Việt Nam không chỉ giúp đỡ về mặt chuyên môn, còn động viên cả về mặt tinh thần, giúp cho những lưu học sinh cảm thấy như mình đang ở quê nhà.
Tôi nghĩ một trong những nguyên nhân rất quan trọng để tôi có được điều này chính là nước Nga cũng đã trải qua chiến tranh và những người thầy của tôi cũng từng là lính, họ đã trải qua những hy sinh, mất mát và Việt Nam của chúng ta cũng trải qua những năm tháng như vậy cho nên giữa chúng tôi có sự đồng cảm rất sâu sắc. Đấy là điều rất là đặc biệt, có lẽ là rất khó ở một nước nào có thể có được.
Chính vì thế cho nên đến giờ phút này tôi vẫn nhớ như in những cái năm tháng tuổi trẻ và rất là tự hào. Khoảng thời gian tôi được sống và nghiên cứu ở Liên bang Nga đã cho tôi sự nhiệt huyết để giờ đây tôi cố gắng để đem kiến thức, năng lực để đóng góp cho đất nước. Thứ nhất là đóng góp vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là đào tạo những thế hệ trẻ tiếp tục tiếp bước, trong đó cũng có không ít những học trò lại tiếp tục sang Nga học tập.
Để xây dựng và củng cố mối quan hệ tốt đẹp này, năm 2020 tôi đã thành lập Chi hội Hữu nghị Việt – Nga, Đại học Quốc gia Hà Nội. Chi hội này có ý nghĩa rất là quan trọng là diễn đàn để tập hợp, đoàn kết tất cả các lực lượng trí thức. Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội là nơi đầu tiên đào tạo tiếng Nga và hiện nay đã phát triển gần 70 năm. Chúng tôi đã đào tạo tiếng Nga và bây giờ vẫn tiếp tục có khoa tiếng Nga hay đưa hệ tiếng Nga vào chương trình trung học phổ thông chuyên ngoại ngữ.
Vì vậy, đào tạo các bạn thế hệ trẻ giữ gìn tiếng Nga giúp nâng tầm mối quan hệ giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Liên bang Nga. Bên cạnh đó, chi hội không chỉ là nơi giao lưu văn hóa, đây còn là nơi để phát triển mang lại sự gần gũi mật thiết giữa nhân dân hai nước bằng các mối hợp tác sâu rộng như đào tạo nguồn nhân lực ở các bậc đại học, sau đại học và hợp tác với các giáo sư tại nhiều trường đại học ở Liên Bang Nga.
– Giáo sư có chia sẻ cảm nhận về chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Việt Nam?
Tôi hi vọng qua chuyến thăm cấp nhà nước lần này của Tổng thống Putin tại Việt Nam, quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Liên bang Nga sẽ đẩy lên một tầm cao mới. Cá nhân tôi đặc biệt hi vọng trong lĩnh vực hợp tác về giáo dục, khoa học, chuyến thăm của Tổng thống sẽ giúp cho Việt Nam tiếp tục có thêm nhà khoa học trẻ tài năng, được đào tạo tại nước Nga và hợp tác khoa học được nâng cao trên nhiều lĩnh vực mới.
Mong rằng, chính phủ của hai nước sẽ quan tâm mạnh hơn nữa, nhiều hơn nữa để có thể phát huy tốt nhất thế mạnh của các nhà khoa học và tiềm lực khoa học công nghệ của hai quốc gia, thúc đẩy hiệu quả khoa học để đóng góp xứng đáng vào lợi ích chung.
Xin trân trọng cảm ơn Giáo sư!
Theo Nam Đoàn, Báo Điện tử Dân Trí
Giáo sư Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ tiếp tục dẫn đầu lĩnh vực Kỹ thuật Công nghệ trong bảng xếp hạng năm 2024
Bốn nhà khoa học của ĐHQGHN tiếp tục có tên trong bảng xếp hạng của thế giới và dẫn đầu Việt Nam với 3 lĩnh vực trong năm 2024 là: GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ; GS.TS Phạm Hùng Việt, PGS.TS Từ Bình Minh – lĩnh vực Khoa học Môi trường và PGS.TS Lê Hoàng Sơn – lĩnh vực Công nghệ thông tin.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục dẫn đầu lĩnh vực Kỹ thuật Công nghệ trong bảng xếp hạng năm 2024
Về phương pháp xếp hạng của Research.com, hệ thống đánh giá dựa trên chỉ số D-index của nhà khoa học – đây là chỉ số H-index và số bài báo theo lĩnh vực của các nhà khoa học trên hệ thống cơ sở dữ liệu của IEEE, ACL, Springer, AAAI, USENIX, Elsevier, ACM và LIPIcs. Trong đó, với đợt xếp hạng lần này, website Research.com đã xem xét dữ liệu của gần 200.000 nhà khoa học có năng suất công bố và trích dẫn hàng đầu thế giới.
Research.com phân chia thành 26 lĩnh vực để xếp hạng.
Trong 26 lĩnh vực này, năm nay, có 10 lĩnh vực của Việt Nam được xếp hạng, nhưng chỉ có 8 lĩnh vực, với 19 nhà khoa học là người Việt Nam đang công tác trong nước có tên trong bảng xếp hạng này.
Như vậy, nội lực với các lĩnh vực được xếp hạng có các nhà khoa học người Việt trong nước năm nay đã tăng lên 1 lĩnh vực và tăng thêm 5 nhà khoa học. Trong đó, lĩnh vực Toán học lần đầu tiên có mặt trong bảng xếp hạng này với 2 tên tuổi là GS. Ngô Việt Trung – Viện Toán học và GS Phan Quốc Khánh – ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh.
Điều thú vị là các nhà khoa học Việt Nam được xếp hạng đều từ các trường đại học và là trưởng các nhóm nghiên cứu mạnh.
Những con số thống kê trên phản ánh sự tiến bộ, nỗ lực và hội nhập không ngừng của các nhà khoa học Việt Nam. Những lĩnh vực mà Việt Nam được ghi nhận trên bản đồ khoa học của thế giới đã liên tục tăng trưởng theo từng năm.
Nguồn: https://research.com/
(Theo VNU-Media)
Các báo đưa tin:
- https://cand.com.vn/giao-duc/19-nha-khoa-hoc-viet-nam-co-ten-trong-bang-xep-hang-the-gioi-i732245
- https://vov2.vov.vn/giao-duc-dao-tao/4-nha-khoa-hoc-tiep-tuc-co-ten-trong-bang-xep-hang-the-gioi-nam-2024-48506.vov2
- https://daibieunhandan.vn/giao-duc–y-te1/4-nha-khoa-hoc-dai-hoc-quoc-gia-ha-noi-tiep-tuc-co-ten-trong-bang-xep-hang-the-gioi-nam-2024-i372768
- https://dantri.com.vn/giao-duc/viet-nam-co-19-nha-khoa-hoc-vao-bang-xep-hang-the-gioi-2024-20240524160229503.htm
- https://vnu.edu.vn/ttsk/?C1654/N35023/Bon-nha-khoa-hoc-cua-dHQGHN-tiep-tuc-co-ten-trong-bang-xep-hang-the-gioi-nam-2024.htm
- https://uet.vnu.edu.vn/giao-su-nguyen-dinh-duc-chu-tich-hoi-dong-truong-dai-hoc-cong-nghe-tiep-tuc-dan-dau-linh-vuc-ky-thuat-cong-nghe-trong-bang-xep-hang-nam-2024
Giáo sư Nguyễn Đình Đức làm Chủ tịch hội đồng Giáo sư cơ sở Trường ĐH Công nghệ
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội vừa được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư của nhà trường.
Chiều 13.5, Hội đồng Giáo sư cơ sở Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội đã họp phiên thứ nhất bầu các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Thư ký Hội đồng, cũng như thống nhất lịch làm việc của Hội đồng trong đợt xét Giáo sư, Phó giáo sư năm 2024.
Trước đó, vào ngày 10.5, Hiệu trưởng nhà trường đã ký quyết định số 872/QĐ-ĐHCN thành lập Hội đồng Giáo sư cơ sở năm 2024. Hội đồng gồm 9 thành viên.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng Trường được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư của nhà trường.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức hiện là Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội; Phó Chủ tịch Hội Cơ học Việt Nam, Giám đốc Phòng thí nghiệm Vật liệu và Kết cấu tiên tiến.
Từ năm 2019 đến nay, ông liên tiếp lọt vào top 10.000 nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới và top 100 nhà khoa học hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ (Engineering and Technology) – đứng thứ 85 thế giới trong năm 2023.
Cũng từ nhiều năm nay, ông là người Việt Nam duy nhất đang làm việc trong nước được Research.com xếp hạng nhà khoa học xuất sắc của thế giới trong lĩnh vực Engineering and Technology. GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cũng là một trong số ít nhà khoa học Việt Nam có tên trong bảng xếp hạng danh giá nhất – 100.000 nhà khoa học được xếp hạng ảnh hưởng nhất thế giới theo thành tựu trọn đời.
Theo quyết định thành lập Hội đồng Giáo sư cơ sở năm 2024 của Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, GS.TS Chử Đức Trình, Hiệu trưởng nhà trường giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng. PGS.TS Trần Văn Quảng, Phó Trưởng phòng Đào tạo giữ chức Thư ký Hội đồng.
Năm 2024, có 13 ứng viên đăng ký xét chức danh tại Hội đồng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong đó, có 2 ứng viên đăng ký xét chức danh giáo sư và 11 ứng viên đăng ký xét chức danh phó giáo sư.
Nguyễn Liên
Tự động hóa và Tin học đóng vai trò then chốt trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
GDVN -Kỹ sư Tự động hóa và Tin học luôn có thu nhập cao và không bao giờ bị thất nghiệp trong thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai.
Đặc trưng của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 có ba trụ cột quan trọng nhất: Công nghệ thông tin – Tự động hóa – Trí tuệ nhân tạo. Vì vậy, khi mở ngành Tự động hóa và Tin học, Trường Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội đã góp phần cung cấp nguồn nhân lực có thể thích ứng và làm việc trong cả ba trụ cột này. Tự động hoá và Tin học (AAI) đóng vai trò then chốt trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hôm nay, phóng viên có cuộc trao đổi với Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Đình Đức – Giám đốc chương trình Tự động hóa và Tin học (AAI), Trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội để lắng nghe những chia sẻ hữu ích về ngành học và triển vọng đang triển khai đào tạo ngành này tại nhà trường.
Phóng viên: Với vai trò là là một nhà khoa học hàng đầu trên thế giới và khu vực trong lĩnh vực chuyên môn, và là Giám đốc chương trình Tự động hoá và Tin học, Giáo sư có thể chia sẻ về xu thế phát triển và cơ hội nghề nghiệp cho các bạn sinh viên theo học chương trình này?
Giáo sư Nguyễn Đình Đức: Chương trình có sự gắn kết chặt chẽ giữa Tin học với Tự động hoá, là những lĩnh vực quan trọng nhất của Kỹ thuật hiện nay. Người học được cung cấp những kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin, điện, điện tử, tự động hoá và trí tuệ nhân tạo, đều là những lĩnh vực rất “hot” và có nhu cầu cao trong tuyển dụng hiện nay. Do đó, khi các bạn tốt nghiệp ngành này có thể làm việc trong môi trường toàn cầu, nhiều cơ hội để hội nhập và khởi nghiệp.
Kỹ sư Tự động hóa và tin học luôn có thu nhập cao và không bao giờ bị thất nghiệp trong thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai. Nhiều em ngay từ năm thứ 3 đã được doanh nghiệp đón mời về làm việc. Các em có thành tích học tập tốt, ngoại ngữ tốt có cơ hội làm việc ở các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước, có thể đăng ký xin học bổng để học tiếp bậc sau đại học ở các trường đại học hàng đầu trên thế giới.
Phóng viên: Hiện nay, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đang đẩy mạnh nền kinh tế tri thức trong Cách mạng công nghiệp 4.0, do vậy nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực công nghệ – kỹ thuật liên quan đến Cách mạng công nghiệp 4.0 rất cần và đang thiếu. Vậy ngành học đóng vai trò gì trong giai đoạn này và gắn như thế nào với cuộc cách mạng này, thưa Giáo sư?
Giáo sư Nguyễn Đình Đức: Như tôi đã nhiều lần nhấn mạnh, đặc trưng của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 tựu trung lại có ba trụ cột quan trọng nhất: Công nghệ thông tin – Tự động hóa – Trí tuệ nhân tạo. Hiện nay ở Nhật Bản người ta đã nói đến xã hội 5.0, một xã hội thông minh trên nền tảng lực lượng sản xuất và những bước tiến nhanh và khổng lồ về kỹ thuật và công nghệ của Cách mạng công nghiệp 4.0. Với tầm nhìn xa trông rộng khi mở ngành, chúng ta có may mắn là ngành Tự động hóa và Tin học của Trường Quốc tế cung cấp nguồn nhân lực có thể thích ứng và làm việc trong cả ba trụ cột này.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ra đời cùng với sự phát triển như vũ bão của các phương thức sản xuất và kinh doanh mới, luôn gắn với các hệ thống thông minh và tự động hoá dần dần sẽ có mặt trong tất cả những dây chuyền của các ngành kinh tế khác nhau, vì vậy, có thể khẳng định Tự động hoá và Tin học có vai trò then chốt trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Không phát triển lĩnh vực này, chúng ta không thể nắm bắt được những cơ hội và vượt qua những thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để bứt phá và phát triển.
Phóng viên: Xin thầy có thể chia sẻ về thế mạnh, điểm đặc sắc trong chương trình AAI của Trường Quốc tế, và môi trường học tập ở đây?
Giáo sư Nguyễn Đình Đức: Tôi rất tự hào vì đây là chương trình đào tạo kỹ sư đầu tiên của Trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Chương trình được thiết kế hiện đại, tiên tiến, tương đồng với chương trình tiên tiến của nước ngoài.
Đặc sắc thứ hai của chương trình là người học sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức cơ bản nhất về tự động hóa, tin học, điện, điện tử, an toàn thông tin và trí tuệ nhân tạo.
Với nền tảng này, người học có thể làm việc trong các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp liên quan ở trong và ngoài nước, có thể tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn sâu để tham gia vào lĩnh vực thiết kế chip và vi mạch. Các em có tối thiểu 2 học kỳ gắn việc học tập với thực hành, thực tập, với doanh nghiệp.
Ba là chương trình có sự tham gia của các giáo sư, các nhà khoa học, đội ngũ giảng viên có uy tín, giàu kinh nghiệm và nhiệt huyết của Trường Quốc tế, trong toàn Đại học Quốc gia Hà Nội và thu hút cả các thầy cô giỏi ở các trường đại học lớn trên địa bàn Hà Nội cùng tham gia giảng dạy.
Bốn là chương trình có cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm hiện đại của Trường Quốc tế và cơ sở vật chất hiện đại dùng chung của Đại học Quốc gia Hà Nội. Bên cạnh đó, chương trình luôn có sự đồng hành của các doanh nghiệp.
Và cuối cùng là năng lực ngoại ngữ tốt, tiếng Anh sẽ trở thành ưu điểm vượt trội của các em khi tốt nghiệp chương trình này, các em sẽ trở thành các kỹ sư toàn cầu.
Phóng viên: Các ngành công nghệ kỹ thuật luôn cần phải được tiếp xúc, học hỏi, nghiên cứu, thực tập doanh nghiệp, đẩy mạnh công tác đào tạo cá thể hoá theo các nhóm nghiên cứu. Vậy Trường Quốc tế đã quan tâm đến vấn đề này ra sao trong quá trình triển khai đào tạo?
Giáo sư Nguyễn Đình Đức: Ngay từ năm thứ nhất, các em sinh viên của chương trình sẽ được tham gia các nhóm nghiên cứu, tiếp xúc với các nhà khoa học đầu ngành, với doanh nghiệp. Từ đó phát hiện đam mê và năng lực của từng cá nhân để dìu dắt. Khi vào học, nhà trường và các thầy cô sẽ không để tài năng nào bị bỏ sót, sáng kiến nào bị lãng quên.
Nhà trường và các doanh nghiệp cũng đặc biệt quan tâm cấp học bổng cho các em có thành tích học tập xuất sắc.
Trong quá trình học tập, các em được các thầy cô dìu dắt, được nhà trường đầu tư để tham gia nghiên cứu khoa học, tham gia vào các đề tài, dự án của các giảng viên ở trong và ngoài trường, được tham gia các cuộc thi quốc gia, quốc tế.
Nhà trường, đặc biệt là Đại học Quốc gia Hà Nội có hợp tác với nhiều doanh nghiệp lớn như LG, Sumsung, Siemens, Viettel,…. Những hợp tác này cho các em rất nhiều cơ hội thực tập và việc làm.
Phóng viên: Giáo sư có nhắn nhủ gì đến các sĩ tử vào đại học năm 2024 đặc biệt những bạn quan tâm đến các ngành công nghệ kỹ thuật như AAI?
Giáo sư Nguyễn Đình Đức: Ngành tự động hóa và tin học của Trường Quốc tế hội tụ đầy đủ những nhân tố “hot và hiện đại” – và đang là ngành thời thượng, là điểm đến và là cơ hội, tương lai cho các bạn trẻ. Tôi hy vọng và tin tưởng sẽ được đón nhiều học sinh ưu tú vào học ngành này tại Trường Quốc tế.
Các em hãy mạnh dạn và dấn thân, theo đuổi đam mê và hoài bão. Thành công và hạnh phúc chỉ mỉm cười với những ai kiên trì và hăng say lao động.
Phóng viên: Trân trọng cảm ơn Giáo sư Nguyễn Đình Đức.
Nguyễn Minh
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Vì sao phải xếp hạng đại học?
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội – ĐHQGHN), nguyên Trưởng ban Đào tạo của ĐHQGHN đã đưa ra một số lý do mà các cơ sở giáo dục đại học (CSGDĐH) cần thiết phải tham gia xếp hạng đại học. GS Đức nhấn mạnh là “phải” thay vì “nên” tham gia xếp hạng đại học.
Xếp hạng đại học là tất yếu của sự phát triển
Theo GS Nguyễn Đình Đức, xếp hạng đại học là một sân chơi giúp các cơ sở giáo dục đại học (CSGDĐH) có khả năng đối sánh với các trường khác ở quốc tế, biết mình mạnh gì, yếu gì, đang ở đâu so với các trường đại học khác trong khu vực và trên thế giới để cải tiến chất lượng, nâng cao vị thế. Vì vậy, chúng ta rất nên tham dự cuộc chơi này vì nó mang lại lợi ích cho tất cả (nhà trường, người học và xã hội).
Mặt khác, “xếp hạng đại học còn là thực hiện Luật” – GS Đức nhấn mạnh. Luật Luật số: 34/2018/QH14 ngày 19/11/2018 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học đã sửa đổi Điều 9 như sau: “1. Xếp hạng cơ sở giáo dục đại học nhằm đánh giá uy tín, chất lượng, hiệu quả hoạt động theo tiêu chí nhất định, đáp ứng nhu cầu thông tin cho cá nhân, tổ chức có liên quan. 2. Cơ sở giáo dục đại học chủ động lựa chọn, tham gia các bảng xếp hạng có uy tín trong nước, quốc tế. 3. Pháp nhân phi thương mại Việt Nam được thực hiện xếp hạng cơ sở giáo dục đại học; phải bảo đảm trung thực, khách quan, minh bạch, có trách nhiệm công khai, giải trình về phương pháp, tiêu chí và kết quả xếp hạng.”. Như vậy, “các CSGDĐH Việt Nam phải lựa chọn để tham gia xếp hạng còn là để thực hiện Luật Giáo dục đại học” – GS Đức nhấn mạnh.
GS Nguyễn Đình Đức chia sẻ, với những lần đi công tác nước ngoài, gặp gỡ và trao đổi với đối tác nước ngoài, khi giới thiệu là cán bộ của ĐHQGHN – vị thế về xếp hạng của ĐHQGHN trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam đã được đối tác coi trọng, và đây là một lợi thế. Rõ ràng, có ví trí cao trong bảng xếp hạng đại học của thế giới sẽ là một lợi thế trong quan hệ hợp tác nói chung và hợp tác quốc tế nói riêng.
Trong xếp hạng đại học, GS Đức khẳng định, công bố quốc tế là một chỉ số rất quan trọng trong tất cả các bảng xếp hạng. Bởi đại học là nơi sáng tạo tri thức, đỉnh cao của tri thức. Các nghiên cứu, công bố kết quả đỉnh cao là chỉ số được đánh giá rất cao, thể hiện năng lực dẫn dắt, đổi mới sáng tạo của các CSGDĐH. Cũng chính vì quan trọng như vậy, nên các cơ quan báo chí đã phản ánh một số hiện tượng một số trường đại học mua bài báo, khai man, tạo nên thứ hạng xếp hạng không đúng với thực lực – đây là hiện tượng “con sâu làm rầu nồi canh”. GS Nguyễn Đình Đức cho rằng, một số hiện tượng tiêu cực trong việc kê khai, chạy theo thành tích ảo trong xếp hạng đại học không có nghĩa là chúng ta tẩy chay xếp hạng đại học, mà càng đòi hỏi các tổ chức xếp hạng phải không ngừng cải tiến trong cách đo lường và đánh giá sao cho xếp hạng ngày càng chính xác hơn nữa, không thể/không có cơ hội để khai man trong thời gian tới.
Sau nhiều năm định hướng và phát triển, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã có thêm nhiều trường đại học lọt trong top các trường đại học hàng đầu của thế giới. Rất đáng để họ tự hào và phấn đấu. Điều này một lần nữa khẳng định vai trò của xếp hạng đại học không chỉ quan trọng đối với các nước đang phát triển như Việt Nam mà còn quan trọng cả đối với nhưng nước phát triển trên thế giới.
Một số hiện tượng tiêu cực bên cạnh xu hướng tích cực
Trang chủ của bảng xếp hạng đại học THE.
Năm 2018, lần đầu tiên 2 đại học quốc gia (ĐHQG) của Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng 1000 thế giới (theo bảng xếp hạng QS – QS World University Rankings). Sau đó, một số CSGDĐH lớn, trong đó có 2 ĐHQG đã tiếp tục lọt vào các bảng xếp hạng khó hơn như THE (Times Higher Education World University Rankings) và bảng xếp hạng của Đại học Giao thông Thượng Hải. Các năm sau, giáo dục đại học của Việt Nam ngoài việc xếp hạng tổng thể còn ghi nhận xếp hạng các lĩnh vực. Năm 2023, 8/10 lĩnh vực tham gia xếp hạng của ĐHQGHN lọt vào top 1000 trong bảng xếp hạng THE. Lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ của ĐHQGHN đã lọt top 386 thế giới theo bảng xếp hạng QS 2022. Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN đã đề ra mục tiêu một số lĩnh vực lọt top xếp hạng 200 thế giới vào năm 2045.
Có thể khẳng định, tất cả thủ đô của các nước phát triển đều có những đại học hàng đầu. Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/05/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đề ra mục tiêu đến năm 2030, Thủ đô Hà Nội phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực; đến 2045 có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Đây là một mục tiêu đầy tham vọng. Sẽ thật khó đạt được nếu Thủ đô Hà Nội không có đại học nào lọt top các đại học hàng đầu thế giới.
GS Nguyễn Đình Đức cho biết, mới đây, có bài báo viết về hiện tượng một số CSGDĐH lớn từ bỏ sân chơi xếp hạng đại học; trong bài, tác giả dùng từ “nhiều” là chưa chính xác. Bản chất xếp hạng đại học là một dạng “kiểm chuẩn” (benchmark) để đối sánh, đảm bảo chất lượng. Có hàng nghìn CSGDĐH đang tham gia không nói đến, mà hễ 1, 2 CSGDĐH không tham gia (vì họ đã từng xếp hạng cao và uy tín) thì lại xoáy vào. Điều này đang tạo nên sự hiểu lầm và bàn lùi trong giáo dục đại học. Điều đáng buồn là nhiều CSGDĐH Việt Nam chưa dám đặt ra mục tiêu tham gia xếp hạng. Việc phản đối và không ủng hộ việc a dua, khai man và bằng mọi cách để “mua” xếp hạng là cần thiết, nhưng nếu không xếp hạng, không theo luật chơi của quốc tế, vào sân chơi của thế giới, giáo dục sẽ khó hội nhập, thậm chí mất phương hướng, vì không có đối sánh sẽ không biết mình đang ở đâu, đang đi đâu, về đâu.
Tóm lại, “các CSGDĐH Việt Nam phải lựa chọn tham gia các bảng xếp hạng đại học, đây là việc làm hết sức cần thiết để hội nhập quốc tế và để thực hiện Luật Giáo dục đại học” – GS Đức nhấn mạnh.
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy tiếp Giáo sư, tiến sĩ khoa học Nguyễn Đình Đức cùng đoàn công tác Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội
Yên Bái mong muốn có được cơ hội trao đổi, hợp tác với Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt trong đó có Giáo sư, tiến sĩ khoa học Nguyễn Đình Đức- người con quê hương, để đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, 1 trong 3 khâu đột phá chiến lược trong quy hoạch phát triển của tỉnh Yên Bái và được xác định rõ trong Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025.
Tại buổi tiếp, GS,TSKH Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội đã chia sẻ với các đồng chí lãnh đạo tỉnh Yên Bái một số thông tin về nhà trường. Theo đó, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia là một trong những cơ sở đào tạo, nghiên cứu về công nghệ, kỹ thuật hàng đầu cả nước và đang từng bước tiếp cận chuẩn mực quốc tế. Mục tiêu phát triển của Trường là đào tạo cho thị trường một nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức mong muốn qua chuyến thăm và làm việc tại Yên Bái, với sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo tỉnh, đặc biệt là đồng chí Đỗ Đức Duy – Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái cũng đã từng công tác trong ngành GD – ĐT, hai bên sẽ mở ra nhiều cơ hội trao đổi, hợp tác. Qua đó đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ… phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Yên Bái.
Phát biểu tại buổi tiếp, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy bày tỏ vui mừng được đón tiếp đoàn công tác, đặc biệt là GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – người con của quê hương Yên Bái, nguyên là cựu học sinh lớp chuyên Toán khóa 1 của tỉnh Hoàng Liên Sơn.
Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy nhấn mạnh: Quan điểm, định hướng của tỉnh Yên Bái trong nhiệm kỳ xác định phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là 1 trong 3 khâu đột phá chiến lược trong quy hoạch phát triển của tỉnh và được xác định rõ trong Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025 và tỉnh đã có nhiều giải pháp để đẩy mạnh chất lượng nguồn nhân lực, ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề, cơ chế chính sách về nâng cao chất lượng GD-ĐT, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực…
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cũng chia sẻ về một số kết quả nổi bật trong lĩnh vực GD-ĐT của tỉnh Yên Bái với đoàn công tác, đặc biệt là chất lượng giáo dục mũi nhọn. Qua kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia, Yên Bái đứng thứ 5/14 tỉnh vùng trung du và miền núi phía Bắc, đứng thứ 27/63 tỉnh, thành. Tỉnh cũng đã ban hành riêng Đề án về phát triển Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, đồng thời, nỗ lực mời gọi, thu hút nhân tài về các ngành, lĩnh vực của tỉnh với những cơ chế chính sách đãi ngộ riêng.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy trân trọng cảm ơn Đoàn công tác của Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là cá nhân GS.TSKH Nguyễn Đình Đức đã dành sự quan tâm đặc biệt đối với tỉnh Yên Bái. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy khẳng định những mục tiêu mà nhà trường hướng đến trong chuyến công tác lần này hoàn toàn đúng và trúng với những định hướng phát triển của tỉnh. Trên cơ sở đó, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị trong thời gian tới, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội và tỉnh Yên Bái tiếp tục có những trao đổi cụ thể hơn, tiến tới ký kết những nội dung hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh, đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học, công nghệ.
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy tặng Đoàn công tác của Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia cuốn Sách ảnh Đất và Người Yên Bái.
Được biết, Giáo sư Nguyễn Đình Đức là người con của quê hương Yên Bái. Từ năm 2019 đến nay, ông liên tiếp lọt vào top 10.000 nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới và top 100 nhà khoa học hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ; đứng thứ 85 thế giới trong năm 2023. GS,TSKH Nguyễn Đình Đức vừa là nhà khoa học, vừa là nhà giáo đã có nhiều cống hiến cho nền khoa học trong nước và thế giới. Đặc biệt, ông còn được biết đến với vai trò là người thầy mở đường và dẫn dắt các thế hệ học trò hội nhập vào nền khoa học thế giới.
Ông là nhà khoa học có tầm ảnh hưởng quốc tế. Theo kết quả xếp hạng các nhà khoa học có ảnh hưởng nhất trên thế giới của tạp chí PLoS Biology của Hoa Kỳ, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức là 1 trong 2 nhà khoa học Việt Nam đang làm việc trong nước liên tục lọt top 10.000 trong 5 năm liên tiếp từ năm 2019 đến nay, và lọt top 100 – đứng thứ 85 trong danh sách các nhà khoa học hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ (Engineering and Technology) năm 2023.
GS Nguyễn Đình Đức còn thành viên của Hội đồng biên tập của 10 tạp chí quốc tế có uy tín và đã được mời báo cáo tại phiên toàn thể của nhiều hội nghị quốc tế lớn trên thế giới.
Từ năm 2019 đến nay,GS Nguyễn Đình Đức liên tiếp lọt vào top 10.000 nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới và top 100 nhà khoa học hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ (Engineering and Technology) – đứng thứ 85 thế giới trong năm 2023.
Cũng từ nhiều năm nay, GS Nguyễn Đình Đức là người Việt Nam duy nhất đang làm việc trong nước được Research.com xếp hạng nhà khoa học xuất sắc của thế giới trong lĩnh vực Engineering and Technology.
GS Nguyễn Đình Đức cũng là một trong số ít nhà khoa học Việt Nam có tên trong bảng xếp hạng danh giá nhất – 100.000 nhà khoa học được xếp hạng ảnh hưởng nhất thế giới theo thành tựu trọn đời.
Thanh Chi – Hoài Văn
Giáo sư Nguyễn Đình Đức: Trường Đại học Công nghệ sẵn sàng cho đào tạo nhân lực lĩnh vực bán dẫn và vi mạch
Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-UET) là một trong những cơ sở đào tạo hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực Công nghệ và Kỹ thuật. Trải qua hơn 20 năm phát triển, Trường ĐHCN đã xây dựng và phát triển được nhiều chương trình đào tạo tiên tiến, đặc biệt là các chương trình cung cấp kiến thức nền tảng quan trọng cho đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực bán dẫn và vi mạch. Hiện tại Nhà trường là một trong số ít các trường đại học có đủ chương trình đào tạo định hướng bán dẫn và vi mạch từ bậc đại học, thạc sĩ cho đến tiến sĩ.
Ngay từ khi thành lập, với sứ mệnh hàng đầu là “Nghiên cứu phát triển và ứng dụng các lĩnh vực khoa học – công nghệ tiên tiến”, Trường ĐHCN đã sớm triển khai các chương trình đào tạo và nghiên cứu tập trung vào các lĩnh vực có liên quan chặt chẽ với lĩnh vực bán dẫn và vi mạch. Các chương trình đào tạo này có thể kể đến như: Công nghệ Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông, Kỹ thuật máy tính (thuộc khoa Điện tử – Viễn thông), Vật lý kỹ thuật, Kỹ thuật năng lượng (thuộc khoa Vật lý kỹ thuật & Công nghệ Nano), Cơ kỹ thuật, Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử (thuộc khoa Cơ học kỹ thuật & Tự động hóa) v.v. Tham gia giảng dạy các học phần là các giảng viên, chuyên gia và các nhà khoa học uy tín có kinh nghiệm chuyên môn sâu trong lĩnh vực bán dẫn của Nhà trường.
Các chương trình đào tạo này đã được Nhà trường đưa vào giảng dạy trong nhiều năm qua, góp phần đào tạo hàng nghìn nhân lực chất lượng cao có trình độ từ cử nhân, kỹ sư cho tới thạc sĩ, tiến sĩ với trình độ và kỹ năng chuyên môn tốt, tham gia tích cực và hiệu quả vào các công đoạn khác nhau của nền công nghiệp bán dẫn và vi mạch. Trường ĐHCN cũng thường xuyên gửi sinh viên tham gia các chương trình giao lưu trao đổi đào tạo, nghiên cứu, gần nhất là chương trình trao đổi giảng viên và sinh viên do Hiệp hội bán dẫn Đông Nam Á (SEMI SEA) tổ chức tại Malaysia, nhằm khẳng định vị thế cũng như tinh thần hội nhập quốc tế của Nhà trường.
Các sản phẩm thiết kế và chế tạo dựa trên công nghệ bán dẫn phát được phát triển bởi Thầy Cô và sinh viên của các nhóm nghiên cứu tại Trường ĐHCN
Bên cạnh các chương trình đào tạo, Trường ĐHCN trong nhiều năm qua đã ưu tiên đầu tư phát triển mạnh các nhóm nghiên cứu chuyên sâu và các phòng thí nghiệm hiện đại gắn với lĩnh vực nghiên cứu về bán dẫn và vi mạch. Hiện tại, trường có 04 nhóm nghiên cứu mạnh và 04 phòng thí nghiệm đang triển khai nghiên cứu về Thiết kế, chế tạo linh kiện bán dẫn, Hệ thống cơ điện tử tiên tiến, Vật liệu và linh kiện Micro-nano v.v
Các lĩnh vực nghiên cứu về chip/bán của nhà trường có thế mạnh có thể kể đến như: Thiết kế vi mạch tích hợp VLSI, thiết kế chip & hệ thống nhúng, thiết kế chế tạo linh kiện vi cơ điện tử và vi hệ thống, vật liệu và linh kiện nano, công nghệ quang tử, tự động hóa v.v. Các lĩnh vực nghiên cứu này bước đầu đã đạt được các kết quả quan trọng với nhiều sản phẩm được thiết kế và chế tạo dựa trên công nghệ bán dẫn và hàng trăm công trình công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín hàng năm.
Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trường ĐHCN và Tập đoàn Samsung Electronics trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trình độ Thạc sĩ định hướng bán dẫn và vi mạch
Hợp tác giữa Nhà trường và Doanh nghiệp là một trong những chiến lược quan trọng nhằm không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tiếp cận chuẩn quốc tế, nhất là đối với ngành công nghiệp công nghệ cao như bán dẫn và vi mạch. Xác định được tầm quan trọng đó, trường ĐHCN thời gian vừa qua, đã hợp tác với các tập đoàn hàng đầu trên thế giới trong đào tạo và nghiên cứu về bán dẫn và vi mạch như Samsung, Cadence, Qorvo, Synopsys, …Đặc biệt trong đó là thỏa thuận hợp tác ký kết giữa Trường ĐHCN và Tập đoàn Samsung Electronics (Hàn Quốc) nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo nhân tài trình độ Thạc sĩ định hướng bán dẫn và vi mạch. Sự kiện này có ý nghĩa lớn trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp bán dẫn. Hợp tác với tập đoàn công nghệ hàng đầu, với các “ông lớn” như Samsung mang lại cơ hội và giá trị to lớn trong việc triển khai đào tạo, nghiên cứu tiếp cận chuẩn quốc tế và tham gia vào chuỗi cung ứng nhân lực toàn cầu, đáp ứng yêu cầu của đất nước và thế giới về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực bán dẫn và vi mạch.
Sinh viên trường ĐHCN đoạt huy chương bạc tại cuộc thi lập trình viên quốc tế ICPC 2024
Như vậy, có thể thấy trường ĐHCN là một trong những trường đại học hàng đầu Việt Nam, với tầm nhìn xa trông rộng, từ nhiều năm nay đã và đang triển khai toàn diện: từ chương trình đào tạo, xây dựng các phòng thí nghiệm tiên tiến hiện đại, các nhóm nghiên cứu mạnh, và hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn hàng đầu thế giới để triển khai đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao trong lĩnh vực vi mạch và bán dẫn. Bên cạnh đó, phải kể đến thế mạnh lớn nhất của nhà trường là đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản từ nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới, và đặc biệt là chất lượng sinh viên đầu vào – trường ĐHCN là một trong những trường đại học có điểm tuyển sinh đầu vào cao nhất cả nước trong hầu hết tất cả các ngành, lĩnh vực đang đào tạo.
Đó chính là những yếu tố then chốt bảo đảm chất lượng và tạo nên những cú huých tăng trưởng vượt bậc của nhà trường. Năm 2022, lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ của ĐHQGHN “đi sau nhưng về trước” đã vươn lên và xếp hạng top 386 trong bảng xếp hạng QS của thế giới. Sau hơn 10 năm chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, trong năm 2023, quy mô tuyển sinh các ngành thuộc lĩnh vực Kỹ thuật công nghệ đã chiếm 27% trong tổng quy mô tuyển sinh của ĐHQGHN. Lĩnh vực Kỹ thuật Công nghệ, cùng với Y – Dược sẽ là những trụ cột, những đôi cánh để ĐHQGHN phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Lãnh đạo ĐHQGHN, ĐH Bách Khoa, ĐH Đà Nẵng và lãnh đạo trường ĐHCN tại Hội thảo Phát triển nguồn nhân lực CLC ngành công nghiệp chip bán dẫn tại Đà Nẵng, tháng 10/2023
Đứng trước bối cảnh tự chủ đại học và cơ hội hội nhập chưa từng có: từ năm 2023 đến nay, Việt Nam đã mới trở thành đối tác chiến lược toàn diện với những quốc gia phát triển, với các cường quốc như Mỹ (9/2023), Nhật Bản (11/2023) và Australia (2024), cũng như chiến lược phát triển mới của ĐHQGHN và của Quốc gia trong giai đoạn tới, nhà trường đã xác định chiến lược đến năm 2035 sẽ trở thành một trong những trường đại học Công nghệ Kỹ thuật hàng đầu Châu Á và khu vực, với tầm nhìn đến năm 2045 có một số lĩnh vực lọt vào top xếp hạng ranking 200 của thế giới.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn và lãnh đạo nhà trường tại Hội nghị tại Đà Nẵng, tháng 10/2023
Với Truyền thống, sứ mạng và tầm nhìn tương lai, sự quyết tâm và đồng lòng mạnh mẽ của tập thể cán bộ giảng viên và sinh viên của nhà trường, cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, của các bộ ngành và ĐHQGHN tới lĩnh vực Kỹ thuật Công nghệ, trong đó có lĩnh vực bán dẫn và vi mạch, sẽ là tiền đề để trường ĐHCN tiếp tục tăng cường mở rộng quy mô đào tạo, định hướng nghiên cứu chuyên sâu, đồng thời kết hợp với các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của xã hội; góp phần vào sự thành công của ngành công nghiệp bán dẫn, tạo ra thế hệ tài năng mới của Việt Nam trong tương lai; xứng đáng là cơ sở đào tạo hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và kỹ thuật.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN
Professor Nguyen Dinh Duc – the aspiring educator who led the Vietnamese emerging generation to the global scientific world
Professor Nguyen Dinh Duc, University of Engineering and Technology, Vietnam National University (VNU), is well-known as a scientist and an educator who has contributed to the field of science nationally domestically and internationally. He is especially known for his role as an educator, introducing who introduce the international world of science to different generations of Vietnamese students.
Reaching a higher level of Global Integration
Professor Nguyen Dinh Duc is a scientist who has had significant influence internationally. According to the worldwide ranking of the most influential scientists published by the PloS Biology journal, Prof. Nguyen Dinh Duc was among the 2nd Vietnamese scientists working in Vietnam to make the top 10,000 for five consecutive years since 2019, and the top 100 – at 85th in the rankings of leading scientists globally in the field of Engineering and Technology in 2023.
Prof. Nguyen Dinh Duc is a member of the Editorial Council of 10 prestigious ISI international journals. He was also invited to present reports at plenary sessions of numerous international conventions.
Catching the Novel Trends in Research
Throughout four decades of his profession, Professor Nguyen Dinh Duc has conducted extensive research on novel materials, including thermally durable carbon nanocomposite materials, with applications in the field of national security and defense; multi-phase polymer composite materials for shipbuilding and civil products industries; advanced smart materials and structures with variable mechanical properties, high durability, heat resistance, which have seen applications in industry and nuclear energy; functional graded materials and nanomaterials with variable mechanical and piezoelectric properties, applied in semiconductor devices; auxetic energy-absorbing and blast-waves-resisting materials; Materials with negative Poisson coefficients used in biomedicine, information storage, etc. These are the leading research fields on advanced materials in the world today, which promise highly superior properties over traditional materials, as well as practical and future applications to meet the high technical requirements of the 4.0 industrial revolution.
Based on his research results, Professor Nguyen Dinh Duc has published over 350 articles, six curriculums, and monographs in Vietnamese, Russian, and English. Furthermore, among his scientific works, over 200 articles were published by highly regarded ISI journals of reputable publishers such as Elsevier, Springer, SAGE, Taylor & Francis, etc.
The research results and directions made by Professor Nguyen Dinh Duc gave birth to a scientific field of Advanced Materials and Structures, and their applications in Engineering and Technology in Vietnam, led by himself. The field has made many independent publications, which have attracted the attention of researchers worldwide, contributing to global scientific advancement.
Practical Contributions to the Nation
Aside from his impact on the global scientific community, the research on advanced composite materials made by Prof. Nguyen Dinh Duc has had practical applications domestically, namely the research on the use of the Inertial Navigation System in locating and navigating controlled vehicles, which he conducted along with the scientists from the University of Engineering and Technology, and the Department of National Defense. For the results and applications of this research, he was awarded the 3rd prize in the Vietnam Talent Award for highly application-oriented products. Regarding civil applications, his work on multi-phase composite materials with reinforced nanoparticles was a great success in the shipbuilding industry, enhancing waterproofing capabilities. It has also significantly contributed to creating durable materials against harsh conditions and materials that strengthen energy conversion in solar panels.
Establishing the model of highly skilled research groups, mentoring generations of talents for the nation
With extensive international integration, our nation’s development depends significantly on high-quality human resources. Following that philosophy, Professor Nguyen Dinh Duc has overcome countless difficulties during his years of research and education to establish a skilled research group specialized in advanced materials and structures at the University of Engineering and Technology – VNU Hanoi. The founding and development of this research model is a lesson worthy of replication across universities in Vietnam.
Professor Nguyen Dinh Duc’s research group is a superb model that closely incorporates the university’s education and research processes. The outstanding benefit of the research model is the creation of an environment in which the educational process is integrated with scientific research and practice, and the knowledge and findings made by the groups, after publication, are introduced and applied in the university and post-university programs. This model was also highly efficient, producing quality results for minimal financial investments.
Students from these research groups have become engineers, masters, and doctors, and their research results have been published by prestigious international ISI magazines. Two of his students were awarded the esteemed Nguyen Van Dao Award – named after the first director of the Vietnam National University. Another student of his was proudly honored by Forbes Vietnam. His students have continued to spread the professor’s passion and legacy – his research directions, to the later generations.
With the research group model, Professor Nguyen Dinh Duc has trained countless young, talented doctors; attracted and assembled teams; founded the Lab of Advanced Materials and Structures to produce mechanical engineers in this field; established the Faculty of Civil Engineering, training engineers, masters, and doctors; gathering outstanding scientists from major domestic and international universities to work and exchange.
As of today, the research group led by Professor Nguyen Dinh Dung has established and continues to maintain equal and cooperative relationships with highly-regarded laboratories and researchers in leading universities in the United States, South Korea, the United Kingdoms, Australia, China, India, …, namely the Tokyo University of Technology, the University of Tokyo (Japan), the University of Melbourne (Australia), the University of Birmingham (UK), Yonsei University and Sejong University (South Korea), Wuhan University (China), etc. The group has also attracted many young doctors from major domestic universities such as the University of Engineering and Technology, VNU University of Science, the Vietnam-Japan University, the Military Technical Academy, Hanoi University of Civil Engineering, the University of Transport and Communications, etc., to participate in collaborative research and training.
Introducing New programs to Serve the Industrialization and Modernization Process and International Integration
With a broad vision and a firm grasp of the trends, with enthusiastic agreement and support from the university’s leaders and the leaders of Vietnam National University, Professor Nguyen Dinh Duc opened the Doctoral Program in Mechanical Engineering (2013), established laboratories and introduced Program in Advanced Materials and Structures for mechanical engineers (2015), launched the Civil Engineering program (2017), and established the Department of Civil Engineering in 2018. In 2022, this Department was promoted to the Faculty of Civil Engineering at the University of Engineering and Technology with a scale of nearly 600 students per year. Also, in 2022, Professor Nguyen Dinh Duc developed Master’s and Doctoral Programs in Civil Engineering, conforming to the full range of training levels according to the national standards for this field. He had opened bachelor program Industrial and Graphic Design in 2024 also.
Two cohorts of civil engineers from the University of Engineering and Technology have graduated with a rate of 100% of the students employed immediately after graduation. In particular, one student was entrusted with technical responsibilities at a large international corporation. In 2022, 2023 – the student teams from the Faculty of Transportation Engineering Technology participated in the Forum 8 competition in Japan and won an international award for design.
Professor Nguyen Dinh Duc also proposed and founded the Master’s and Engineer programs in Civil Engineering at Vietnam-Japan University and the engineer’s program in Automation and Informatics at the International University, VNU.
The mentioned fields are all significant, with the aim of producing high quality human resources to serve the national development process.
Contributing Innovative Ideas and Strategic Decisions to Enhance the Position and Ranking of Vietnam National University
Professor Nguyen Dinh Duc has held several important positions in Vietnam National University, Hanoi and the University of Engineering and Technology, such as the Director of the R&D Department (2005-2008), the Director of Academic Affairs Department of VNU Hanoi (2012-2023), and Vice President of the University of Engineering and Technology, Vietnam National University Hanoi (2008-2012).
As the Director of the R&D Department – VNU Hanoi, Professor Duc proposed and established the Project to establish the Science and Technology Development Fund of Vietnam National University Hanoi. He also proposed and coordinated with the Organizational Board to develop criteria for leading scientific personnel, thereby planning training and nurturing programs for them; systematically developed the Strategic Science and Technology Development Plan of Vietnam National University for the period 2005-2010, which introduced new elements such as focusing on research on seas and islands, intellectual property rights, interdisciplinary and cross-disciplinary research, and especially emphasizing investment in building and developing strong research groups at Vietnam National University.
As the Director of Academic Affairs Department of VNU Hanoi since late 2012, Professor Nguyen Dinh Duc has spearheaded the development of a project and regulations for innovating admissions based on the High school Student Assessment (HAS) exam. He also suggested and drafted specific policies for excellent students from gifted specialized high schools, that allowed outstanding gifted students to be given priority admission to the universities and to accumulate certain courses in advance; he led and structured the majors and specializations at Vietnam National University; developed regulations for undergraduate, master’s, and doctoral training with many pioneering elements emphasizing high quality and international integration requirements.
Professor Nguyen Dinh Duc particularly focused on talent training and doctoral training. He developed an international-standard doctoral training project and a project to innovate doctoral training activities at Vietnam National University. Currently, Vietnam National University is the only institution in the country that requires research students to have international publications.
He also promoted the digitization of education management and innovation in teaching activities and emphasized STEM in training programs at Vietnam National University; he developed and implemented Vietnam National University’s Olympiad competitions to select excellent high school students nationwide to supplement the high-quality university admission human source at Vietnam National University.
Over a decade as the Director of Academic Affairs Department of VNU Hanoi, with determination and strategic vision, professor Nguyen Dinh Duc successfully led Vietnam National University through the gradual transformation of the structure of training fields from being primarily focused on basic sciences to training and researching in new, advanced, interdisciplinary engineering and technology fields. By now, the enrollment scale in Engineering and Technology at Vietnam National University has increased from 8% of the total 7,000 quotas in 2013 to over 20% of the total 15,000 quotas in 2023. The engineering and technology fields at Vietnam National University has risen to 386th globally in the QS ranking in 2022 and has become the foundation of the future development of Vietnam National University.
Currently serving as the Chairman of the University of Engineering and Technology, Professor Nguyen Dinh Duc, along with the university’s board, is enthusiastically building the new Strategy, the Project of Autonomy, Plans, and Innovations of the Structure of Fields for the future, enhancing the mechanism of coordination and autonomy within the university, and improving the lives of faculty members. Along with the university’s board, he has developed the university’s development strategy until 2035, with a vision until 2045, aspiring for the University of Engineering and Technology to become an advanced technological university in Asia by 2035 and to enter the top 200 in the world by 2045.
A Great Pride for Generations of Students at Vietnam National University and Vietnamese Higher Education
With his outstanding contributions to Vietnam National University and national education, the President of Vietnam honored him with the Third-class Labor Medal (2016) and the Second-class Labor Medal (2022). He was recognized as an exemplary educator by the Ministry of Education and Training on the 40th Anniversary of National Education.; In 2022, he was also the first recipient of the Vietnam National University’s Teacher Award.
Professor Nguyen Dinh Duc’s being consecutively listed in the top 100 leading scientists globally in Engineering and Technology many years has affirmed the position and reputation of Vietnamese scientists on the international scientific map.
Throughout 40 years dedicated to the profession and Vietnam National University, Professor Nguyen Dinh Duc, as an educator and scientist, has tirelessly devoted himself to the cause of education and training. His resilience, passion for science, and dedication serve as a shining example for the younger generations to follow and a source of pride for Vietnam National University and Vietnamese education in general.
VNU Hanoi – UET news
https://uet.vnu.edu.vn/nguoi-thay-thap-sang-uoc-mo-mo-duong-cho-tre-hoi-nhap-voi-nen-khoa-hoc-gioi/
Giáo sư Nguyễn Đình Đức trở thành thành viên ban biên tập tạp chí về khoa học công nghệ hàng không vũ trụ của quốc tế
Đầu tháng 3-2024, Giáo sư Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội), Phó Chủ tịch Hội Cơ học Việt Nam, Giám đốc Phòng thí nghiệm Vật liệu và Kết cấu tiên tiến đã rất vinh dự vừa chính thức trở thành thành viên Hội đồng biên tập Tạp chí quốc tế về Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ: Journal of Aerospace Science and Technology, Nhà xuất bản Elsevier. Đây là một trong những tạp chí quốc tế hàng đầu có trong danh mục SCI index, top 5%, rất có uy tín và chất lượng cao trong lĩnh vực Khoa học, Kỹ thuật và Công nghệ Hàng không – Vũ trụ.
Thành viên Ban biên tập Tạp chí là các nhà khoa học xuất sắc trên thế giới trong lĩnh vực Khoa học, Kỹ thuật và Công nghệ Hàng không Vũ trụ từ nhiều quốc gia trên thế giới như: Mỹ, Anh, Pháp, Úc, Ý, New Zealand, Trung Quốc, …và Việt Nam.
Đây là tin vui và vinh dự của cộng đồng các nhà khoa học và công nghệ Việt Nam nói chung, của đội ngũ các nhà giáo – nhà khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội nói riêng, đặc biệt là niềm tự hào của Trường Đại học Công nghệ (ĐHQGHN) nơi Giáo sự Nguyễn Đình Đức đang công tác. Sự kiên trên đã khẳng vị thế và uy tín của các nhà khoa học Việt Nam trên bản đồ khoa học quốc tế.
Đến nay, Giáo sư Nguyễn Đình Đức là thành viên Hội đồng biên tập của 10 tạp chí quốc tế trong danh mục ISI thuộc những nhà xuất bản có uy tín như Tạp chí Aerospace Science and Technology (Nhà xuất bản Elsevier); Tạp chí Mechanical Engineering Science (Proc. IMechE Part C, Nhà xuất bản SAGE); Tạp chí Mechanics of Composite Materials và Tạp chí Mechanical Science and Technology (Nhà xuất bản Springer); Tạp chí Applied Mathematics and Mechanics (Zeitschrift für Angewandte Mathematik und Mechanik, Nhà xuất bản WILEY); Tạp chí Cogent Engineering (UK, Nhà xuất bản Taylor & Francis); Tạp chí Science and Engineering of Composite Materials (Nhà xuất bản De Gruyter),…
Giáo sư Nguyễn Đình Đức đã công bố trên 350 bái báo, công trình khoa học, trong đó có hơn 200 bài báo trên các tạp chí quốc tế ISI có uy tín.
Từ năm 2019 đến nay, Giáo sư Nguyễn Đình Đức liên tiếp lọt vào top 10.000 nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới và top 100 nhà khoa học hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ (Engineering and Technology) – đứng thứ 85 thế giới trong năm 2023.
Cũng từ nhiều năm nay, Giáo sư Nguyễn Đình Đức là người Việt Nam duy nhất đang làm việc trong nước được Research.com xếp hạng nhà khoa học xuất sắc của thế giới trong lĩnh vực Engineering and Technology.
Giáo sư Nguyễn Đình Đức cũng là một trong số ít nhà khoa học Việt Nam có tên trong bảng xếp hạng danh giá nhất – 100.000 nhà khoa học được xếp hạng ảnh hưởng nhất thế giới theo thành tựu trọn đời.
——————————–
Nguồn – đường link viện dẫn thông tin:
https://www.sciencedirect.com/journal/aerospace-science-and-technology/about/editorial-board
Các đường link liên quan khác:
https://uet.vnu.edu.vn/nguoi-thay-thap-sang-uoc-mo-mo-duong-cho-tre-hoi-nhap-voi-nen-khoa-hoc-gioi
https://giaoduc.net.vn/gs-viet-la-thanh-vien-ban-bien-tap-tap-chi-isi-ve-cong-nghe-hang-khong-vu-tru-post241352.gd
GS Nguyễn Đình Đức: Việt Nam đã chạm một tay vào ngành sản xuất chip bán dẫn
Sản xuất chip bán dẫn là con đường đưa Việt Nam trở thành quốc gia thịnh vượng. GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, nhà khoa học Việt Nam duy nhất được cộng đồng khoa học thế giới xếp vào danh sách top 100 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất trong lĩnh vực Kỹ thuật – Công nghệ (năm 2023 xếp hạng 85 thế giới) cho rằng, cơ hội sản xuất chip đã mở ra, nếu để lỡ là có tội với thế hệ tương lai.
Khoa học – công nghệ là nền tảng phát triển kinh tế, xã hội
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đặt mục tiêu, đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước đang phát triển, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Thưa Giáo sư, cần phải bắt đầu từ đâu để hiện thực hóa khát vọng này?
Phải bắt đầu từ khoa học – công nghệ (KHCN). Ở thời điểm hiện tại phải bắt đầu từ công nghệ liên quan đến ngành sản xuất chip bán dẫn. Nhìn lại các nền kinh tế xung quanh đã phát triển hơn nước ta như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) sẽ thấy, họ đã đạt được rất nhiều thành tựu khiến cả thế giới ngưỡng vọng đều bắt đầu từ KHCN.
Tôi xin dẫn chứng về nền kinh tế thần kỳ Hàn Quốc. Năm 2005, khi đó tôi là Trưởng Ban Khoa học công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội được tháp tùng GS. Nguyễn Văn Đạo sang làm việc với Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (KIST). Tôi đã hỏi Chủ tịch Viện KIST câu hỏi mà rất nhiều người Việt muốn biết để học hỏi là vì sao, những năm 60 của thế kỷ trước, Hàn Quốc cũng giống như Việt Nam ngày mới giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, phải đối mặt với vô vàn khó khăn, thu nhập bình quân đầu người chỉ có 200 USD, từ một đống tro tàn đổ nát sau chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), chỉ sau 30-40 năm lại trở thành quốc gia phát triển mọi mặt, không chỉ kinh tế, mà còn rất nhiều lĩnh vực khác, trong đó có KHCN.
Ông Viện trưởng Viện KIST kể, vào dịp đón năm mới 1966, Tổng thống Park Chung-Hee gặp gỡ các chính khách, bộ trưởng, nhà khoa học, doanh nhân, ông rất tự hào thông báo rằng, năm 1966, Hàn Quốc đã xuất khẩu được 100 triệu USD hàng dệt len. Ai cũng hoan hỷ, trừ ông Viện trưởng Viện Nghiên cứu Năng lượng nguyên tử Hàn Quốc. Vị Viện trưởng này nói với Tổng thống, Thủ tướng và “giới tinh hoa” của Hàn Quốc lúc đó rằng, xuất khẩu 100 triệu USD hàng thủ công nghiệp chẳng có gì đáng tự hào, bởi Nhật Bản đã xuất khẩu hàng tỷ USD hàng điện tử sang Hoa Kỳ rồi. Hàn Quốc muốn phát triển như Nhật Bản và các cường quốc khác, không còn cách gì khác là phải đầu tư phát triển KHCN, coi KHCN là nền tảng phát triển kinh tế, xã hội.
Ngay sau đó, Tổng thống Park Chung-Hee yêu cầu thành lập KIST với rất nhiều cơ chế đặc biệt nhằm mục tiêu tận dụng các thành quả KHCN để thúc đẩy phát triển kinh tế. Trong đó, quy định lương của nhà khoa học làm việc ở KIST rất cao, gấp 3 đến 5 lần so với lương của giáo sư ở trường đại học, bằng khoảng 1/3 so với mức lương của các nhà khoa học ở Mỹ. Đồng thời, trong thời gian này có đoàn giáo sư Mỹ đến làm việc với Đại học Quốc gia Seoul, Viện trưởng KIST đã đến gặp đoàn giáo sư Mỹ ở khách sạn, trình bày Chiến lược phát triển Viện, với mong muốn họ giúp KITS “biến các ước mơ thành hiện thực”. Và KIST, với sự hỗ trợ của các nhà khoa học Mỹ, đã thúc đẩy phát triển các lĩnh vực công nghệ mũi nhọn.
Thời kỳ đó, Hàn Quốc thuộc nhóm các nước nghèo nhất thế giới, thu – chi ngân sách luôn trong tình trạng phải “giật gấu, vá vai”, chi thường xuyên bị cắt giảm liên tục, nhưng Tổng thống Park Chung-Hee và những người kế nhiệm ông sau này vẫn kiên quyết quan điểm, ngân sách chi cho KIST đủ theo yêu cầu, thu nhập của nhà khoa học làm việc ở KIST chỉ có tăng chứ không được giảm. Vì tất cả đều hiểu “nhân tài là nguyên khí quốc gia”, muốn đất nước phát triển không thể chỉ dựa vào tài nguyên, thiên nhiên, mà chính nhân tài mới là nhân tố then chốt nhất, quan trọng nhất.
Tổng thống Park Chung-Hee và các nhà lãnh đạo sau này của Hàn Quốc luôn xác định “quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” nên đã dành sự ưu ái đặc biệt cho các nhà khoa học nói chung, nhà khoa học ở KIST nói riêng nên sau hơn nửa thế kỷ, KIST đã trở thành một trong những viện nghiên cứu hàng đầu thế giới, các nghiên cứu của KIST đóng góp khoảng 30% giá trị gia tăng sản phẩm công nghiệp của Hàn Quốc. KIST góp phần quan trọng đưa Hàn Quốc trở thành con rồng châu Á bởi từ những phát minh, sáng chế của KIST có nhiều công nghệ mới trong lĩnh vực thép, đóng tàu, thiết bị bán dẫn, điện tử… và nhờ đó ngành điện tử của Hàn Quốc đã ra đời và chinh phục thế giới bằng các thương hiệu Hyundai, Samsung, LG… Bài học của Hàn Quốc đầu tư cho KHCN, cất cánh từ KHCN rất đáng để Việt Nam tham khảo và học hỏi.
Giáo sư có nghĩ rằng, Việt Nam đã từng bỏ lỡ cơ hội?
Chúng ta có thể thấy lịch sử phát triển của Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đều xuất phát điểm vô cùng thấp vì trải qua chiến tranh. Nhưng tất cả đã trở thành những cường quốc trên mọi lĩnh vực đều nhờ vào nguồn nhân lực “chất lượng vàng” trong nước và lấy khoa học, công nghệ làm điểm tựa để đi lên. Việt Nam cũng xuất phát điểm như vậy và cũng có đầy đủ yếu tố để phát triển nhanh hơn nữa, mạnh hơn nữa, nhưng đáng tiếc là chúng ta đã từng bỏ lỡ cơ hội.
Năm 1979, Trung Quốc và Hoa Kỳ ký Hiệp định hợp tác KHCN. Trung Quốc đã tận dụng cơ hội này để đổi mới, sáng tạo và đã có nhiều hoạt động thúc đẩy hợp tác giữa các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp trong hệ thống đổi mới sáng tạo giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Nhiều dự án về KHCN được đề xuất và khởi xướng bởi người Mỹ gốc Hoa hoặc công dân Trung Quốc làm việc tại Hoa Kỳ hợp tác với các nhà nghiên cứu ở quê nhà.
Trong suốt năm 2000-2010, hợp tác khoa học giữa hai nước đã tăng lên đáng kể, các dự án nghiên cứu chung được mở rộng, số lượng sinh viên khoa học và kỹ thuật đến thăm và các công bố quốc tế tăng vọt. Kết quả là họ đã gặt hái được rất nhiều trái ngọt, sớm đưa Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhiều doanh nghiệp tầm cỡ thế giới của Trung Quốc ra đời đang nắm giữ công nghệ nguồn, công nghệ lõi và ngày càng lớn mạnh khiến các tập đoàn xuyên quốc gia của Âu – Mỹ cũng phải dè chừng.
KHCN của Trung Quốc đã và đang bỏ xa nhiều nước phương Tây đi trước nhiều thập kỷ, minh chứng rõ nhất là cuối năm 2023, Trung Quốc không chỉ đứng đầu thế giới về công bố khoa học, phát minh quốc tế, mà đã phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu-17, đưa 3 phi hành gia lên Trạm vũ trụ Thiên Cung, đánh dấu bước ngoặt trong công cuộc chinh phục không gian của Trung Quốc.
Trở lại với Việt Nam. Sau khi Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ (năm 1995), hai bên đã tích cực triển khai hợp tác KHCN và cùng nhau xây dựng khung pháp lý cho hợp tác KHCN. Tháng 12/2000, tại Hà Nội, Hiệp định Hợp tác KHCN giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được ký kết nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Mỹ Bill Clinton. Hiệp định này đáng ra phải là nền móng cho các hoạt động hợp tác KHCN trên nhiều lĩnh vực như Hàn Quốc và Trung Quốc đã tận dụng được từ Hoa Kỳ, nhưng đáng tiếc là sau gần 1/4 thế kỷ, KHCN của Việt Nam còn đứng ở khoảng cách khá xa so với thế giới.
Các doanh nghiệp nội địa và tuyệt đại đa số doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không tập trung vào nghiên cứu phát triển (R&D) để sáng chế và sở hữu công nghệ lõi, công nghệ nguồn, mà đều tập trung vào gia công ở khâu hạ nguồn trong lĩnh vực chế biến, chế tạo; bất động sản, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm… Nói nôm na, doanh nghiệp đầu tư vào những ngành “mỳ ăn liền”, ăn xổi, tranh thủ các cơ chế, chính sách ưu đãi, các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là nguồn nhân công giá rẻ.
Trên thực tế thì Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực giáo dục- đào tạo và KHCN, thưa Giáo sư?
Phải khẳng định rằng, Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm đến giáo dục, đào tạo và KHCN. Năm 1996, đất nước vừa bước vào giai đoạn mở cửa, cái gì cũng bỡ ngỡ, nhưng Nghị quyết 02-NQ/TW (khóa VIII) đã xác định: “Cùng với giáo dục – đào tạo, KHCN là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế – xã hội”. Từ đó đến nay, dù ngân sách nhà nước cân đối thu – chi còn khó khăn, có thể ngành này, ngành kia có năm bị giảm chi nhưng lĩnh vực KHCN luôn luôn được ngân sách nhà nước bảo đảm. Luật KHCN cũng đã ra đời với nhiều chính sách đúng đắn.
Chỉ tiếc là do đầu tư không đúng hướng và có quá nhiều cơ chế ràng buộc liên quan đến tài chính, nên KHCN phát triển có nhiều rào cản và vì vậy thành tựu chưa được như mong muốn, không tương xứng với sự quan tâm và kỳ vọng.
Thưa Giáo sư, từ sự thành công thần kỳ của KITS, Việt Nam đã hợp tác chặt chẽ với Hàn Quốc để phát triển KHCN?
Nhận thấy vai trò đặc biệt của KHCN trong kỷ nguyên số, trong chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào năm 2012, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đề nghị hỗ trợ Việt Nam xây dựng Viện Khoa học và Công nghệ tương tự như KIST. Năm 2015, Chính phủ ban hành Nghị định 50/2015/NĐ-CP về việc thành lập VKIST (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc) để phát triển công nghệ nguồn, công nghệ lõi, nghiên cứu nâng cấp công nghệ phục vụ các ngành công nghiệp chiến lược, then chốt; phát triển các sản phẩm quốc gia, sản phẩm chủ lực; phát triển công nghệ tích hợp để thay thế công nghệ nhập khẩu…
Tuy nhiên, phải 4 năm sau, vào tháng 6/2019, VKIST mới bắt đầu tuyển dụng nghiên cứu viên cao cấp và mất thêm 2 năm nữa, VKIST mới bắt đầu triển khai Chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho nhân viên VKIST và lần đầu tiên tham dự “Triển lãm quốc tế đổi mới sáng tạo Việt Nam”. Ngày 17/1/2023, VKIST mới khai trương được trụ sở làm việc theo đúng chuẩn quốc tế tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc có sự tham dự của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc, Kim Jin Pyo.
Như vậy, phải mất hơn 10 năm, VKIST được kỳ vọng sẽ trở thành viện nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam mới thực sự đi vào hoạt động – khoảng thời gian đủ dài để một viện nghiên cứu trên thế giới đã làm nên tên tuổi, thương hiệu, là thỏi nam châm hút các nhà khoa học, biến hàng trăm nghiên cứu khoa học “đang nằm trên giấy” thành sản phẩm cho xã hội.
Nền móng quan trọng cho Việt Nam
Chúng ta đã đi muộn, đi chậm, thậm chí còn bỏ lỡ cơ hội. Thưa Giáo sư, cơ hội này đóng lại, cơ hội khác mở ra?
Đúng vậy! Muốn phát triển KHCN không bao giờ là muộn. KHCN là khái niệm rất rộng, cần phải tập trung, ưu tiên cho những lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm. Nhân loại đã bước vào kỷ nguyên số, sự phát triển kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ, y tế, giáo dục… càng ngày càng phụ thuộc vào thiết bị, máy móc, công nghệ tiên tiến, trong đó, chip bán dẫn là linh hồn, là bộ não của tất cả máy móc, thiết bị, công nghệ tiên tiến.
Năm 2023, Việt Nam có nhiều sự kiện lớn, một trong số đó là chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ, Joe Biden (tháng 11/2023) để nâng cấp quan hệ giữa 2 bên thành Đối tác Chiến lược Toàn diện sau 10 năm xác lập Quan hệ Đối tác Toàn diện. Đây là cơ hội vàng để Việt Nam tận dụng phát triển KHCN, nhất là công nghệ sản xuất chip bán dẫn. Bởi trong Thông cáo chung, người đứng đầu Nhà trắng đã khẳng định, hai nước tăng cường hợp tác trong lĩnh vực điện toán đám mây, chip bán dẫn, STEM, đổi mới sáng tạo, trí tuệ nhân tạo…
Như truyền thông trong và ngoài nước đưa tin, hội đàm với Tống thống Joe Biden, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh đến việc thúc đẩy hợp tác kinh tế – thương mại – đầu tư theo hướng đổi mới sáng tạo là nền tảng, trọng tâm và động lực của quan hệ giữa 2 nước; tăng cường hợp tác KHCN là đột phá mới của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện. Tiếp kiến Tống thống Joe Biden, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp, Việt Nam đã và đang tập trung phát triển nguồn nhân lực, xây dựng chính sách ưu đãi phát triển chuyển đổi số, công nghiệp năng lượng tái tạo, công nghiệp bán dẫn, các ngành, lĩnh vực có giá trị gia tăng, tính cạnh tranh cao, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, để thu hút các nhà đầu tư chiến lược quốc tế, đặc biệt là nhà đầu tư đến từ Hoa Kỳ.
Đây là những nền móng hết sức quan trọng cho Việt Nam, một lần nữa nắm bắt cơ hội vàng để phát triển đột phá trong thời gian tới.
Có câu nói vui vui rằng, “người Mỹ đã nói là làm”. Thưa Giáo sư, ông nghĩ sao khi nhiều doanh nghiệp công nghệ cao, sản xuất chip bán dẫn Hoa Kỳ nói rằng sẽ đầu tư vào Việt Nam như mong muốn của lãnh đạo 2 nước trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Joe Biden?
Cơ chế thuận lợi, bối cảnh tình hình địa chính trị trên thế giới với chính sách đối ngoại mềm dẻo của Việt Nam và nguồn nhân lực trẻ khỏe, chất lượng cao là những nhân tố thuận lợi hấp dẫn đầu tư nước ngoài.
Không phải ngẫu nhiên mà trước, trong và sau chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden đến Việt Nam, lãnh đạo hàng loạt tập đoàn công nghệ, chip bán dẫn hàng đầu “xứ Cờ hoa” đã đến Việt Nam như Synopsys, Google, Intel, Amkor, Marvell, Boeing, Qualcom, Ampere, ARM… Trong đó, đáng kể nhất phải là chuyến thăm của ông Jensen Huang, Chủ tịch, Tổng giám đốc Tập đoàn Nvidia – công ty sản xuất chip đắt giá nhất thế giới với giá trị thị trường khoảng 1.200 tỷ USD. Ông Jensen Huang cho rằng, đây là thời điểm tuyệt vời cho doanh nghiệp Việt Nam – Hoa Kỳ thiết lập quan hệ chiến lược trong sản xuất chip bán dẫn; Ông cũng cam kết thực hiện kế hoạch biến Việt Nam thành quê hương thứ hai, là đại bản doanh ở nước ngoài của Nvidia trong chuỗi sản xuất chip bán dẫn.
Mới đây, vào đầu tháng 12/2023, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ (SIA), ông John Neffeur và lãnh đạo các doanh nghiệp bán dẫn hàng đầu Hoa Kỳ sang thăm và làm việc tại Việt Nam. Ông John Neffeur khẳng định với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng và giới chức cùng doanh nghiệp Việt Nam rằng, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn nhất của các nhà đầu tư Hoa Kỳ trong lĩnh vực bán dẫn và có thể đóng vai trò đối tác chiến lược trong cung cấp nguồn nhân lực. Doanh nghiệp Hoa Kỳ tin tưởng và mong muốn Việt Nam đóng vai trò quan trọng hơn nữa trong chuỗi cung ứng toàn cầu, nhanh chóng tận dụng được những cơ hội mới đang mở ra trong lĩnh vực này, đặc biệt là khâu thiết kế chip – vốn không đòi hỏi nhiều đầu tư so với sản xuất.
Giáo sư có nghĩ rằng, Việt Nam có lợi thế trong cạnh tranh phát triển ngành công nghệ cao, đặc biệt là chip bán dẫn?
Phải khẳng định rằng, chúng ta có rất nhiều lợi thế so sánh trong cuộc đua sản xuất chip bán dẫn so với rất nhiều nước trên thế giới.
Thứ nhất, không thể phủ nhận, về thể chế trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước, đã sửa đổi, bổ sung, ban hành mới rất nhiều cơ chế, chính sách thuận lợi nhằm phát triển khu vực doanh nghiệp trong nước và thu hút nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài đang sở hữu công nghệ cao. Trong đó phải kể đến Nghị quyết 50-NQ/TW (ngày 20/8/2019) về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030. Nghị quyết 50-NQ/TW đã định hướng xây dựng thể chế, chính sách ưu đãi vượt trội, cạnh tranh quốc tế, tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi thu hút các dự án lớn, trọng điểm quốc gia, dự án công nghệ cao… thu hút các nhà đầu tư chiến lược, tập đoàn đa quốc gia đầu tư, đặt trụ sở và thành lập các R&D, trung tâm đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.
Thứ hai là nguồn nhân lực, với quy mô dân số hơn trăm triệu người và vẫn còn trong thời kỳ “dân số vàng”, hầu hết dân số trẻ đều tốt nghiệp trung học cở sở trở lên và dù khiêm tốn cũng phải nói rằng, Việt Nam là dân tộc khá thông minh, cần cù, chịu khó, sáng tạo, năng động.
Thứ ba, chúng ta có nguồn lực vô cùng quý giá ít nước nào trên thế giới có được, đó là đất hiếm – chất liệu không thể thiếu để chế tạo ra nam châm vĩnh cửu. Đây là lợi thế cực lớn trong cuộc cạnh tranh thu hút tập đoàn công nghệ cao nước ngoài thành lập cứ điểm sản xuất chip bán dẫn.
Chúng ta đã chạm một tay vào ngành sản xuất chip bán dẫn
Có vẻ như Việt Nam đã “chạm một tay” vào ngành công nghiệp sản xuất chip bán dẫn, bởi cả thiên thời lẫn địa lợi đang mở ra, thưa Giáo sư?
Việt Nam có lợi thế, cơ hội đã mở ra đó là năm vừa qua Việt Nam nâng tầm quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ và Nhật Bản. Trong chuyến thăm Việt Nam, Tổng thống Joe Biden khẳng định, Việt Nam – Hoa Kỳ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực điện toán đám mây, chất bán dẫn, STEM, đổi mới sáng tạo, trí tuệ nhân tạo (AI). Hoa Kỳ nhận thấy Việt Nam rất quan trọng đối với nguồn cung cấp khoáng sản quý hơn vàng (đất hiếm) cho ngành công nghệ cao, đặc biệt là sản xuất chip bán dẫn.
Chúng ta có lợi thế, cơ hội vô cùng quý giá đã mở ra, vì “người Mỹ đã nói là làm”. Có thể nói, Việt Nam đã chạm được một tay vào ngành công nghiệp sản xuất chip bán dẫn. Chúng ta không thể để lỡ cơ hội để đưa đất nước trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào đúng 100 năm ngày kỷ niệm thành lập nước (năm 2045). Nếu bỏ lỡ cơ hội vàng này, chúng ta có tội với thế hệ tương lai, có tội với con cháu chúng ta.
Nhưng thưa Giáo sư, vấn đề là nguồn nhân lực. Hiện tại, Việt Nam mới có khoảng 6.000 kỹ sư trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn, còn quá ít so với nhu cầu?
Ngành bán dẫn của Việt Nam hiện có kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ trị giá hơn nửa tỷ USD mỗi năm, chủ yếu tập trung vào khâu sản xuất phụ trợ của chuỗi cung ứng đó là lắp ráp, đóng gói và kiểm thử. Trong quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện vừa được thiết lập, Việt Nam và Hoa Kỳ đã thống nhất đưa khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trở thành một trụ cột mới quan trọng trong quan hệ hai nước. Do đó, cần tập trung nguồn lực, trí tuệ, ưu tiên cho một số lĩnh vực là trọng tâm của Việt Nam, đặc biệt ngành công nghiệp bán dẫn – lĩnh vực mà Việt Nam và Hoa Kỳ đã có văn bản hợp tác, tạo điều kiện cho Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, không chỉ lắp ráp, đóng gói và kiểm thử mà dần mở rộng sang các bước khác như thiết kế chip.
Cần khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, đồng hành với các cơ sở đào tạo trong phát triển nguồn nhân lực bán dẫn; thu hút các nhà nghiên cứu giỏi trong và ngoài nước tham gia giảng dạy về công nghiệp bán dẫn tại các trường đại học.
Để thực hiện được mục tiêu này, Nghị quyết 103/2023/QH15 về kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2024 nhấn mạnh đến việc tập trung phục hồi, phát triển các ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo, sản xuất chip bán dẫn, để trở thành một động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Quốc hội cũng nhấn mạnh đến ưu tiên bố trí nguồn lực cho đào tạo nhân lực chất lượng cao đối với những ngành, lĩnh vực mới nổi, trong đó tập trung đào tạo 50.000 – 100.000 nhân lực chất lượng cao cho ngành nghiên cứu và sản xuất chip bán dẫn đến năm 2025 và năm 2030.
Theo số liệu thống kê, quy mô của ngành điện tử Việt Nam đủ để phát triển ngành vi mạch bán dẫn. Việt Nam đứng thứ 9 trên toàn cầu ở lĩnh vực xuất khẩu hàng điện tử, được đánh giá có hệ sinh thái bán dẫn phát triển nhanh, tiềm năng nâng cao vị trí trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu. Các doanh nghiệp Việt như Viettel và FPT bắt đầu tham gia vào chuỗi cung ứng IC toàn cầu. Nhà máy đóng gói và kiểm định của Intel tại TP.HCM đến cuối năm 2022 đã xuất xưởng hơn ba tỷ chip và có kế hoạch tiếp tục đầu tư thời gian tới. Có thể thấy các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang tham gia tích cực vào thị trường này.
Giáo sư có nghĩ rằng, đến năm 2030, Việt Nam có thể đào tạo 50.000 – 100.000 kỹ sư phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất chip bán dẫn?
Cả nước ta có hơn 300 trường đại học và cao đẳng, trong đó khoảng 35 trường có chương trình đào tạo hoặc chuyển đổi từ những nhóm ngành nghề liên quan đến bán dẫn và vi mạch. Trong số đó, 11 trường có các chương trình đào tạo truyền thống trực tiếp liên quan tới lĩnh vực bán dẫn và vi mạch.
Nhân lực lĩnh vực bán dẫn toàn cầu ước tính khoảng hơn 2 triệu người, và có nhu cầu bổ sung thêm hơn một triệu nhân lực vào năm 2030. Hiện nay, nhiều trường đại học trên cả nước đã vào cuộc, đã có kế hoạch xây dựng các chương trình đào tạo và mở rộng quy mô đào tạo và chỉ tiêu tuyển sinh các ngành, chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực thiết kế vi mạch và bán dẫn trong thời gian tới.
Nhưng chất lượng kỹ sư sau khi ra trường còn hạn chế. Một số cơ sở đào tạo hàng đầu như Đại học Bách khoa Hà Nội; Đại học Bách khoa TP.HCM; Trường đại học Công nghệ, Trường đại học Khoa học tự nhiên (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội)…, những nơi có chương trình đào tạo, có đội ngũ giáo sư, giảng viên tốt, có công nghệ tốt và tuyển chọn được những học sinh xuất sắc vào học mới có thể đào tạo được đội ngũ kỹ sư có trình độ đáp ứng được yêu cầu của công nghệ cao, chip bán dẫn, số còn lại cũng chưa có kiểm chứng về chất lượng.
Để sản xuất được một con chip từ khâu thiết kế cho đến khi đóng gói để đưa ra thị trường phải mất 4-6 tháng với trên 500 công đoạn, đi qua hơn 55.000 km với khoảng 70 quốc gia. Nói như thế để thấy rằng, trong thiết kế vi mạch, một con chip chỉ nhỏ như móng tay, muốn thành công cần một hệ sinh thái, một đội ngũ kỹ sư trình độ cao vô cùng lớn. Việt Nam đặt mục tiêu đào tạo 25.000 kỹ sư vào năm 2025 và 100.000 kỹ sư vào năm 2030 cho ngành nghiên cứu và sản xuất chip bán dẫn là hướng đi đúng. Nghị quyết của Quốc hội nhấn mạnh đến ưu tiên bố trí nguồn lực, cụ thể là tài chính, nhưng hiện tại chưa thấy động tĩnh gì.
Cốt lõi của vấn đề vẫn nằm ở nguồn lực đầu tư, thưa Giáo sư?
Công việc của lĩnh vực công nghệ cao, đặc biệt là lĩnh vực vi mạch và bán dẫn đang rất hấp dẫn, vì vậy, cơ sở đào tạo đại học nào có cơ hội cũng đều tìm cách mở thêm ngành đào tạo này bất chấp cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên có đáp ứng được hay không. Trong khi nguồn lực ngân sách nhà nước có hạn, tôi nghĩ, cần có quy hoạch và chỉ nên tập trung cho một số cơ sở đào tạo bảo đảm được các tiêu chí, tiêu chuẩn đào tạo như các nước phát triển, bảo đảm kỹ sư sau khi tốt nghiệp có trình độ cao, chuẩn đầu ra hội nhập được với chuẩn mực quốc tế. Tất nhiên, các cơ sở đào tạo phải cạnh tranh để nhận được nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó, Chính phủ phải có cơ chế chính sách hỗ trợ, đãi ngộ nhiều mặt đối với sinh viên theo học ngành này, ít nhất cũng phải như sinh viên ngành sư phạm, đặc biệt đối với học sinh giỏi, học sinh gia đình nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách.
Đồng thời, cần khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, đồng hành với các cơ sở đào tạo trong phát triển nguồn nhân lực; thu hút nhà nghiên cứu giỏi trong và ngoài nước trong lĩnh vực tham gia giảng dạy tại các trường đại học; huy động nguồn lực và đội ngũ trí thức Việt kiều. Đặc biệt cần thúc đẩy ứng dụng vi mạch bán dẫn trong các lĩnh vực công nghệ cao trong nước, như các công nghệ cao trong an ninh quốc phòng, từ đó thúc đẩy nghiên cứu và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.
Có như vậy, Việt Nam mới xác lập được vị thế trên bản đồ sản xuất chip bán dẫn – con đường đưa dân tộc cất cánh, trở thành nước nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045 như mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đặt ra. Chúng ta đã có thiên thời (là đối tác chiến lược toàn diện của Hoa Kỳ), địa lợi (vị thế địa chính trị; nguồn tài nguyên đất hiếm), đã chạm một tay vào ngành sản xuất chip bán dẫn, chỉ còn thiếu nhân hòa đó là nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao.
Kiến nghị có cơ chế đặc thù về tuổi nghỉ hưu đối với giáo sư, phó giáo sư
GS Nguyễn Đình Đức cho rằng NĐ 50/2022/NĐ-CP gây ra nhiều vấn đề trong quá trình đào tạo và tình trạng chảy máu chất xám từ công sang tư.
Theo thống kê của Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, năm 2023, trong gần 82.000 giảng viên đại học, có 711 giáo sư (chiếm 0,87%) và 5.292 phó giáo sư (chiếm 6,47%) tham gia giảng dạy toàn thời gian. So với nhiều quốc gia trên thế giới, tỉ lệ này còn thấp. [1]
Trước đây, theo Nghị định số 141/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học, thời gian kéo dài làm việc đối với giảng viên có chức danh phó giáo sư là không quá 7 năm và đối với giảng viên có chức danh giáo sư là không quá 10 năm.
Tuy nhiên, kể từ 15/8/2022 khi Nghị định số 50/2022/NĐ-CP có hiệu lực, trong đó thay thế Điều 9 Nghị định số 141/2013/NĐ-CP, đã thay đổi về thời gian kéo dài làm việc đối với đội ngũ này.
Cụ thể, đối với viên chức có học hàm giáo sư, phó giáo sư, việc nghỉ hưu ở tuổi cao hơn là không quá 5 năm (60 tháng), tính từ thời điểm viên chức đủ tuổi nghỉ hưu. Điều này vô hình chung đã làm giảm tuổi nghỉ hưu của các giáo sư và phó giáo sư.
“Chảy máu chất xám” từ công sang tư
Về vấn đề này, phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Theo Giáo sư Đức, đội ngũ trí thức có trình độ cao như giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ là đội ngũ lao động đặc thù. Nên việc kéo dài thời gian làm việc đối với đội ngũ này khi đủ tuổi nghỉ hưu là chính sách đúng đắn, hết sức phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
“Trước Nghị định số 50/2022/NĐ-CP, chúng ta có Nghị định số 141/2013/NĐ-CP. Nhưng khi Nghị định số 50/2022/NĐ-CP chính thức có hiệu lực, đã nảy sinh một số bất cập.
Bởi có những giáo sư, phó giáo sư được ký hợp đồng kéo dài thời gian làm việc theo Nghị định số 141/2013/NĐ-CP, được làm việc thêm 7 – 10 năm, tức là được làm việc tới năm 67 – 70 tuổi. Trong khi đó, có những giáo sư, phó giáo sư được ký hợp đồng kéo dài thời gian làm việc theo Nghị định số 50/2022/NĐ-CP, ký thêm hợp đồng làm việc 5 năm tới 65 tuổi. Đây tuy chỉ là một vấn đề nhỏ, nhưng cũng thể hiện điểm không thống nhất và hạn chế” – Giáo sư Nguyễn Đình Đức nhận định.
Nói đến những bất cập lớn hơn của vấn đề, Giáo sư Đức cho biết, các giáo sư, phó giáo sư là đội ngũ trí thức có trình độ chuyên môn và uy tín cao, là đội ngũ các nhà khoa học đầu ngành, không dễ đào tạo được trong một sớm một chiều.
Đây là nguồn nhân lực quý báu của nhà trường. Nhất là khi hiện nay, đội ngũ này đang chiếm tỉ lệ không lớn trong các trường đại học.
Vì vậy, việc tận dụng và kéo dài tuổi công tác với đội ngũ giáo sư, phó giáo sư là cần thiết và phù hợp.
Truyền thống này đã được ông bà ta đúc kết trong câu nói “thầy già, ca sĩ trẻ”. Trong đó, “thầy già” thể hiện hàm ý khi người thầy có tuổi làm việc càng cao, sẽ tích lũy được càng nhiều kinh nghiệm, tri thức và uy tín trong giảng dạy.
Theo thông lệ quốc tế, hiện nay độ tuổi nghỉ hưu chỉ áp dụng cho đội ngũ làm công tác lãnh đạo, quản lý cấp cao; còn phần lớn các giáo sư, phó giáo sư vẫn là những người đứng đầu ngành, vẫn tiếp tục nghiên cứu và giảng dạy, tiếp tục đảm nhiệm vị trí lãnh đạo chuyên môn chứ không chịu sự ràng buộc của quy định về tuổi nghỉ hưu.
Giáo sư, phó giáo được coi là “cây đa, cây đề” trong các trường đại học và cũng là đội ngũ dẫn dắt các nhóm nghiên cứu, hướng nghiên cứu trong sự phát triển của khoa học công nghệ ở các trường đại học, viện nghiên cứu.
Đội ngũ này không chỉ phát huy năng lực trong nước mà còn tham gia vào các hoạt động hợp tác quốc tế, nên có uy tín và ảnh hưởng nhất định về mặt chuyên môn học thuật trong và ngoài nước.
Đây là yếu tố rất quan trọng để thu hút nhân tài, tập hợp đội ngũ, nhất là các cán bộ trẻ tài năng trong và ngoài nước để từ đó xây dựng và phát triển các nhóm nghiên cứu, trường phái học thuật của trường đại học.
Từ các thống kê về đội ngũ tiến sĩ, phó giáo sư và giáo sư trong nhiều năm nay cho thấy, mặc dù đã có sự bổ sung hằng năm và cải thiện tích cực cả về số lượng và chất lượng, nhưng so với thế giới, tiềm lực khoa học công nghệ này so với các trường đại học trên thế giới còn rất thấp.
“Việc đào tạo được đội ngũ này cũng không hề dễ dàng, không phải ngày một, ngày hai là có được. Mà muốn trở nên ưu tú như vậy phải có tố chất, mất nhiều thời gian, công sức,… Thậm chí, với các giáo sư, phó giáo sư, đây cũng là sự cống hiến của cả cuộc đời cho sự nghiệp khoa học công nghệ và đào tạo.
Chưa kể, các giáo sư, phó giáo sư trong những lĩnh vực đặc thù như văn hóa, nghệ thuật lại càng quý và hiếm”, Giáo sư Nguyễn Đình Đức nhận định.
Ngoài ra, Giáo sư Nguyễn Đình Đức cũng cho biết, quy định về thời gian làm việc tăng thêm của giáo sư, phó giáo sư theo Nghị định số 50/2022/NĐ-CP đã gây ra nhiều vấn đề trong quá trình đào tạo, đặc biệt là tình trạng “chảy máu chất xám” từ công sang tư.
Khi chính sách được áp dụng, các trường công đã gặp khó khăn trong việc thu hút đội ngũ này.
Bởi vì đội ngũ giáo sư, phó giáo sư khi hết tuổi quy định buộc họ phải nghỉ tại các cơ sở giáo dục công lập. Nếu vẫn muốn tiếp tục cống hiến, thì họ phải làm việc tại các cơ sở giáo dục tư thục. So với các trường đại học công lập, các trường tư thục sẽ có nhiều chính sách thu hút, đãi ngộ hơn (trả lương cao hơn, được giao đảm trách vị trí lãnh đạo bộ môn, khoa…).
Đây là một kẽ hở rất lớn, khiến các trường đại học công lập mất dần đội ngũ nhân lực chất lượng cao để mở ngành và duy trình ngành, đặc biệt là các ngành đào tạo sau đại học; mất đi người dẫn dắt các nhóm nghiên cứu, hướng dẫn nghiên cứu sinh… Và thậm chí, còn thu hút theo cả những đội ngũ khác.
Căn cứ theo Điều 6, Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo trình độ tiến sĩ cần đảm bảo:
“Có ít nhất 01 giáo sư hoặc 02 phó giáo sư và 03 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu (các ngành đào tạo giáo viên tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, ngành đào tạo Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam, ngành đào tạo Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài, ngành đào tạo Thể dục, thể thao, ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Nghệ thuật, phải có ít nhất 01 giáo sư hoặc 01 phó giáo sư và 02 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu), trong đó có một giáo sư hoặc phó giáo sư có kinh nghiệm quản lý đào tạo hoặc giảng dạy đại học tối thiểu từ 03 năm trở lên (không trùng với giảng viên cơ hữu là điều kiện mở ngành đào tạo trình độ tiến sĩ của các ngành khác), chịu trách nhiệm chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo”.
“Đây chính là một thực tế hiện nay. Ngay như Đại học Quốc gia Hà Nội cũng phải chịu ảnh hưởng bởi chính sách này.
Thực tế, có nhiều giáo sư, phó giáo sư khi hết tuổi lao động nhưng còn đủ sức khỏe, minh mẫn, còn có khả năng giảng dạy, dẫn dắt nghiên cứu và cống hiến tốt, có mong muốn tiếp tục làm việc ở các trường đại học, viện nghiên cứu mà mình đã từng gắn bó, hoặc tại các cơ sở giáo dục đại học công lập lớn, có uy tín như Đại học Quốc gia Hà Nội; nhưng vì những quy định rào cản, nên sau khi đến tuổi nghỉ hưu, buộc phải chuyển ra làm ngoài đơn vị tư thục làm việc”, thầy Đức trăn trở.
Khi nói về quy định kéo dài thời gian công tác không quá 5 năm (60 tháng) sau tuổi nghỉ hưu đối với giáo sư và phó giáo sư có ảnh hưởng như thế nào đối với các cơ sở đào tạo có nhóm ngành đặc thù, Tiến sĩ Phạm Hùng Cường – Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp cho biết: “Đây sẽ là khó khăn chung của các cơ sở giáo dục đại học, đặc biệt là đối với các trường đào tạo lĩnh vực đặc thù về nghệ thuật như Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp.
Bởi những rào cản về mặt cơ chế, chính sách sẽ khiến các trường có nhóm ngành đặc thù khó thu hút, giữ chân được đội ngũ giảng viên cao cấp (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ), dẫn đến những bất lợi trong việc đào tạo ngành học.
Với một trường đào tạo đặc thù, không được hưởng cơ chế đặc thù, dẫn đến nguồn kinh phí chi cho điều kiện cơ sở vật chất, chế độ đãi ngộ đối với viên chức nói chung và đặc biệt đối với đội ngũ giảng viên chất lượng cao (phó giáo sư, giáo sư, tiến sĩ) cũng rất hạn hẹp.
So với mặt bằng chung, những đãi ngộ cho giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ của đơn vị thấp hơn nhiều, khó cạnh tranh với các cơ sở tư nhân”.
Cần có cơ chế đặc thù, tạo điều kiện cho giáo sư, phó giáo sư
Chính sách của Nhà nước quy định về độ tuổi nghỉ hưu được coi như một quyền lợi của người lao động sau quá trình cống hiến. Thế nhưng, làm sao để chính sách này được thực hiện một cách hợp lý, đặc biệt áp dụng với đội ngũ lao động đặc thù, thuộc trình độ trí thức cao trong xã hội lại là một điều cần phải xem xét.
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Đình Đức cho biết, vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 45-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới.
Nghị quyết số 45 này đã đánh giá khái quát về kết quả sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về đội ngũ trí thức.
Bên cạnh đó, Nghị quyết 45 cũng khẳng định: “Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh toàn diện là đầu tư cho xây dựng, bồi đắp “nguyên khí quốc gia” và phát triển bền vững; là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị và xã hội.
Cần chú trọng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam cả trong và ngoài nước, có cơ chế, chính sách đột phá thu hút, trọng dụng trí thức, đặc biệt là trí thức tinh hoa, chuyên gia đầu ngành và nhân tài của đất nước; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng lớp trí thức trẻ, kế cận.
Tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng, học thuật, thực hành dân chủ trong hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo của trí thức vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; tạo môi trường, điều kiện và động lực để phát huy vai trò, sự cống hiến đặc biệt quan trọng của đội ngũ trí thức…”
Như vậy, nhiệm vụ của các đơn vị, cơ quan, bộ ngành không chỉ là phải tận dụng, phát huy, mà còn phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đội ngũ trí thức (trong đó có các giáo sư, phó giáo sư) làm việc, cống hiến.
Giáo sư Đức nêu quan điểm: “Nhà nước cần cân nhắc về việc quy định tuổi nghỉ hưu đối với giáo sư, phó giáo sư, vì không phải ngẫu nhiên có thể đào tạo được đội ngũ này.
Theo tôi, cần phải xem xét lại về Nghị định số 50/2022/NĐ-CP. Trước đây Nghị định số 141/2013/NĐ-CP đã được thực hiện khá tốt, vì thế tôi nghĩ nên tiếp tục duy trì.
Ngoài ra, Nghị định liên quan đến vấn đề này chỉ nên áp dụng cho những người không đủ sức khỏe, có thể về hưu. Còn những người đủ sức khỏe, mong muốn cống hiến thì nên tận dụng. Nên để việc nghỉ hưu đối với các giáo sư, phó giáo sư là quyền, chứ không phải là nghĩa vụ bắt buộc.
Đặc biệt, trong bối cảnh tự chủ đại học như hiện nay, các cơ sở giáo dục đại học hoàn toàn có thể làm được điều đó. Vậy nên để các trường tự quyết để thu hút đội ngũ giáo sư, phó giáo sư chứ không đề ra những quy định mang tính rào cản”.
Thầy Đình Đức cũng cho rằng, Nhà nước cũng nên có chính sách để tạo điều kiện cho các giáo sư, phó giáo sư được tiếp tục làm quản lý cấp chuyên môn như chủ nhiệm bộ môn, trưởng nhóm nghiên cứu, trưởng phòng thí nghiệm… tại các tổ chức khoa học then chốt.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Ngô Tứ Thành – Đại học Bách Khoa Hà Nội, nếu chưa thay đổi về quy định tuổi nghỉ hưu cao hơn đối với viên chức giáo sư, phó giáo sư thì Nhà nước nên có thêm các chính sách, quy định và phân chia rõ ràng về quyền lợi cho đội ngũ này.
Tài liệu tham khảo:
[1] https://giaoduc.net.vn/khoang-50-so-luong-gs-pgs-duoc-cong-nhan-hang-nam-lam-viec-tai-ha-noi-post239390.gd
Người thầy thắp sáng ước mơ, mở đường cho thế hệ trẻ hội nhập với nền khoa học thế giới
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc Gia Hà Nội (ĐHQGHN) vừa là nhà khoa học, vừa là nhà giáo đã có nhiều cống hiến cho nền khoa học trong nước và thế giới. Đặc biệt, ông còn được biết đến với vai trò là người thầy mở đường và dẫn dắt các thế hệ học trò hội nhập vào nền khoa học thế giới.
Vươn tầm hội nhập quốc tế
GS.TSKH nguyễn Đình Đức là khoa học có tầm ảnh hưởng quốc tế. Theo kết quả xếp hạng các nhà khoa học có ảnh hưởng nhất trên thế giới của tạp chí PLoS Biology của Hoa Kỳ, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức là 1 trong 2 nhà khoa học Việt Nam đang làm việc trong nước liên tục lọt top 10.000 trong 5 năm liên tiếp từ năm 2019 đến nay, và lọt top 100 – đứng thứ 85 trong danh sách các nhà khoa học hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ (Engineering and Technology) năm 2023.
Giáo sư Nguyễn Đình Đức còn thành viên của Hội đồng biên tập của 10 tạp chí quốc tế có uy tín và đã được mời báo cáo tại phiên toàn thể của nhiều hội nghị quốc tế lớn trên thế giới.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức (ngoài cùng, bên phải ảnh) vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng Ba
Nắm bắt những hướng nghiên cứu hiện đại trên thế giới
Trong suốt 40 năm gắn bó với nghề, GS Nguyễn Đình Đức tập trung nghiên cứu về các vật liệu mới trên thế giới hiện nay như: vật liệu composite nano cácbon siêu bền nhiệt, được ứng dụng trong an ninh quốc phòng; vật liệu composite polymer nhiều pha, ứng dụng trong công nghệ đóng tàu và các sản phẩm dân dụng; vật liệu và kết cấu tiên tiến thông minh có cơ lý tính biến đổi độ bền cao, chịu nhiệt độ cao, cách điện, cách nhiệt, ứng dụng trong công nghiệp, năng lượng hạt nhân; vật liệu chức năng và vật liệu nano có cơ lý tính biến đổi và áp điện, ứng dụng trong các linh kiện bán dẫn; vật liệu auxetic hấp thụ năng lượng và chống sóng nổ; vật liệu có hệ số poission âm ứng dụng trong y sinh, lưu trữ thông tin,… Đây là những hướng nghiên cứu khoa học về vật liệu tiên tiến và hiện đại trên thế giới hiện nay, có tính ưu việt hơn hẳn các vật liệu truyền thống, ứng dụng trong thực tiễn và tương lai, đáp ứng yêu cầu cao về mặt kỹ thuật của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, Giáo sư Nguyễn Đình Đức đã công bố trên 350 bài báo và công trình khoa học; xuất bản 6 giáo trình và sách chuyên khảo bằng các thứ tiếng Việt, tiếng Nga và tiếng Anh. Đặc biệt, trong số các công trình của ông có hơn 200 bài báo được đăng trên các tạp chí quốc tế ISI có uy tín của các nhà xuất bản lớn trên thế giới như Elsevier, Springer, SAGE, Taylor & Francis;….
Từ những định hướng nghiên cứu khoa học và các kết quả đã công bố nêu trên đã hình thành nên một trường phái khoa học của Việt Nam về Vật liệu và Kết cấu tiên tiến ứng dụng trong kỹ thuật và công nghệ do Giáo sư Nguyễn Đình Đức đứng đầu. Trường phái này đã và đang tiếp tục có nhiều công bố độc lập đóng góp vào nền khoa học thế giới và được nhiều nhà khoa học quốc tế biết đến.
Đóng góp thiết thực cho đất nước
Bên cạnh những nghiên cứu cơ bản theo các hướng hiện đại của thế giới, các nghiên cứu về vật liệu composite tiên tiến của Giáo sư Nguyễn Đình Đức cũng được ứng dụng phục vụ thực tiễn như nghiên cứu của Giáo sư Đức và tập thể các nhà khoa học của Trường ĐH Công nghệ hợp tác với Bộ quốc phòng về hệ thống dẫn đường quán tính phục vụ các phương tiện chuyển động có điều khiển. Kết quả nghiên cứu này đã được giải ba Nhân tài Đất Việt về sản phẩm có định hướng ứng dụng cao. Ở lĩnh vực dân sự, việc nghiên cứu vật liệu composite nhiều pha với các hạt nano gia cường đã được ứng dụng thành công để chống thấm trong ngành công nghiệp đóng tàu bằng vật liệu composite, chế tạo các vật liệu chống chịu các điều kiện khắc nghiệt cũng như vật liệu làm tăng khả năng chuyển đổi năng lượng trong các tấm pin mặt trời.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức luôn nhiệt huyết truyền lại kiến thức cho học trò
Xây dựng thành công mô hình nhóm nghiên cứu mạnh, đào tạo nhiều tài năng trẻ cho đất nước
Trong thời đại hội nhập quốc tế hiện nay, đất nước phát triển không thể thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Từ triết lý đó, sau nhiều năm kiên trì và bền bỉ, vượt qua bao nhiêu khó khăn, vất vả, Giáo sư Nguyễn Đình Đức đã xây dựng thành công nhóm nghiên cứu mạnh về vật liệu và kết cấu tiên tiến tại Trường Đại học Công nghệ (ĐHQGHN). Sự hình thành và phát triển của mô hình nhóm nghiên cứu này là bài học kinh nghiệm có thể nhân rộng ở các trường đại học khác của Việt Nam.
Nhóm nghiên cứu của Giáo sư Đức là mô hình ưu việt kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu trong trường đại học. Ưu điểm của nhóm nghiên cứu là tạo môi trường gắn kết quá trình đào tạo với nghiên cứu khoa học và thực hành, và từ các kiến thức nghiên cứu khoa học mới phát hiện ra của nhóm, sau khi công bố lại được ứng dụng vào giảng dạy, đào tạo đại học và sau đại học. Mô hình này cho thấy tính ưu việt vượt trội, đầu tư tài chính rất ít, nhưng hiệu quả lại rất cao.
Tất cả các sinh viên trong nhóm nghiên cứu sau khi tốt nghiệp đại học, trở thành các kỹ sư, thạc sỹ, tiến sỹ giỏi, đều có kết quả nghiên cứu được công bố trên các tạp chí quốc tế ISI có uy tín. Điển hình là hai học trò của ông được giải thưởng Nguyễn Văn Đạo – Giải thưởng mang tên vị Giám đốc đầu tiên của ĐHQGHN và là giải thưởng danh giá nhất ngành Cơ học ở Việt Nam và 1 học trò xuất sắc được Forbes Việt Nam vinh danh. Và đội ngũ những học trò của ông lại tiếp tục lan tỏa tâm huyết và các hướng nghiên cứu, tâm nguyện của ông đến những thế hệ học trò khác, đến mai sau.
Từ mô hình nhóm nghiên cứu trên, Giáo sư Nguyễn Đình Đức đã đào tạo được nhiều tiến sĩ trẻ tài năng; thu hút, tập hợp đội ngũ, thành lập Phòng thí nghiệm (PTN) Vật liệu và Kết cấu tiên tiến để đào tạo kỹ sư cơ kỹ thuật trong chuyên ngành này; thành lập Khoa Công nghệ Xây dựng – Giao thông, đào tạo ra các kỹ sư, thạc sỹ và tiến sỹ trong lĩnh vực Civil Engineering; quy tụ các nhà khoa học ưu tú của các trường đại học lớn trong nước và quốc tế đến làm việc, trao đổi.
Đến nay, Nhóm nghiên cứu mạnh do Giáo sư Nguyễn Đình Đức đứng đầu đã và đang có quan hệ hợp tác bình đẳng, ngang tầm với các PTN và các nhà khoa học có uy tín trong các trường đại học hàng đầu của Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Vương quốc Anh, Úc, Canada, Trung Quốc, Ấn Độ,…. như Đại học Công nghệ Tokyo và Đại học Tổng hợp Tokyo (Nhật Bản), Đại học Tổng hợp Melbourne(Úc), Đại học Birmingham (UK), Đại học Yonsei và Sejong (Hàn Quốc), ĐH Vũ Hán (Trung Quốc),… và đã thu hút được nhiều tiến sỹ trẻ của các trường đại học lớn ở trong nước như trường Đại học Công nghệ, trường Đại học Khoa học tự nhiên, trường Đại học Việt Nhật, Học Viện Kỹ thuật Quân sự, trường Đại học Xây dựng, trường Đại học Giao thông vận tải,….cùng tham gia hợp tác nghiên cứu và đào tạo.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức xây dựng thành công mô hình nhóm nghiên cứu mạnh, đào tạo nhiều tài năng trẻ cho đất nước
Mở những ngành đào tạo mới, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế
Với tầm nhìn xa trông rộng và nắm bắt được xu thế của thời đại, được sự đồng ý và ủng hộ nhiệt thành của lãnh đạo nhà trường và lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo sư Nguyễn Đình Đức đã mở ngành đào tạo tiến sỹ Cơ kỹ thuật (2013); thành lập phòng thí nghiệm và mở chuyên ngành đào tạo kỹ sư vật liệu và kết cấu tiên tiến (2015), mở ngành đào tạo kỹ sư công nghệ kỹ thuật xây dựng (2017) và thành lập Bộ môn Công nghệ kỹ thuật Xây dựng Giao thông trực thuộc trường năm 2018. Đến năm 2022, Bộ môn này đã nâng cấp lên thành Khoa Công nghệ Xây dựng Giao thông của Trường Đại học Công nghệ với quy mô đào tạo gần 600 sinh viên/năm. Cũng trong năm 2022, Giáo sư Đức đã xây dựng chương trình đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ kỹ thuật xây dựng, hoàn chỉnh các bậc đào tạo đầy đủ theo khung trình độ quốc gia của lĩnh vực này.
Đến nay, 2 khóa kỹ sư xây dựng của trường Đại học Công nghệ đã ra trường. 100% các em sinh viên đều có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Đặc biệt có em khi ra trường đã được giao phụ trách kỹ thuật của tập đoàn quốc tế lớn. Năm ngoái, đội tuyển sinh viên của Khoa Công nghệ Xây dựng Giao thông tham gia cuộc thi Forum 8 tại Nhật Bản đã giành được giải thưởng quốc tế về thiết kế.
Giáo sư Nguyễn Đình Đức là người đề xuất và thành lập ngành kỹ sư và thạc sỹ Civil Engineering ở Trường Đại học Việt Nhật, ngành kỹ sư Tự động hóa và Tin học ở Trường Quốc tế, ĐHQGHN.
Đây đều là những lĩnh vực quan trọng, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, rất cần trong sự nghiệp xây dựng và kiến thiết đất nước.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức đã bồi dưỡng nhiều thế hệ trẻ trong lĩnh vực kỹ thuật xây dựng cho đất nước
Đóng góp những sáng kiến và quyết sách chiến lược thúc đẩy vị thế và xếp hạng đại học của ĐHQGHN trên các bảng xếp hạng quốc tế
Giáo sư Nguyễn Đình Đức đã đảm nhiệm nhiều cương vị quan trọng của Đại học Quốc gia Hà nội và Trường Đại học Công Nghệ như: Trưởng ban KHCN (2005-2008),Trưởng Ban Đào tạo ĐHQGHN (2013-2023), Phó Hiệu trưởng trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN từ những năm 2008-2012.
Trên cương vị Trưởng ban KHCN, Giáo sư Đức là người đề xuất và xây dựng Đề án thành lập Quỹ phát triển KHCN của ĐHQGHN. Ông cũng là người đề xuất và phối hợp với Ban Tổ chức Cán bộ xây dựng các tiêu chí cán bộ khoa học đầu ngành, đầu đàn, để từ đó có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ khoa học; xây dựng bài bản Kế hoạch chiến lược phát triển KHCN của ĐHQGHN giai đoạn 2005-2010, trong đó có những điểm mới như bắt đầu tập trung cho các nghiên cứu về biển và hải đảo, về sở hữu trí tuệ, về các nghiên cứu liên ngành và xuyên ngành và đặc biệt là chú trọng đầu tư xây dựng và phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh ở ĐHQGHN.
Trên cương vị Trưởng Ban Đào tạo, ngay từ năm 2013, Giáo sư Nguyễn Đình Đức là người xây dựng đề án và quy chế đổi mới tuyển sinh theo đánh giá năng lực ở ĐHQGHN. Ông cũng mạnh dạn xây dựng những chính sách đặc thù cho học sinh trung học phổ thông chuyên ở ĐHQGHN, cho phép học sinh chuyên xuất sắc có thể được ưu tiên xét thẳng vào đại học và được học tích lũy trước một số học phần ở bậc đại học; quy hoạch và phân tầng các ngành, chuyên ngành đào tạo ở ĐHQGHN; xây dựng các quy chế đào tạo bậc đại học, thạc sỹ, tiến sỹ ở ĐHQGHN với nhiều điểm tiên phong với yêu cầu cao về chất lượng và hội nhập quốc tế.
Giáo sư Nguyễn Đình Đức đặc biệt chú trọng đến đào tạo tài năng và đào tạo tiến sỹ; đã xây dựng Đề án đào tạo tiến sỹ chuẩn quốc tế và Đề án đổi mới hoạt động đào tạo tiến sỹ ở ĐHQGHN. Hiện nay ĐHQGHN là cơ sở đào tạo duy nhất trong cả nước yêu cầu nghiên cứu sinh phải có công bố quốc tế.
Ông cũng là người thúc đẩy tin học hóa quản lý đào tạo, đổi mới hoạt động giảng dạy, chú trọng STEM trong các chương trình đào tạo ở ĐHQGHN; xây dựng Đề án và triển khai các kỳ thi Olympic của ĐHQGHN nhằm lựa chọn học sinh giỏi của các trường THPT trên toàn quốc bổ sung cho nguồn tuyển sinh đầu vào đại học chất lượng cao của ĐHQGHN.
Hơn 10 năm trên cương vị trưởng Ban Đào tạo, với quyết tâm và tầm nhìn chiến lược, ông đã thúc đẩy thành công ĐHQGHN triển khai từng bước chuyển đổi cơ cấu các ngành nghề đào tạo, từ chỗ chỉ là Đại học mạnh về khoa học cơ bản, đã chuyển sang đào tạo và nghiên cứu những lĩnh vực kỹ thuật công nghệ mới, tiên tiến, liên ngành. Đến nay, quy mô tuyển sinh các lĩnh vực kỹ thuật công nghệ ở ĐHQGHN từ 8% trong tổng số 7000 chỉ tiêu năm 2013, đã lên tới hơn 20% trong tổng số 15.000 chỉ tiêu trong năm 2023. Lĩnh vực kỹ thuật công nghệ của ĐHQGHN đã vươn lên xếp hạng 386 thế giới trong bảng xếp hạng QS năm 2022 và trở thành trụ cột trong tương lai phát triển của ĐHQGHN.
Hiện nay, trên cương vị Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Công nghệ, Giáo sư Nguyễn Đình Đức hăng hái nhiệt huyết cùng tập thể lãnh đạo nhà trường xây dựng Đề án tự chủ, quy hoạch và đổi mới cơ cấu ngành nghề cho tương lai; hoàn thiện cơ chế phối hợp và tự chủ đại học trong trường, quan tâm nâng cao đời sống của cán bộ giảng viên; cùng tập thể lãnh đạo trường xây dựng Chiến lược phát triển nhà trường đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045 với tham vọng đến năm 2035 trường Đại học Công nghệ sẽ trở thành đại học kỹ thuật công nghệ tiên tiến của châu Á và 2045 lọt vào top 200 của thế giới.
Trên cương vị Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Công nghệ, GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức hăng hái nhiệt huyết cùng tập thể lãnh đạo nhà trường xây dựng nhiều đề án, chính sách góp phần phát triển Nhà trường
Niềm tự hào của các thế hệ học trò, của ĐHQGHN và Giáo dục đại học Việt Nam
Với những cống hiến và đóng góp xuất sắc của Giáo sư Nguyễn Đình Đức cho ĐHQGHN và cho ngành giáo dục, ông đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng Ba (2016), Huân chương Lao động hạng Nhì (2022); và được Bộ Giáo dục và Đào tạo vinh danh là nhà giáo tiêu biểu của ngành nhân dịp kỷ niệm 40 năm sự nghiệp giáo dục; ông cũng là người đầu tiên được nhận giải thưởng Nhà Giáo của ĐHQGHN vào năm 2022.
Việc GS Nguyễn Đình Đức liên tiếp nhiều năm liền lọt top 100 nhà khoa học hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ (Engineering and Technology) đã khẳng vị thế và uy tín của các nhà khoa học Việt Nam trên bản đồ khoa học quốc tế.
Trải qua 40 năm gắn bó với nghề, với Đại học Quốc Gia Hà Nội, GS Nguyễn Đình Đức là nhà giáo, nhà khoa học luôn cống hiến hết mình không biết mệt mỏi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Tấm gương kiên trì bền bỉ, đam mê khoa học của ông là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo, là niềm tự hào của Đại học Quốc Gia Hà Nội và của giáo dục đại học Việt Nam.
(UET-News)
Xem thêm:
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức: Phát triển ngành chíp bán dẫn: Cần có chính sách cho doanh nghiệp và nguồn nhân lực
Để thúc đẩy ngành chip bán dẫn cần làm tốt 4 yếu tố gồm chiến lược phát triển, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng – nguồn lực và các cơ chế chính sách liên quan.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức CT Hội đồng Trường – Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội
Việt Nam là quốc gia tiềm năng trong xuất khẩu chip bán dẫn vào Mỹ. Tuy nhiên để Việt Nam còn cần nhiều nguồn lực để phát triển ngành công nghiệp này tham gia sâu hơn vào ngành chip bán dẫn toàn cầu. Đó chia sẻ của GS. TSKH Nguyễn Đình Đức CT Hội đồng Trường – Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội tới Diễn đàn Doanh nghiệp.
Thưa Giáo sư vậy nguồn lực nào là quan trọng nhất, Giáo sư có thể chia sẻ cụ thể hơn về mục tiêu này?
Theo tôi nguồn nhân lực là quan trọng nhất bởi con người là trung tâm, là chủ thể và là động lực phát triển. Đối với nguồn nhân sự phục vụ cho lĩnh vực công nghệ đang được đào tạo và ra trường mỗi năm tại 300 trường đại học và cao đẳng trong cả nước. Trong đó khoảng 35 trường có chương trình đào tạo hoặc chuyển đổi từ những nhóm ngành nghề liên quan đến bán dẫn và vi mạch, trong số đó, 11 trường có các chương trình đào tạo truyền thống sát với lĩnh vực bán dẫn và vi mạch này. Đại học quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) là đơn vị đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, với sứ mệnh thực hiện nghĩa vụ quốc gia, đang triển khai đào tạo khoảng 20 ngành đào tạo liên quan đến lĩnh vực bán dẫn như Điện tử viễn thông, Kỹ thuật điện tử, Kỹ thuật máy tính, Vật lý, Vật liệu điện tử, Vật lý vô tuyến và điện tử, Cơ điện tử, công nghệ thông tin… Với đội ngũ chuyên gia đầu ngành, kinh nghiệm thực hiện các đề tài dự án và kinh nghiệm hợp tác quốc tế, thực hiện đào tạo các khâu thiết kế, chế tạo, đóng gói, kiểm thử, phát triển ứng dụng trong chuỗi giá trị bán dẫn.
Bên cạnh đào tạo, hoạt động nghiên cứu cũng rất được chú trọng. Hiện nay Việt Nam có khoảng 1.000 công bố quốc tế liên quan đến ngành bán dẫn, khoảng 600 công bố liên quan đến vi mạch (tính thống kế đến cuối năm 2022). ĐHQGHN cũng đã có các đầu tư từ sớm cho các lĩnh vực liên quan đến bán dẫn và vi mạch, cho các phòng thí nghiệm tích hợp các hệ thống thông minh chuyên về thiết kế vi mạch, phòng sạch (cleanroom) cho nghiên cứu chế tạo vật liệu, linh kiện điện tử (Trung tâm Nano và năng lượng, TN trọng điểm Công nghệ Micro & Nano).
Nguồn nhân lực thuộc các ngành công nghệ kỹ thuật này được các đơn vị sử dụng nhân lực đánh giá cao, có kiến thức nền tảng tốt, chỉ cần thêm thời gian đào tạo chuyên sâu ngắn hạn khoảng 3 tháng là có thể đáp ứng làm việc tại các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng bán dẫn.
Tuy nhiên xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực vi mạch và bán dẫn trên quy mô toàn cầu. Hiện chúng ta có khoảng hơn 5000 kĩ sư thiết kế vi mạch. Nhân lực lĩnh vực bán dẫn toàn cầu ước tính khoảng hơn 2 triệu, và có nhu cầu bổ sung thêm hơn một triệu nhân lực vào năm 2030. Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng yêu cầu đến 2030 Việt Nam cần đào tạo 50.000 nhân lực chất lượng cao ngành bán dẫn nên nhiều trường đại học trên cả nước đã vào cuộc, đã có kế hoạch xây dựng các chương trình đào tạo và mở rộng quy mô đào tạo và chỉ tiêu tuyển sinh các ngành, chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực thiết kế vi mạch và bán dẫn trong thời gian tới.
Ngoài nền tảng là nguồn nhân lực, với nội lực thực tại của doanh nghiệp trong nước, chúng ta cần thiết lập vững chắc các trụ cột nào để phát triển ngành công nghiệp này, thưa Giáo sư?
Trụ cột đầu tiên mang tính lâu dài, thuộc về sứ mệnh các trường đại học là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, gồm cử nhân, kỹ sư, thạc sỹ và tiến sỹ giỏi trong lĩnh vực này, với sự hợp tác chặt chẽ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và các trường đại học.
Trụ cột thứ hai thuộc về sứ mệnh các doanh nghiệp trong lĩnh vực vi mạch, bán dẫn tham gia vào hệ sinh thái và các chuỗi giá trị toàn cầu trong lĩnh vực này. Các doanh nghiệp phải đào tạo được các kỹ thuật viên lành nghề về vi mạch và bán dẫn. Việt Nam có lợi thế để tham gia khâu thiết kế và đóng gói, tiến tới tham gia vào chuỗi phân phối sản phẩm và trụ cột thứ ba là chính sách thu hút nhân tài trong và ngoài nước làm việc trong ngành công nghiệp bán dẫn, tiến tới các doanh nghiệp Việt Nam phải làm chủ được các công nghệ lõi.
Tóm lại cần làm tốt cả 4 yếu tố là chiến lược phát triển, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng – nguồn lực và các cơ chế liên quan.
Với các tiêu chí trên, Giáo sư đánh giá như thế nào về tiềm năng phát triển thị trường ngành công nghiệp chíp, vi mạch bán dẫn ở Việt Nam? Qua đó Giáo sư nhìn thấy những khó khăn và cơ hội nào cho doanh nghiệp trong nước?
Theo số liệu thống kê, quy mô của ngành điện tử Việt Nam đủ để phát triển ngành vi mạch bán dẫn. Việt Nam đứng thứ 9 trên toàn cầu ở lĩnh vực xuất khẩu hàng điện tử, được đánh giá có hệ sinh thái bán dẫn phát triển nhanh, tiềm năng nâng cao vị trí trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu. Các doanh nghiệp Việt như Viettel và FPT bắt đầu tham gia vào chuỗi cung ứng IC toàn cầu. Nhà máy đóng gói và kiểm định của Intel tại TP HCM đến cuối năm 2022 đã xuất xưởng hơn ba tỷ chip và có kế hoạch tiếp tục đầu tư thời gian tới. Có thể thấy các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang tham gia tích cực vào thị trường này.
Các doanh nghiệp thuộc chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu đã, đang và tiếp tục đầu tư và Việt Nam như Amkor, Marvell, Sysnosys, Infineon Technologies, Hana Micron, Samsung…Tháng 9/2023, tại Hà Nội, hiệp hội bán dẫn Đông Nam Á (thành viên của hiệp hội bán dẫn toàn cầu) đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam 2023: Kết nối Việt Nam với Hệ sinh thái bán dẫn Đông nam Á. Hội nghị thu hút đông đảo các doanh nghiệp trong hệ sinh thái bán dẫn toàn cầu tới tìm hiểu và tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Bên cạnh đó, cuối năm 2023, Việt Nam và Hoa Kỳ đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện trong chuyến thăm chính chức của Tổng thống Mỹ Joe Biden sang Việt Nam; Thủ tướng Việt Nam đã đi thăm một số công ty bán dẫn lớn tại Mỹ. Các công ty này cũng đã bày tỏ mong muốn giúp Việt Nam trở thành một trung tâm sản xuất chip bán dẫn lớn. Tất cả những nhân tố đó cộng với lợi thế của Việt Nam trong bối cảnh địa chính trị như hiện nay sẽ là cơ hội vàng cho Việt Nam.
Bên cạnh đó, Việt Nam với quy mô dân số vàng, lực lượng lao động trẻ, năng động, thông minh, chăm chỉ là nguồn cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao tiềm năng.
Bán dẫn là ngành công nghiệp rất lớn gồm nhiều khâu từ thiết kế, chế tạo đến kiểm thử, đóng gói và phân phối. Việt Nam hiện đào tạo nhiều ngành để tham gia vào ngành công nghiệp này. Quy mô của ngành điện tử Việt Nam hiện nay đủ để phát triển ngành vi mạch bán dẫn trong các khâu thiết kế và đóng gói.
Điểm mấu chốt để bứt phá với các doanh nghiệp Việt Nam là phải làm chủ công nghệ, có công nghệ lõi chứ không phải chỉ vận hành dây chuyền. Đặc biệt là phải nhanh chóng tham gia được vào chuỗi phân phối sản phẩm trong thời gian tới.
Sản xuất camera AI sử dụng chíp bán dẫn tại Tập đoàn Bkav.
Để thu hút đầu tư phát triển mạnh ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn ở trong nước trong tương lai, Giáo sư có những ý kiến nào cần đề xuất?
Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực trong lĩnh vực này, chúng ta cần xác định đầu tư vào từng mảng nhân lực cụ thể. Nếu Việt Nam hướng đến thiết kế chip thì các lĩnh vực cần đầu tư đào tạo thêm là Kĩ thuật điện tử, Kĩ thuật máy tính, Vật lí. Còn nếu hướng đến chế tạo chip thì phải có Vật lí, Tự động hóa, Điện tử… Còn hướng tới đóng gói chip là Điện tử, Hóa, Tự động hóa… Như vậy phân khúc thị trường sẽ yêu cầu các ngành đào tạo phù hợp. Tóm lại là cần có một kịch bản và chiến lược quốc gia trong lĩnh vực này.
Bên cạnh đó về cơ chế, Việt Nam cần có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, đồng hành với các cơ sở đào tạo trong phát triển nguồn nhân lực; Thu hút nhà nghiên cứu giỏi trong và ngoài nước trong lĩnh vực tham gia giảng dạy tại các trường đại học; Huy động nguồn lực và đội ngũ thức Việt kiều. Đồng thời cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm đảm bảo chất lượng đào tạo; tăng cường đầu tư các đề tài, dự án nâng cao năng lực nghiên cứu trong các lĩnh vực liên quan;
Đặc biệt cần có chính sách và nguồn lực để hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh, nhóm nghiên cứu quốc tế, các trung tâm xuất sắc trong các lĩnh vực liên quan đến vi mạch và bán dẫn trong các trường đại học, viên nghiên cứu và cả trong các doanh nghiệp.
Mặt khác, các trường Đại học cũng cần thống nhất với nhau quy hoạch, rà soát và xây dựng các chương trình đào tạo theo các định hướng như đã đề cập trên đây; chia sẻ giáo trình, học liệu, phần mềm thiết kế trong các đơn vị đào tạo;
Xin cảm ơn Giáo sư!
GS.TS Nguyễn Đình Đức làm Chủ nhiệm Câu lạc bộ mạng lưới đảm bảo chất lượng giáo dục ĐH Việt Nam
TPO – Hôm nay, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN tổ chức Hội thảo khoa học “ Nhận diện những nhân tố mới trong đảm bảo chất lượng giáo dục đại học Việt Nam” và ra mắt Câu lạc bộ đảm bảo chất lượng giáo dục đại học Việt Nam.
Tại hội thảo, các báo cáo đã đề cập đến xu thế vận động và mô hình mới của trường đại học (ĐH) và ĐH số trong thời đại ngày nay; đến chuyển đổi số trong giáo dục, sự phát triển và ứng dụng mạnh mẽ và nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo cũng như hoạt động đổi mới sáng tạo trong nhà trường – đều là những nhân tố mới trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, xã hội 5.0, tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức cho giáo dục đại học.
Từ thực tế này cũng nảy sinh yêu cầu về cơ sở khoa học và thực tiễn để tiếp cận mới trong xây dựng chương trình đào tạo; chuẩn đầu ra; phương pháp dạy và học mới; cũng như các tiêu chuẩn những tiêu chí và phương pháp đánh giá mới trong đảm bảo chất lượng giáo dục đại học, làm định hướng cho sự phát triển của các trường đại học Việt Nam trong thời gian tới.
Tại hội thảo, các nhà khoa học cũng đề xuất thúc đẩy ứng dụng các công nghệ mới và trí tuệ nhân tạo, đi đôi với xây dựng thể chế, khung pháp lý để hỗ trợ người học và giảng viên trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học; thúc đẩy xây dựng trường học thân thiện, thông minh; đẩy mạnh xây dựng và khai phá dữ liệu; đẩy mạnh STEM trong giáo dục ĐH; xây dựng các phần mềm mô phỏng kết hợp với trí tuệ nhân tạo để tạo ra những đột phá trong nghiên cứu.
Hội thảo cũng đề cập đến tính cấp thiết và các tiêu chí, quy trình kiểm định các chương trình thuộc khối sức khỏe với mục tiêu thúc đẩy hội nhập và công nhận văn bằng với quốc tế trong lĩnh vực khoa học sức khỏe. Khi được kiểm định theo chuẩn quốc tế, người tốt nghiệp đại học từ trường y quốc tế được WFME công nhận, có thể tiếp tục theo học chương trình nội trú để hành nghề tại nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, Anh, Úc, New Zealand,…
Nhân dịp này, Hiệp hội các trường ĐH, cao đẳng Việt Nam ra mắt Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ mạng lưới đảm bảo chất lượng giáo dục ĐH Việt Nam.
GS. TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng trường, Trường ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội được chỉ định làm Chủ nhiệm Câu Lạc bộ.
Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ gồm 15 người, đại diện cho lãnh đạo các cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn cả nước.
GS Nguyễn Đình Đức khẳng định Câu lạc bộ sẽ bám sát Nghị quyết 29 của Trung ương về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh nghiên cứu và thảo luận về các chủ đề như : thúc đẩy hoàn thiện thể chế và mô hình tự chủ đại học; mô hình đại học – trường đại học ở Việt Nam; đẩy mạnh khai thác và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giáo dục đại học; xây dựng đại học số của Việt Nam; Xây dựng chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo hội nhập với quốc tế và bối cảnh CMCN 4.0; đánh giá thực trạng và cơ cấu, quy mô ngành nghề đào tạo ở Việt Nam; giải pháp nâng cao năng lực ngoại ngữ cho sinh viên Việt Nam; nghiên cứu hỗ trợ học sinh tự kỷ trong giáo dục đại học,…
Câu lạc bộ cũng sẽ nghiên cứu thảo luận về các chủ đề rất thiết thực như: đổi mới chuẩn đầu ra và cấu trúc chương trình đào tạo; nâng cao hiệu quả và chất lượng các hoạt động khảo thí và kiểm định chất lượng trong các cơ sở giáo dục ĐH ; đẩy mạnh STEM trong giáo dục ĐH; chia sẻ tài nguyên, học liệu trong hệ thống giáo dục đại học; giải pháp nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ và chất lượng các hoạt động nghiên cứu khoa học của các cơ sở giáo dục ĐH nhằm đáp ứng những yêu cầu cao về chất lượng nguồn nhân lực của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ra mắt Câu Lạc bộ đảm bảo chất lượng giáo dục đại học Việt Nam
Ngày 20.12.2023, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức lễ ra mắt Câu Lạc Bộ đảm bảo chất lượng giáo dục đại học Việt Nam và tổ chức Hội thảo khoa học “Nhận diện những nhân tố mới trong đảm bảo chất lượng giáo dục đại học Việt Nam”.
Câu Lạc bộ đảm bảo chất lượng giáo dục đại học Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 58/QĐ-HH-CLB của Hiệp hội các trường đại học cao đẳng Việt Nam. GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng trường, Trường ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội được chỉ định làm Chủ nhiệm Câu Lạc bộ.
Trong lễ ra mắt Ban chủ nhiệm CLB hôm nay, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Chủ nhiệm Câu lạc bộ nhấn mạnh: “Câu lạc bộ sẽ bám sát Nghị quyết 29 của Trung ương về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh nghiên cứu và thảo luận về các chủ đề như: thúc đẩy hoàn thiện thể chế và mô hình tự chủ đại học; mô hình đại học – trường đại học ở Việt Nam; đẩy mạnh khai thác và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giáo dục đại học; xây dựng đại học số của Việt Nam; Xây dựng chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo hội nhập với quốc tế và bối cảnh CMCN 4.0; đánh giá thực trạng và cơ cấu, quy mô ngành nghề đào tạo ở Việt Nam; giải pháp nâng cao năng lực ngoại ngữ cho sinh viên Việt Nam; nghiên cứu hỗ trợ học sinh tự kỷ trong giáo dục đại học,…
Câu lạc bộ cũng sẽ nghiên cứu thảo luận về các chủ đề rất thiết thực như: đổi mới chuẩn đầu ra và cấu trúc chương trình đào tạo; nâng cao hiệu quả và chất lượng các hoạt động khảo thí và kiểm định chất lượng trong các cơ sở GDĐH; đẩy mạnh STEM trong giáo dục đại học; chia sẻ tài nguyên, học liệu trong hệ thống giáo dục đại học; giải pháp nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ và chất lượng các hoạt động NCKH của các cơ sở GDĐH nhằm đáp ứng những yêu cầu cao về chất lượng nguồn nhân lực của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Tại Hội thảo, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội cho biết, sự ra đời Câu Lạc bộ này là sự kiện lớn, có ý nghĩa hết sức quan trọng với giáo dục đại học Việt Nam.
GS.TS. Chử Đức Trình, Hiệu trưởng, Trường Đại học Công nghệ cho biết: “Chúng tôi rất vinh dự được tổ chức Lễ ra mắt Câu lạc bộ Đảm bảo chất lượng của các Trường Đại học ngày hôm nay. Tôi cho rằng, chỉ có sự đồng hành của các Trường Đại học, Các doanh nghiệp và Các cơ quan quản lý thì chúng ta mới có thể xây dựng được một hệ thống giáo dục đại học tiên tiến tại Việt Nam và là cái gốc để xây dựng một tương lai tươi sáng cho lực lượng lao động Việt Nam. Chỉ có như vậy, thì chúng ta mới có thể vươn lên thành các trường đại học có đẳng cấp quốc tế, vươn lên thành các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo toàn cầu, chỉ có như thế Việt Nam mới vươn lên vị thế cao hơn trong chuỗi giá trị công nghiệp toàn cầu”.
Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ gồm 15 người, đại diện cho lãnh đạo các cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn cả nước. Ban Thư ký sẽ do Chủ nhiệm Câu lạc bộ quyết định thành lập.
Thành viên của Câu lạc bộ (CLB) là các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH), cao đẳng, các tổ chức/doanh nghiệp quan tâm đến giáo dục đại học, các chuyên gia và các nhà khoa học cùng tham gia nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động đào tạo và nghiên cứu, hội nhập quốc tế trong các cơ sở GDĐH, bao gồm các hoạt động: tuyển sinh, phát triển chương trình, giáo trình, cập nhật tài liệu chuyên môn, đổi mới phương pháp và công nghệ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, thúc đẩy khởi nghiệp trong sinh viên và phục vụ cộng đồng, trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau để phát huy tốt ảnh hưởng của các trường có lợi thế; hỗ trợ các trường còn khó khăn, góp phần hiệu quả nâng cao chất lượng GDĐH của Việt Nam.
Tại lễ ra mắt, Ban tổ chức đã tổ chức hội thảo khoa học “Nhận diện những nhân tố mới trong đảm bảo chất lượng giáo dục đại học Việt Nam”, các báo cáo tham gia hội thảo đã đề cập đến xu thế vận động và mô hình mới của trường đại học và đại học số trong thời đại ngày nay; đến chuyển đổi số trong giáo dục, sự phát triển, ứng dụng mạnh mẽ và nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo cũng như hoạt động đổi mới sáng tạo trong nhà trường – đều là những nhân tố mới trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, xã hội 5.0, tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức cho giáo dục đại học.
Từ thực tế này cũng nảy sinh yêu cầu về cơ sở khoa học và thực tiễn để tiếp cận mới trong xây dựng chương trình đào tạo; chuẩn đầu ra; phương pháp dạy và học mới; cũng như các tiêu chuẩn những tiêu chí và phương pháp đánh giá mới trong đảm bảo chất lượng giáo dục đại học, làm định hướng cho sự phát triển của các trường đại học Việt Nam trong thời gian tới.
Theo các nhà khoa học cũng đề xuất thúc đẩy ứng dụng các công nghệ mới và trí tuệ nhân tạo, đi đôi với xây dựng thể chế, khung pháp lý để hỗ trợ người học và giảng viên trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học; thúc đẩy xây dựng trường học thân thiện, thông minh; đẩy mạnh xây dựng và khai phá dữ liệu; đẩy mạnh STEM trong giáo dục đại học; xây dựng các phần mềm mô phỏng kết hợp với trí tuệ nhân tạo để tạo ra những đột phá trong nghiên cứu.
Các chuyên gia cho rằng, trong báo cáo về kiểm định chất lượng nhận định từ khi Luật giáo dục đại học sửa đổi và ra đời Nghị định 81, bên cạnh việc kiểm định cơ sở đào tạo, các trường đã rất tích cực kiểm định các chương trình đào tạo. Về tổng thể có 3 yếu tố được đánh giá cao nhất là đội ngũ giảng viên, đội ngũ nhân viên, người học và hoạt động hỗ trợ người học. Các yếu tố còn yếu cần cải thiện là chuẩn đầu ra, ngoại ngữ, kiểm tra đánh ra các học phần.
Báo cáo tại Hội thảo cũng đề cập đến tính cấp thiết và các tiêu chí, quy trình kiểm định các chương trình thuộc khối sức khỏe với mục tiêu thúc đẩy hội nhập và công nhận văn bằng với quốc tế trong lĩnh vực khoa học sức khỏe. Khi được kiểm định theo chuẩn quốc tế, người tốt nghiệp đại học từ trường y quốc tế được WFME công nhận, có thể tiếp tục theo học chương trình nội trú để hành nghề tại nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, Anh, Úc, New Zealand,…
Nhật Hồng
Nhận diện những nhân tố mới trong đảm bảo chất lượng giáo dục đại học
GD&TĐ – Ngày 20/12 tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo ‘Nhận diện những nhân tố mới trong đảm bảo chất lượng giáo dục đại học’.
Hội thảo “Nhận diện những nhân tố mới trong đảm bảo chất lượng giáo dục đại học” và ra mắt Câu lạc bộ mạng lưới Bảo đảm chất lượng giáo dục đại học Việt Nam, do Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam và Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN đồng tổ chức.
Tại hội thảo, các báo cáo đã đề cập đến xu thế vận động và mô hình mới của trường đại học và đại học số trong thời đại ngày nay; đến chuyển đổi số trong giáo dục, sự phát triển và ứng dụng mạnh mẽ và nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo cũng như hoạt động đổi mới sáng tạo trong nhà trường – đều là những nhân tố mới trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, xã hội 5.0, tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức cho giáo dục đại học.
Từ thực tế này cũng nảy sinh yêu cầu về cơ sở khoa học và thực tiễn để tiếp cận mới trong xây dựng chương trình đào tạo; chuẩn đầu ra; phương pháp dạy và học mới; cũng như các tiêu chuẩn những tiêu chí và phương pháp đánh giá mới trong đảm bảo chất lượng giáo dục đại học, làm định hướng cho sự phát triển của các trường đại học Việt Nam trong thời gian tới.
Các nhà khoa học cũng đề xuất thúc đẩy ứng dụng các công nghệ mới và trí tuệ nhân tạo, đi đôi với xây dựng thể chế, khung pháp lý để hỗ trợ người học và giảng viên trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học; thúc đẩy xây dựng trường học thân thiện, thông minh; đẩy mạnh xây dựng và khai phá dữ liệu; đẩy mạnh STEM trong giáo dục đại học; xây dựng các phần mềm mô phỏng kết hợp với trí tuệ nhân tạo để tạo ra những đột phá trong nghiên cứu.
Trong báo cáo về kiểm định chất lượng nhận định từ khi Luật giáo dục đại học sửa đổi và ra đời Nghị định 81, bên cạnh việc kiểm định cơ sở đào tạo, các trường đã rất tích cực kiểm định các chương trình đào tạo. Về tổng thể có 3 yếu tố được đánh giá cao nhất là đội ngũ giảng viên, đội ngũ nhân viên, người học và hoạt động hỗ trợ người học. Các yếu tố còn yếu cần cải thiện là chuẩn đầu ra, ngoại ngữ, kiểm tra đánh ra các học phần.
Báo cáo tại Hội thảo cũng đề cập đến tính cấp thiết và các tiêu chí, quy trình kiểm định các chương trình thuộc khối sức khỏe với mục tiêu thúc đẩy hội nhập và công nhận văn bằng với quốc tế trong lĩnh vực khoa học sức khỏe. Khi được kiểm định theo chuẩn quốc tế, người tốt nghiệp đại học từ trường y quốc tế được WFME công nhận, có thể tiếp tục theo học chương trình nội trú để hành nghề tại nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, Anh, Úc, New Zealand,…
Tại hội thảo, Câu lạc bộ mạng lưới đảm bảo chất lượng giáo dục đại học Việt Nam đã ra mắt, GS. TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng trường, Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN được chỉ định làm Chủ nhiệm Câu Lạc bộ. Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ gồm 15 người, đại diện cho lãnh đạo các cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn cả nước. Thành viên của Câu lạc bộ là các cơ sở giáo dục ĐH, CĐ, các tổ chức/doanh nghiệp quan tâm đến giáo dục đại học, các chuyên gia và các nhà khoa học. PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội đã phát biểu chào mừng và nhấn mạnh: Sự ra đời Câu Lạc bộ này là sự kiện lớn, có ý nghĩa hết sức quan trọng với giáo dục đại học Việt Nam.
Chuẩn đầu ra và ngoại ngữ là những khâu còn yếu của các trường đại học
Các trường đại học (ĐH) đang tích cực kiểm định các chương trình đào tạo. Về tổng thể có 3 yếu tố được đánh giá cao nhất là đội ngũ giảng viên, đội ngũ nhân viên, người học và hoạt động hỗ trợ người học. Các yếu tố còn yếu cần cải thiện là chuẩn đầu ra, ngoại ngữ, kiểm tra đánh ra các học phần…
Ngày 20/12, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam phối hợp với Trường ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học “Nhận diện những nhân tố mới trong đảm bảo chất lượng giáo dục ĐH Việt Nam”.
Tại hội thảo, các báo cáo đã đề cập đến xu thế vận động và mô hình mới của trường ĐH; đề cập đến chuyển đổi số trong giáo dục, sự phát triển và ứng dụng mạnh mẽ và nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo cũng như hoạt động đổi mới sáng tạo trong nhà trường. Từ thực tế này cũng nảy sinh yêu cầu về cơ sở khoa học và thực tiễn để tiếp cận mới trong xây dựng chương trình đào tạo; chuẩn đầu ra; phương pháp dạy và học mới; cũng như các tiêu chuẩn về những tiêu chí và phương pháp đánh giá mới trong đảm bảo chất lượng giáo dục ĐH, làm định hướng cho sự phát triển của các trường ĐH Việt Nam trong thời gian tới.
Tại hội thảo, các nhà khoa học cũng đề xuất thúc đẩy ứng dụng các công nghệ mới và trí tuệ nhân tạo, đi đôi với xây dựng thể chế, khung pháp lý để hỗ trợ người học và giảng viên trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học; thúc đẩy xây dựng trường học thân thiện, thông minh; đẩy mạnh xây dựng và khai phá dữ liệu; đẩy mạnh STEM trong giáo dục ĐH; xây dựng các phần mềm mô phỏng kết hợp với trí tuệ nhân tạo để tạo ra những đột phá trong nghiên cứu.
Theo PGS.TS Nguyễn Phương Nga, Ủy viên thường vụ BCH Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam, các trường ĐH hiện rất tích cực kiểm định các chương trình đào tạo. Về tổng thể có 3 yếu tố được đánh giá cao nhất là đội ngũ giảng viên, đội ngũ nhân viên, người học và hoạt động hỗ trợ người học. Các yếu tố còn yếu cần cải thiện là chuẩn đầu ra, ngoại ngữ, kiểm tra đánh ra các học phần.
Theo GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH Công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao là cốt lõi sự phát triển và thịnh vượng quốc gia. Muốn có nguồn nhân lực chất lượng cao, cần phải xây dựng chiến lược phát triển con người Việt Nam trong giai đoạn mới; đồng thời phải đầu tư mạnh mẽ cho các trường ĐH trọng điểm. Mặt khác, phải luôn xác định “tự chủ đại học” là một xu thế tất yếu, do đó phải sớm hoàn thiện thể chế, chính sách về mô hình ĐH, trường ĐH; về quản trị ĐH cách mạng 4.0. Quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện từ đầu vào (chương trình đào tạo) và đầu ra (kiểm tra đánh giá). Có chính sách đãi ngộ thật tốt với trí thức…
“Tôi muốn chúng ta phải hướng tới xây dựng “ĐH số” – đáp ứng được các tiêu chí như khả năng tự động thích ứng, khả năng tự học, khả năng dự báo, khả năng tự vận hành. Còn hiện xây dựng mô hình ĐH 4.0 thì chuyển đổi số sẽ chiếm 20%, đổi mới sáng tạo chiếm 30% và khoa học công nghệ – công bố phải chiếm tới 50%”, GS Nguyễn Đình Đức chia sẻ.
GS.TS Nguyễn Quốc Huy, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược – ĐH Huế cho biết tính cấp thiết và các tiêu chí, quy trình kiểm định các chương trình thuộc khối sức khỏe với mục tiêu thúc đẩy hội nhập và công nhận văn bằng với quốc tế trong lĩnh vực khoa học sức khỏe. Khi được kiểm định theo chuẩn quốc tế, người tốt nghiệp ĐH từ trường y quốc tế được WFME công nhận, có thể tiếp tục theo học chương trình nội trú để hành nghề tại nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, Anh, Úc, New Zealand,…
*Cũng trong ngày 20/12, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã công bố quyết định và lần đầu tiên ra mắt Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ mạng lưới đảm bảo chất lượng giáo dục ĐH Việt Nam. GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng trường, Trường ĐH Công nghệ, được chỉ định làm Chủ nhiệm Câu lạc bộ.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ nhiệm Câu lạc bộ cho biết: Câu lạc bộ sẽ bám sát Nghị quyết 29 của BCH Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh nghiên cứu và thảo luận về các chủ đề như: Thúc đẩy hoàn thiện thể chế và mô hình tự chủ ĐH; mô hình ĐH – trường ĐH ở Việt Nam; đẩy mạnh khai thác và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH; đánh giá thực trạng và cơ cấu, quy mô ngành nghề đào tạo ở Việt Nam; giải pháp nâng cao năng lực ngoại ngữ cho sinh viên Việt Nam…
Thành viên của Câu lạc bộ là các cơ sở giáo dục ĐH, CĐ, các tổ chức/doanh nghiệp quan tâm đến giáo dục ĐH, các chuyên gia và các nhà khoa học cùng tham gia nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động đào tạo và nghiên cứu, hội nhập quốc tế, góp phần hiệu quả nâng cao chất lượng giáo dục ĐH của Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Chủ nhiệm Khoa để lại dấu ấn trong hành trình 30 năm phát triển của ĐHQGHN
Được thành lập theo Nghị định số 97/CP ngày 10/12/1993 của Chính phủ với sứ mạng là đại học trọng điểm quốc gia – một trung tâm đào tạo chất lượng cao, trình độ cao gắn với nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức và công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, ngang tầm khu vực, tiến tới đạt trình độ quốc tế, làm nòng cốt và đầu tàu đổi mới cho hệ thống giáo dục nước nhà. Sau 30 năm hình thành và phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu lớn, qua đó không chỉ khẳng định vị thế là nơi truyền bá tri thức, mà còn là nơi sáng tạo tri thức mới, là đại diện tiêu biểu của nền học thuật quốc gia – dân tộc.
Trường ĐH Công nghệ và khát vọng trở thành đại học tiên tiến của châu Á
GDVN- Mục tiêu đến năm 2045, Trường ĐH Công nghệ trở thành một trung tâm xuất sắc, đi đầu trong đào tạo tài năng, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
Sáng ngày 28/11, Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Lễ Công bố Chiến lược phát triển Trường Đại học Công nghệ đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045.
Tại buổi lễ, Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng trường đã trao Nghị quyết ban hành chiến lược cho Giáo sư, Tiến sĩ Chử Đức Trình – Hiệu trưởng nhà trường, để Ban Giám hiệu nhà trường tổ chức triển khai thực hiện.
Chiến lược “tham vọng” thể hiện trách nhiệm của nhà trường
Phát biểu chỉ đạo tại Lễ công bố, Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng trường chia sẻ: “Ngày hôm nay là một ngày có ý nghĩa lịch sử đối với sự phát triển của Trường Đại học Công nghệ và Đại học Quốc gia Hà Nội.
Năm nay, Đại học Quốc gia Hà Nội đã công bố chiến lược phát triển mới, trong đó đề ra mục tiêu là đến năm 2035, Đại học Quốc gia Hà Nội phải vào top 300, đến năm 2045 phải vào top 200 trong các bảng xếp hạng thế giới.
Xếp hạng phải phụ thuộc vào các trường thành viên, các trường phải đồng hành, và Trường Đại học Công nghệ tiên phong công bố kế hoạch chiến lược của mình, điều này thể hiện sự đồng hành với Đại học Quốc gia Hà Nội”.
Giáo sư Nguyễn Đình Đức cho biết, việc ban hành Chiến lược mới dựa vào 3 căn cứ, là: chiến lược phát triển của Đại học Quốc gia Hà Nội; Thực hiện tự chủ đại học và việc trường chuẩn bị chuyển lên cơ sở Hòa Lạc – tương lai của Đại học Quốc gia Hà Nội.
“Trong bối cảnh thực hiện tự chủ đại học, trường đại học phải tự đứng trên đôi chân của mình và phải vươn lên bằng chất lượng, hiệu quả. Chất lượng, hiệu quả gắn với quy mô phải là vấn đề cần cân nhắc để có sự đồng thuận trong phát triển nhà trường.
Với chiến lược đầy tham vọng này sẽ có nhiều khó khăn, thử thách, nhưng thể hiện sự cam kết, trách nhiệm của Trường Đại học Công nghệ với Đại học Quốc gia Hà Nội và với xã hội”, Giáo sư Đức khẳng định.
Chủ tịch Hội đồng trường nhấn mạnh, sứ mệnh của Trường Đại học Công nghệ luôn gắn với sứ mệnh của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Thầy Đức cho biết thêm: Chiến lược lần này thay đổi về quy mô, trường hướng tới đào tạo cả về cơ khí chế tạo máy. Từ đây, nhà trường sẽ hoàn thiện và làm ra được những sản phẩm hoàn chỉnh, cộng với thế mạnh vốn có của Trường Đại học Công nghệ, trường sẽ vươn lên phát triển.
Nhà trường cũng tiếp tục đẩy mạnh những ngành mũi nhọn, mở rộng quy mô một số ngành nghề vệ tinh như: Fintech, quản lý quá trình sản xuất. Nhà trường quyết tâm phải là một trường hàng đầu về công nghệ, khi đó, đào tạo về quản lý công nghệ mới đạt kết quả tốt.
Chiến lược phát triển nhà trường trước đây xác định Trường Đại học Công nghệ trở thành một trường đại học hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ thì chiến lược lần này xác định trường sẽ trở thành một đại học tiên tiến của châu Á và của khu vực, quyết tâm đến năm 2035 có một số lĩnh vực vào top 300. Điều này thể hiện hoài bão của trường nhưng là có cơ sở, vì một số lĩnh vực hiện nay trường đã đạt được top 386.
Trường Đại học Công nghệ có thế mạnh là đầu vào chất lượng và đội ngũ cán bộ cũng chất lượng. Đặc biệt, đội ngũ cán bộ đều là những tiến sĩ trẻ năng động, được đào tạo ở những nước tiên tiến, có năng lực công bố, năng lực nghiên cứu đầy hoài bão, nên thời gian tới nhà trường chú trọng chăm lo đến phát triển con người (đầu vào – đầu ra).
Trong đợt kiểm định chất lượng giáo dục vừa rồi, đoàn kiểm định đánh giá chất lượng đầu ra của trường rất tốt, tất cả sinh viên của trường khi ra trường 100% đều có việc làm ngay, trong đó lĩnh vực công nghệ thông tin có 82% sinh viên ra trường có việc làm đúng chuyên môn, còn các lĩnh vực khác cũng có trên 60% sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm đúng chuyên môn. Có những sinh viên của trường được làm việc ở những công ty toàn cầu, trở thành nhân lực chủ chốt trong lĩnh vực kỹ thuật.
Mục tiêu thành đại học nghiên cứu, đổi mới sáng tạo tiên tiến của châu Á
Cũng tại buổi Lễ công bố Chiến lược này, Giáo sư, Tiến sĩ Chử Đức Trình – Hiệu trưởng nhà trường, đã trình bày kế hoạch, lộ trình và các giải pháp cơ bản nhất để triển khai thực hiện Chiến lược.
Giáo sư, Tiến sĩ Chử Đức Trình cho biết, mục tiêu và sứ mệnh phát triển đã được xác định và tuyên bố ngay từ khi thành lập Trường Công nghệ năm 2004 với Hiệu trưởng đầu tiên là Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu.
Gần đây nhất, năm 2019, Trường Đại học Công nghệ đã ban hành Quyết định điều chỉnh Chiến lược phát triển nhà trường, tầm nhìn đến 2035. Chỉ trong vòng 5 năm từ 2019 đến nay, Trường Đại học Công nghệ đã bám sát Chiến lược đó, phát triển vượt bậc cả về quy mô và số lượng chương trình đào tạo, cơ cấu ngành nghề.
Bên cạnh các ngành truyền thống thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin, Điện tử Viễn thông, Cơ kỹ thuật và Tự động hóa, Vật lý kỹ thuật. Từ 2019 cho đến 2023, nhà trường đã mở thêm mới những lĩnh vực quan trọng như Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng Giao thông, Công nghệ hàng không vũ trụ, Nông nghiệp công nghệ cao và Trí tuệ nhân tạo.
Giáo sư Chử Đức Trình cho biết, chiến lược lần này được sửa đổi và điều chỉnh, nhưng theo nguyên tắc trung thành tuyệt đối với triết lý, mục tiêu của các Chiến lược mà các bậc tiền bối đã xây đắp qua các thời kỳ.
Theo đó, sứ mệnh của Trường Đại học Công nghệ là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu phát triển và ứng dụng các lĩnh vực khoa học – công nghệ tiên tiến; tiên phong tiếp cận chuẩn mực giáo dục đại học khu vực và thế giới, đóng góp tích cực vào sự phát triển nền kinh tế và xã hội tri thức của đất nước. Với khẩu hiệu hành động là: Sáng tạo – Tiên phong – Chất lượng cao.
Triết lý giáo dục của nhà trường là: Sáng tạo và vun đắp giá trị nhân văn của công nghệ.
Giáo sư Chử Đức Trình khẳng định, mục tiêu giáo dục của đại học định hướng nghiên cứu không chỉ để tiếp cận tri thức và công nghệ tiên tiến mà còn nâng cao năng lực sáng tạo tri thức và công nghệ mới, định hướng áp dụng công nghệ vị nhân sinh và phát triển bền vững; góp phần hình thành thế hệ công dân mới có năng lực và trách nhiệm phụng sự xã hội.
Bốn giá trị cốt lõi của Trường Đại học công nghệ là: đổi mới sáng tạo; hợp tác; chất lượng cao và nhân văn.
Giáo sư Chử Đức Trình cho biết, từ năm 2022, Trường Đại học Công nghệ thực hiện tự chủ chi thường xuyên. Hiện trường có 18 chương trình đào tạo đại học, 11 chương trình thạc sĩ, 9 chương trình tiến sĩ với 7576 sinh viên.
Trường Đại học Công nghệ là trường thành viên tích cực đóng góp vào bảng xếp hạng của Đại học Quốc gia Hà Nội. Năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội đứng ở vị trí 661, tăng 97 bậc trong Bảng xếp hạng các trường đại học thế giới.
Tầm nhìn của Trường Đại học Công nghệ đến năm 2045 là: Duy trì vị thế một trường đại học kỹ thuật công nghệ hàng đầu trong nước, nằm trong nhóm các trường đại học tiên tiến ở Châu Á; một trung tâm xuất sắc, đi đầu trong đào tạo tài năng, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Một số lĩnh vực của nhà trường nằm trong bảng xếp hạng 200-300 thế giới vào năm 2035.
Các chỉ tiêu chiến lược cụ thể, về đào tạo: đến năm 2023, quy mô 15.000 người học, đến năm 2045 là 30.000 người học, trong đó kỹ sư/thạc sĩ chiếm 35%. Và là môi trường học tập quốc tế hóa cao.
Về khoa học công nghệ: Năm 2030, công bố 850 bài báo khoa học quốc tế uy tín, đến năm 2045, công bố khoảng 1800 bài báo quốc tế uy tín trong danh mục ISI/Scopus, trong đó bài báo Q1/Q2 chiếm 65%; Định hướng giải quyết các bài toán khoa học lớn của nhân loại.
Về phát minh, sáng chế, phấn đấu đến năm 2030 có 50 phát minh sáng chế, đến năm 2045 mục tiêu có 100 phát minh sáng chế.
Về chuyển giao, thương mại hóa sản phẩm, có 10 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.
Về quan điểm phát triển, Trường Đại học Công nghệ là một trung tâm quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài trên các lĩnh vực khoa học công nghệ tiên tiến của cả nước và khu vực, gắn với phát triển bền vững, thực hiện trách nhiệm xã hội, trách nhiệm quốc gia, và phù hợp với xu thế tự chủ đại học
Phát triển giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học vị nhân sinh, là nguồn cung ứng nhân lực chất lượng cao và tri thức khoa học công nghệ quan trọng phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững kinh tế xã hội của đất nước.
Từng bước mở rộng quy mô và cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu của Nhà trường tại Khu đô thị đại học Hòa Lạc.
Hướng đến thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc tại Việt Nam (SDGs).
Về định hướng đào tạo, Chương trình đào tạo sẽ đa dạng, bao phủ các lĩnh vực khoa học công nghệ, STEAM, đảm bảo tính mở, liên ngành, tính tự học, thực hành thực tập thực tế,…
Về quản trị và hạ tầng, tiến tới quản trị đại học số, kết nối, cơ sở dữ liệu, học liệu mở; xây dựng phòng thí nghiệm, thực hành mở, cùng với kết nối doanh nghiệp.
Về định hướng khoa học công nghệ, Trường Đại học Công nghệ trở thành đại học nghiên cứu và đổi mới sáng tạo với môi trường làm việc và nghiên cứu khoa học, có các phòng thí nghiệm công nghệ, hàn lâm, các phòng thí nghiệm hợp tác doanh nghiệp; Patent và Spin-off và có sản phẩm khoa học công nghệ có ảnh hưởng toàn cầu.
Đồng thời, nhà trường triển khai Đề án Tự chủ đại học; đến năm 2035 cơ bản hoàn thành đại học số; Từng bước thành lập các đơn vị mới có pháp nhân như các trường (School) và Viện trực thuộc; Xây dựng cơ chế đặc thù thu hút và trọng dụng nhân tài.
Phạm Minh
Bài viết liên quan: Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN phấn đấu vào tốp 200 thế giới năm 2045
Chiến lược phát triển Trường Đại học Công nghệ đến năm 2035, tầm nhìn năm 2045: Đại học nghiên cứu, đổi mới sáng tạo tiên tiến của châu Á
Ngày 28/11/2023, Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-UET) đã trang trọng tổ chức Lễ công bố Chiến lược phát triển Trường Đại học Công nghệ đến năm 2035, tầm nhìn 2045.
Tham dự buổi lễ về phía ĐHQGHN có PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn – Trưởng ban Đào tạo; TS. Lê Xuân Tình – Phó Trưởng ban Kế hoạch tài chính; TS. Trương Việt Hà – Phó Trưởng ban Tổ chức cán bộ. Về phía Trường ĐH Công nghệ có GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng Trường, GS.TS. Chử Đức Trình – Hiệu trưởng Nhà trường, các Phó Hiệu trưởng, các thầy nguyên lãnh đạo nhà trường qua các thời kỳ, lãnh đạo các đơn vị trong Trường, giảng viên và sinh viên.
Các nhà khoa học, chuyên gia giáo dục, các nhà quản lý tham dự lễ công bố Chiến lược của Trường ĐH Công nghệ
Phát biểu khai mạc, GS. TSKH Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng Trường khẳng định, Chiến lược phát triển Trường Đại học Công nghệ đến năm 2035, tầm nhìn năm 2045 có ý nghĩa đối với tiến trình xây dựng và phát triển của Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN. Từ những ngày đầu thành lập Trường ĐH Công nghệ, mục tiêu và sứ mệnh phát triển đã được xác định và tuyên bố ngay khi thành lập Trường vào năm 2004 với Hiệu trưởng sáng lập là GS.VS Nguyễn Văn Hiệu. Đến năm 2019, Trường đã ban hành và điều chỉnh Chiến lược phát triển, tầm nhìn đến năm 2035. Trong 5 năm qua, Trường phát triển vượt bậc từ quy mô tuyển sinh từ 600 lên đến 1.850, một số lĩnh vực của Nhà trường được xếp hạng thế giới. Đặc biệt, lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ xếp hạng 386 thế giới trong bảng xếp hạng QS.
GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng Trường (bên trái) trao Nghị quyết ban hành chiến lược cho GS.TS. Chử Đức Trình – Hiệu trưởng Nhà trường
Có thể nói, Chiến lược phát triển Trường Đại học Công nghệ đến năm 2035, tầm nhìn 2045 là niềm tin, trách nhiệm và sự đồng hành của Hội đồng Trường gửi gắm đến lãnh đạo Nhà trường. Chiến lược lần này tuy là sự thử thách, nhưng cũng là sự cam kết trách nhiệm của Nhà trường với ĐHQGHN và xã hội.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cho biết, điểm nổi bật trong Chiến lược là về quy mô đào tạo, phát triển các lĩnh vực để hoàn thiện cơ cấu đào tạo phù hợp với thời đại mới, xác định Trường ĐH Công nghệ sẽ vươn lên thành đại học nghiên cứu, đổi mới sáng tạo tiên tiến của châu Á và một số lĩnh vực sẽ vào top 300 trên bảng xếp hạng thế giới năm 2035 và top 200 trên bảng xếp hạng thế giới vào năm 2045.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức phát biểu tại buổi lễ
Tại buổi Lễ, GS.TS Chử Đức Trình – Hiệu trưởng Nhà trường, đã thay mặt Ban Giám hiệu trình bày kế hoạch, lộ trình và các giải pháp triển khai Chiến lược phát triển Trường đến năm 2035, tầm nhìn năm 2045. Trên cơ sở kế thừa và phát huy những thành tựu đã đạt được, Chiến lược phát triển của Nhà trường đến năm 2035, tầm nhìn năm 2045 với sứ mệnh, khẩu hiệu hành động và các định hướng thể hiện hoài bão, ý chí của tập thể viên chức và người lao động Nhà trường quyết tâm, đồng lòng thực hiện các mục tiêu chiến lược, tiếp tục xây dựng và phát triển “Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN là một địa chỉ tin cậy trong đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật công nghệ chất lượng cao, trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài của đất nước, khu vực và thế giới”.
GS.TS Chử Đức Trình trình bày kế hoạch, lộ trình và các giải pháp triển khai Chiến lược phát triển Trường đến năm 2035, tầm nhìn năm 2045
Lễ công bố Chiến lược phát triển Trường Đại học Công nghệ đến năm 2035, tầm nhìn năm 2045 đã diễn ra thành công. Chiến lược này vừa là mục tiêu, là thách thức nhưng cũng là động lực để Trường ĐH Công nghệ sẽ phát triển vượt bậc với các giá trị cốt lõi là uy tín, chất lượng cao – trình độ cao; trụ cột, tinh hoa và nhân văn; gắn đào tạo và nghiên cứu với thực tiễn và doanh nghiệp – với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và khởi nghiệp – xứng đáng với kỳ vọng và niềm tin của phụ huynh và sinh viên, của ĐHQGHN và các thế hệ cha anh, với xã hội và đất nước. Thông qua chiến lược Trường ĐH Công nghệ sẽ thoát thai hoàn toàn từ cái áo Collge of Technology thuở ban đầu, thực sự trở thành University of Engineering and Technology – Trường đại học kỹ thuật công nghệ.
Những điểm mới căn bản nhất của Chiến lược:
Về Đào tạo: Bên cạnh các ngành, khoa như hiện nay, Trường sẽ phát triển thêm những lĩnh vực then chốt về yêu cầu nguồn nhân lực trong bối cảnh CMCN 4.0 như (1) Cơ khí chế tạo máy; (2) Các khối ngành quản lý, quản trị kỹ thuật, công nghệ (quản lý năng lượng, kinh tế xây dựng, quản trị hệ thống công nghiệp, quản trị hệ thống thông tin, quản trị công nghệ,…); (3) Các lĩnh vực kỹ thuật công nghệ là vệ tinh của các công nghệ lõi mà xã hội đang rất cần và trường ĐH Công nghệ và Đại học Quốc Gia Hà Nội có thế mạnh nền tảng như Fintech, Logistics, Thiết kế công nghiệp và đồ họa, công nghệ bán dẫn, thiết kế chip và vi mạch,…
Theo Chiến lược phát triển, đến 2035, quy mô của trường ĐH Công nghệ có thể lên đến 20.000 sinh viên, với hơn 1200 cán bộ, giảng viên. Đến năn 2045, quy mô của trường lên 30.000 sinh viên với 1800 cán bộ giảng viên. Tỷ lệ kỹ sư và sau đại học sẽ chiếm tỷ lệ 35% trong tổng quy mô đào tạo của nhà trường.
Bên cạnh đó, sẽ đẩy mạnh hợp tác đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp để gắn với thực tiễn, và các chương trình đào tạo bằng tiếng Anh để thúc đẩy trao đổi sinh viên và học giả quốc tế.
Sinh viên của trường phải giỏi chuyên môn, giỏi ngoại ngữ, đẹp về trí tuệ, thể hình – có kỹ năng sống, nghị lực, hiểu và hành được minh triết và giàu tính nhân văn.
Về Khoa học Công nghệ: (1) Sẽ thúc đẩy mạnh mẽ và ưu tiên các nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao để có các sản phẩm quốc gia. (2) Tập trung xây dựng một số nhóm nghiên cứu mạnh trong Thiết kế chip và vi mạch, Khoa học máy tính, Trí tuệ nhân tạo, Cơ điện tử, Viễn thông, Công nghệ bán dẫn, Robotic, Vật liệu và kết cấu tiên tiến, Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng – Giao thông; Thiết kế, Tích hợp các hệ thống thông minh;…(3) Thành lập Quỹ phát triển khoa học công nghệ của Nhà trường để có nguồn lực đầu tư cho tiềm lực khoa học công nghệ và con người (4) Xây dựng tạp chí khoa học công nghệ của trường lọt vào danh mục ISI của quốc tế. Công bố quốc tế trong danh mục các tạp chí quốc tế ISI có uy tín dự kiến sẽ đạt tối thiểu 700 bài ISI/năm vào năm 2035 và 1000 bài ISI vào năm 2045.
Đặc biệt đột phá về Cơ sở vật chất Chiến lược lần trước đề ra ở mức làm tốt công tác chuẩn bị lên Hòa Lạc. Thì lần này, điều chỉnh Chiến lược đề ra nhiệm vụ bắt tay ngay vào việc triển khai xây dựng các phòng thí nghiệm và cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu của nhà trường trên Hòa Lạc, nhanh chóng biến Hòa Lạc thành tương lai và cơ hội phát triển mới của nhà trường, đồng hành cùng Đại học Quốc gia Hà Nội khai thác tối đa Hòa Lạc phục vụ cho phát triển của nhà trường trong giai đoạn mới.
Bài viết liên quan: Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN phấn đấu vào tốp 200 thế giới năm 2045
Trường Đại học Công nghệ làm việc với GS. John Ekaterinaris (USA) – Tổng Biên tập Tạp chí Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ về lĩnh vực cơ học tính toán và công nghệ hàng không vũ trụ
Nhận lời mời của GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức và Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ (ĐHCN), Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), ngày 22/11/2023, GS. John Ekaterinaris (USA) – Tổng Biên tập Tạp chí Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ (Q1, top 5%), đã sang thăm Trường ĐHCN để thực hiện một số trao đổi hợp tác trong nghiên cứu khoa học và có buổi chia sẻ về chủ đề “Construction of mode based reduced order models (ROM) for moving bodies” trong lĩnh vực cơ học chất lưu tại nhà E5.
Tham dự buổi nói chuyện có GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng Trường, Chủ nhiệm Khoa Công nghệ Xây dựng – Giao thông (CNXDGT) cùng lãnh đạo, cán bộ, giảng viên, các nhà khoa học và nghiên cứu sinh của Khoa CNXDGT, Viện Hàng Không Vũ trụ, Khoa Công nghệ nông nghiệp, Khoa Cơ học Kỹ thuật & Tự động hóa và một số đơn vị nghiên cứu khác trong Trường.
Trong phần đầu của buổi nói chuyện, GS. John Ekaterinaris đã trình bày những nghiên cứu mới nhất liên quan đến Xây dựng mô hình giảm bậc (Reduced Order Models – ROM) cho các dòng khí động học phức tạp sử dụng phương pháp tách trực giao (Proper Orthogonal Decomposition – POD) kết hợp với mạng neural (Neural Networks – NN). Bên cạnh đó, với tư cách là tổng biên tập của tạp chí, GS. Ekaterinaris đã dành thời gian chia sẻ với sinh viên, giảng viên, nghiên cứu viên trẻ của Trường ĐH Công nghệ về chủ đề rất hữu ích “Làm thế nào để công bố trên tạp chí của Elsevier”.
GS. John Ekaterinaris (USA) – Tổng Biên tập Tạp chí Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ (Q1, top 5%)
Bài trình bày đã thu hút rất nhiều sự chú ý và thảo luận từ các nhà khoa học tham dự, mở ra cơ hội hợp tác đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực hàng không vũ trụ và ứng dụng các mô phỏng, cũng như thuật toán học máy, học sâu để giải quyết các vấn đề trọng điểm hiện đại của Kỹ thuật – Công nghệ giữa các nhà khoa học tại Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN với cộng đồng khoa học quốc tế.
Cùng ngày, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng Trường và GS.TS Chử Đức Trình – Hiệu trưởng nhà trường đã tiếp và trao đổi với GS. John Ekaterinaris về chiến lược phát triển nhà trường, cũng như chính sách của Trường ĐH Công nghệ về việc thu hút các nhà khoa học trình độ cao, các chuyên gia có tầm ảnh hưởng quốc tế đến làm việc, hợp tác nghiên cứu mở ra những hướng nghiên cứu mới, hiện đại ở Trường ĐH Công nghệ trong những năm tới.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng Trường (ngoài cùng, bên phải) và GS.TS Chử Đức Trình – Hiệu trưởng nhà trường (thứ hai, bên trái ảnh) đã tiếp và trao đổi với GS. John Ekaterinaris (thứ hai, bên phải ảnh) về chiến lược phát triển nhà trường, cũng như chính sách về việc thu hút các nhà khoa học trình độ cao, các chuyên gia
GS. John Ekaterinaris có hơn 50 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cơ học tính toán và Công nghệ Hàng không Vũ trụ.
GS John A. Ekaterinaris nhận bằng B.S. Tiến sĩ về Kỹ thuật Điện và Cơ khí tại Đại học Aristotle ở Thessaloniki, Hy Lạp vào tháng 10/1977. Bắt đầu nghiên cứu sau đại học ở Hoa Kỳ vào năm 1981 và lấy lại bằng Thạc sĩ về Kỹ thuật Cơ khí năm 1982 và bằng Tiến sĩ từ Trường Kỹ thuật Hàng không Vũ trụ năm 1987, cả hai đều tại Viện Công nghệ Georgia, Atlanta GA – USA.
Từ năm 1987 đến năm 1995, ông làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Cames của NASA tại Moffett Field CA, đồng thời là giảng viên tại Trường Sau đại học Hải quân tại Monterey CA. Ông đảm nhận vị trí Nhà khoa học nghiên cứu cấp cao tại Phòng thí nghiệm quốc gia RISOE ở Đan Mạch trong khoảng thời gian từ 1995 – 1997, nơi ông làm việc về năng lượng gió. Ông trở lại CA và làm việc tại Nielsen Engineering and Research (NEAR) từ 1997 – 2000.
Vào tháng 10/2000, ông đảm nhận vị trí Giám đốc Nghiên cứu tại FORTH/IACM và giữ chức vụ này cho đến năm 2005. Vào tháng 9/2005, ông gia nhập khoa Cơ khí và Kỹ thuật Hàng không Vũ trụ tại Đại học Patras. Ông gia nhập giảng dạy tại Đại học Hàng không Embry-Riddle vào tháng 8/ 2012.
Mối quan tâm của ông là cơ học tính toán (bao gồm khí động học, từ khí động học, điện từ, âm học, chuyển đổi dòng chảy, nghiên cứu nhiễu loạn và tương tác cấu trúc dòng chảy), các phương pháp bậc cao cho PDE, hiện tượng đa cấp độ, PDE ngẫu nhiên, cơ sinh học và gần đây là học máy và định lượng độ không đảm bảo. Ông là tác giả của hơn 60 bài báo. Ông là thành viên của Viện Hàng không và Du hành vũ trụ Hoa Kỳ (AIAA), nơi ông từng là thành viên của Ủy ban Kỹ thuật Cơ học Bay và Động lực học Chất lỏng, đồng thời là cộng tác viên của AIAA từ năm 1985.
Ông đã thực hiện nghiên cứu được tài trợ ở Hoa Kỳ và Châu Âu với Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) và thông qua các chương trình khung của EU. Ông cũng thực hiện nghiên cứu được tài trợ bởi các văn phòng của AFOSR và ARO. Ông là phó biên tập của Tạp chí Tiến bộ về Khoa học Hàng không Vũ trụ (JPAS) và là tổng biên tập của Tạp chí Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ (AESCTE) – đều là những tạp chí hàng đầu của quốc tế trong lĩnh vực này.
(UET-News)
GS Nguyễn Đình Đức : Nghị quyết 29 có ý nghĩa lịch sử với giáo dục Việt Nam
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức đã chỉ ra 4 thành tựu tiêu biểu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Phòng Thí nghiệm Vật liệu và Kết cấu tiên tiến, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội, Chủ nhiệm Câu Lạc Bộ mạng lưới đảm bảo chất lượng giáo dục đại học Việt Nam. Ông là chuyên gia hàng đầu về vật liệu và kết cấu tiên tiến, đã công bố hơn 300 bài báo, công trình khoa học và là thành viên hội đồng quốc tế của 10 tạp chí quốc tế ISI có uy tín, là một trong những nhà khoa học xuất sắc góp phần định danh nền khoa học công nghệ (KHCN) Việt Nam trên bản đồ KHCN thế giới.
Liên tục trong 5 năm liền, từ 2019 đến nay, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức là một trong 2 nhà khoa học đang làm việc ở Việt Nam vào top 10.000 các nhà khoa học có ảnh hưởng hàng đầu thế giới và xếp hạng top 100 thế giới trong lĩnh vực Engineering and Technology.
Nhân dịp này, PV có bài phỏng vấn GS về những thành tựu và thách thức với giáo dục đại học Việt Nam sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 29.
– Thưa GS, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, ông đánh giá những điểm được/chưa được của giáo dục đại học Việt Nam trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết này?
Đây là Nghị quyết có ý nghĩa lịch sử trong sự nghiệp chấn hưng giáo dục của nước nhà. Nghị quyết ra đời trong bối cảnh đất nước đẩy mạnh CNH-HĐH và thế giới bước sang kỉ nguyên Cách mạng công nghiệp 4.0. Với 7 mục tiêu đã nêu ra trong Nghị quyết, có thể thấy đều là những mục tiêu và nội hàm quan trọng, cơ bản, cốt lõi, nền tảng – rất hiện đại và hội nhập, rất đúng, trúng và kịp thời.
Đã có nhiều hội nghị, hội thảo tổng kết và đánh giá về kết quả thực hiện NQ 29 ở những góc độ khác nhau. Thành tựu thì rất nhiều, riêng với giáo dục đại học Việt Nam, tôi thấy nổi bật lên 4 thành tựu tiêu biểu nhất như sau:
Trước hết, có thể đánh giá giáo dục đại học Việt Nam đã nhanh chóng hội nhập, tiếp cận các chuẩn mực quốc tế. Có thể thấy chưa bao giờ giáo dục của Việt Nam đổi mới nhanh và mạnh mẽ, tiếp cận các chuẩn mực của quốc tế như những năm qua. Minh chứng rõ nhất cho nhận định này là những kết quả trong việc kiểm định chất lượng giáo dục đại học, xếp hạng đại học.
Đến nay, hầu hết tất cả các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam đều đã có đơn vị chuyên trách về đảm bảo chất lượng; 7 trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục đã được thành lập và được Bộ cấp phép hoạt động.
Tính đến ngày 30/9/2023, cả nước đã có 186 cơ sở giáo dục đại học và 11 trường cao đẳng sư phạm đạt tiêu chuẩn kiểm định theo bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục đại học của Việt Nam, chiếm hơn 70% tổng số các trường đại học, học viện trong cả nước; 9 cơ sở giáo dục đại học được công nhận bởi tổ chức đánh giá/kiểm định quốc tế (HCERES, AUN-QA); có 1.297 chương trình đào tạo đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá; 1.143 chương trình đào tạo đã được kiểm định, đánh giá ngoài và 996 chương trình đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng. Chỉ trong vòng mấy năm gần đây, số các chương trình đào tạo được kiểm định đã tăng lên rất nhanh, gấp khoảng 8 lần so với năm 2020.
Qua tự đánh giá, đánh giá ngoài, nhà trường thấy được điểm mạnh, điểm yếu và xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng sát thực, hiệu quả hơn. Các cơ sở giáo dục đã thay đổi cách nhìn nhận về công tác đảm bảo chất lượng, tăng cường năng lực quản lí nhà trường, quản lí dạy, học.
Nếu kiểm định phản ánh chất lượng thì xếp hạng đại học nói lên đẳng cấp. Từ năm 2018, lần đầu tiên trong lịch sử giáo dục đại học Việt Nam, mới có 2 ĐHQG có tên trong danh sách xếp hạng 1.000 trường đại học hàng đầu thế giới theo bảng xếp hạng QS, thì nay, đại học Việt Nam đã có tên trong nhiều bảng xếp hạng uy tín của quốc tế như QS, THE, ARWU. Mới đây, tổ chức xếp hạng THE ranking đã công bố xếp hạng đại học tốt nhất thế giới năm 2023, có 6 trường đại học Việt Nam lọt thứ hạng khá cao trong bảng xếp hạng này là: Đại học Quốc Gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Huế, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trường Đại học Tôn Đức Thắng và Trường Đại học Duy Tân; trong đó một số ngành, lĩnh vực đào tạo được đứng trong tốp 500-1000 thế giới…
Chuyển biến đột phá về chất lượng, tiềm lực KHCN. Cách đây 10 năm, tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ trong các trường đại học của cả nước trung bình mới đạt khoảng 15%, thì nay, tỉ lệ này đã tăng gấp hơn 2 lần, đạt khoảng 32%. Số lượng, chất lượng đội ngũ tăng lên từng bước, từng năm theo chuẩn quốc tế. Nếu như trước đây, GS, PGS không yêu cầu bắt buộc về công bố quốc tế, thì nay, tiêu chuẩn chức danh bắt buộc yêu cầu GS, PGS đều phải có công bố trên các tạp chí quốc tế có uy tín.
Đến nay, trong các cơ sở giáo dục đại học trên cả nước có khoảng hơn 1.000 nhóm nghiên cứu, trong đó có hàng trăm nhóm nghiên cứu mạnh, và từ các nhóm nghiên cứu mạnh đã tiến tới thành lập một số phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu xuất sắc, có vai trò dẫn dắt trong hoạt động khoa học công nghệ của quốc gia.
Chất lượng của người học về chuyên môn, ngoại ngữ và tin học đều được yêu cầu cao hơn so với trước đây. Đặc biệt về ngoại ngữ, đến nay đã có những bước tiến quan trọng: chuẩn đầu ra về ngoại ngữ bậc đại học là B1, với các chương trình quốc tế, tài năng, chất lượng cao sinh viên còn đạt chuẩn đầu ra cao hơn; yêu cầu ngoại ngữ đầu vào với bậc sau đại học hiện nay là B2 với cả bậc đào tạo thạc sĩ và tiến sỹ. Tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm được ngày càng tăng, đặc biệt sinh viên Việt Nam ngày càng tích cực tham gia thị trường lao động của toàn cầu, các công ty đa quốc gia trong nước và ở nước ngoài.
Nhờ nâng chuẩn chất lượng và có chính sách hỗ trợ cho nghiên cứu, cho các nhóm nghiên cứu, công bố quốc tế của Việt Nam đã tăng mạnh. Từ vị trí 59 (số bài báo là 4.017) năm 2014 đã vươn lên thứ 46 thế giới (số lượng bài báo là 18.466) năm 2022. Tổng số lượng bài báo quốc tế của Việt Nam là 97.520 bài trong giai đoạn 2014-2022 (nguồn:www.scimagojr.com). Không chỉ tăng về số lượng mà cả về chất lượng, chỉ số trích dẫn các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam cũng ngày càng tăng. Mấy năm gần đây, một số nhà khoa học Việt Nam cũng đã có tên trong bảng xếp hạng các nhà khoa học có tầm ảnh hưởng của thế giới được quốc tế đánh giá và bình chọn khách quan. Đây là những chuyển biến quan trọng về chất lượng đội ngũ, là kết quả rất đáng tự hào của giáo dục đại học Việt Nam.
Chăm lo đào tạo, bồi dưỡng nhân tài; chuyển dịch nhanh và mạnh mẽ cơ cấu ngành nghề đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0. Thực hiện NQ 29, bên cạnh các chương trình đào tạo chuẩn, Bộ GDĐT đã chỉ đạo các trường đại học tích cực triển khai các chương trình đào tạo tài năng, tiên tiến để đào tạo, bồi dưỡng nhân tài. Đội ngũ giảng viên tham gia các chương trình này được chọn là những giảng viên ưu tú của Việt Nam và một số giảng viên nước ngoài, nhằm phát triển, quốc tế hóa chương trình đào tạo, đáp ứng nguồn nhân lực toàn cầu. Bên cạnh đó, với chương trình 322, 911, Đề án 89, chúng ta đã cử đi đào tạo được hàng nghìn trí thức trẻ, ưu tú đi học đại học, thạc sĩ và tiến sĩ ở nước ngoài.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển nhanh chưa từng có kéo theo yêu cầu lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao và đang tạo ra những cơ hội cũng như thách thức với Việt Nam. Giáo dục đại học Việt Nam đang tích cực chuyển đổi số, khối kiến thức STEM ngày càng được chú trọng ở bậc đại học. Bên cạnh đó đã có sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề nhanh và phù hợp. Tính từ đầu năm 2016 đến 8 tháng đầu năm 2023, tổng số ngành mở mới ở trình độ ĐH khoảng gần 300 ngành cho thấy giáo dục đại học của Việt Nam đang đi nhanh và đúng hướng, bắt nhịp được với xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.0.
Tự chủ đại học được triển khai nhanh chóng, sâu rộng và trên nhiều mặt, nhất là sau khi Quốc hội ban hành Luật 34 năm 2018 về Luật giáo dục đại học sửa đổi. Thi hành Luật số 34, Chính phủ ban hành Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. Những chính sách về tự chủ đại học như luồng gió mới làm thay đổi hẳn diện mạo và cách thức quản trị đại học trong những năm gần đây. Theo báo cáo của Bộ GDĐT, đến cuối năm 2022 có tổng cộng 141/232 trường đại học đủ điều kiện tự chủ theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật Giáo dục đại học. Và đến tháng 8/2023, chỉ còn 4 trường đại học công lập chưa thành lập và 2 trường đại học tư thục chưa kiện toàn hội đồng trường.
Thành tựu quan trọng nhất của tự chủ đại học trong thời gian qua là “cởi trói” cho các trường, từ đó tạo cơ chế để các trường chủ động thu hút và thúc đẩy tăng mạnh mẽ các nguồn lực để đầu tư cho chất lượng và phát triển. Gắn tự chủ với tự chịu trách nhiệm và trách nhiệm giải trình của các trường. Tự chủ đại học đã thực sự là bước đột phá góp phần quan trọng nâng cao tiềm lực KHCN, nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng đội ngũ và chất lượng các hoạt động KHCN của các trường đại học trong vòng mấy năm qua, từ đó đẩy nhanh xếp hạng đại học, làm gia tăng nhanh chóng tiềm lực con người, cơ sở vật chất và năng lực hội nhập quốc tế của các trường đại học Việt Nam.
Tóm lại, trong khoảng 5 năm gần đây, việc thực hiện Nghị quyết 29 đã được các trường đại học tích cực triển khai toàn diện, mạnh mẽ và từ đó giáo dục đại học Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu rất quan trọng. Đó là giáo dục đại học của chúng ta đã hội nhập và theo chuẩn mực của quốc tế; đẩy mạnh tự chủ đại học, có sự đột phá về chất lượng và có sự chuyển mình mạnh mẽ về chương trình đào tạo, cơ cấu ngành nghề và cơ cấu, chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Những thành tựu đổi mới đó tác động đến toàn bộ hoạt động của ngành giáo dục, và sâu xa hơn, đến toàn thể xã hội, chi phối và làm đổi mới căn bản và toàn diện hệ thống giáo dục của nước nhà.
Tôi thấy thành quả lớn lao nhất là từ chính những đổi mới đó, trong hệ thống giáo dục đại học, chúng ta đã đào tạo được đội ngũ cán bộ kế cận và nguồn nhân lực có chất lượng, có trình độ cao, trẻ tuổi tài năng, đủ sức gánh vác sứ mệnh lớn lao và vẻ vang của đất nước trong giai đoạn mới.
– Thưa GS, bên cạnh những thành tựu, theo ông, còn những hạn chế nào và để thực hiện tốt hơn nữa NQ29, thời gian tới cần có những giải pháp nào để thúc đẩy giáo dục đại học Việt Nam tiến nhanh và mạnh hơn nữa?
Bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, chúng ta cũng thẳng thắn nhìn nhận vẫn còn những thiếu sót, hạn chế.
Để nâng cao chất lượng giáo dục đại học, chúng ta phải nâng cao chất lượng và làm tốt ở tất cả các khâu: tuyển sinh đầu vào; chương trình đào tạo; tổ chức giảng dạy và quản lí đào tạo, quản trị đại học (bao gồm các điều kiện đảm bảo chất lượng; đội ngũ, cơ sở vật chất, kiểm tra đánh giá); và chuẩn đầu ra.
Đáp ứng một số chuẩn đầu ra của sinh viên Việt Nam như ngoại ngữ, tư duy và năng lực phản biện, kĩ năng nghề nghiệp còn thấp. Nhiều chương trình đào tạo còn thiếu gắn kết với nghiên cứu và thực hành, thực tiễn. Chất lượng giảng viên trong một số trường, một số lĩnh vực còn yếu và thiếu.
Đặc biệt là đầu tư cho giáo dục đại học còn thấp; đầu tư cho nghiên cứu, cho các nhóm nghiên cứu dàn trải và kinh phí nhỏ giọt, trong khi thủ tục xét, giao đề tài chậm, thanh quyết toán lại rườm rà. Cơ chế hợp tác với các doanh nghiệp, đầu tư của doanh nghiệp cho đại học cũng còn nhiều rào cản.
Việc áp lực thi cử, tạo điều kiện cho các trường tự chủ, cho tất cả các em thí sinh hầu như ai cũng được đỗ đại học, đã nảy sinh nhiều vấn đề như: quá nhiều phương án và tổ hợp xét tuyển; chất lượng tuyển sinh đầu vào một số trường đại học và nhiều ngành còn thấp. Trong thời gian tới phải tiếp tục nghiên cứu và cải tiến, đổi mới mạnh hơn nữa công tác tuyển sinh; phát huy vai trò cầm trịch về mặt bằng chất lượng đầu vào đại học của cơ quan quản lí Nhà nước.
Một điểm nữa không thể không nhắc đến là tự chủ đại học. Bên cạnh những thành tựu to lớn mà tự chủ đại học mang lại trong thời gian qua, cũng phải thừa nhận đây là mô hình triển khai rất mới mẻ ở Việt Nam và cần phải tiếp tục hoàn thiện.
– Được biết, năm nay GS tăng xếp hạng từ top 94 lên hạng thứ 85 thế giới trong lĩnh vực Engineering và Technology. Chia sẻ của GS về thành tích này?
Tôi bất ngờ và thấy rất vui và tự hào. Sự kiên trì, bền bỉ làm việc và miệt mài nghiên cứu suốt mấy chục năm qua cuối cùng cũng được ghi nhận và đền đáp.
Nhà khoa học cống hiến không vì để xếp hạng, không phải vì hư danh, nhưng được quốc tế đánh giá, xếp hạng trong các bảng xếp hạng có uy tín một cách công bằng và khách quan là một niềm tự hào, vinh dự. Nếu không có cơ sở dữ liệu để đánh giá, định lượng kết quả nghiên cứu của nhà khoa học và ảnh hưởng của nó theo các chuẩn mực quốc tế, Việt Nam chúng ta sẽ không biết được mình đang ở đâu so với các đồng nghiệp quốc tế, và không biết bao giờ các bạn trẻ tài năng và nỗ lực vượt bậc mới được thừa nhận, được tôn vinh, để từ đó có thêm động lực và niềm tin tiếp tục phấn đấu, dấn thân vào con đường nghiên cứu khoa học đầy gian truân.
Thành công của tôi cũng là thành công và niềm vui của nhóm nghiên cứu, của các thế hệ học trò và cũng là niềm vui và thành công của nhà trường, của Đại học Quốc Gia Hà Nội. Tôi cho rằng việc các nhà khoa học Việt Nam được ghi nhận trong cộng đồng khoa học quốc tế cũng là niềm tự hào, là minh chứng về thành tựu của nền Giáo dục Đại học và Khoa học của Việt Nam.
– Xin cảm ơn GS đã chia sẻ!
Thanh Nga
Sinh viên Trường ĐH Công nghệ đạt giải tại cuộc thi quốc tế về Thiết kế thực tế ảo
Ở vòng chung kết của cuộc thi Thiết kế thực tế ảo lần thứ 13 – The 13th Student BIM&VR Design World Cup diễn ra tại Nhật Bản từ ngày 08-10/11/2023, hai nhóm sinh viên của Khoa Công nghệ Xây dựng – Giao thông, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội đều xuất sắc giành Giải thưởng do giám khảo bình chọn (Honorable Judge Award).
The 13th Student BIM&VR Design World Cup là cuộc thi thường niên dành riêng cho thiết kế do công ty FORUM8 (Nhật Bản) tổ chức cho sinh viên trên toàn thế giới. Cuộc thi năm nay bắt đầu từ tháng 06/2023 với 52 đội tham dự (đến từ 9 nước, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Đài Loan, Trung Quốc, Newzealand, Myanmar, Thái Lan, Lào) để chọn ra 9 đội vào vòng chung kết diễn ra tại Nhật Bản.
Chủ đề của cuộc thi năm 2023 là “Hai thay đổi lớn tại nơi sở hữu cảnh quan nguyên thủy của Nhật Bản – Tính di động và Phong cách sống ở thành phố Ena trong tương lai”. Đây được coi là thách thức lớn đối với sinh viên nhưng các đội tham dự vòng chung kết đều đã có những giải pháp hay và mang tính sáng tạo cao. Dưới sự hỗ trợ của bà Trần Thị Luyến (Công ty Forum8 Việt Nam), hai đội của Khoa Công nghệ Xây dựng – Giao thông, Trường ĐH Công nghệ gồm Big Bang (Lê Khánh Toàn – Đội trưởng, Lê Đức Trung, Lê Anh Nhật, Trịnh Quang Minh, Nguyễn Nam Khánh) với dự án The Circle City và Dream Team (Nguyễn Đăng Hải – Đội trưởng, Nguyễn Tiến Anh, Nguyễn Thị Hương, Trần Xuân Thành) với dự án The Memorial Sakura City đều được ban giám khảo đánh giá rất cao năm nay.
Thành công này một lần nữa cho thấy chất lượng đào tạo tại Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN sự lớn mạnh không ngừng của Khoa Công nghệ Xây dựng – Giao thông (của Ngành Kỹ sư Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng) sau 5 năm hình thành, phát triển và dẫn dắt bởi người sáng lập GS.TSKH Nguyễn Đình Đức.
Trường Đại học Công nghệ – ĐHQGHN ký kết hợp tác với Công ty cổ phần FECON: Đồng hành phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực xây dựng – giao thông
Ngày 26/10/2023, Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-UET) đã ký kết thỏa thuận hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu khoa học với Công ty Cổ phần FECON.
Tham dự buổi làm việc, về phía Trường ĐH Công nghệ có GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng Trường, GS.TS. Chử Đức Trình – Hiệu trưởng Nhà trường, lãnh đạo phòng KHCN&HTPT, phòng Đào tạo và Trung tâm Đảm bảo chất lượng.
Về phía Công ty cổ phần FECON có ông Phạm Việt Khoa – Chủ tịch Hội đồng quản trị, ông Trần Trọng Thắng – Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị cùng đại diện lãnh đạo Ban Tổ chức nhân sự, Ban Kỹ thuật và R&D, Ban Phát triển dự án và Đoàn Thanh niên.
Toàn cảnh lễ ký kết thỏa thuận hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu khoa học với Công ty Cổ phần FECON
Cơ sở hạ tầng luôn là yêu cầu tiên quyết cho sự phát triển về kinh tế xã hội của đất nước, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp mới, để tạo bước đột phá trong lĩnh vực này cần sự kết hợp để phát huy sức mạnh tổng hợp. Phát huy tinh thần đó, Trường Đại học Công nghệ nói chung, Khoa Công nghệ xây dựng – giao thông nói riêng, không chỉ nỗ lực mang lại chương trình đào tạo chất lượng cao, đáp ứng xu thế của thời đại, nhu cầu của xã hội, mà còn không ngừng mở rộng kết nối, hợp tác với các đối tác là các doanh nghiệp uy tín trong lĩnh vực. Buổi lễ ký kết giữa Trường ĐH Công nghệ – ĐHQGHN và Công ty cổ phần FECON, chính là khởi đầu cho việc hợp tác song phương bền vững trong tương lai giữa hai đơn vị, hướng đến thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động đào tạo, nghiên cứu, đem lại những giá trị ý nghĩa thiết thực cho người dạy, người học.
Phát biểu tại lễ ký kết, GS.TS. Chử Đức Trình – Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ gửi lời cảm ơn về sự đồng hành và hợp tác của FECON trong các lĩnh vực đào tạo của Nhà trường trong nhiều năm qua. Ngay từ những ngày đầu thành lập với sự quyết tâm từ phía GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng Trường và dựa trên thế mạnh của Nhà trường về công nghệ thông tin – truyền thông, Khoa Công nghệ xây dựng – giao thông được thành lập do GS.TSKH Nguyễn Đình Đức làm Chủ nhiệm khoa. Đến nay với xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, định hướng của Nhà trường lấy nền tảng công nghệ thông tin – truyền thông gắn liền với các chương trình đào tạo, đặc biệt là lĩnh vực xây dựng – giao thông cho thấy vai trò của sinh viên, kỹ sư có kiến thức hàn lâm tốt, kiến thức liên ngành rất quan trọng. Hiệu trưởng khẳng định: “Mặc dù, Khoa còn non trẻ nhưng những thành tích khoa học công nghệ rất tốt và là một trong những đơn vị có chất lượng tuyển sinh đầu vào chất lượng cao trong các trường đại học lĩnh vực xây dựng – giao thông”.
Với sự hợp tác hai bên, Hiệu trưởng tin tưởng rằng, trong thời gian tới công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của Khoa sẽ ngày càng phát triển hơn nữa, từ đó Nhà trường sẽ đào tạo thêm nhiều sinh viên chất lượng cao phù hợp xu thế công nghệ số, đáp ứng yêu cầu đối với xã hội và doanh nghiệp.
GS.TS Chử Đức Trình – Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ – ĐHQGHN cũng hy vọng trong thời gian tới, hai bên sẽ đồng hành và hỗ trợ trong các hoạt động đào tạo và NCKH dựa trên thế mạnh của từng đơn vị
Ông Phạm Việt Khoa – Chủ tịch Hội đồng quản trị FECON bày tỏ sự vui mừng khi được hợp tác với Trường và nhấn mạnh đây là sự kiện quan trọng của hai đơn vị. Bên cạnh đó, ông Phạm Việt Khoa đã nhắc đến lịch sử hình thành và thành tích trong lĩnh vực hạ tầng của công ty. Hơn 19 năm xây dựng và phát triển, FECON xuất phát từ doanh nghiệp 15 người với vốn 2,5 tỷ đến nay đã tăng lên 1.000 người và sự phát triển về tài chính, lĩnh vực FECON tập trung là nền móng và công trình ngầm. Nói đến nguồn nhân lực và nhu cầu việc làm trong lĩnh vực xây dựng – giao thông, ông Phạm Việt Khoa nhấn mạnh: “Trên thế giới các nước phát triển với mức độ đô thị hóa tầm 65-70%, trong khi đó Việt Nam hiện nay mới đạt mức 35%. Với bối cảnh đất nước phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì đô thị hóa cũng sẽ tăng theo. Vì vậy, nhu cầu phát triển đô thị hạ tầng vô cùng lớn như xây dựng công trình, nhà máy…. sẽ ngày càng nhiều”. Trong tương lai, ông Phạm Việt Khoa khẳng định, hợp tác này sẽ mở ra triển vọng phát triển bền vững cho cả hai bên, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng – giao thông.
Ông Phạm Việt Khoa – Chủ tịch Hội đồng quản trị FECON phát biểu tại buổi lễ
Tại buổi lễ, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ, Chủ nhiệm khoa Công nghệ Xây dựng – Giao thông, đồng thời GS là người khởi xướng và sáng lập ngành Công nghệ xây dựng – giao thông tại ĐHQGHN gửi lời cảm ơn và đánh giá cao sự hợp tác giữa Trường ĐH Công nghệ và Công ty cổ phần FECON, đặc biệt là sự hỗ trợ cho Khoa Công nghệ xây dựng – giao thông. Giáo sư nhấn mạnh: “Từ năm 2018 đến nay, số lượng sinh viên của Khoa đã tăng gần 600 sinh viên, mặc dù mới thành lập nhưng điểm đầu vào những năm gần đây cao nhất ngành kỹ thuật xây dựng trong cả nước, sinh viên có nền tảng kiến thức và kỹ năng tốt, 100% sinh viên ra trường có việc làm; đội tuyển sinh viên của Khoa đã đạt giải quốc tế; nhiều sinh viên giữ cán bộ chủ chốt trong doanh nghiệp. Đó là thế mạnh của sinh viên UET để khi ra trường các em có nền tảng kiến thức chuyên ngành phục vụ cho việc tiếp cận và thích ứng với nhiều ngành nghề trong lĩnh vực xây dựng – giao thông”. Giáo sư mong muốn hai bên sẽ cùng hợp tác trong việc đồng hướng dẫn thạc sĩ, nghiên cứu sinh để người học được trau dồi thêm kiến thức hàn lâm và thực tiễn.
Hai bên trao nhau những phần quà ý nghĩa (ảnh từ trái sang: ông Trần Trọng Thắng, Phó chủ tịch hội đồng quản trị; ông Phạm Việt Khoa, Chủ tịch hội đồng quản trị công ty FECON; GS.TS. Chử Đức Trình – Hiệu trưởng; GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN)
Nội dung ký kết giữa hai bên liên quan đến phối hợp xây dựng các chương trình đào tạo; hợp tác tổ chức hội nghị, hội thảo; hợp tác trong tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học dựa trên thế mạnh của từng đơn vị, trong đó có công tác thực tập và cấp học bổng cho sinh viên.
GS. TS Chử Đức Trình – Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ và ông Phạm Việt Khoa – Chủ tịch Hội đồng quản trị FECON ký thỏa thuận hợp tác giữa 2 bên
Buổi lễ ký kết giữa Trường ĐH Công nghệ với Công ty cổ phần FECON đã diễn ra thành công tốt đẹp. Hy vọng đây sẽ là một bước tiến mới, nhằm thiết lập mối quan hệ hợp tác song phương, đem lại cơ hội và thành tựu mới cho hai trường cũng như nâng cao chất lượng nhân lực ngành Công nghệ xây dựng – giao thông.
(UET-News)
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức làm Chủ nhiệm Câu lạc bộ Mạng lưới bảo đảm chất lượng giáo dục đại học Việt Nam
Ngày 16/10/2023, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã ra Quyết định số 58/QĐ-HH-CLB về việc thành lập Câu lạc bộ Mạng lưới Bảo đảm chất lượng giáo dục đại học Việt Nam (BĐCL GDĐH Việt Nam) và Quyết định số 59/QĐ-HH-CLB cử GS. TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN làm Chủ nhiệm Câu Lạc bộ.
Thành viên của Câu lạc bộ (CLB) là các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH), cao đẳng, các tổ chức/doanh nghiệp quan tâm đến các hoạt động của CLB, các chuyên gia và các nhà khoa học để xây dựng và phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng giáo dục của các cơ sở giáo dục đại học nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động đào tạo và nghiên cứu trong các cơ sở GDĐH, bao gồm các hoạt động như tuyển sinh, phát triển chương trình, giáo trình, cập nhật tài liệu chuyên môn, đổi mới phương pháp và công nghệ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng, trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau để phát huy tốt ảnh hưởng của các trường có lợi thế, hỗ trợ các trường còn khó khăn, góp phần hiệu quả nâng cao chất lượng GDĐH của Việt Nam.
GS. TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN làm Chủ nhiệm Câu Lạc bộ Mạng lưới bảo đảm chất lượng giáo dục đại học Việt Nam
Một trong những phương hướng hoạt động của Câu lạc bộ là sẽ căn cứ và bám sát theo Chương trình “Phát triển hệ thống bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đối với giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm giai đoạn 2022 – 2030” do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 78/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2022 với mục tiêu là “Phát triển hệ thống bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm Việt Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng Khung bảo đảm chất lượng ASEAN, góp phần quan trọng thúc đẩy tự chủ giáo dục đại học, nâng cao chất lượng giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm” và góp phần thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.
CLB sẽ phối hợp với các cơ sở GDĐH, các trung tâm/viện nghiên cứu triển khai phối hợp nghiên cứu và tổ chức các hội thảo khoa học về những vấn đề liên quan đến việc BĐCL GDĐH như: Các nội dung và giải pháp nâng cao chất lượng các hoạt động đào tạo, chất lượng tuyển sinh đầu vào; đổi mới chương trình đào tạo; nâng cao hiệu quả và chất lượng các hoạt động khảo thí và kiểm định chất lượng trong các cơ sở GDĐH ; đẩy mạnh STEM trong giáo dục đại học; các giải pháp thúc đẩy tự chủ đại học; ứng dụng công nghệ hiện đại và trí tuệ nhân tạo (AI) trong GDĐH; chia sẻ tài nguyên, học liệu; nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ và chất lượng các hoạt động NCKH của các cơ sở GDĐH nhằm đáp ứng những yêu cầu cao về chất lượng nguồn nhân lực của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước, hội nhập quốc tế và phục vụ cộng đồng của các trường đại học; thúc đẩy, tạo lập mối liên kết 4 nhà: nhà khoa học, nhà trường, nhà nước và doanh nghiệp gắn với địa bàn, khai thác thị trường; hỗ trợ, tạo cơ hội tìm việc làm cho sinh viên tốt nghiệp; hợp tác, liên kết với các tổ chức xã hội – nghề nghiệp khác hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, các hội nghề nghiệp trong cả nước hoặc địa phương; đóng góp vào các hoạt đông nhằm chủ động đóng góp trí tuệ, sức sáng tạo của các trường đại học hội viên, cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao, các dịch vụ khoa học công nghệ, dịch vụ xã hội khác có chất lượng, củng cố uy tín của Câu Lạc bộ, của Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam và góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng GDĐH Việt Nam.
Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, liên quan đến các hoạt động bảo đảm chất lượng của các cơ sở giáo dục đại học (bao gồm chất lượng đầu vào, chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo, tổ chức quản lý đào tạo, công nghệ giáo dục, nguồn nhân lực, kiểm tra đánh giá, khảo thí, kiểm định,….) nhằm nâng cao chất lượng và thúc đẩy giáo dục đại học Việt Nam hội nhập với các chuẩn mực quốc tế trong bối cảnh tự chủ đại học.
Ban Chủ nhiệm lâm thời của Câu lạc bộ bao gồm Lãnh đạo của 12 cơ sở giáo dục đại học phía Bắc, miền Trung và phía Nam. GS. TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN làm Chủ nhiệm Câu Lạc bộ.
Theo kế hoạch, trong tháng 12, Câu lạc bộ sẽ tổ chức Lễ ra mắt và công bố kế hoạch hành động cho năm tới.
Bài viết liên quan:
ĐHQGHN: Thành lập Câu lạc bộ Mạng lưới Bảo đảm chất lượng giáo dục đại học Việt Nam
Tuổi trẻ: Thành lập Câu lạc bộ Mạng lưới bảo đảm chất lượng giáo dục đại học Việt Nam
Giáo dục Thủ đô: Thành lập Câu lạc bộ Mạng lưới bảo đảm chất lượng giáo dục đại học Việt Nam
Giáo dục Việt Nam: Thành lập CLB Mạng lưới bảo đảm chất lượng GDĐH Việt Nam trực thuộc Hiệp hội
Đại biểu nhân dân: Thành lập Câu lạc bộ mạng lưới bảo đảm chất lượng giáo dục đại học Việt Nam
Đài Tiếng nói Việt Nam: GS Nguyễn Đình Đức làm chủ nhiệm CLB Mạng lưới Bảo đảm chất lượng GD đại học
Người Lao động: Thành lập CLB Mạng lưới Bảo đảm chất lượng giáo dục ĐH Việt Nam
Hội thảo những kết quả về vật liệu và kết cấu tiên tiến
Ngày 11/10/2023, Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học những kết quả nghiên cứu về vật liệu và kết cấu tiên tiến do GS.TS Chử Đức Trình – Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ chủ trì. Hội thảo đặc biệt được tổ chức vào ngày sinh nhật tròn 60 tuổi của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức.
Toàn cảnh hội thảo
Tham dự hội thảo về phía ĐHQGHN có PGS.TS. Nguyễn Hoàng Hải – Phó Giám đốc, PGS.TS Phạm Xuân Hoan – Trưởng Ban Kế hoạch Tài chính, PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn – Trưởng Ban Đào tạo, PGS.TS Lê Tuấn Anh – Phó Trưởng Ban Hợp tác phát triển, GS.TS Hoàng Anh Tuấn – Hiệu Trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, PGS.TS Trần Quốc Bình – Phó Hiệu Trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, PGS.TS Phạm Văn Thuần – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, PGS.TS Nguyễn Văn Định, Phó Hiệu trưởng Trường Quốc tế, TS Hoàng Trọng Nghĩa – Phó chủ nhiệm Khoa các khoa học liên ngành. Về phía khách mời có TS. Phạm Thế Dũng, Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển Công nghệ, Bộ Khoa học Công nghệ; GS.TSKH Nguyễn Tiến Khiêm – Chủ tịch Hội Cơ học Việt Nam, các Phó Chủ tịch Hội Cơ học Vật rắn biến dạng – GS.TS Trần Minh Tú và PGS.TS Đào Như Mai; Viện Trưởng Viện Cơ học TS Trần Thanh Hải; Chủ nhiệm Khoa Cơ khí Học viện Kỹ thuật quân sự – GS.TS Nguyễn Thái Chung; TS. Hà Minh – Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tư vấn công nghệ, thiết bị và Kiểm định xây dựng – CONINCO; TS. Phạm Hồng Công, Phó Giám đốc Trung tâm Tin học và Tính toán – Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam; TS. Phạm Văn Thu, Phó Viện Trưởng Viên nghiên cứu và Chế tạo tàu thủy – Đại học Nha Trang và các đồng chí, đồng nghiệp, cộng sự, học trò của GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức trong ĐHQGHN và từ khắp các trường đại học trong cả nước.
Về phía Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN có GS.TS Chử Đức Trình – Hiệu trưởng Nhà trường, TS Nguyễn Thu Hương – Phó Hiệu Trưởng, cùng lãnh đạo các phòng, ban, các đơn vị của nhà trường, và các giảng viên, nghiên cứu sinh, sinh viên của Khoa Công nghệ xây dựng – giao thông.
GS.TS. Chử Đức Trình – Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ gửi lời chúc mừng nhân dịp GS.TSKH Nguyễn Đình Đức tròn 60 tuổi
Phát biểu tại hội thảo, GS.TS. Chử Đức Trình – Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ gửi lời chúc mừng nhân dịp GS.TSKH Nguyễn Đình Đức tròn 60 tuổi, nhắc lại quá trình công tác của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức từ những ngày GS.VS. Nguyễn Văn Hiệu thành lập Khoa Công nghệ cho đến nay là Trường ĐH Công nghệ. Sau đó, GS Nguyễn Đình Đức đã kinh qua nhiều vị trí công tác chủ chốt tại ĐHQGHN như Khoa Sau đại học, Trưởng Ban Khoa học công nghệ, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ,Trưởng Ban Đào tạo..Hiện nay GS.TSKH Nguyễn Đình Đức là Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công Nghệ, đồng thời là người thành lập và Chủ nhiệm khoa Công nghệ Xây dựng – Giao thông thuộc trường. Dù ở vị trí nào Giáo sư đều thể hiện được năng lực, tầm nhìn của nhà quản lý, nhà khoa học và có nhiều đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của ĐHQGHN nói chung và Trường ĐH Công nghệ nói riêng.
Ở lĩnh vực mở ngành, thầy hiệu trưởng Chử Đức Trình đánh giá cao sự tiên phong và quyết liệt của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức trong việc thành lập Khoa Công Nghệ Xây dựng – Giao thông tại Trường ĐH Công nghệ. Đến nay, Khoa Công nghệ Xây dựng – Giao thông đã có hai khóa sinh viên tốt nghiệp với sự khẳng định về chất lượng đào tạo và tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm rất cao. Bên cạnh đó, GS Đức cũng là người sáng lập, mở ngành và là Giám đốc Chương trình đào tạo Thạc sỹ và Đại học trong lĩnh vực Civil Engineering của trường ĐH Việt Nhật, ngành kỹ sư Tự động hóa và Tin học của Trường Quốc tế, ĐHQGHN. Năm 2022, lĩnh vực Kỹ thuật Công nghệ của ĐHQGHN đã được xếp hạng 386 thế giới trong bảng xếp hạng QS.
Đặc biệt, những đóng góp vô cùng quan trọng của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức đối với Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN, với cộng đồng học thuật trong và ngoài nước và xã hội trong suốt mấy chục năm qua được các đại biểu tham gia hội thảo khẳng định. Điều đó thể hiện qua thành tựu nghiên cứu khoa học của GS trong lĩnh vực vật liệu mới và cơ học, đó là vật liệu và kết cấu composite polymer dùng trong đóng tàu và chuyển đổi năng lượng; vật liệu siêu bền nhiệt cácbon-cácbon dùng trong hàng không và vũ trụ; các composite độ bền cao có cấu trúc 3D, 4D; vật liệu chức năng có cơ lý tính biến đổi FGM, nanocomposite thế hệ mới FG CNTRC, vật liệu và kết cấu auxetic chống tải trọng nổ và các tải va đập; vật liệu có hệ số poát xông âm,… Đến nay, trường phái và nhóm nghiên cứu về vật liệu và kết cấu tiên tiến của GS Đức đã vươn tầm, có uy tín cao trong nước và quốc tế.
Ngoài ra, GS Chử Đức Trình nhấn mạnh đến nhiệt huyết, sự say mê cống hiến trong nghiên cứu của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức. Đó là nguồn động viên, truyền lửa nghiên cứu cho đội ngũ giảng viên trẻ trong Khoa nói riêng và trong toàn Trường nói chung. Từ đó, Nhà trường sẽ có thêm nhiều thế hệ cán bộ trẻ tiếp nối thành tựu của các thế hệ thầy, cô đi trước, đặc biệt là GS.TSKH Nguyễn Đình Đức.
Trên cương vị quản lý, GS Nguyễn Đình Đức đã có những đóng góp quan trọng. Khi làm Trưởng Ban Khoa học Công nghệ (2005-2008), GS Đức là người chắp bút xây dựng Kế hoạch Chiến lược Khoa học Công nghệ của ĐHQGHN giai đoạn 2005-2010; xây dựng Quy định 973 năm 2007 – Quy định đầu tiên của ĐHQGHN về quản lý các đề tài dự án KHCN; Đề xuất xây dựng, đầu tư và phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh ở ĐHQGHN; Xây dựng Đề án và thành lập Quỹ phát triển KHCN của ĐHQGHN (2008); Xây dựng chương trình hợp tác giữa ĐHQGHN và Bộ Khoa học Công nghệ; giữa ĐHQGHN và Trung tâm KHCN Quân sự – Bộ Quốc phòng; Trên cương vị là Trưởng Ban Đào tạo, từ 2012, GS Đức đã tích cực xây dựng và triển khai đề án đào tạo nhân lực cho các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc; từ 2014 đã xây dựng các quy chế đặc thù cho học sinh chuyên; năm 2013-2015 xây dựng. triển khai và hoàn thiện Đề án Đổi mới tuyển sinh theo đánh giá năng lực; 2017 – Đề án đổi mới đào tạo Tiến sĩ ở ĐHQGHN; 2018-2019 Đề án Đổi mới hoạt động giảng dạy; Xây dựng các quy chế đào tạo đại học, thạc sĩ và tiến sĩ của ĐHQGHN,…
Với kinh nghiệm thực tiễn và hiểu biết sâu sắc trong lĩnh vực quản lý giáo dục, GS Nguyễn Đình Đức là chuyên gia có uy tín, đã đóng góp nhiều ý kiến có giá trị xây dựng các quy định, chính sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học Công nghệ và nhiều cơ quan của Nhà nước.
PGS.TS. Nguyễn Hoàng Hải – Phó Giám đốc ĐHQGHN (ngoài cùng, bên phải ảnh) chúc mừng GS.TSKH Nguyễn Đình Đức
Phát biểu tại hội thảo, PGS. TS. Nguyễn Hoàng Hải – Phó Giám đốc ĐHQGHN nhấn mạnh GS.TSKH Nguyễn Đình Đức là minh chứng về giá trị đào tạo của ĐHQGHN ngày nay (trước là ĐH Tổng hợp Hà Nội) về nền tảng khoa học cơ bản vững chắc, giúp người học có tầm nhìn và năng lực thích ứng với sự vận động, phát triển của xã hội sau này. Thay mặt lãnh đạo ĐHQGHN, Phó Giám đốc chúc mừng và ghi nhận, đánh giá cao về những thành tích trong nghiên cứu, đào tạo và đóng góp của Giáo sư Đức với nhà trường và với ĐHQGHN. GS Đức là tấm gương và động lực để thôi thúc đội ngũ giảng viên trẻ, sinh viên, các thế hệ học trò tiếp nối những giá trị truyền thống, tiếp tục đóng góp vào sự phát triển của nhà trường và ĐHQGHN.
GS.TSKH Nguyễn Tiến Khiêm – Chủ tịch Hội Cơ học Việt Nam nhấn mạnh, với ngành Cơ học, GS Nguyễn Văn Đạo là người đã có công lao sáng lập ngành Cơ học Việt Nam và công lao thành lập Khoa Cơ Kỹ thuật; GS Nguyễn Văn Hiệu là Hiệu trưởng đầu tiên, có công lao xây dựng và phát triển Trường ĐH Công nghệ, và GS Nguyễn Đình Đức – với những cống hiến của mình, là người có công lao gắn ngành Cơ học với Công nghệ, đây là hướng đúng đắn và rất phú hợp với xu thế của thời đại, sẽ thúc đẩy sức sống mãnh liệt của ngành Cơ học trong Kỹ thuật và Công nghệ của nước nhà.
Tại Hội thảo, GS Đức đã chia sẻ những kỷ niệm đáng nhớ trong hành trình 40 năm nghiên cứu khoa học: không ít khó khăn, thử thách, nhưng với sự nhẫn nại, kiên trì, sự ủng hộ, động viên khích lệ và giúp đỡ, đồng hành của lãnh đạo ĐHQGHN và lãnh đạo Trường Đại học Công nghệ, của các đồng nghiệp và học trò, GS đã vững bước trên con đường mà mình đã chọn.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức chia sẻ những kỷ niệm đáng nhớ trong hành trình 40 năm nghiên cứu khoa học
Phần thảo luận diễn ra sôi nổi và cảm động với nhiều chia sẻ về kỷ niệm tình đồng nghiệp, tình thầy trò của GS Đức trong những năm tháng cống hiến cho sự nghiệp trồng người; về những về định hướng nghiên cứu mới, tiên phong của GS Đức và nhóm nghiên cứu trong lĩnh vực vật liệu mới và kết cấu tiên tiến.
Nhân dịp này, GS. Lê Quân – Giám đốc ĐHQGHN và Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN đã gửi lẵng hoa chúc mừng GS Nguyễn Đình Đức.
Đến nay, GS Nguyễn Đình Đức đã công bố hơn 300 bài báo, công trình khoa học, trong đó có hơn 200 bài trên các tạp chí quốc tế ISI. GS đã và đang đào tạo 20 nghiên cứu sinh, trong đó 13 nghiên cứu sinh đã nhận bằng tiến sĩ, là thành viên hội đồng biên tập 10 tạp chí quốc tế; phản biện cho 75 tạp chí quốc tế; tổ chức nhiều hội thảo khoa học quốc tế tại ĐHQGHN…
Một số hình ảnh tại hội thảo:
Hội thảo đặc biệt được tổ chức vào ngày sinh nhật tròn 60 tuổi của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức
GS.TSKH Nguyễn Tiến Khiêm – Chủ tịch Hội Cơ học Việt Nam (ngoài cùng, bên phải ảnh) chúc mừng GS.TSKH Nguyễn Đình Đức
Tập thể Trường ĐH Công nghệ và giảng viên, cán bộ Khoa Công nghệ xây dựng – giao thông chúc mừng GS.TSKH Nguyễn Đình Đức
GS. TSKH Nguyễn Đình Đức chụp ảnh lưu niệm với các thế hệ NCS
47 người Việt vào top nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới 2023
Các nhà khoa học Việt vào danh sách “100.000 nhà khoa học có tầm ảnh hưởng” tăng mạnh về số lượng và thứ hạng, được đánh giá trên nhiều chỉ số, trong đó có số trích dẫn nghiên cứu.
Bảng xếp hạng được Nhà xuất bản Elsevier (chủ cơ sở dữ liệu Scopus) công bố, chọn ra nhóm các nhà khoa học thuộc top 100.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới dựa theo bài báo khoa học được trích dẫn nhiều nhất (trong tổng số gần 210.000 nhà khoa học được xếp hạng). Danh sách xếp hạng được đưa ra bởi nhóm nhà khoa học của GS John P.A. Ioannidis cùng các cộng sự thuộc Đại học Stanford (Mỹ), xây dựng trên căn cứ khai thác cơ sở dữ liệu Scopus.
Theo bảng xếp hạng, danh sách 100.000 nhà khoa học có tầm ảnh hưởng có 64 cá nhân đang công tác tại các trường đại học của Việt Nam, trong đó có 47 người là nhà khoa học Việt. So với năm 2022, danh sách này tăng thêm 12.
Ở top 10.000 nhà khoa học hàng đầu thế giới, Việt Nam có 7 người, tăng 5 người so với năm 2022. Gồm PGS.TS Hoàng Anh Tuấn (trường Đại học Công nghệ TP HCM, xếp hạng 1.119), PGS.TS Trần Xuân Bách (Đại học Y Hà Nội, xếp hạng 3.240), TS Phạm Thái Bình (trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải, xếp hạng 4.444), TS Hoàng Nhật Đức (Đại học Duy Tân, xếp hạng 5.551), GS.TSKH Nguyễn Đình Đức (Đại học Quốc gia Hà Nội, xếp hạng 5.657), TS Trần Nguyễn Hải (trường Đại học Duy Tân xếp hạng 6.669), và PGS.TS Lê Hoàng Sơn (Đại học Quốc gia Hà Nội, xếp hạng 6.982).
Danh sách này có PGS.TS Lê Hoàng Sơn và GS.TSKH Nguyễn Đình Đức (Đại học Quốc gia Hà Nội). Hai người này đều lọt vào top 5 năm liên tiếp 2019, 2020, 2021, 2022 và 2023.
GS Nguyễn Đình Đức là một trong hai nhà khoa học Việt có 5 năm liên tiếp lọt top nhà khoa học hàng đầu thế giới. Ảnh: VNU
Nhiều nhà khoa học có thứ hạng tăng mạnh so với năm trước, như PGS.TS Hoàng Anh Tuấn (trường Đại học Công nghệ TP HCM, xếp hạng 1.119 – năm 2022 là 17.415), PGS.TS Trần Xuân Bách (Đại học Y Hà Nội, xếp hạng 3.240 – năm 2022 là 12.132), TS Trần Nguyễn Hải (trường Đại học Duy Tân xếp hạng 6.669 – năm 2022 là 13.713), TS Phạm Thái Bình (trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải, xếp hạng 4.444 – năm 2022 là 47.240), TS Vương Quân Hoàng (Đại học Phenikaa, xếp hạng 31.057 – năm 2022 là 61.452), TS Võ Nguyễn Đại Việt (trường ĐH Nguyễn Tất Thành, xếp hạng 35.261 – năm 2022 là 93.438), TS Chu Đình Tới (Trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, xếp hạng 44.378- năm 2022 là 66.906).
TS Trần Nguyễn Hải, thành viên Ban biên tập cho 12 tạp chí quốc tế chuẩn ISI, nằm trong top nhà khoa học có thứ hạng tăng mạnh so với năm 2022. Ảnh: Hai Tran
Danh sách cũng có nhiều gương mặt mới như PGS.TS Phạm Văn Việt (trường Đại học Công nghệ TP HCM, xếp hạng 57.893), PGS.TS Bùi Xuân Thành (trường Đại học Bách khoa, ĐHQG TP HCM, xếp hạng 98.112).
Nhiều nhà khoa học nước ngoài đang làm việc tại các trường đại học của Việt Nam như Đại học Duy Tân, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học VinUni, Trường ĐH Kinh Tế TP HCM cũng có trong danh sách.
TS Vương Quân Hoàng cũng nằm trong nhóm nhà khoa học có thứ hạng tăng vượt trội so với danh sách năm 2022. Ảnh: Đại học Phenikaa.
Bảng xếp hạng 100.000 người có bài báo khoa học được trích dẫn nhiều nhất được công bố lần đầu tiên trên tạp chí PLoS Biology vào 8/2019. Bảng xếp hạng sử dụng nguồn cơ sở dữ liệu của Scopus (thuộc NXB Elsevier) từ năm 1960 đến tháng 10/2023.
Các tiêu chí đánh giá dựa theo các chỉ số ảnh hưởng trong giới khoa học (tổng số trích dẫn, chỉ số Hirsch h-index; chỉ số Schreiber hm-index được điều chỉnh đồng tác giả, số trích dẫn các bài báo được đăng với tư cách tác giả duy nhất, tác giả chính và tác giả cuối cùng, và một chỉ số tổng hợp). Các nhà khoa học được phân thành 22 lĩnh vực chính và 174 lĩnh vực phụ (ngành/chuyên ngành), trong đó các nhà khoa học cần có tối thiểu 5 bài báo. Các dữ liệu cho thấy tác động của họ trong suốt sự nghiệp và trong năm qua.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Trường Đai học Công nghệ là 1 trong 14 nhà khoa học Việt Nam xuất sắc có tên trong bảng xếp hạng thế giới năm 2023
Việt Nam có 14 nhà khoa học được xướng danh trong bảng xếp hạng thế giới năm 2023, tăng 3 người so với năm ngoái. Website Research.com ngày 1/9 công bố kết quả xếp hạng các nhà khoa học thế giới có thành tích xuất sắc trong công bố khoa học trong năm 2023.
Việt Nam có 14 nhà khoa học được xướng danh trong bảng xếp hạng thế giới, tăng 3 người so với năm ngoái.
Trong 24 lĩnh vực của Research.com, 14 nhà khoa học Việt Nam đang làm việc trong nước được ghi nhận ở 6 lĩnh vực gồm: Kỹ thuật Công nghệ, Khoa học Máy Tính, Khoa học Môi trường, Khoa học Vật Liệu, Cơ khí và Kỹ thuật Hàng không Vũ trụ, Y học cộng đồng.
Cụ thể, lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ, có một người Việt Nam, là GS Nguyễn Đình Đức – Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong lĩnh vực này, lấy địa chỉ Việt Nam còn có 2 người nước ngoài và đều lấy địa chỉ là Đại học Duy Tân (ĐH).
Khoa học Môi trường, năm nay Việt Nam có 3 người, tăng một người so với năm ngoái, là GS Phạm Hùng Việt, PGS Từ Bình Minh của Đại học Quốc gia Hà Nội và TS Trần Nguyễn Hải của Trường ĐH Duy Tân.
Khoa học Máy tính, năm nay có 3 người, trong đó có 2 người Việt Nam là PGS Lê Hoàng Sơn – ĐH Quốc gia Hà Nội và TS Hoàng Nhật Đức – Trường ĐH Duy Tân, tăng một người so với năm ngoái.
Khoa học Vật liệu, có GS Nguyễn Văn Hiếu của Trường ĐH Phenikaa.
Research.com phân chia thành 24 lĩnh vực để xếp hạng, đó là: Animail Science and Veterinary; Biology and Biochemistry; Business and Maanagement; Chemistry; Computer Science; Earth Science; Ecology and Evolution; Economics and Finance; Electronics and Electrical Engineering; Engineering and Technology; Environmental Sciences; Genetics and Molecular Biology; Immunology; Law and Political Science; Mathematics; Mechanical and Aerospace Engineering; Medicine; Microbiology and Neuroscience.
Lĩnh vực Cơ khí và Kỹ thuật hàng không vũ trụ: Việt Nam có 5 người, tăng một người so với năm ngoái, trong đó Trường ĐH Công nghệ TPHCM có 2 người là GS Nguyễn Xuân Hùng và PGS Phùng Văn Phúc; PGS Thái Hoàng Chiến – Trường ĐH Tôn Đức Thắng; PGS Nguyễn Thời Trung – Trường ĐH Văn Lang, PGS Bùi Quốc Tính – Trường ĐH Duy Tân.
Ngoài ra còn có 2 người nước ngoài nhưng lấy tên địa chỉ Trường ĐH Tôn Đức Thắng, và Trường ĐH Duy Tân cũng có tên trong bảng xếp hạng tính cho Việt Nam.
Lĩnh vực Y học cộng đồng và khoa học xã hội có tên PGS Trần Xuân Bách – Trường ĐH Y Hà Nội và GS Hoàng văn Minh – Trường ĐH Y tế Công cộng.
Trong số này, ĐH Quốc gia Hà Nội dẫn đầu với 4 nhà khoa học được thế giới xếp hạng trong cả 3 lĩnh vực: Kỹ thuật Công nghệ, Khoa học Môi trường, Khoa học máy tính.
Phương pháp xếp hạng của Research.com, hệ thống đánh giá dựa trên chỉ số D-index của nhà khoa học, đây là chỉ số H-index và số bài báo theo lĩnh vực của các nhà khoa học trên hệ thống cơ sở dữ liệu của IEEE, ACL, Springer, AAAI, USENIX, Elsevier, ACM và LIPIcs.
Trong đó, với đợt xếp hạng lần này, website Research.com đã xem xét dữ liệu của 166,880 nhà khoa học có năng suất công bố và trích dẫn hàng đầu thế giới.
Hội thảo mở ngành đào tạo Thiết kế công nghiệp và đồ họa bậc đại học tại Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngày 18/8/2023, Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-UET) đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà tuyển dụng để hoàn thiện dự thảo chương trình đào tạo và đề án mở ngành Thiết kế công nghiệp và đồ họa bậc đại học.
Đến dự có GS Chử Đức Trình – Hiệu trưởng; GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Tổ trưởng Tổ chuyên gia xây dựng Đề án mở ngành này – chủ trì hội thảo.
Tham gia Hội thảo, ngoài các giảng viên của Khoa Xây dựng – Giao thông và CNTT của nhà trường, còn có các thầy cô và đại biểu đại diện các trường đại học, các công ty liên quan đến ngành thiết kế công nghiệp và đồ họa đến từ ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Công nghiệp Hà Nội, Đại học FPT, ĐH Phenikaa, ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, ĐH Kiến trúc, ĐH Mỹ thuật Công nghiệp, Trường Quốc tế – ĐHQGHN, Viện thiết kế BQP, Đại diện Sumsung, Siemen, LGEDV, Công ty Cổ phần trang trí nội ngoại thất Home Decor, Giám đốc văn phòng KTS Ngô Lê và đại diện Ban Đào tạo ĐHQGHN.
Phát biểu khai mạc, GS.TS. Chử Đức Trình – Hiệu trưởng Nhà trường nhấn mạnh về định hướng phát triển của Trường Đại học Công nghệ, ngay từ khi thành lập, cố GS.VS. Nguyễn Văn Hiệu – Hiệu trưởng sáng lập của Nhà trường đã xây dựng và xác lập tầm nhìn chiến lược và sứ mệnh của Trường Đại học Công nghệ là lấy khoa học cơ bản mạnh mẽ làm nền tảng vững chắc để phát triển các ngành và lĩnh vực khoa học công nghệ hiện đại của thế kỷ 21 theo hướng Công nghệ thông tin và Truyền thông, điện tử viễn thông, tự động hóa, vật lý kỹ thuật, robotics, công nghệ Nano, công nghệ sinh học và tự động hóa.
GS.TS Chử Đức Trình – Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ phát biểu
Thực hiện chỉ đạo của Giám đốc ĐHQGHN và hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, phát huy trách nhiệm xã hội, Nhà trường đang từng bước hoàn thiện và phát triển định hướng nghiên cứu, triển khai một số lĩnh vực mới trên cơ sở phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông gồm Công nghệ nông nghiệp, Công nghệ Hàng không vũ trụ và Công nghệ xây dựng – giao thông. Trên cơ sở nhu cầu của xã hội, nhu cầu của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế, Trường ĐH Công nghệ nhận thấy sự cần thiết của việc mở ngành Thiết kế công nghiệp và đồ họa.
Hiệu trưởng hy vọng các chuyên gia, các nhà khoa học, đại diện các nhà tuyển dụng góp ý, bổ sung về sự cần thiết của ngành, góp ý về chuẩn đầu ra và khung chương trình đào tạo để Nhà trường có thể hoàn thiện đề án mở ngành đào tạo Thiết kế công nghiệp và đồ họa đáp ứng được yêu cầu của ngành công nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.
Thay mặt nhóm chuyên trách, TS Phan Hải Đăng – khoa Công nghệ Xây dựng – giao thông đã trình bày dự thảo chương trình đào tạo và đề án mở ngành Thiết kế công nghiệp và đồ họa của Trường Đại học Công nghệ.
TS. Phan Hải Đăng – khoa Công nghệ Xây dựng – giao thông trình bày báo cáo
Hội thảo cũng được lắng nghe 2 báo cáo bao gồm: Đào tạo kỹ sư thiết kế theo định hướng ứng dụng trong công nghiệp – PGS.TS. Trần Thế Văn (Trưởng Khoa Cơ khí, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên) và Thực tế giảng dạy chuyên ngành thiết kế công nghiệp và những tiềm năng – ThS. Lý Thị Hoài Thu (Trường ĐH Kiến trúc).
ThS. Lý Thị Hoài Thu (Trường ĐH Kiến trúc) trình bày báo cáo “Thực tế giảng dạy chuyên ngành thiết kế công nghiệp và những tiềm năng”
PGS.TS. Trần Thế Văn (Trưởng Khoa Cơ khí, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên) trình bày báo cáo “Đào tạo kỹ sư thiết kế theo định hướng ứng dụng trong công nghiệp”
Tại Hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp trao đổi, thảo luận với nhiều nhận xét, góp ý cho nhóm chuyên trách để hoàn thiện chuẩn đầu ra, khung chương trình đào tạo, … đảm bảo tính hiện đại, đáp ứng nhu cầu xã hội.
Các giảng viên, nhà tuyển dụng đã đóng góp nhiều ý kiến đối với ngành Thiết kế công nghiệp và đồ họa
Kết thúc Hội thảo, GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng trường, Chủ nhiệm khoa Công nghệ xây dựng – giao thông khẳng định tầm quan trọng của việc xây dựng ngành đào tạo Thiết kế công nghiệp và đồ họa đáp ứng nhu cầu xã hội trong tương lai. Đất nước phải đào tạo không chỉ có cử nhân, kỹ sư. Mà muốn làm nên những sản phẩm quốc gia phải có các công trình sư, tổng công trình sư. Thiết kế công nghiệp và đồ họa không chỉ là thiết kế kiểu dáng công nghiệp và kiểu dáng sản phẩm, đồ. Mà xa hơn, phải là người am hiểu – giỏi về kỹ thuật và công nghệ. Ví dụ muốn chế tạo tên lửa, phải có công trình sư/tổng công trình sư hiểu rất rõ về 3 cấu thành quan trọng nhất của nó là thân vỏ – động cơ và điều khiển, từ đó chỉ huy các lực lượng liên quan thiết kế và chế tạo. Và đương nhiên, sẽ phải hiểu thẩm mỹ và khí động khi thiết kế. Ngành thiết kế công nghiệp và đồ họa của Trường ĐH Công nghệ mở ra có sự khác biệt, với tham vọng, tầm nhìn chiến lược và sâu sắc như vậy. Mở ra ngành này, cùng với ngành cơ khí chế tạo máy tới đây, sẽ là một bước ngoặt và động lực quan trọng cho sự phát triển của nhà trường và ĐHQGHN trong tương lai.
Giáo sư cũng gửi lời cảm ơn tới các chuyên gia, các nhà khoa học, doanh nghiệp đã có những góp ý để nhóm chuyên trách hoàn thiện đề án mở ngành trước khi nghiệm thu ở các cấp tiếp theo.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch HĐ trường, phụ trách nhóm chuyên gia xây dựng Đề án mở ngành phát biểu
Ngành Thiết kế công nghiệp và đồ họa với mục tiêu đào tạo cho người học những kiến thức về nền tảng và chuyên sâu về kỹ thuật, công nghệ, mỹ thuật và đồ họa trong thiết kế hệ thống, trang thiết bị, thiết kế sản phẩm công nghiệp, đồ họa và thiết kế mỹ thuật. Trên cơ sở đó, sinh viên có thể nghiên cứu, ứng dụng kiến thức chuyên ngành, liên ngành và thực tế xã hội để tìm ra giải pháp tối ưu các bài toán đặt ra trong thiết kế công nghiệp và đồ họa.
Bài viết báo chí:
Báo Đại biểu nhân dân: Trường Đại học Công nghệ ĐHQGHN sắp mở ngành đào tạo Thiết kế công nghiệp và đồ họa
UET hợp tác với Midas, Hàn Quốc, sinh viên Khoa Công nghệ xây dựng – giao thông có cơ hội sử dụng phần mềm hàng đầu thế giới
Ngày 16/8/2023, Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-UET) đã có buổi lễ ký kết hợp tác về sử dụng phần mềm Midas trong lĩnh vực xây dựng – giao thông với Công ty Midas IT, Hàn Quốc – một trong những đơn vị cung cấp phần mềm hàng đầu thế giới.
Tham dự buổi làm việc, về phía Trường ĐH Công nghệ – ĐHQGHN có GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng trường, GS.TS. Chử Đức Trình – Hiệu trưởng, lãnh đạo phòng KHCN&HTPT, phòng Đào tạo và các thầy cô khoa Công nghệ Xây dựng – giao thông.
Về phía Midas IT có ông Seung Hoon Yoon – Trưởng nhóm toàn cầu, ông Gi Sung Hong – Trưởng nhóm khu vực châu Á, ông Ji Won Park – Quản lý phát triển kinh doanh tại Việt Nam.
Tại buổi lễ, GS.TS. Chử Đức Trình – Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ đã giới thiệu về ĐHQGHN và thế mạnh của Trường ĐH Công nghệ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Theo đó, Hiệu trưởng cũng nhấn mạnh Công ty Midas IT, Hàn Quốc (thành lập năm 2009) hiện cũng là một trong những công ty hàng đầu thế giới cung cấp các phần mềm tính toán và thiết kế công trình. Việc tiến tới ký kết hợp tác giữa hai đơn vị, UET hy vọng đây là cơ hội giúp các em sinh viên được tiếp cận phần mềm phân tích, thiết kế tối ưu kết cấu trong lĩnh vực xây dựng – giao thông.
GS.TS. Chử Đức Trình – Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ – ĐHQGHN phát biểu tại buổi lễ
Đại diện cho công ty Midas IT, ông Seung Hoon Yoon – Trưởng nhóm toàn cầu bày tỏ sự vui mừng khi được làm việc và hợp tác với UET. Với sự hợp tác này, ông Seung Hoon Yoon mong muốn sẽ có nhiều sinh viên Việt Nam hơn nữa được sử dụng phần mềm Midas, để sau khi ra trường các em có thể làm việc trong các công ty trong nước và quốc tế. Ông Seung Hoon Yoon khẳng định: “Sinh viên Việt Nam là tương lai của Việt Nam, thông qua lễ ký kết này chúng tôi mong muốn được góp phần vào sự phát triển tương lai của Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng – giao thông”.
Ông Seung Hoon Yoon – Trưởng nhóm toàn cầu của Midas IT phát biểu tại buổi lễ
Nội dung ký kết giữa UET và Midas IT hướng tới hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực xây dựng – giao thông. Bên cạnh đó, Midas IT sẽ cung cấp phần mềm Midas, cấp chứng chỉ cho sinh viên và đồng hành cùng Nhà trường tổ chức các hội nghị, hội thảo thuộc lĩnh vực hợp tác.
GS.TS. Chử Đức Trình – Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN và ông Gi Sung Hong – Trưởng nhóm khu vực châu Á Công ty Midas IT, Hàn Quốc ký kết hợp tác về sử dụng phần mềm Midas trong lĩnh vực xây dựng – giao thông
Lễ ký kết đã diễn ra thành công, đánh dấu mốc cho mối quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xây dựng – giao thông giữa Trường Đại học Công nghệ – ĐHQGHN và Midas IT, Hàn Quốc, với kỳ vọng tạo nên môi trường học tập hiện đại, tiếp cận công nghệ tiên tiến, trang bị cho sinh viên đầy đủ kiến thức, kỹ năng, tự tin làm việc trong môi trường toàn cầu.
Midas IT phát triển và kinh doanh các loại phần mềm thiết kế có chức năng cho phép mô phỏng tòa nhà y như thật trên máy tính trước khi xây dựng thực tế. Hiện nay, công ty đã mở rộng và đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh sang tư vấn thiết kế, phân tích cấu trúc kỹ thuật và cung cấp giải pháp kinh doanh trên web. MIDAS IT hiện đang xuất khẩu các sản phẩm phần mềm công trình ra khoảng 110 quốc gia trên khắp thế giới. Hơn nữa, hơn 50% trong số các công ty thuộc Top 100 công ty kỹ thuật công trình toàn cầu là khách hàng của công ty MIDAS IT. Phần mềm do MIDAS IT phát triển đã được áp dụng cho các công trình xây đựng nổi tiếng như Burj Khalifa (Dubai, UAE) – tòa nhà cao nhất thế giới với chiều cao 828m và 163 tầng, Cầu Sutong (Trung Quốc) – cầu dài nhất thế giới, sân vận động chính của Đại hội Olympic tại Beijing, Expo Pavilion tại Shanghai (Trung Quốc)… Thêm vào đó, sản phẩm phần mềm của MIDAS IT cũng được đưa vào sử dụng cho việc bảo trì các di tích lịch sử trong đó có nhà thờ lớn Milano (Ý), đền Hy Lạp.
(UET-News)
Trường Đại học Công nghệ – ĐHQGHN ký kết hợp tác với Trường Đại học Giao thông vận tải: Cùng phát triển trong đào tạo và nghiên cứu
Ngày 15/8/2023, Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-UET) đã ký kết thỏa thuận hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu khoa học với Trường Đại học Giao thông vận tải.
Tham dự buổi làm việc, về phía ĐHQGHN có PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn – Trưởng ban Đào tạo. Về phía Trường ĐH Công nghệ có GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng Trường, GS.TS. Chử Đức Trình – Hiệu trưởng Nhà trường, lãnh đạo phòng KHCN&HTPT, phòng Đào tạo, phòng Hành chính quản trị và Trung tâm máy tính.
Về phía Trường ĐH Giao thông vận tải có có PGS.TS. Nguyễn Ngọc Long – Hiệu trưởng Nhà trường, PGS.TS. Bùi Tiến Thành – Trưởng khoa Công trình, TS. Trịnh Quang Khải – Trưởng phòng Hợp tác quốc tế và nghiên cứu phát triển cùng đại diện lãnh đạo phòng Đào tạo đại học, Trung tâm khoa học công nghệ Giao thông vận tải.
Với sứ mệnh đào tạo nhân tài, đào tạo chất lượng cao, trình độ cao, theo phương châm đổi mới sáng tạo, học gắn với nghiên cứu, với thực tiễn và khởi nghiệp, Trường Đại học Công nghệ nói chung, Khoa Công nghệ xây dựng – giao thông nói riêng, không chỉ nỗ lực mang lại chương trình đào tạo chất lượng cao, đáp ứng xu thế của thời đại, nhu cầu của xã hội, mà còn không ngừng mở rộng kết nối, hợp tác với các đối tác là các trường đại học uy tín trong lĩnh vực. Buổi lễ ký kết giữa Trường ĐH Công nghệ – ĐHQGHN và Trường ĐH Giao thông vận tải, chính là khởi đầu cho việc hợp tác song phương bền vững trong tương lai giữa hai đơn vị, hướng đến thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động đào tạo, nghiên cứu, đem lại những giá trị ý nghĩa thiết thực cho người dạy, người học.
Tại buổi lễ, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ, Chủ nhiệm khoa Công nghệ Xây dựng – Giao thông gửi lời cảm ơn và đánh giá cao sự hợp tác giữa Trường ĐH Công nghệ và Trường ĐH Giao thông vận tải, đặc biệt là sự hỗ trợ cho Khoa Công nghệ xây dựng – giao thông. Giáo sư nhấn mạnh: “Lễ ký kết này là sự kiện trọng đại, là sự hợp tác hoàn hảo giữa hai bên. Với bề dày, thế mạnh truyền thống đào tạo trong lĩnh vực xây dựng – giao thông, cùng nhiều đóng góp trong sự nghiệp phát triển đất nước, với đội ngũ cán bộ tốt, cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại, Trường ĐH Giao thông vận tải sẽ góp phần hỗ trợ cho sự phát triển của Khoa Công nghệ xây dựng – giao thông. Đặc biệt là trong thời gian tới Khoa sẽ mở thêm ngành về Thiết kế công nghiệp và đồ họa, dự kiến tuyển sinh năm 2024. Bên cạnh đó, Trường ĐH Công nghệ là đơn vị còn trẻ, nhưng năng động, chất lượng sinh viên đầu vào tốt và có thế mạnh về lĩnh vực khoa học công nghệ, đóng vai trò chủ chốt về lĩnh vực này trong ĐHQGHN. Nhà trường có một số lĩnh vực khoa học và công nghệ được xếp hạng trên bảng xếp hạng quốc tế”. Giáo sư cũng hy vọng việc hợp tác về đào tạo, nghiên cứu giữa hai bên sẽ mang lại sinh khí phát triển cho Khoa Công nghệ Xây dựng – Giao thông.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ – ĐHQGHN
GS.TS Chử Đức Trình – Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ – ĐHQGHN cũng hy vọng trong thời gian tới, hai trường sẽ đồng hành và hỗ trợ trong các hoạt động đào tạo và NCKH dựa trên thế mạnh của từng đơn vị
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Long – Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải bày tỏ sự vui mừng khi được hợp tác với UET và nhấn mạnh đây là sự kiện quan trọng của hai đơn vị. Bên cạnh đó, PGS.TS Nguyễn Ngọc Long đã nhắc đến lịch sử hình thành và bề dày về truyền thống đào tạo trong lĩnh vực xây dựng – giao thông từ khi thành lập Nhà trường cho đến nay và tin tưởng rằng: “Trong tương lai, hợp tác này sẽ mở ra triển vọng phát triển bền vững cho cả hai bên, các nhà khoa học cùng hợp tác để phát huy thế mạnh của hai bên về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ và giảng viên”.
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Long – Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Nội dung ký kết giữa hai bên liên quan đến phối hợp xây dựng các chương trình đào tạo; trao đổi chuyên gia, giảng viên và sinh viên; hợp tác trong tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học dựa trên thế mạnh của từng đơn vị.
GS. TS Chử Đức Trình và PGS.TS. Nguyễn Ngọc Long ký thỏa thuận hợp tác giữa 2 Trường
Buổi lễ ký kết giữa Trường ĐH Công nghệ với Trường ĐH Giao thông vận tải đã diễn ra thành công tốt đẹp. Hy vọng đây sẽ là một bước tiến mới, nhằm thiết lập mối quan hệ hợp tác song phương, đem lại cơ hội và thành tựu mới cho hai trường cũng như nâng cao chất lượng nhân lực ngành Công nghệ xây dựng – giao thông.
(UET-News)
Hội thảo “Tính toán và nghiên cứu ứng dụng vật liệu composite tiên tiến phục vụ phát triển kinh tế biển”
Từ ngày 07/07-09/07/2023, Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) phối hợp với Trường Đại học Nha Trang tổ chức Hội thảo “Tính toán và nghiên cứu ứng dụng vật liệu composite tiên tiến phục vụ phát triển kinh tế biển”, tại TP. Nha Trang.
Về phía Trường ĐH Công nghệ, có GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng Trường; GS. TS. Chử Đức Trình, Hiệu trưởng Nhà trường đã tham gia và chỉ đạo hội thảo cùng các giảng viên Khoa Công nghệ xây dựng – giao thông.
Với mục đích hướng tới việc đưa những ứng dụng của nghiên cứu khoa học vào thực tiễn, phát triển kinh tế biển, Khoa Công nghệ xây dựng – giao thông (Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN) đã phối hợp với Viện Nghiên cứu chế tạo tàu thủy, Trường ĐH Nha Trang đồng tổ chức thành công hội thảo “Tính toán và nghiên cứu ứng dụng vật liệu composite tiên tiến phục vụ phát triển kinh tế biển” tại TP NhaTrang, Khánh Hoà.
Trong khuôn khổ hội thảo, những nội dung hợp tác nghiên cứu thiết thực đã được các nhà khoa học từ hai phía thảo luận sôi nổi. GS. TSKH. Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Công nghệ đã chia sẻ các hướng nghiên cứu về vật liệu và kết cấu tiên tiến phục vụ phát triển kinh tế biển như vật liệu composite có cấu trúc không gian; vật liệu nano composite; ứng dụng trí tuệ nhân tạo, các vật liệu mới tiên tiến phục vụ đóng tàu, phát triển năng lượng mới và xây dựng các công trình trên biển, hải đảo. Bên cạnh đó, TS. Trần Quốc Quân – giảng viên Khoa Công nghệ xây dựng – giao thông đã trình bày về tính chất và ứng xử cơ học của vật liệu composite ba pha.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Công nghệ đã chia sẻ các hướng nghiên cứu về vật liệu và kết cấu tiên tiến phục vụ phát triển kinh tế biển
Đại diện Khoa Kỹ thuật giao thông (Trường ĐH Nha Trang), PGS. TS. Huỳnh Văn Vũ – Chủ nhiệm Khoa đã trình bày những nghiên cứu về lựa chọn kiểu kết cấu khung lồng nuôi thủy sản trên biển bằng vật liệu composite và TS. Đỗ Văn Tá chia sẻ phương pháp chế tạo các bề mặt composite siêu kỵ nước sử dụng polydimethyl siloxane và các hạt nano silica. Ngoài ra, ThS. Huỳnh Tấn Đạt – Trưởng phòng thiết kế (Viện Nghiên cứu chế tạo tàu thủy) trình bày báo cáo về những thành tựu của Viện trong thiết kế, chế tạo tàu khách cao tốc bằng composite; TS. Phạm Văn Thu – Phó Viện trưởng trình bày những kết quả nghiên cứu, tính toán sự ổn định của tấm Sandwich dùng trong chế tạo kết cấu tàu thủy.
Phát biểu tại hội thảo, GS.TS Chử Đức Trình – Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ và TS. Đinh Đức Tiến – Viện Trưởng Viện nghiên cứu chế tạo tàu thủy đã đánh giá cao thành công của Hội thảo, cũng như những cơ hội mới hợp tác sâu rộng trong nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao khoa học và công nghệ, đào tạo giữa Trường ĐH Công nghệ và Trường ĐH Nha Trang.
Qua hội thảo này, GS.TS Chử Đức Trình – Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ khẳng định sự đồng hành và ủng hộ mạnh mẽ của nhà trường trong việc tiên phong triển khai các hướng nghiên cứu tiên tiến, mũi nhọn ứng dụng phục vụ phát triển kinh tế biển. Trong những năm qua, nhiều lĩnh vực của nhà trường đã vươn lên xếp hạng trong top 400-600 của thế giới, trong đó có lĩnh vực Cơ kỹ thuật (top 400-500), Điện – Điện tử (top 400-500) và Khoa học máy tính (top 500-600). Đặc biệt lĩnh vực Kỹ thuật – Công nghệ đã vươn lên xếp hạng 386 thế giới trong bảng xếp hạng QS năm 2022.
GS.TS. Chử Đức Trình – Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ phát biểu tại hội thảo
Hội thảo “Tính toán và nghiên cứu ứng dụng vật liệu composite tiên tiến phục vụ phát triển kinh tế biển” thành công tốt đẹp, mở ra những cơ hội hợp tác mới cho Trường Đại học Công nghệ với các trường đại học và các doanh nghiệp trong việc gắn kết đào tạo và nghiên cứu với thực tiễn, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển kinh tế biển và hải đảo.
(UET-News)
Tiến sĩ Phạm Hồng Công: Tiếp nối thành công của “Người thắp lửa”
Phạm Hồng Công, cái tên không còn xa lạ với giới khoa học quốc tế và Việt Nam, hiện đang là thực tập sinh sau tiến sĩ đồng thời cũng là giảng viên kiêm nhiệm tại Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN. Hiện nay, Phạm Hồng Công đã có hơn 30 bài báo được xuất bản trên các tạp chí quốc tế như ISI/Scopus.
Cơ duyên đến với nghiên cứu khoa học
Năm 2014, Phạm Hồng Công tốt nghiệp hạng xuất sắc bậc đại học và là thủ khoa đầu ra của ngành Cơ kỹ thuật, Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN. Với thành tích học tập và nghiên cứu tốt, Công đã được chuyển tiếp làm nghiên cứu sinh trường và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ vào năm 2018.
TS. Phạm Hồng Công cùng GS.TSKH Nguyễn Đình Đức
Phạm Hồng Công bắt đầu tham gia nghiên cứu khoa học từ khi là sinh viên năm thứ 2 tại Trường ĐH Công nghệ. Cơ may đến khi Công được GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, một trong những nhà khoa học uy tín của Việt Nam và quốc tế trong lĩnh vực Cơ học và vật liệu composite. GS. Nguyễn Đình Đức chính là “người thắp lửa” cho hoạt động nghiên cứu khoa học của Công và nhiều học trò khác.
Công còn nhớ rất rõ khoảnh khắc vào cuối năm thứ 2 đại học, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức lên lớp và hỏi: “Lớp này ai điểm toán cao nhất?”, các bạn chỉ Công. Thầy lại hỏi “Lớp này ai điểm tổng kết cao nhất?”, các bạn vẫn chỉ Công. Thế là thầy Đức gặp Công cùng với một nhóm sinh viên nữa để bắt đầu giao đề tài nghiên cứu khoa học. Thầy bắt đầu giao nhiều bài tập chuyên sâu và sau một thời gian các bạn cùng lớp không theo được đã xin nghỉ chỉ còn mình Công tham gia nghiên cứu, cũng chính nhờ sự tiếp xúc với môi trường nhóm nghiên cứu từ rất sớm đã tạo động lực cho Công có niềm say mê nghiên cứu khoa học ngay từ lúc còn là sinh viên.
Với sự tận tình, truyền nhiệt huyết của người thầy GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cùng với sự cố gắng lỗ lực của bản thân, đề tài nghiên cứu của công đã được giải nhất nghiên cứu khoa học cấp ĐHQGHN và được đăng trên tạp chí thuộc danh mục ISI. Môi trường học tập của Trường Đại học Công nghệ đã cho Công gặp những người truyền lửa và để Công tiếp tục những đam mê nghiên cứu sau đại học. Công đã quyết định chuyển tiếp nghiên cứu sinh tại Trường ĐH Công nghệ và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ khi mới 27 tuổi.
Thành công đến từ “Người truyền lửa” và nhóm nghiên cứu
Việc tham gia nghiên cứu khoa học và tham gia nhóm nghiên cứu sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bản thân cũng như công việc sau này: học hỏi được nhiều kiến thức khoa học chuyên sâu, rèn luyện kỹ năng thực hành, biết cách giải quyết các vấn đề khoa học nằm ngoài chương trình đào tạo. Từ đó, người học có thể phát triển được thế mạnh và khả năng nghiên cứu của bản thân, biết cách đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp, phân tích số liệu, giải thích kết quả và viết báo cáo tổng kết.
Điều thuận lợi nhất đối với môi trường nhóm nghiên cứu là luôn được các giảng viên hướng dẫn tìm và cung cấp tài liệu tham khảo như sách, bài báo khoa học từ thư viện, cơ sở dữ liệu trực tuyến; có cơ hội hợp tác, giao lưu với các nhà khoa học trong nước và quốc tế đến trao đổi seminar, qua đó giúp NCS, học viên cao học và sinh viên có cơ hội được tiếp xúc, trao đổi và học hỏi kiến thức. Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu trở thành môi trường để phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng nhiều thế hệ học viên cao học và nghiên cứu sinh như Công, là môi trường để thu hút các nhà khoa học đầu ngành trong và ngoài nước đến trao đổi và làm việc.
Theo Công, may mắn lớn nhất là được gặp thầy Nguyễn Đình Đức, được tham gia nghiên cứu trong phòng thí nghiệm Vật liệu và kết cấu tiên tiến của Giáo sư, một môi trường nghiên cứu khoa học uy tín của cả nước. GS.TSKH Nguyễn Đình Đức là người đã hướng dẫn không chỉ có những bài giảng hay với chuyên môn sâu mà quan trọng hơn, thầy đã “thắp lên” ngọn lửa đam mê khoa học, tình yêu ngành nghề ở các học trò của mình, khơi dậy tiềm năng sáng tạo và sự tự tin cho thế hệ trẻ. Được GS Đình Đức tận tình dìu dắt, nhiều sinh viên đã trở nên say mê học tập nghiên cứu, sau khi tốt nghiệp đại học đều trở thành sinh viên giỏi và xuất sắc và đã có bài báo công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín.
Trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại ĐHQGHN, cá nhân Công đã cảm nhận được vai trò rất lớn của người thầy, không chỉ động viên tinh thần mà còn giúp đỡ nhiều sinh viên giỏi có hoàn cảnh khó khăn theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu. Công tin rằng, tấm lòng nhân ái, sự say mê khoa học, tin yêu cuộc sống, sự động viên, chia sẻ của các giảng viên trong ĐHQGHN luôn là sự động viên, khích lệ các thế hệ nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên vững vàng ý chí và nghị lực để tiếp bước trên con đường khoa học.
Chính sách hỗ trợ, khích lệ và tạo động lực cho các hoạt động nghiên cứu
Năm 2021, ĐHQGHN đã ban hành chính sách cấp học bổng cho tiến sĩ, thực tập sinh sau tiến sĩ theo Quyết định số 3688/QĐ-ĐHQGHN. Chính sách này có ý nghĩa và tác động rất lớn, tạo nên những đột phá trong nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của ĐHQGHN. Quyết định này hỗ trợ học bổng lên đến 100 triệu đồng/năm cho các nghiên cứu sinh và 120 triệu đồng/năm cho thực tập sinh trẻ có năng lực nghiên cứu và công bố quốc tế xuất sắc. ĐHQGHN là cơ sở giáo dục đại học công lập đầu tiên trong cả nước tiên phong thiết lập và cấp học bổng cho thực tập sinh sau tiến sĩ.
TS Phạm Hồng Công là một nhân tài được trưởng thành từ vùng quê nghèo ở Vĩnh Phúc và mồ côi cha từ bé. Nhờ có GS. Đình Đức truyền lửa, tận tâm dìu dắt đã đam mê theo nghiệp nghiên cứu khoa học, bảo vệ xuất sắc luận án tiến sĩ năm 2018 và trưởng thành như ngày hôm nay.
Vinh dự và tự hào khi là một trong những thực tập sinh sau tiến sĩ được ĐHQGHN lựa chọn cấp học bổng duy trì, đồng hành trên chặng đường làm khoa học của mình, Công cho biết, đây là nguồn động lực to lớn cả về vật chất và tinh thần để bản thân Công và các thực tập sinh được nhận học bổng có thể dành thời gian, tâm sức cho các công trình khoa học và vững tâm theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học. Cá nhân Công mong muốn chương trình sẽ phát triển, mở rộng và lan toả mạnh mẽ, góp phần chắp cánh cho các nghiên cứu sinh, thực tập sinh có năng lực nghiên cứu xuất sắc tham gia học tập nghiên cứu tại ĐHQGHN cũng như thúc đẩy sự phát triển khoa học công nghệ tại Việt Nam.
Appointment of Prof. Dr. Sci. Nguyen Dinh Duc as Chairman of the University Council of University of Engineering and Technology, Vietnam National University-Hanoi
On May 16th, 2023, the President of Vietnam National University-Hanoi (VNU) signed the decision No. 1702/QĐ-ĐHQGHN on the recogniting Prof. Dr. Sci. Nguyen Dinh Duc as Chairman of the University Council of University of Engineering and Technology, VNU. Previously, on May 5th, 2023, the University Council of University of Engineering and Technology has met and elected Prof. Dr. Sci. Nguyen Dinh Duc as Chairman of the University Council with absolute confidence.
Prof. Dr. Sci. Nguyen Dinh Duc has successfully completed 2 terms as Director of the Academic Affairs Department (Undergraduate and Postgraduate) of VNU. In this position, Prof. Dr. Sci. Nguyen Dinh Duc has promulgated many important initiatives and contributions to the development of VNU, such as developing talent, high-quality and international-standard programs (in 2022, the enrollment rate of these programs have reached 45% of the total enrollment target of VNU); opening many new training programs and special pilot training programs; issuing many pioneering policies such as special policy for high school students of VNU (direct admission to university for gifted high school students with excellent academic achievements and results; allowing high school students to accumulate some subjects at undergraduate level …); organizing the VNU Olympic examination to find and select excellent high school students across the country in order to create a source of high-quality university entrance; proposing and taking the lead in using the prestigious international competency assessment results such as SAT, ACT, A-level Cambridge for undergraduate admission in Vietnam; allowing the PhD students which have excellent international publications don’t need to take the closed review; initiating and pioneering the development and implementation of a competency assessment project for undergraduate admission in VNU; developing the training regulations for both undergraduate and graduate level with many new and unique features but still ensuring the quality, demonstrating the pioneering and integration with international standards at VNU (up to now, VNU is the only training organization in the country that requires PhD students to publish international papers before graduating); promoting the integration of training activities and research activities and transferring those activities into reality; building and developing strong research groups in the universities; promoting the publishing of the textbooks and digitalizing them; deploying and promoting the digitalization of training and enrollment management at VNU.
At the same time, Prof. Dr. Sci. Nguyen Dinh Duc is also the key person to develop human resource training projects for the Northwest provinces, for the Southern and South Central provinces; hosting the projects to support basic sciences, the doctoral training project with international standards; proposing policies to support scholarships for excellent PhD students and postdoctoral trainees at VNU. Prof. Dr Sci. Duc has also participated in the National High School Examination Steering Committee for many years and other professional councils of the Ministry of Education and Training.
Especially, Prof. Dr Sci. Duc is a person who perseveres and orients to renovate the structure of training program in VNU, from only focusing on basic sciences programs to many new interdisciplinary programs, advanced technology and engineering programs … 10 years ago, the proportion of technology and engineering programs shared only 8% in the total enrollment target of VNU, but now, this figure increases to 20%.
During the period that Prof. Dr. Sci. Duc has been working as Director of Academic Affairs Department at VNU, the training management at VNU has shown both dedication and vision, steadfastly maintained the quality and discipline in training activities, and promoted the training and research activities to integrate with international standards, so that VNU is always worthy of being a reliable university for training and fostering talents, pioneering innovation, and being an important pillar in the undergraduate education system.
Previously, Prof. Dr. Sci. Nguyen Dinh Duc was Director of Science and Technology Department of VNU (2005-2008), and 15 years ago was Vice President of University of Engineering and Technology (2008-2012).
Prof. Nguyen Dinh Duc is a talented and dedicated teacher and scientist and is influential and prestigious in both the domestic and international scientific communities. Prof. Dr. Sci. Nguyen Dinh Duc is Head of the strong research group on Advanced Materials and Structures of VNU, which has implemented the new and modern research directions on advanced composite materials, intelligent materials with variable mechanical properties FGM and FG CNTRC; auxetic materials and textures; applying optimization algorithms of bee colonies, Machine Learning and AI in technical problems. Prof. Duc has been as Vice Chairman of Vietnam Mechanics Association for many years, member of the editorial board of Mathematical Physics journal – VNU, Vietnam Mechanics journal (Vietnam Academy of Science and Technology), Science and Technology journal (Ministry of Science and Technology) and member of the Editorial Board of 10 prestigious ISI journals.
Prof. Nguyen Dinh Duc is also the founder of the Advanced Structural and Materials Laboratory (2015); founded the Department of Traffic Construction Technology (2018) (now is Faculty of Traffic Construction Technology); Prof. Duc has also proposed, built, and opened the master’s program and undergraduate program in civil engineering at Vietnam Japan University (2016, 2022); and undergraduate program in automation and informatics engineering in International Schools (2021). These programs have attracted young doctors and talented students, developed international collaborations and strong research groups, and contributed to strengthening the science and technology activities in key fields at VNU. He has made important contributions to the field of engineering and technology of VNU which ranked 386th in the world in the QS ranking of 2022.
For 4 consecutive years from 2019 to now, Prof. Nguyen Dinh Duc has been listed in the ranking of 10,000 scientists with the most scientific citations, and in 2022, he was ranked 94th in the world in the field of Engineering and Technology. Prof. Duc is one of three professors of VNU recognized as typical teachers of the education sector on the occasion of 40 years of educational career of Vietnam (1982-2022); Outstanding Teacher Award of VNU in 2022.
During the period of 2 terms (more 10 years) as Director of the Academic Affairs department of VNU, Prof. Nguyen Dinh Duc was continuously a grassroots emulation warrior, including 4 times as an emulation warrior at VNU level and 2 times as an emulation warrior at Ministerial level; 15 Certificates of Merit from the President of VNU, 3 Certificates of Merit from the Minister of the Ministry of Education and Training; Labor Medal 3rd Class 3 (2016); Labor Medal 2nd Class (2022); The Academic Affairs Department, where Prof. Dr. has been director from 2012 to now, has been an excellent department for more than 10 consecutive years, and so far this department is the only one at VNU to have received the Labor Medal 3rd Class of the President in 2018.
By UET news
– Pursuant to the Law on Higher Education No. 08/2012/QH13 dated June 18, 2012 and Law No. 34/2018/QH14 dated November 19, 2018 on amending and supplementing a number of articles of the Law on Higher Education; hereinafter collectively referred to as the Higher Education Law.
– Decree No. 141/2013/ND-CP dated October 24, 2013 on detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law on Higher Education.
– Decree No. 99/2019/ND-CP dated December 30, 2019 on detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law amending and supplementing a number of articles of the Law on Higher Education.
The University Council of a public university has the following responsibilities and powers:
– To decide on the university’s strategy, development plan, and annual plan; to decide the policy of developing the university or merging with another university.
– To promulgate operation regulations, financial regulations, and grassroots democracy regulations of universities in accordance with this Law and other relevant laws.
– To decide the enrollment issues, the opening of new training programs, training activities, joint training activities, scientific and technological activities, international cooperation activities; policies on quality assurance of higher education, cooperation between universities and enterprises and employers.
– To decide on organizational structure, labor structure, establish, merger, separate, dissolute of the units of the university; to promulgate the list of job positions, standards and working conditions of each position; to regulate on recruitment, employment and management of lecturers, employees in accordance with the provisions of law.
– To decide and submit to the management agency to issue decisions on recognition, dismissal of university rectors; to appoint, dismiss the university vice rector based on the proposal of the university’s principal; the decision on other management positions depends on the university’s regulations; to evaluate the annual performance of the university council’s chairman and university rector; to collect the vote of confidence for the university council chairman, university rector in the middle of the term or irregularly according to the university’s regulations.
– To decide on the policies to attract investment capital sources for the university; policy on tuition fee, support learners; to approve the financial plan; to approve the annual financial report.
– To decide on the investment policy and the usage of university assets in accordance with the university’s regulations; to decide the policy on salary, bonus and other benefits of the university managers.
– To supervise the implementation of the university council’s decision, the observance of the law, the implementation of democratic regulations in the operation of the university and the accountability of the university principal; supervise the management and spend of finance and assets of the university; to report annually before the university plenary meeting on the results of supervision and the performance of the university council.
– To comply with the law; take responsibility to the law, competent management agencies and related parties for decisions of the university council; to public and transparence the information, reporting regime; to be inspected and examinated by the competent agencies; to implement the accountability; to be supervised of society, individuals and organizations in the university.
– To implement other responsibilities and powers as prescribed in the university’s regulations on organization and operation.
———————————-
Bản dịch từ trang tin tiếng Việt https://uet.vnu.edu.vn/gs-tskh-nguyen-dinh-duc-lam-chu-tich-hoi-dong-truong-dh-cong-nghe/
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức làm Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Công nghệ
Ngày 16/5/2023, Giám đốc ĐHQGHN đã ký QĐ số 1702/QĐ-ĐHQGHN ngày 16/5/2023 về việc công nhận GS.TSKH Nguyễn Đình Đức làm Chủ tich Hội đồng trường ĐH Công nghệ – ĐHQGHN. Trước đó, ngày 05/5/2023, hội đồng trường ĐH Công nghệ đã họp và bầu GS Nguyễn Đình Đức làm Chủ tịch Hội đồng trường với sự tín nhiệm tuyệt đối.
GS Nguyễn Đình Đức đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và trải qua 2 nhiệm kỳ làm Trưởng Ban Đào tạo (Đại học và Sau đại học) của ĐHQGHN. Trên cương vị này, GS Nguyễn Đình Đức đã có nhiều sáng kiến và đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ĐHQGHN như phát triển các chương trình tài năng, chất lượng cao và chuẩn quốc tế: trong năm 2022, quy mô tuyển sinh các hệ này đã đạt 45% chỉ tiêu tuyển sinh của ĐHQGHN; mở nhiều ngành đào tạo mới và các ngành thí điểm đặc sắc; ban hành nhiều chính sách hay và tiên phong như chính sách đặc thù với học sinh THPT của ĐHQGHN (xét tuyển thẳng vào đại học với các em học sinh THPT chuyên có thành tích và kết quả học tập xuất sắc; cho phép học sinh THPT chuyên được tích lũy, học trước một số môn ở bậc đại học,…); tổ chức kỳ thi Olympic ĐHQGHN để phát hiện, tuyển chọn các em học sinh bậc THPT giỏi trên cả nước tạo nguồn vào đại học chất lượng cao; đi đầu trong cả nước sử dụng các kết quả đánh giá năng lực quốc tế uy tín như SAT, ACT, A-level Cambridge để xét tuyển vào đại học chính quy ở Việt Nam; đặc cách miễn phản biện kín với các nghiên cứu sinh có công bố quốc tế xuất sắc; khởi nguồn và tiên phong xây dựng và triển khai đề án đánh giá năng lực áp dụng trong tuyển sinh đại học chính quy ở ĐHQGHN; xây dựng các quy chế đào tạo đại học và sau đại học có nhiều điểm mới, đặc sắc, giữ vững chất lượng, thể hiện sự tiên phong và hội nhập với các chuẩn mực quốc tế ở ĐHQGHN (đến nay ĐHQGHN là cơ sở đào tạo duy nhất trong cả nước yêu cầu nghiên cứu sinh khi bảo vệ luận án phải có công bố quốc tế); thúc đẩy tích hợp đào tạo gắn với nghiên cứu; gắn đào tạo và nghiên cứu với thực tiễn; xây dựng và phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh trong trường đại học; thúc đẩy xuất bản và số hóa giáo trình, học liệu; triển khai và đẩy mạnh tin học hóa quản lý đào tạo và tuyển sinh ở ĐHQGHN.
Đồng thời, GS Nguyễn Đình Đức cũng là người chủ chốt xây dựng các đề án đào tạo nhân lực cho các tỉnh Tây Bắc, cho khu vực các tỉnh phía Nam và Nam Trung bộ; chủ trì triển khai xây dựng Đề án hỗ trợ các ngành khoa học cơ bản; đề án đào tạo tiến sỹ đạt chuẩn quốc tế; đề xuất chính sách hỗ trợ học bổng cho NCS và thực tập sinh (xuất sắc) sau tiến sỹ ở ĐHQGHN; GS Đức cũng đã nhiều năm tham gia Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia và các hội đồng chuyên môn khác của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đặc biệt GS là người kiên trì và định hướng đổi mới cơ cấu ngành nghề trong đào tạo ở ĐHQGHN, từ chỗ chỉ tập trung đào tạo các ngành khoa học cơ bản sang đào tạo nhiều ngành mới liên ngành, các ngành kỹ thuật công nghệ tiên tiến, đẩy mạnh đào tạo hệ kỹ sư: 10 năm trước các ngành kỹ thuật công nghệ chỉ chiếm khoảng 8%, đến nay đã lên tới hơn 20% chỉ tiêu tuyển sinh của toàn ĐHQGHN.
Trong thời gian GS Đức đảm nhiệm cương vị Trưởng ban Đào tạo, công tác quản lý đào tạo ở ĐHQGHN thể hiện vừa có tâm, vừa có tầm, kiên định giữ vững chất lượng và kỷ cương trong đào tạo, thúc đẩy hoạt động đào tạo và nghiên cứu hội nhập với các chuẩn mực quốc tế, để ĐHQGHN luôn xứng đáng là địa chỉ tin cậy đào tạo và bồi dưỡng nhân tài, tiên phong, đầu tàu đổi mới và là nòng cột trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.
Được biết trước đó, GS Nguyễn Đình Đức đã từng là Trưởng Ban KHCN của ĐHQGHN (2005-2008), và 15 năm về trước đã từng làm Phó hiệu trưởng trường ĐH Công nghệ (2008-2012).
GS Nguyễn Đình Đức còn là người Thầy, nhà khoa học tài năng và tâm huyết, có ảnh hưởng và uy tín trong cộng đồng khoa học trong nước và quốc tế. GS Nguyễn Đình Đức là Trưởng nhóm nghiên cứu mạnh về Vật liệu và Kết cấu tiên tiến của ĐHQGHN – đã triển khai những hướng nghiên cứu rất mới và hiện đại về vật liệu composite tiên tiến, vật liệu thông minh có cơ lý tính biến đổi FGM và FG CNTRC; vật liệu và kết cấu auxetic; ứng dụng thuật toán tối ưu hóa của đàn ong, Machine Learning và Al trong các bài toán kỹ thuật; GS Đức đã nhiều năm là Phó Chủ tịch Hội Cơ học Việt Nam, thành viên Hội đồng biên tập tạp chí Toán Lý – ĐHQGHN, Tạp chí Cơ học Việt Nam (Viện Hàn lâm KHCN VN), Tạp chí KHCN (Bộ KHCN) và là thành viên Hội đồng Biên tập của 10 tạp chí ISI có uy tín của quốc tế.
GS Nguyễn Đình Đức cũng là người sáng lập PTN Vật liệu và kết cấu tiên tiến (2015); sáng lập Bộ môn Công nghệ Xây dựng Giao thông (2018) và bộ môn đã trở thành Khoa vào năm 2022; GS Đức cũng là người đề xuất và xây dựng, mở ngành đào tạo thạc sỹ kỹ thuật hạ tầng, kỹ sư xây dựng ở Trường ĐH Việt Nhật (2016, 2022); ngành kỹ sư tự động hóa và tin học ở trường quốc tế (2021). Thông qua các chương trình này đã thu hút được các TS trẻ và sinh viên tài năng, phát triển các hợp tác quốc tế và các nhóm nghiên cứu mạnh, góp phần tăng cường tiềm lực KHCN trong những ngành mũi nhọn ở ĐHQGHN. Ông đã có những đóng góp quan trọng, góp phần để lĩnh vực kỹ thuật công nghệ của ĐHQGHN vươn lên và được xếp hạng 386 thế giới trong bảng xếp hạng QS năm 2022.
4 năm liên tục từ 2019 đến nay, GS Nguyễn Đình Đức lọt vào bảng xếp hạng 10.000 nhà khoa học có trích dẫn khoa học xuất sắc nhất, và năm 2022 đứng thứ 94 thế giới trong lĩnh vực Engineering. GS Đức là môt trong ba giáo sư của ĐHQGHN được công nhận là Nhà giáo tiêu biểu của Ngành Giáo dục nhân dịp 40 năm sự nghiệp giáo dục (1982-2022); Giải thưởng nhà giáo tiêu biểu của ĐHQGHN năm 2022.
Trong suốt thời gian 2 nhiệm kỳ – 10 năm làm Trưởng Ban đào tạo của ĐHQGHN, GS Nguyễn Đình Đức liên tục là chiến sỹ thi đua cấp cơ sở; trong đó có 4 lần Chiến sỹ thi đua cấp ĐHQGHN và 2 lần chiến sỹ thi đua cấp Bộ; 15 Bằng khen của Giám đốc ĐHQGHN, 3 Bằng khen của Bộ Trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo; Huân chương Lao động Hạng 3 (2016); Huân chương Lao động Hạng nhì (2022); Tập thể Ban Đào tạo do GS Nguyễn Đình Đức lãnh đạo từ 2012 đến nay cũng hơn 10 năm liên tục là tập thể lao động xuất sắc, và đến nay là Ban chuyên môn duy nhất của ĐHQGHN vinh dự được nhận Huân chương Lao động hạng 3 của Chủ tịch nước vào năm 2018.
———————————-
– Căn cứ Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 và Luật số 34/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; sau đây gọi chung là Luật Giáo dục đại học.
– Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học.
– Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.
Hội đồng trường của trường đại học công lập có trách nhiệm và quyền hạn sau đây:
– Quyết định về chiến lược, kế hoạch phát triển, kế hoạch hằng năm của trường đại học; chủ trương phát triển trường đại học thành đại học hoặc việc sáp nhập với trường đại học khác.
– Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế tài chính, quy chế dân chủ ở cơ sở của trường đại học phù hợp với quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Quyết định phương hướng tuyển sinh, mở ngành, đào tạo, liên kết đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế; chính sách bảo đảm chất lượng giáo dục đại học, hợp tác giữa trường đại học với doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động.
– Quyết định về cơ cấu tổ chức, cơ cấu lao động, thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các đơn vị của trường đại học; ban hành danh mục vị trí việc làm, tiêu chuẩn và điều kiện làm việc của từng vị trí; quy định về tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, giảng viên, viên chức và người lao động phù hợp với quy định của pháp luật.
– Quyết định và trình cơ quan quản lý có thẩm quyền ra quyết định công nhận, bãi nhiệm, miễn nhiệm hiệu trưởng trường đại học; bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm phó hiệu trưởng trường đại học trên cơ sở đề xuất của hiệu trưởng trường đại học; việc quyết định các chức danh quản lý khác do quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học quy định; tổ chức đánh giá hiệu quả hoạt động hằng năm của chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng trường đại học; lấy phiếu tín nhiệm đối với chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng trường đại học vào giữa nhiệm kỳ hoặc đột xuất theo quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học.
– Quyết định chính sách thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển trường đại học; chính sách học phí, hỗ trợ người học; phê duyệt kế hoạch tài chính; thông qua báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo quyết toán kinh phí đối với các nguồn thu hợp pháp của trường đại học.
– Quyết định chủ trương đầu tư và sử dụng tài sản có giá trị lớn thuộc thẩm quyền của trường đại học theo quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học; quyết định chính sách tiền lương, thưởng, quyền lợi khác của chức danh lãnh đạo, quản lý trường đại học theo kết quả, hiệu quả công việc và vấn đề khác theo quy định tổ chức và hoạt động của trường đại học.
– Giám sát việc thực hiện quyết định của hội đồng trường, việc tuân thủ pháp luật, thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của trường đại học và trách nhiệm giải trình của hiệu trưởng trường đại học; giám sát việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của trường đại học; báo cáo hằng năm trước hội nghị toàn thể của trường đại học về kết quả giám sát và kết quả hoạt động của hội đồng trường.
– Tuân thủ pháp luật; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cơ quan quản lý có thẩm quyền và các bên liên quan về các quyết định của hội đồng trường; thực hiện công khai, minh bạch thông tin, chế độ báo cáo; chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền; thực hiện trách nhiệm giải trình trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của hội đồng trường; chịu sự giám sát của xã hội, cá nhân và tổ chức trong trường đại học.
– Thực hiện trách nhiệm và quyền hạn khác được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học.
Trường ĐH Công nghệ có Chủ tịch Hội đồng Trường và Hiệu trưởng mới
Ngày 17/5/2023, tại Hòa Lạc, Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân đã trao quyết định công nhận chức danh Chủ tịch Hội đồng Trường cho GS.TSKH Nguyễn Đình Đức và công nhận Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ với GS.TS Chử Đức Trình.
Giám đốc ĐHQGHN đã ký Quyết định số 1702/QĐ-ĐHQGHN công nhận ông Nguyễn Đình Đức, Đảng ủy viên Đảng ủy ĐHQGHN, Trưởng Ban Đào tạo, Phó Bí thư Đảng ủy, Thành viên Hội đồng Trường ĐH Công nghệ giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Công nghệ nhiệm kỳ 2022 -2027. Quyết định có hiệu lực từ ngày 16/5/2023 và Quyết định số 1728/QĐ-ĐHQGHN về việc ông Chử Đức Trình, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường, Phó Hiệu trưởng Phụ trách giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ. Quyết định có hiệu lực từ ngày 17/5/2023.
Phát biểu nhận nhiệm vụ mới, GS. TSKH Nguyễn Đình Đức tân Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN bày tỏ vui mừng và trân trọng cảm ơn Ban Thường vụ Đảng ủy, Ban Giám đốc ĐHQGHN tạo điều kiện để cán bộ có cơ hội phát triển, rèn luyện và trải nghiệm trong những cương vị quản lý tại ĐHQGHN. Đồng chí cam kết sẽ tiếp tục nỗ lực và làm việc với tinh thần tận hiến, đồng lòng, đồng thuận vì sự phát triển chung của ĐHQGHN.
Đôi nét quá trình công tác của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Công nghệ
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, một trong hai nhà khoa học lọt top 10.000 nhà khoa học ảnh hưởng thế giới, vừa được công nhận là Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN. GS.TSKH Nguyễn Đình Đức trải qua 2 nhiệm kỳ làm Trưởng Ban Đào tạo (đại học và sau đại học) của ĐHQGHN. Trước đó, GS Nguyễn Đình Đức đã là Trưởng Ban Khoa học Công nghệ của ĐHQGHN (2005-2008) và 15 năm trước đã từng là Phó Hiệu Trưởng Đại học Công nghệ, ĐHQGHN (2008-2012).
Trong 4 năm liên tục từ 2019 đến nay, GS Nguyễn Đình Đức lọt vào bảng xếp hạng 10.000 nhà khoa học có trích dẫn khoa học xuất sắc nhất, và năm 2022 đứng thứ 94 thế giới trong lĩnh vực Engineering.
GS.TSKH Đức cũng là một trong ba giáo sư của ĐHQGHN được công nhận Nhà giáo tiêu biểu của ngành Giáo dục nhân dịp 40 năm sự nghiệp giáo dục (1982-2022); Giải thưởng nhà giáo tiêu biểu của ĐHQGHN năm 2022.
Ông được nhận Huân chương Lao động hạng Ba năm 2016 và Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2022.
Trên cương vị Trưởng Ban Đào tạo của ĐHQGHN, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức đã có nhiều sáng kiến và đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ĐHQGHN như phát triển các chương trình tài năng, chất lượng cao và chuẩn quốc tế.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức là Trưởng nhóm nghiên cứu mạnh về Vật liệu và Kết cấu tiên tiến của ĐHQGHN.
Ông đã nhiều năm là Phó Chủ tịch Hội Cơ học Việt Nam, thành viên Hội đồng biên tập tạp chí Toán Lý – ĐHQGHN, Tạp chí Cơ học Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam), Tạp chí Khoa học & Công nghệ (Bộ KH&CN) và là thành viên Hội đồng Biên tập của 10 tạp chí ISI có uy tín của quốc tế.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức đã có những đóng góp quan trọng, góp phần để lĩnh vực kỹ thuật công nghệ của ĐHQGHN vươn lên và được xếp hạng 386 thế giới trong bảng xếp hạng QS năm 2022.
Đôi nét quá trình công tác của GS.TS Chử Đức Trình – Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ
GS.TS Chử Đức Trình đã gắn bó 24 năm tại Trường ĐH Công nghệ, ĐQHGHN.
Trước khi đảm nhiệm vị trí Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ, ông đã kinh qua các vị trí khác nhau như, giảng viên, Phó chủ nhiệm Khoa Điện tử Viễn thông, Trường Đại học Công nghệ; Trưởng phòng Thí nghiệm thực hành Điện tử Viễn thông, Khoa Điện tử Viễn thông, Trường Đại học Công nghệ; Phó bí thư chi bộ, Phó chủ nhiệm, rồi Chủ nhiệm Bộ môn Vi cơ điện tử và Vi hệ thống, Bí thư, Chủ nhiệm Khoa Điện tử Viễn thông, Trường Đại học Công nghệ; Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ;
Trong quá trình công tác, tân Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ, GS.TS Chử Đức Trình đã có nhiều thành tích, khen thưởng của các Bộ, ngành, Cơ quan Trung Ương và ĐHQGHN.
An Bình – VNU Media
Tầm quan trọng của toán học trong các ngành kỹ thuật công nghệ
Đó là chủ đề được các chuyên gia, nhà khoa học, đội ngũ giáo viên, giảng viên đang giảng dạy, nghiên cứu trong lĩnh vực toán học chia sẻ tại buổi Seminar do Khoa Công nghệ Xây dựng – Giao thông, Trường Đại học Công nghệ đăng cai, phối hợp với Hội Toán học Hà Nội tổ chức sáng ngày 4/5/2023.
Đây là sự kiện Seminar thường niên của Hội toán học Hà nội do GS.TSKH Nguyễn Văn Mậu chủ trì và được duy trì thường xuyên nhiều năm nay. Sự kiện đã thu hút được đông đảo đội ngũ giáo viên, giảng viên đang giảng dạy toán tại các trường đại học, trường THPT trên địa bàn cả nước tham gia.
Từ những hội thảo này, là nơi giúp các nhà khoa học luôn giữ mãi được ngọn lửa yêu nghề, yêu toán và đặc biệt là nhiệt huyết và quyết tâm phát huy và ứng dụng toán học vào giải quyết các bài toán của thực tiễn và các ngành khoa học khác tại Việt Nam.
Buổi hội thảo có sự tham gia của GS.TSKH Nguyễn Văn Mậu, Chủ tịch Hội Toán học Hà Nội, chủ trì Seminar và đông đảo những nhà khoa học đến từ các Trường đại học, Học viện, Viện nghiên cứu, các thầy cô giáo dạy toán từ các trường phổ thông, các chuyên gia giáo dục trên cả nước, theo hình thức offline kết hợp với online.
Về phía Trường Đại học Công nghệ có GS.TS Chử Đức Trình và TS. Nguyễn Anh Thái – Phó Hiệu trưởng Nhà trường, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Chủ nhiệm Khoa Công nghệ Xây dựng – Giao thông và các giảng viên cơ hữu, kiêm nhiệm trong Khoa.
Phát biểu tại hội thảo, GS.TS Chử Đức Trình – Phó Hiệu trưởng Nhà trường, thay mặt Ban Giám hiệu đã bày tỏ sự vinh dự khi được Hội Toán học Hà Nội tin tưởng để nhà trường phối hợp tổ chức hội thảo. Phó Hiệu trưởng khẳng định, Toán học trong các ngành công nghệ là vô cùng quan trọng, trong các năm gần đây Nhà trường đang triển khai đưa Toán học trở thành môn học yêu thích của sinh viên.
Phó Hiệu trưởng mong muốn, Trường Đại học Công nghệ hàng năm được đón tiếp Hội Toán học tổ chức hội thảo để có thể đồng hành cùng Hội lan tỏa tình yêu Toán học đến thế hệ trẻ.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ nhiệm Khoa Công nghệ Xây dựng – Giao thông (The Faculty of Civil Engineering), Trường ĐH Công nghệ đã giới thiệu với các đại biểu dự Seminar về quá trình hình thành và phát triển của Khoa Công nghệ Xây dựng-Giao thông trong 5 năm qua, đồng thời nhấn mạnh: Toán học giữ vai trò tối quan trọng trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ (Engineering). Bên cạnh các thiết bị hiện đại, thì các ngành kỹ thuật, trong đó có Civil Engineering rất cần đến các kiến thức cơ bản của toán học, cơ học, vật lý và công nghệ thông tin,…. Đây là thế mạnh của ĐHQGHN và đã giúp các nhà khoa học của ĐHQGHN có thể làm chủ những kỹ thuật-công nghệ nguồn, nhờ đó đã làm nên những trường phái khoa học có đặc trưng riêng, được biết đến trong cộng đồng khoa học quốc tế.
Tại hội thảo, có 2 báo cáo đã được trình bày: Phương pháp tương hỗ tìm nghiệm đóng của bài toán truyền sóng với ứng dụng trong lĩnh vực đánh giá không phá hủy và siêu âm định lượng xương (GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, TS Phan Hải Đăng) và Thuật toán tìm ước số và ước chung lớn nhất (thầy Nguyễn Mạnh Cảng, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội).
Năm 2022, ĐHQGHN có 6 lĩnh vực xếp hạng top 500 trong bảng xếp hạng QS của Thế giới, trong đó lĩnh vực Toán học (top 400-500) và Lĩnh vực Kỹ thuật Công nghệ (Engineering) được xếp hạng 386 thế giới.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN 4 năm liên tiếp lọt top 10.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới, và năm 2022 đứng thứ 94 thế giới trong lĩnh vực Engineering.
Tháng 3/2023, Research.com cũng đã công bố xếp hạng các nhà khoa học theo các lĩnh vực ở từng quốc gia, và có 13 nhà khoa học Việt Nam thuộc các lĩnh vực khác nhau có tên trong bảng xếp hạng này, trong đó có 4 nhà khoa học của ĐHQGHN là: GS.TSKH Nguyễn Đình Đức (lĩnh vực Engineering), GS.TS Phạm Hùng Việt (Lĩnh vực công nghệ môi trường), PGS.TS Từ Bình Minh (Lĩnh vực hóa học) và PGS.TS Lê Hoàng Sơn (Lĩnh vực công nghệ thông tin).
VNU Media -UETnews
Đại học Quốc gia Hà Nội: 30 năm tiên phong đổi mới, trở thành đại học đa ngành, đa lĩnh vực hàng đầu của Việt Nam
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức
Trưởng Ban Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội
Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) được thành lập theo Nghị định số 97/CP ngày 10/12/1993 của Chính phủ với sứ mạng là đại học trọng điểm quốc gia – một trung tâm đào tạo chất lượng cao, trình độ cao gắn với nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức và công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, ngang tầm khu vực, tiến tới đạt trình độ quốc tế, làm nòng cột và đầu tàu đổi mới cho hệ thống giáo dục nước nhà. Kể từ đó đến nay, ĐHQGHN đã phát triển vượt bậc và đạt được nhiều thành tựu lớn, luôn khẳng định là đại học hàng đầu của Việt Nam.
Đại học đa ngành, đa lĩnh vực, mạnh cả về cơ cấu tổ chức và quy mô
Khi mới thành lập, ĐHQGHN chỉ có 3 trường đại học thành viên là Trường Đại học Tổng hợp, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Trường Đại học Sư phạm ngoại ngữ. Đến nay, ĐHQGHN đã cơ bản hoàn chỉnh cơ cấu đa ngành, đa lĩnh vực với 9 trường đại học thành viên, 5 viện nghiên cứu, 2 trường trực thuộc và 2 khoa trực thuộc. Quy mô đào tạo những năm đầu chỉ khoảng 20.000 sinh viên chính quy và 100 nghiên cứu sinh, sau 30 năm, quy mô đào tạo bậc đại học đã tăng gấp 3 lần (khoảng 60.000 sinh viên chính quy) và quy mô đào tạo nghiên cứu sinh đã tăng hơn 10 lần (khoảng 1.100 nghiên cứu sinh). Từ chỗ chỉ có hơn 50 ngành đào tạo, đến nay ĐHQGHN dự kiến tuyển sinh với 141 ngành trình độ đại học, trong đó có 6 ngành mới trong năm 2023.
Nhà điều hành của ĐHQGHN tại 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.
Với cơ cấu đa ngành, đa lĩnh vực, ĐHQGHN có thế mạnh lớn để tham gia giải quyết những vấn đề khoa học và công nghệ (KH&CN) trọng điểm của đất nước trong tất cả các lĩnh vực, kể cả những lĩnh vực khó và quan trọng như: Thiết kế vi mạch, Khoa học Máy tính, Cơ điện tử, Hàng không vũ trụ, Tự động hóa và Tin học, Trí tuệ nhân tạo, Xây dựng – giao thông, Công nghệ nano, An ninh phi truyền thống…
Góp phần quan trọng vào sự nghiệp đào tạo nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao cho đất nước
ĐHQGHN là cơ sở giáo dục đào tạo từ THCS, trung học phổ thông đến tiến sỹ. Ngoài các trường chuyên được thành lập lâu đời với bề dày thành tích được cả nước biết đến như: Trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên (thuộc Trường Đại học Khoa học tự nhiên) và Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ (thuộc Trường Đại học Ngoại ngữ), mới đây, Trường THPT Khoa học Giáo dục (thuộc Trường Đại học Giáo dục), Trường THPT Chuyên Khoa học xã hội và nhân văn (thuộc Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn) đã được thành lập. Đặc biệt, Trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên đã đạt được nhiều thành tích trên đấu trường quốc tế và châu lục, đứng đầu về huy chương vàng quốc tế ở Việt Nam.
Bên các chương trình đào tạo hệ chuẩn, ĐHQGHN đã xây dựng các chương trình đặc biệt để đào tạo, bồi dưỡng nhân tài. Lần đầu tiên ở Việt Nam, năm 1997, ĐHQGHN đã xây dựng và triển khai dự án “Đào tạo cử nhân khoa học tài năng” và từ năm 2001 là Dự án “Đào tạo nguồn nhân lực tài năng”. Bên cạnh truyền thống đào tạo nhân tài ở bậc THPT chuyên, ĐHQGHN là cơ sở giáo dục đại học đầu tiên của Việt Nam thực hiện một cách chính quy công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân tài ở bậc đại học. Mục tiêu của Dự án năm 2001 là khai thác tiềm lực và thế mạnh của ĐHQGHN về cơ sở vật chất và đội ngũ khoa học đầu ngành để tham gia đào tạo các nhà khoa học giỏi thuộc các ngành khoa học cơ bản cốt lõi, các ngành công nghệ cao và kinh tế – xã hội mũi nhọn, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Từ năm 2006 trở đi, để tăng cường hội nhập các chuẩn mực quốc tế, trong khi quy mô đào tạo cử nhân tài năng, chất lượng cao còn nhỏ, mức độ “quốc tế hoá” về chương trình, phương pháp đào tạo, ngoại ngữ sử dụng chưa đủ cao, ĐHQGHN bắt đầu triển khai đào tạo các Chương trình đào tạo tiên tiến. Đây là các chương trình đào tạo bậc đại học, sử dụng toàn bộ chương trình, giáo trình của một đại học nước ngoài, giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, do Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt và cấp kinh phí triển khai thực hiện. Đội ngũ giảng viên của Việt Nam và một số giảng viên nước ngoài. Chương trình này chỉ đảm nhận việc phát triển quốc tế hóa một chương trình đào tạo, chưa nhằm mục tiêu phát triển được cả ngành, đơn vị cấp Khoa đạt chuẩn quốc tế.
Tiếp sau Chương trình đào tạo tiên tiến, năm 2007, ĐHQGHN bắt đầu triển khai các chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế, còn gọi là chương trình nhiệm vụ chiến lược (ban đầu được gọi là chương trình 16-23, vì tập trung lựa chọn được 16 ngành đại học và 23 chuyên ngành sau đại học tham gia chương trình). Mục tiêu của chương trình này là xây dựng và phát triển cả ngành, chuyên ngành đạt chuẩn quốc tế, từ chương trình đào tạo đến đội ngũ, cơ sở vật chất, học liệu, nguồn nhân lực theo các tiêu chí đánh giá xếp hạng nhằm tạo tiền đề và điều kiện để phát triển từng bước từ bộ môn, khoa đến trường đại học thành viên đạt chuẩn quốc tế và được đầu tư, phê duyệt theo từng đề án cho từng ngành/chuyên ngành.
Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sỹ mới (năm 2017 và 2022) của ĐHQGHN là những bước đột phá mạnh mẽ trong hoạt động đào tạo.
Đứng trước những yêu cầu cấp bách về việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao. ĐHQGHN đã triển khai Đề án đổi mới đào tạo trình độ tiến sỹ tại ĐHQGHN và đã ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sỹ mới (2017, 2022). Đây là những bước đột phá mạnh mẽ trong hoạt động đào tạo. Quy chế mới yêu cầu nâng cao chuẩn đầu ra về chuyên môn và ngoại ngữ của nghiên cứu sinh. Hiện nay, chỉ còn ĐHQGHN là cơ sở giáo dục đại học duy nhất trong cả nước yêu cầu nghiên cứu sinh phải có công bố quốc tế. Quy chế của ĐHQGHN cũng nâng cao chuẩn về công bố quốc tế và chất lượng của đội ngũ giảng viên hướng dẫn nghiên cứu sinh cũng như đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo, giảng dạy bậc tiến sỹ; yêu cầu gắn hoạt động làm luận án của nghiên cứu sinh với hoạt động của bộ môn/phòng thí nghiệm…
Tiên phong đổi mới nhiều lĩnh vực trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam
Với triết lý đào tạo thông qua nghiên cứu để đảm bảo chất lượng và nghiên cứu để tiếp cận trình độ của thế giới, đào tạo trình độ cao, năm 2004, tại phiên họp lần thứ X Hội đồng Khoa học và Đào tạo của ĐHQGHN đã xác định các tiêu chí cơ bản của đại học nghiên cứu, như chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu; tỷ lệ sinh viên/giảng viên; tỷ lệ đào tạo sau đại học/đại học; số lượng, chất lượng và lượt trích dẫn của các công bố quốc tế… và từ đó định hướng cho các hoạt động của nhà trường. Việc tiên phong mở rộng quy mô đào tạo, theo hướng nâng cao tỷ lệ đào tạo sau đại học/đại học cũng như đầu tư xây dựng các nhóm nghiên cứu chính là 2 trong những giải pháp quan trọng để thực hiện chiến lược này.
ĐHQGHN cũng tiên phong mở các ngành mới, ngành/chuyên ngành thí điểm, chưa có trong danh mục mã ngành đào tạo của Nhà nước như an toàn thông tin, trí tuệ nhân tạo, công nghệ nano, công nghệ hàng không vũ trụ, an ninh phi truyền thống, biến đổi khí hậu… Với tầm nhìn xa, tổng hợp, bao quát, ngay từ năm 1995, Lãnh đạo ĐHQGHN đã thành lập Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo và Nghiên cứu phát triển giáo dục (tiền thân của Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, Trung tâm khảo thí và Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục của ĐHQGHN ngày nay). Những đóng góp của Trung tâm này về các tiêu chí đảm bảo chất lượng giáo dục, xếp hạng đại học, các năng lực phẩm chất cần có để dự tuyển vào đại học để xây dựng bài thi chuẩn hóa đánh giá năng lực, cũng như mở ngành và đào tạo đầu tiên trong cả nước thạc sỹ và tiến sỹ về đo lường đánh giá trong giáo dục.
Năm 2012, Ban Đào tạo đã xây dựng Đề án đổi mới tuyển sinh theo đánh giá năng lực (ĐGNL) và suốt trong 3 năm (2012-2014) là đơn vị trực tiếp triển khai xây dựng đề thi cũng như các quy chế, quy trình, phần mềm phục vụ ĐGNL, áp dụng trước tiên cho hệ tài năng và chất lượng cao và làm tiền đề cho việc thành lập Trung tâm Khảo thí – đơn vị chuyên trách tổ chức thi ĐGNL ở ĐHQGHN. Năm 2016, ĐHQGHN đã đi đầu trong đổi mới tuyển sinh đại học theo ĐGNL cho tất cả các chương trình đào tạo; tiên phong trong việc xây dựng bài thi chuẩn hóa ĐGNL và cũng tiên phong áp dụng thành công việc triển khai đổi mới tuyển sinh theo hình thức sử dụng bài thi ĐGNL ở ĐHQGHN. Với phổ kiến thức vừa rộng lại vừa sâu, phong phú, kết quả thi nhanh, việc chấm thi tự động bằng máy khách quan, trung thực, và có thể tổ chức cho thí sinh chủ động đăng ký thi nhiều lần trong năm, đã được dự luận xã hội đồng tình ủng hộ và đánh giá rất cao. Tuyển sinh theo ĐGNL của ĐHQGHN như luồng gió mới làm mát dịu những căng thẳng của các kỳ thi đại học theo 3 chung cứ mỗi năm vào hè tháng 6. Nhiều trường đại học khác đã tin cậy và sử dụng kết quả thi ĐGNL của ĐHQGHN để tuyển sinh.
ĐHQGHN cũng là một trong những đơn vị tiên phong triển khai đào tạo theo tín chỉ thành công ở Việt Nam. Sau một số năm nghiên cứu, tìm hiểu phương thức tổ chức và quản lý đào tạo theo mô hình tín chỉ của nước ngoài, từ năm 2006, ĐHQGHN bắt đầu triển khai áp dụng các yếu tố tích cực của phương thức đào tạo theo tín chỉ, đó là: chuyển đổi chương trình; xây dựng đề cương môn học; áp dụng phương pháp dạy – học và kiểm tra đánh giá theo tín chỉ và từ 2010. Đến nay, đã áp dụng hoàn toàn và triệt để phương thức đào tạo theo tín chỉ. Các chương trình đào tạo được thiết kế theo chuẩn đầu ra, với các khối kiến thức chung được giảng dạy thống nhất trong toàn ĐHQGHN.
Một sáng kiến và quyết sách đổi mới không thể không nhắc đến là: để lựa chọn được nhiều học sinh ưu tú vào học theo chương trình đại học, ngay từ năm 2014, ĐHQGHN đã tiên phong nghiên cứu và ban hành quy chế đặc thù cho học sinh chuyên trong ĐHQGHN (và năm 2022 ban hành quy chế đặc thù sửa đổi áp dụng cho cả học sinh các trường chuyên trên toàn quốc) – ban hành các tiêu chí và quy định xét tuyển thẳng vào các trường đại học thành viên và các khoa trực thuộc của ĐHQGHN những học sinh xuất sắc.
Gắn đào tạo với nghiên cứu, xây dựng các nhóm nghiên cứu (NNC) mạnh, hội nhập với quốc tế
Các chương trình đào tạo của ĐHQGHN được xây dựng trên cơ sở tham khảo các chương trình đào tạo của các trường đại học tiên tiến trên thế giới. ĐHQGHN thực hiện triết lý đào tạo thông qua nghiên cứu, xây dựng các nhóm nghiên cứu (NNC) mạnh để vươn tới đỉnh cao tri thức; rồi từ nghiên cứu đỉnh cao lại thúc đẩy đào tạo trình độ cao và phát triển tiềm lực KH&CN. Đến nay, ở ĐHQGHN có hàng trăm NNC lớn, nhỏ, trong đó có khoảng 30 NNC đã được Giám đốc ĐHQGHN công nhận là NNC mạnh cấp ĐHQGHN. Các NNC này đã đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo tài năng theo cá thể hóa, cũng như trong việc mở các ngành/chuyên ngành đào tạo mới, các bộ môn/phòng thí nghiệm mới của ĐHQGHN trong những năm qua.
GS.TS Hoàng Nam Nhật (bên phải) cùng cộng sự làm việc với máy gia tốc hạt.
Cũng nhờ đào tạo thông qua nghiên cứu, các sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh được tham gia hoạt động trong môi trường các NNC mạnh và nhờ vậy được thắp sáng tài năng. Đến nay, ĐHQGHN đã có những GS, PGS tuổi đời rất trẻ; không ít sinh viên năm cuối và trên trên 90% nghiên cứu sinh trong lĩnh vực khoa học tự nhiên – công nghệ của ĐHQGHN có công bố trên các tạp chí thuộc cơ sở dữ liệu của Web of Science. Không ít nghiên cứu sinh của ĐHQGHN được đào tạo trong nước, nhưng đã có kết quả nghiên cứu, số lượng và chất lượng các công bố quốc tế cao hơn so với các nghiên cứu sinh được đào tạo hoàn toàn ở nước ngoài.
Từ chỗ chưa có tên trên bản đồ xếp hạng, năm 2022 đã vươn lên trong top 800 đại học hàng đầu thế giới
Theo bảng xếp hạng đại học QS, năm 2022 ĐHQGHN đã nằm trong top 800 đại học hàng đầu thế giới và có và thứ hạng cao trong các bảng xếp hạng khác của quốc tế như THE, ARWU. Cũng trong năm 2022, 6 lĩnh vực của ĐHQGHN đã lọt top 400-600 thế giới trong bảng xếp hạng QS: Toán học (351-400), Vật lý (401-500), 3 lĩnh vực Cơ kỹ thuật và Kỹ thuật điện – Điện tử, Kinh doanh và Khoa học Quản lý top 401-500, Khoa học Máy tính và hệ thống thông tin (501-600). Lĩnh vực Kỹ thuật Công nghệ đi sau về trước, đã vươn lên ngoạn mục, xếp hạng 386 thế giới.
ĐHQGHN có những nhà khoa học xuất sắc được quốc tế công nhận, xếp hạng trích dẫn và ảnh hưởng trong top 10.000, và thậm chí trong top 100 của thế giới, và hàng đầu của Việt Nam. Đội ngũ cán bộ khoa học đầu ngành, đầu đàn, đội ngũ cán bộ trí thức tài năng – nguồn nhân lực trình độ cao chính là tiềm lực mạnh nhất, là vốn quý nhất làm nên thương hiệu và những giá trị cốt lõi của ĐHQGHN.
Trụ sở nhà điều hành và sinh viên lên Hòa Lạc
Điểm nhấn mới nhất là năm 2022, sau nhiều năm ấp ủ, lần đầu tiên trụ sở nhà điều hành ĐHQGHN đã chuyển hoàn toàn lên Hòa Lạc và ĐHQGHN cũng đã đưa hơn 1.500 sinh viên lên Hòa Lạc học tập thành công. ĐHQGHN và đội ngũ những người làm công tác đào tạo lại xắn tay vào triển khai kế hoạch tuyển sinh và tổ chức học tập, giảng dạy trên Hòa Lạc; xây dựng những ngành mới, mô hình đào tạo mới (như giáo dục toàn diện), để biến Hòa Lạc thành lợi thế và tài nguyên cho sự phát triển của ĐHQGHN trong giai đoạn tới. Năm 2022 đã có 2000 sinh viên ĐHQGHN học toàn thời gian trên Hòa Lạc, và dự kiến năm 2023 sẽ có 7.000 sinh viên trên Hòa Lạc, trong đó sẽ có cả học sinh của Trường THPT Khoa học giáo dục (HES).
Ngày làm việc đầu tiên của Cơ quan ĐHQGHN tại trụ sở mới Hòa Lạc.
*
* *
Những thành tựu trên đây của ĐHQGHN đã chứng minh sự đúng đắn và thành công của mô hình Đại học Quốc gia, thực sự xứng đáng là “tập đoàn quân chủ lực”, là trụ cột của hệ thống giáo dục đại học của nước nhà. Giáo dục đại học, trong đó có ĐHQGHN đang đứng trước những thách thức về tự chủ đại học, mô hình phát triển đại học, trường đại học (và mô hình trường đại học tự chủ trong đại học tự chủ cao của chính 2 ĐHQG) trong bối cảnh mới. Thách thức về sự phát triển vượt bậc về quy mô (giữa số lượng và chất lượng), về cơ sở vật chất; về công ăn việc làm của người học sau khi tốt nghiệp; cạnh tranh về thu nhập của cán bộ giảng viên; chất lượng đào tạo và nghiên cứu, chất lượng đội ngũ; sự hội nhập với trình độ và các chuẩn mực của quốc tế,… Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước đang có những chỉ đạo quyết liệt và giải pháp hữu hiệu để đổi mới mạnh mẽ giáo dục đại học Việt Nam và phát triển 2 Đại học Quốc gia lên tầm cao mới.
2023- TRÒN 30 NĂM THÀNH LẬP ĐHQGHN
30 NĂM VỚI SỨ MỆNH TIÊN PHONG, ĐỔI MỚI, KIÊN TRÌ BỀN BỈ THẮP SÁNG CÁC TÀI NĂNG, ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG NHÂN TÀI
Năm 1993, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) được thành lập theo Nghị định số 97/CP ngày 10/12/1993 của Chính phủ với sứ mạng là đại học trọng điểm quốc gia – một trung tâm đào tạo chất lượng cao, trình độ cao gắn với nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức và công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, ngang tầm khu vực, tiến tới đạt trình độ quốc tế làm nòng cột và đầu tàu đổi mới cho hệ thống giáo dục nước nhà.
Mô hình Đại học quốc gia cũng là một đại học tự chủ. Thời điểm đó, đất nước vừa mới bước vào thời kỳ đổi mới. Những khái niệm về tự chủ đại học, chuẩn mực quốc tế còn chưa phổ biến với nền giáo dục đại học Việt Nam. Tuy nhiên, với tầm nhìn xa trông rộng, Đảng và Nhà nước đã nhận ra những hạn chế của các đại học chuyên ngành đang hiện có vốn được xây dựng để phục vụ nền kinh tế tập trung kế hoạch hóa để thành lập ĐHQGHN với mục đích trở thành đại học hàng đầu của Việt Nam, hội nhập với nền giáo dục đại học hiện đại của thế giới.
Thấm thoắt từ đó đến nay đã 30 năm trôi qua.
Kể từ ngày thành lập đến nay, ĐHQGHN đã phát triển vượt bậc và đạt được nhiều thành tựu lớn, luôn khẳng định là đại học hàng đầu của Việt Nam.
Năm 2012, các ĐHQG lần đầu tiên đã được đưa vào Luật giáo dục đại học. Trên cơ sở đó, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hai Đại học Quốc gia phát triển.
Những thành công của ĐHQGHN trong lĩnh vực đào tạo cụ thể như sau:
Thứ nhất, trở thành đại học đa ngành, đa lĩnh vực hùng mạnh cả về cơ cấu tổ chức và quy mô, phát huy thế mạnh liên thông, liên kết giữa các đơn vị trong VNU.
Khi mới thành lập, ĐHQGHN chỉ có 3 trường đại học thành viên là ĐH Tổng hợp, ĐH Sư phạm Hà Nội và ĐH Sư phạm ngoại ngữ. Đến nay ĐHQGHN đã cơ bản hoàn chỉnh cơ cấu đa ngành đa lĩnh vực với 9 trường đại học thành viên, 5 viện nghiên cứu, 2 trường thuộc và 2 khoa trực thuộc. Các trường đại học gồm: Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Công nghệ, Trường ĐH Ngoại ngữ, Trường ĐH Kinh tế, Trường ĐH Giáo dục, Trường ĐH Việt Nhật, Trường ĐH Y dược và Trường ĐH Luật (mới được nâng cấp từ Khoa Luật lên thành trường đại học Luật năm 2022). Các viện nghiên cứu gồm có: Viện Công nghệ Thông tin, Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển, Viện Tài nguyên và Môi trường, Viện Trần Nhân Tông, Viện Đảm bảo Chất lượng giáo dục. Trường thuộc có Trường Quốc tế, Trường Quản trị và Kinh doanh (HSB); Khoa đào tạo trực thuộc ĐHQGHN gồm: Khoa Liên ngành và mới đây nhất là Khoa quốc tế pháp ngữ (IFI).
Quy mô đào tạo những năm đầu chỉ khoảng 20.000 sinh viên chính quy và 100 NCS, sau 30 năm, Quy mô đào tạo của ĐHQGHN đã tăng gấp 3 lần, khoảng 60.000 sinh viên chính quy và quy mô đào tạo NCS đã lên tới 1.100.
Từ chỗ chỉ có hơn 50 ngành đào tạo, đến nay, năm ĐHQGHN dự kiến tuyển sinh với 141 ngành trình độ đại học, trong đó có 6 ngành mới trong năm 2023.
Với cơ cấu đa ngành, đa lĩnh vực như trên, ĐHQGHN có thế mạnh lớn để tham gia giải quyết những vấn đề khoa học công nghệ trọng điểm, của đất nước trong tất cả các lĩnh vực, kể cả những lĩnh vực khó và quan trọng như: Hàng không vũ trụ, Tự động hóa và Tin học, Trí tuệ nhân tạo, Xây dựng – giao thông, Công nghệ nano, An ninh phi truyền thống,…
Thứ hai, ĐHQG đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp đào tạo nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao cho đất nước.
ĐHQGHN là cơ sở giáo dục đào tạo từ THCS, trung học phổ thông đến tiến sĩ. Ngoài các trường chuyên được thành lập lâu đời với bề dày thành tích được cả nước biết đến như: Trường THPT chuyên KHTN (thuộc trường Đại học KHTN) và Trường THPT chuyên ngoại ngữ (thuộc trường ĐH Ngoại ngữ), mới đâyTrường THPT Khoa học Giáo dục (thuộc Trường ĐH Giáo dục) đã được thành lập. Đặc biệt, Trường THPT chuyên KHTN đã đạt được nhiều thành tích trên đấu trường quốc tế và châu lục, đứng đầu về huy chương vàng quốc tế ở Việt Nam.
Bên các chương trình đào tạo hệ chuẩn, ĐHQGHN đã xây dựng các chương trình đặc biệt để đào tạo, bồi dưỡng nhân tài. Lần đầu tiên ở Việt Nam, năm 1997, ĐHQGHN đã xây dựng và triển khai dự án “Đào tạo cử nhân khoa học tài năng” và từ năm 2001, là Dự án “Đào tạo nguồn nhân lực tài năng”. Bên cạnh truyền thống đào tạo nhân tài ở bậc trung học phổ thông chuyên (với 2 trường chuyên ĐHKHTN và ĐHNN), ĐHQGHN là trường đại học đầu tiên của Việt Nam thực hiện một cách chính quy công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân tài ở bậc đại học. Mục tiêu của Dự án năm 2001 là khai thác tiềm lực và thế mạnh của ĐHQGHN về cơ sở vật chất và đội ngũ khoa học đầu ngành để tham gia đào tạo các nhà khoa học giỏi thuộc các ngành khoa học cơ bản cốt lõi, các ngành công nghệ cao và kinh tế xã hội mũi nhọn, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đặc biệt là đội ngũ giảng viên các khoa học cơ bản tại các trường đại học, cao đẳng cũng như các nghiên cứu viên, nhà quản lý, chuyển giao công nghệ tài năng tại các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị trong toàn quốc, với đầu vào hệ cử nhân khoa học tài năng là các em đoạt các giải olympic quốc tế, quốc gia và có điểm thi đại học đầu vào xuất sắc.
Năm 2005, ĐHQGHN đã tiến hành tổng kết Dự án “Đào tạo nguồn nhân lực tài năng”. Với những thành công và bài học kinh nghiệm sau gần 10 năm thí điểm, Đảng và Nhà nước ta đã đánh giá cao sự mô hình đào tạo tài năng bậc đại học của ĐHQGHN, đồng thời chỉ đạo các bộ ngành liên quan nghiên cứu xây dựng chế độ chính sách tạo điều kiện thuận lợi để phát triển và mở rộng mô hình bồi dưỡng và đào tạo tài năng, chất lượng cao của ĐHQGHN cho toàn ngành. Đào tạo cử nhân khoa học tài năng tiếp tục được ĐHQGHN duy trì đào tạo đến ngày nay.
Từ năm 2006 trở đi, để tăng cường hội nhập các chuẩn mực quốc tế, trong khi quy mô đào tạo cử nhân tài năng, chất lượng cao còn nhỏ, mức độ “quốc tế hoá” về chương trình, phương pháp đào tạo, ngoại ngữ sử dụng chưa đủ cao, ĐHQGHN bắt đầu triển khai đào tạo các chương trình tiên tiến. Chương trình đào tạo tiên tiến là các chương trình đào tạo bậc đại học, sử dụng toàn bộ chương trình, giáo trình của một đại học nước ngoài, giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, do Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt và cấp kinh phí triển khai thực hiện. Đội ngũ giảng viên của Việt Nam và một số giảng viên nước ngoài. Chương trình này chỉ đảm nhận việc phát triển quốc tế hóa một chương trình đào tạo, chưa nhằm mục tiêu phát triển được cả ngành, đơn vị cấp Khoa đạt chuẩn quốc tế.
Chính vì vậy, tiếp sau chương trình tiên tiến, năm 2007, ĐHQGHN bắt đầu triển khai các chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế, còn gọi là chương trình nhiệm vụ chiến lược (ban đầu được gọi là chương trình 16-23, vì tập trung lựa chọn được 16 ngành đại học và 23 chuyên ngành sau đại học tham gia Đề án). Mục tiêu của chương trình này là xây dựng và phát triển cả ngành, chuyên ngành đạt chuẩn quốc tế, từ chương trình đào tạo đến đội ngũ, cơ sở vật chất, học liệu, nguồn nhân lực theo các tiêu chí đánh giá xếp hạng nhằm tạo tiền đề và điều kiện để phát triển từng bước từ bộ môn, khoa đến trường đại học thành viên đạt chuẩn quốc tế và được đầu tư, phê duyệt theo từng đề án cho từng ngành/chuyên ngành. Đây là mục tiêu và sách lược quan trọng của ĐHQGHN trong quá trình phát triển, nhằm chọn lọc vun cao, từng bước khả thi nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức và sức cạnh tranh, thương hiệu của ĐHQGHN, góp phần đổi mới cơ bản giáo dục đại học Việt Nam tiếp cận các chuẩn mực và chất lượng quốc tế.
Các chương trình đào tạo của ĐHQGHN theo Quy chế mới nhất ban hành năm 2022 được quy lại gọn gàng gồm: Chương trình đào tạo tài năng, Chương trình chất lượng cao (bao gồm các chương trình tiên tiến, chuẩn quốc tế – đào tạo theo nội dung, chương trình của các đại học danh tiếng trên thế giới) và các chương trình chuẩn.
Bên cạnh đó, ĐHQGHN còn có cơ chế liên thông và sử dụng chung cán bộ cơ hữu trong toàn đại học. Do đó, các chương trình đạo tạo cũng rất phong phú và đa dạng. Năm 1993, ĐHQGHN chỉ có vài chục chương trình đào tạo, đến nay đã có 141 chương trình đào tạo đại học, gần 200 chương trình đào tạo thạc sĩ và 180 chương trình đào tạo tiến sĩ.
Đứng trước những yêu cầu cấp bách về việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao. ĐHQGHN đã triển khai Đề án đổi mới đào tạo trình độ tiến sĩ tại ĐHQGHN và đã ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ mới (2017, 2022). Đây là những bước đột phá mạnh mẽ trong hoạt động đào tạo. Quy chế mới yêu cầu nâng cao chuẩn đầu ra về chuyên môn và ngoại ngữ của NCS. Hiện nay, chỉ còn ĐHQGHN là cơ sở GDĐH duy nhất trong cả nước yêu cầu NCS phải có công bố quốc tế. Quy chế của ĐHQGHN cũng nâng cao chuẩn về công bố quốc tế và chất lượng của đội ngũ giảng viên hướng dẫn NCS cũng như đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo, giảng dạy bậc tiến sĩ; yêu cầu gắn hoạt động làm luận án của NCS với hoạt động của bộ môn/PTN; với việc tham gia các đề tài nghiên cứu; hướng dẫn thực hành, thực tập; hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp và các seminar khoa học của đơn vị chuyên môn; trao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cao nhất cho cán bộ hướng dẫn và bộ môn trong quá trình đào tạo NCS. Đồng thời, Quy chế cũng đặc cách bỏ quy quy trình phản biện kín với các NCS có thành tích nghiên cứu xuất sắc, công bố được nhiều bài báo trên các tạp chí quốc tế ISI có uy tín. Với Quy chế này, ĐHQGHN thực hiện đào tạo tiến sĩ với yêu cầu về chuẩn đầu ra, cũng như theo quy trình và chuẩn mực tổ chức và quản lý đào tạo như của các trường đại học tiên tiến trên thế giới. ĐHQGHN thực sự là “máy cái” – góp phần quan trọng và hiệu quả đào tạo đội ngũ giảng viên có trình độ cao cho các trường đại học trên phạm vị toàn quốc.
Thứ ba, ĐHQGHN luôn đi tiên phong đổi mới nhiều lĩnh vực trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.
Không chỉ tiên phong trong việc đào tạo và bồi dưỡng nhân tài thông qua các chương trình đào tạo đặc biệt như đã nói tới ở trên, ĐHQGHN cũng tiên phong trong cả nước xác định phát triển theo mô hình đại học định hướng nghiên cứu, gắn đào tạo với nghiên cứu, với việc xây dựng và phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh.
Với triết lý đào tạo thông qua nghiên cứu để đảm bảo chất lượng và nghiên cứu để tiếp cận trình độ của thế giới, đào tạo trình độ cao, năm 2004, tại phiên họp lần thứ X Hội đồng Khoa học và Đào tạo của ĐHQGHN đã xác định các tiêu chí cơ bản của đại học nghiên cứu, như chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu; tỷ lệ sinh viên/giảng viên; tỷ lệ đào tạo sau đại học/đại học; số lượng, chất lượng và lượt trích dẫn của các công bố quốc tế; các phát minh, sang chế; giải thưởng KHCN,….và từ đó định hướng cho các hoạt động của nhà trường. Việc tiên phong mở rộng quy mô đào tạo, theo hướng nâng cao tỷ lệ đào tạo sau đại học/đại học cũng như đầu tư xây dựng các nhóm nghiên cứu chính là hai trong những giải pháp quan trọng để thực hiện chiến lược này.
ĐHQGHN cũng tiên phong mở các ngành mới, ngành/chuyên ngành thí điểm chưa có trong danh mục mã ngành đào tạo của Nhà nước, như an toàn thông tin, trí tuệ nhân tạo, công nghệ nano, công nghệ hàng không vũ trụ, an ninh phi truyền thống, biến đổi khí hậu,…Đến nay một số chương trình thí điểm của ĐHQGHN đã được đưa vào danh mục đào tạo của Nhà nước như các chương trình đào tạo ngành Hóa dược, Kinh tế phát triển, Luật kinh doanh (bậc đại học), Ngôn ngữ Nhật (bậc thạc sĩ), Đo lường Đánh giá trong giáo dục (bậc thạc sĩ và tiến sĩ),….Hiện nay ĐHQGHN đang đào tạo gần 50 chương trình mới thí điểm (từ các bậc cử nhân, kỹ sư, đến thạc sĩ và tiến sĩ). Đây là những đặc sản trong đào tạo của ĐHQGHN.
Với tầm nhìn xa, tổng hợp, bao quát, , ngay từ năm 1995, lãnh đạo ĐHQGHN đã thành lập Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo và Nghiên cứu phát triển giáo dục (tiền thân của Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, Trung tâm khảo thí và Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục của ĐHQGHN ngày nay). Những đóng góp của Trung tâm này về các tiêu chí đảm bảo chất lượng giáo dục, về xếp hạng đại học, các năng lực phẩm chất cần có để dự tuyển vào đại học để xây dựng bài thi chuẩn hóa đánh giá năng lực, cũng như mở ngành và đào tạo đầu tiên trong cả nước thạc sĩ và tiến sĩ về đo lường đánh giá trong giáo dục. Những thành tựu đã đạt được trong 30 năm qua trong lĩnh vực khảo thí, kiểm định và đảm bảo chất lượng giáo dục của Viện ĐBCL Giáo dục và Trung tâm kiểm định của ĐHQGHN một lần nữa chứng minh quyết định hết sức đúng đắn của lãnh đạo ĐHQGHN và khẳng định vị trí, vai trò tiên phong của ĐHQGHN trong đo lường đánh giá, đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục ở Việt Nam, tiến dần ra khu vực và thế giới.
Năm 2012, Ban Đào tạo đã xây dựng Đề án đổi mới tuyển sinh theo ĐGNL và suốt trong 3 năm 2012-2014 là đơn vị trực tiếp triển khai xây dựng đề thi cũng như các quy chế, quy trình, phần mềm phục vụ ĐGNL, áp dụng trước tiên cho hệ TN và CLC và làm tiền đề cho việc thành lập Trung tâm Khảo thí – đơn vị chuyên trách tổ chức thi ĐGNL ở ĐHQGHN. Năm 2016, ĐHQGHN đã đi đầu trong đổi mới tuyển sinh đại học theo đánh giá năng lực cho tất cả các chương trình đào tạo; tiên phong trong việc xây dựng bài thi chuẩn hóa đánh giá năng lực và cũng tiên phong áp dụng thành công việc triển khai đổi mới tuyển sinh theo hình thức sử dụng bài thi đánh giá năng lực ở ĐHQGHN. Với phổ kiến thức vừa rộng lại vừa sâu, phong phú, kết quả thi nhanh, việc chấm thi tự động bằng máy khách quan, trung thực, và có thể tổ chức cho thí sinh chủ động đăng ký thi nhiều lần trong năm, đã được dự luận xã hội đồng tình ủng hộ và đánh giá rất cao. Tuyển sinh theo Đánh giá năng lực của ĐHQGHN như luồng gió mới làm mát dịu những căng thẳng của các kỳ thi đại học theo 3 chung cứ mỗi năm vào hè tháng 6. Nhiều trường đại học khác đã tin cậy và sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN để tuyển sinh.
ĐHQGHN cũng là một trong những đơn vị tiên phong triển khai đào tạo theo tín chỉ thành công ở Việt nam. Sau một số năm nghiên cứu, tìm hiểu phương thức tổ chức và quản lý đào tạo theo mô hình tín chỉ của nước ngoài, từ năm 2006, ĐHQGHN bắt đầu triển khai áp dụng các yếu tố tích cực của phương thức đào tạo theo tín chỉ, đó là: chuyển đổi chương trình; xây dựng đề cương môn học; áp dụng phương pháp dạy – học và kiểm tra đánh giá theo tín chỉ và từ 2010; đến nay đã áp dụng hoàn toàn và triệt để phương thức đào tạo theo tín chỉ. Các chương trình đào tạo được thiết kế theo chuẩn đầu ra, với các khối kiến thức chung được giảng dạy thống nhất trong toàn ĐHQGHN. Thành công này đã tạo điều kiện cho việc phát huy thế mạnh liên thông, liên kết trong ĐHQGHN, mô hình a+b (như mô hình đào tạo cử nhân sư phạm, bác sỹ đa khoa,…), đặc biệt là trong việc xây dựng các chương trình đào tạo mới liên ngành, liên đơn vị; trong việc triển khai tổ chức giảng dạy bằng kép (song bằng) thành công. Bên cạnh đó, cũng nhờ tích lũy tín chỉ, sinh viên có thể chủ động lựa chọn tích lũy các học phần theo kế hoạch và thời gian của cá nhân, nhờ vậy đến nay đã có gần 8000 sinh viên được cấp bằng kép (bằng chính quy thứ 2 trong thời gian học tập tại ĐHQGHN) và hơn 500 em tốt nghiệp đại học sớm so với quy định từ 1 đến 2 học kỳ.
Một sáng kiến và quyết sách đổi mới không thể không nhắc đến là: để lựa chọn được nhiều học sinh ưu tú vào học theo chương trình đại học, ngay từ năm 2014, ĐHQGHN đã tiên phong nghiên cứu và ban hành quy chế đặc thù cho học sinh chuyên trong ĐHQGHN (và năm 2022 ban hành quy chế đặc thù sửa đổi áp dụng cho cả học sinh các trường chuyên trên toàn quốc) – ban hành các tiêu chí và quy định xét tuyển thẳng vào các trường đại học thành viên và các khoa trực thuộc của ĐHQGHN những học sinh xuất sắc. Cũng từ năm 2022 đã tổ chức kỳ thi Olympic cấp ĐHQGHN tuyển chọn HSG – nhân tài từ các trường THPT trên cả nước. Dó đó, đã thu hút được nguồn học sinh giỏi vào học các ngành khoa học cơ bản để nối tiếp truyền thống và phát huy thế mạnh của ĐHQGHN.
ĐHQGHN cũng là đơn vị tiên phong trong các cơ sở giáo dục đào tạo xây dựng mô hình đào tạo tài năng, chất lượng cao, chuẩn quốc tế; tiên phong trong cả nước tiến hành rà soát và nghiên cứu, xây dựng bản quy hoạch các ngành nghề đào tạo (2014, 2021) và phân tầng các chương trình đào tạo (2015). Đây là kim chỉ nam, là kế hoạch và chiến lược hết sức quan trọng định hướng cho hoạt động đào tạo của ĐHQGHN và các đơn vị đào tạo của ĐHQGHN trong từng giai đoạn.
Thứ tư, ĐHQG kiên trì và giữ vững chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với nghiên cứu, xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh, hội nhập với quốc tế:
Các chương trình đào tạo của ĐHQGHN được xây dựng trên cơ sở tham khảo các chương trình đào tạo của các trường đại học tiên tiến trên thế giới. ĐHQGHN thực hiện triết lý đào tạo thông qua nghiên cứu, xây dựng các nhóm nghiên cứu (NNC) mạnh để vươn tới đỉnh cao tri thức; rồi từ nghiên cứu đỉnh cao lại thúc đẩy đào tạo trình độ cao và phát triển tiềm lực KHCN. Đến nay, ở ĐHQGHN có hàng trăm NNC lớn nhỏ, trong đó có khoảng 30 NNC đã được Giám đốc ĐHQGHN công nhận là NNC mạnh cấp ĐHQGHN. Các NNC này đã đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo tài năng theo cá thể hóa, cũng như trong việc mở các ngành/chuyên ngành đào tạo mới, các bộ môn/PTN mới của ĐHQGHN trong những năm qua.
Cũng nhờ đào tạo thông qua nghiên cứu, các em sinh viên, học viên cao học, NCS được tham gia hoạt động trong môi trường các NNC mạnh và nhờ vậy được thắp sáng tài năng. Đến nay, không ít sinh viên năm cuối và trên trên 90% NCS trong lĩnh vực KHTN – Công nghệ của ĐHQGHN có công bố trên các tạp chí quốc tế ISI. Không ít NCS của ĐHQGHN – được đào tạo trong nước, nhưng có kết quả nghiên cứu, có số lượng và chất lượng các công bố quốc tế cao hơn so với các NCS được đào tạo hoàn toàn ở nước ngoài.
Nhiều em sinh viên, NCS vào ĐHQGHN đã được sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình, tâm huyết của các giáo sư, các nhà khoa học đầu ngành, những người thầy tâm huyết, có môi trường nghiên cứu, học tập tốt và đã được phát huy năng lực và tỏa sáng, đạt được thành tích xuất sắc trong học tập và nghiên cứu. Năm 2022, ĐHQGHN đã cấp học bổng cho các NCS xuất sắc lên đến 120 triệu/năm và lần đầu tiên cấp học bổng post-doc cho các TS trẻ xuất sắc lên đến 150 triệu/năm, và triển khai chính sách cấp học bổng cho các sinh viên xuất sắc ngành KH cơ bản ở mức hỗ trợ toàn bộ học phí, cấp sinh hoạt phí và chỗ ở miễn phí trong KTX.
Nhiều cựu sinh viên ưu tú của ĐHQGHN đã trở thành các nhà lãnh đạo cơ quan, doanh nghiệp, nhà khoa học, quản lý có tên tuổi. ĐHQGHN đã góp phần hiệu quả vào sự nghiệp đào tạo nhân tài chất lượng cao, trình độ cao cho đất nước.
Thứ năm, ĐHQG tích cực chuyển đổi cơ cấu ngành nghề đào tạo, đáp ứng yêu cầu của đất nước, của thời đại cuộc cách mạng công nghiệp 4.0:
Việc phát triển các ngành mới có tính liên ngành, mũi nhọn những lĩnh vực kỹ thuật công nghệ mà xã hội có nhu cầu cao về nguồn nhân lực, cũng như đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0 đang được ĐHQGHN chú trọng đặc biệt và có sự đột phá, trong đó phải kể đến các chương trình đào tạo mới, tiên phong như KHMT; Cơ điện tử; Điện tử -tin học; Kĩ thuật năng lượng, Kỹ thuật môi trường; Kỹ thuật hạ tầng, Công nghệ nano, Công nghệ kỹ thuật Xây dựng – Giao thông; Công nghệ hàng không vũ trụ, Robotic; An toàn thông tin, Trí tuệ Nhân tạo, Khoa học dữ liệu; Tự động hóa và Tin học; Quản trị các tổ chức tài chính; Kinh tế biển; Biến đổi khí hậu,…
Với trên 500 chương trình đào tạo ở các bậc đại học, thạc sĩ và tiến sĩ, từ lúc chỉ hoàn toàn các ngành khoa học cơ bản, sau 30 năm xây dựng và phát triển, đến nay ĐHQGHN đã đạt cơ cấu ngành nghề đào tạo như sau: khoa học tự nhiên, y dược 25%; khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế, ngoại ngữ, luật, giáo dục 40%; công nghệ – kỹ thuật 20%; liên ngành và thí điểm 15%.
ĐHQGHN đã tích cực chuyển đổi cơ cấu ngành nghề từ KHCB sang gắn với kỹ thuật, công nghệ và thực tiễn. Nhờ vậy, ngành nghề đào tạo của ĐHQGHN nhanh chóng tiếp cận hội nhập với thế giới, gắn kết chặt chẽ với công nghiệp và doanh nghiệp, cũng như tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm ngày càng cao.
Tóm lại, hoạt động đào tạo đã có những đóng góp quan trọng và xứng đáng vào sự phát triển và lớn mạnh của ĐHQGHN, đóng góp tich cực và hiệu quả vào những đổi mới của ngành giáo dục đại học như đào tạo tài năng, chất lượng cao; tổ chức quản lý đào tạo theo tín chỉ; phát triển theo mô hình đại học nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực, thực hiện đào tạo qua nghiên cứu và chú trọng xây dựng và phát triển các nhóm nghiên cứu trong trường đại học; đảm bảo chất lượng giáo dục; kiểm định, phân tầng và quy hoạch chương trình đào tạo; đổi mới tuyển sinh theo đánh giá năng lực; tiên phong mở các chương trình đào tạo mới thí điểm và hiện đại, đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0, và thực hiện hội nhập với nền giáo dục đại học của thế giới.
Thứ sáu, ĐHQGHN đã vươn lên trong top 800 thế giới theo bảng xếp hảng QS và có tên tuổi và thứ hạng cao trong các bảng xếp hạng khác của quốc tế như THE, ARWU.
Điểm nhấn rất quan trọng, đó là sau 30 năm thành lập, từ chỗ chưa có tên trên bản đồ xếp hạng, năm 2022 ĐHQGHN đã vươn lên trong top 800 thế giới theo bảng xếp hảng QS và có tên tuổi và thứ hạng cao trong các bảng xếp hạng khác của quốc tế như THE, ARWU. Cũng trong năm 2022, 6 lĩnh vực của ĐHQGHN đã lọt top 400-600 thế giới trong bảng xếp hạng QS: Toán học (351-400), Vật lý (401-500), 3 lĩnh vực Cơ kỹ thuật và Kỹ thuật điện – Điện tử, Kinh doanh và Khoa học Quản lý top 401-500, Khoa học Máy tính và hệ thống thông tin (501-600).
Lĩnh vực Kỹ thuật Công nghệ đi sau về trước, đã vươn lên ngoạn mục, xếp hạng 386 thế giới trong bảng xếp hạng QS năm 2022.
Chỉ riêng 2 ĐHQG đã chiếm khoảng gần 25% công bố quốc tế ISI của cả nước.
ĐHQGHN có những nhà khoa học được thế giới xếp hạng cao, trong top các nhà khoa học có trích dẫn và ảnh hưởng hàng đầu của thế giới, của Việt Nam. Đội ngũ cán bộ khoa học đầu ngành, đầu đàn, đội ngũ cán bộ trí thức – nguồn nhân lực trình độ cao chính là tiềm lực mạnh nhất, là vốn quý nhất làm nên thương hiệu và những giá trị cốt lõi của ĐHQGHN.
2022, sau nhiều năm ấp ủ, lần đầu tiên ĐHQGHN đưa sinh viên lên Hòa Lạc học tập thành công.
Và điểm nhấn sau cùng, là năm 2022, sau nhiều năm ấp ủ, lần đầu tiên ĐHQGHN đưa sinh viên lên Hòa Lạc học tập thành công. Ban Đào tạo và đội ngũ những người làm công tác đào tạo lại xắn tay vào triển khai kế hoạch tuyển sinh và tổ chức học tập, giảng dạy trên Hòa Lạc; xây dựng những ngành mới, mô hình đào tạo mới (như giáo dục toàn diện), để biến Hòa lạc thành lợi thế và tài nguyên cho sự phát triển của ĐHQGHN trong giai đoạn tới.
Năm 2022 đã có 2000 sinh viên ĐHQGHN học toàn thời gian trên Hòa Lạc, và dự kiến năm 2023 sẽ có 7000 sinh viên trên Hòa Lạc, trong đó sẽ có cả học sinh của trường THPT Khoa học giáo dục (HES).
Những thành tựu đó chứng minh sự đúng đắn và thành công của mô hình Đại học Quốc Gia, thực sự xứng đáng là “tập đoàn quân chủ lực”, là trụ cột của hệ thống giáo dục đại học của nước nhà.
Tự hào về những thành tựu mà các thế hệ lãnh đạo, các thế hệ thầy và trò, các thế hệ cán bộ khoa học, giảng viên tài năng và tâm huyết, các GS, PGS, TSKH, TS – những trí thức ưu tú của ĐHQGHN và của nước nhà; các thế hệ cán bộ, viên chức, giảng viên, nghiên cứu viên, và đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đầy trách nhiệm và nhiệt huyết của ĐHQGHN qua các thời kỳ đã đóng góp và đạt được trong 30 năm qua, đồng thời cũng nhận thức đầy đủ những cơ hội, cũng như những thách thức trong tình hình và bối cảnh mới.
Giáo dục đại học, trong đó có ĐHQG đang đứng trước những thách thức về tự chủ, về mô hình phát triển đại học, trường đại học (và mô hình trường đại học trong đại học, của chính 2 ĐHQG) trong bối cảnh mới.
Thách thức về sự phát triển vượt bậc và quy mô và chất lượng, CSVC; về công ăn việc làm của người học sau khi tốt nghiệp; về chất lượng đào tạo và nghiên cứu, chất lượng đội ngũ; sự hội nhập với trình độ và chuẩn mực của quốc tế.
Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước đang có những chỉ đạo quyết liệt và giải pháp hữu hiệu để đổi mới mạnh mẽ giáo dục đại học Việt nam và phát triển 2 ĐHQG lên tầm cao mới.
Đảng ủy và Ban Giám đốc ĐHQGHN đã chỉ đạo trong thời gian tới tập trung hoàn thiện mô hình tự chủ đại học, trong hoạt động đào tạo tập trung vào nâng cao và mở rộng quy mô đào tạo các chương trình tài năng, chất lượng cao và các chương trình thuộc lĩnh vực kỹ thuật -công nghệ; triển khai mô hình giáo dục toàn diện cho sinh viên trên Hòa Lạc; triển khai đề án ” Thu hút và Đào tạo học sinh, sinh viên Miền Nam tại ĐHQGHN”; ưu tiên và tập trung nguồn lực cho đào tạo NCS và tiến sĩ trẻ, thu hút nhân tài; phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh tầm quốc gia, quốc tế; chăm lo bồi dưỡng, đào tạo các nhà khoa học đầu ngành, đầu đàn để tạo nguồn nhân lực kế cận; thúc đẩy công bố quốc tế và chuyển giao công nghệ; thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp; nâng cao ranking trong các bảng xếp hạng đại học; phát huy thế mạnh thống nhất và liên thông liên kết trong toàn ĐHQGHN; nâng cao khả năng thực hành, thực tập, thực tế, năng lực ngoại ngữ và các kỹ năng mềm cho sinh viên và qua đó nâng cao chất lượng đào tạo và cơ hội việc làm cho người học.
Nhân dịp 30 năm thành lập ĐHQGHN (1993-2023), nhìn lại một chặng đường.
Chúc ĐHQGHN ngày càng phát triển và hội nhập ngày càng mạnh mẽ với thế giới – được tự chủ cao và mạnh hơn nữa – luôn nhận được sự quan tâm, ủng hộ, tạo điều kiện cao nhất của Đảng, Nhà nước, của Bộ giáo dục Đào tạo và các bộ ngành và toàn xã hội để phát huy tối đa nội lực và thu hút tối đa các nguồn lực, luôn xứng đáng là đầu tàu đổi mới, là đại học hàng đầu, nòng cột trong hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam, đáp ứng mong mỏi của xã hội và nhân dân cả nước.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, ĐHQGHN
Trưởng ban Đào tạo, ĐHQGHN
13 nhà khoa học Việt vào bảng xếp hạng thế giới
Trong số 13 nhà khoa học Việt có mặt trong danh sách xếp hạng của Research.com năm nay, lần đầu tiên có một cá nhân ở lĩnh vực xã hội nhân văn.
Website Research.com hôm 9/3 cập nhật kết quả xếp hạng các nhà khoa học có thành tích xuất sắc trong công bố nghiên cứu. Việc xếp hạng các nhà khoa học hàng đầu trong nghiên cứu được Research.com thực hiện hàng năm, ở 24 lĩnh vực.
Năm nay 13 nhà khoa học Việt Nam đang làm việc trong nước được xếp hạng ở 7 lĩnh vực: Khoa học máy tính, Kỹ thuật và Công nghệ, Khoa học Môi trường, Khoa học Vật liệu, Kỹ thuật cơ khí và Hàng không vũ trụ, Y học cộng đồng và Khoa học xã hội và nhân văn.
Danh sách năm nay tăng thêm 3 (năm 2022 có 10 nhà khoa học) và mở rộng thêm lĩnh vực xếp hạng. Trong số này GS.TS Hoàng Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Y tế công cộng là nhà khoa học đầu tiên ở lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn (thuộc Y tế công cộng) vào bảng xếp hạng.
GS.TS Hoàng Văn Minh có hơn 25 năm kinh nghiệm nghiên cứu khoa học và kinh tế y tế. Ông là chuyên gia về lĩnh vực kinh tế y tế, phương pháp nghiên cứu khoa học và thống kê y học. Ông từng chủ nhiệm hơn 20 dự án nghiên cứu khoa học quốc gia hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu của Mỹ, Anh, Thụy Điển, Thụy Sỹ…
GS Minh công bố hơn 160 bài báo khoa học trên các tạp chí khoa học có phản biện quốc tế trong đó nhiều công trình nghiên cứu đã áp dụng thành công vào thực tế, được Bộ Y tế đánh giá cao về tính hữu dụng cho sự phát triển của ngành.
Lĩnh vực Khoa học máy tính có PGS.TS Lê Hoàng Sơn, Đại học Quốc gia Hà Nội, được biết đến là nhà khoa học trẻ tài năng với những công trình nghiên cứu ứng dụng cao, được các công ty công nghệ trong và ngoài nước đón nhận. Trong số này có nhiều công trình nghiên cứu được ứng dụng ở các nước đi đầu về khoa học công nghệ như Mỹ, Italy, Đức…
PGS Sơn công bố hơn 180 công trình, bài báo trên các tạp chí nước ngoài trong danh mục ISI. Trong bảng xếp hạng này, ông là gương mặt lọt vào top 10.000 nhà khoa học xuất sắc của thế giới 4 năm liên tiếp 2019, 2020, 2021, 2022, đồng thời được gắn huy hiệu “Rising Star” – ngôi sao khoa học đang lên xuất sắc trên thế giới năm 2022.
TS Hoàng Nhật Đức, trường Đại học Duy Tân, công bố hơn 140 công trình, bài báo trên các tạp chí trong và ngoài nước, trong đó nhiều công trình thuộc danh mục ISI. TS Đức nhiều năm liền có mặt trong danh sách top 10.000 nhà khoa học xuất sắc của thế giới năm 2021, 2022. Bảng xếp hạng còn có một người nước ngoài lấy tên địa chỉ trường ĐH Duy Tân.
Lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ tiếp tục ghi danh GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông là một trong những nhà khoa học đầu ngành của Việt Nam trong lĩnh vực Cơ học và vật liệu composite. Ông đã công bố trên 300 công trình khoa học, trong đó có 200 bài trên các tạp chí quốc tế ISI có uy tín. Bốn năm liên tiếp 2019, 2020, 2021 và 2022 ông lọt vào top 100.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới. 3 nhà khoa học nước ngoài khác từ ĐH Tôn Đức Thắng và ĐH Duy Tân cũng có mặt trong xếp hạng lĩnh vực này.
GS Nguyễn Đình Đức là nhà khoa học trong top 100 thế giới trong lĩnh vực Engineering năm ngoái 2022.
Lĩnh vực Khoa học Môi trường có GS.TS Phạm Hùng Việt và PGS.TS Từ Bình Minh, đều từ trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông Việt hiện là Giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ phân tích phục vụ kiểm định môi trường và An toàn thực phẩm, Trưởng nhóm nghiên cứu mạnh. Ông có hơn 100 công trình, bài báo công bố, sở hữu nhiều bằng sáng chế.
PGS.TS Từ Bình Minh là nhà khoa học trong lĩnh vực hóa học. Chỉ trong hai năm 2019, 2020, nhóm nghiên cứu của ông đã công bố trên 20 công trình đăng trên các tạp chí quốc tế thuộc danh mục ISI uy tín, nhiều tạp chí trong số đó thuộc TOP 5% theo lĩnh vực chuyên sâu. Năm 2022, PGS Minh cũng vào top nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới.
Khoa học vật liệu có duy nhất GS Nguyễn Văn Hiếu, trường Đại học Phenikaa góp mặt trong danh sách. GS Hiếu sở hữu 165 công trình công bố trên tạp chí uy tín thuộc danh mục ISI/Scopus, trong đó nhiều bài báo quốc tế giá trị với lượt trích dẫn cao. Ông là gương mặt quen thuộc trong các bảng xếp hạng nhà khoa học có ảnh hưởng thế giới trong nhiều năm và cũng là 1 trong 2 nhà khoa học Việt Nam đứng top đầu trong lĩnh vực Khoa học Vật liệu thế giới. Ông là giáo sư trẻ nhất ngành Vật lý Việt Nam (năm 2015) và sở hữu giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2016.
Kỹ thuật cơ khí và Hàng không vũ trụ có 5 nhà khoa học Việt được vinh danh, gồm: GS.TS Nguyễn Xuân Hùng và TS Phùng Văn Phúc (Đại học Công nghệ TP HCM); PGS Nguyễn Thời Trung (Đại học Văn Lang), PGS Thái Hoàng Chiến (Đại học Tôn Đức Thắng), và PGS Bùi Quốc Tính (Đại học Công nghệ Tokyo, Nhật Bản).
Trong đó, PGS Bùi Quốc Tính là gương mặt mới vào danh sách năm nay. Anh được biết đến là người Việt đầu tiên nhận giải thưởng JACM 2018 của Hiệp hội Cơ học tính toán Nhật Bản, vinh danh nhà khoa học tuổi không quá 40 có nhiều đóng góp và thành tích nghiên cứu xuất sắc. PGS Bùi Quốc Tính là tác giả và đồng tác giả của 117 công trình khoa học đăng trên tạp chí uy tín quốc tế thuộc hệ thống ISI. TS Tính bảo vệ luận án tiến sĩ kỹ thuật tại Đại học Công nghệ Vienna, Áo năm 2009, từng nhiều năm công tác tại Bỉ, Áo, Pháp và Đức. Anh giảng dạy tại Nhật Bản từ năm 2014 và vẫn giữ quốc tịch Việt Nam.
Y học cộng đồng có PGS Trần Xuân Bách, Đại học Y Hà Nội. Anh trở thành Phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam ở tuổi 32 năm 2016. PGS Bách có hơn 300 bài báo trên các tạp chí quốc tế được đánh giá cao về khoa học sức khỏe toàn cầu. Năm 2022, PGS Bách là nhà khoa học của Việt Nam duy nhất có mặt trong top 10 nhà khoa học đầu bảng (xếp hạng 3), được gắn huy hiệu “Rising Star” – ngôi sao khoa học đang lên xuất sắc trên thế giới.
Với đợt xếp hạng lần này, Research.com đã xem xét dữ liệu của 166.880 nhà khoa học có năng suất công bố và trích dẫn hàng đầu thế giới. Vị trí một nhà khoa học trong bảng xếp hạng được đánh giá dựa trên chỉ số D-index, chỉ số đánh giá trên cơ sở các bài báo khoa học và giá trị trích dẫn trong một lĩnh vực cụ thể, tỷ lệ đóng góp trong lĩnh vực nhất định, bên cạnh các giải thưởng và thành tựu của họ.
Research.com cho biết, họ cũng đối chiếu chéo và kiểm định từng nhà khoa học thông qua một số tiêu chí phụ khác như số lượng bài báo tại các tạp chí lớn, kỷ yếu hội nghị để xem xét các đóng góp của họ trong một số chuyên ngành nhất định. Bảng xếp hạng không mang ý nghĩa thước đo thứ hạng/vị trí nhà khoa học, qua đó để thấy tầm ảnh hưởng và đóng góp trong lĩnh vực họ đang theo đuổi.
Research.com là cổng thông tin điện tử dành cho các nhà khoa học thế giới, được điều phối chính bởi GS Imed Bouchrika, một nhà khoa học dữ liệu. Research.com nghiên cứu về các xếp hạng trong cộng đồng học thuật, với nhiều bảng xếp hạng khác nhau như nhà khoa học xuất sắc, hội nghị, tạp chí tốt nhất và trường đại học hàng đầu.
GS Nguyễn Đình Đức đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì
Ngày 11/01/2023, ĐHQGHN đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai kế hoạch nhiệm vụ năm 2023 để đánh giá những kết quả, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện kế hoạch năm vừa qua.
Trong khuôn khổ hội nghị, Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân đã thừa ủy quyền của Chủ tịch nước trao Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba và danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2021, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo của ĐHQGHN đã được trao Huân chương Lao động hạng nhì. Đây là minh chứng cho sự tận tâm, nỗ lực và đóng góp của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức trong việc đào tạo và bồi dưỡng nhiều thế hệ sinh viên, học viên, NCS. GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cũng là một trong những nhà khoa học Việt được vinh danh trên thế giới với những nghiên cứu có tính cải tiến và sáng tạo. Huân chương này là sự ghi nhận cho những đóng góp của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức trong giai đoạn qua.
GS Nguyễn Đình Đức: Tạo đà, tạo sức bật để giáo dục đại học bứt phá
GD&TĐ – Năm 2023 là năm có ý nghĩa hết sức quan trọng – là năm bản lề trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược của giai đoạn 5 năm 2020-2025.
Việt Nam đang chuyển mình và đổi mới mạnh mẽ với thế và lực ngày càng lớn mạnh trên trường quốc tế, trong đó có giáo dục đại học. Báo GD&TĐ phỏng vấn GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo – Đại học Quốc gia Hà Nội về những nỗ lực của giáo dục đại học (GDĐH) Việt Nam vươn ra biển lớn.
Bước tạo đà
Giáo dục đại học có vai trò then chốt trong việc đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, chất lượng cao cho đất nước. Xin giáo sư cho biết vấn đề đặt ra đối với GDĐH Việt Nam?
Trước hết là vấn đề chất lượng: Giáo dục, trong đó có giáo dục đại học phải luôn lấy chất lượng làm yếu tố then chốt nhất. Mà trong yếu tố chất lượng thì chất lượng đội ngũ là yếu tố quan trọng nhất. Do đó vấn đề đặt ra với các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam trước hết phải đặc biệt quan tâm và chú trọng tới việc xây dựng đội ngũ và phát triển tiềm lực KHCN.
Chúng ta cũng cần tiếp tục đẩy nhanh, mạnh hơn nữa tiến độ kiểm định chất lượng các chương trình đào tạo, đẩy nhanh quá trình hội nhập với các chuẩn mực và trình độ quốc tế. Để có nguồn lực cho sự phát triển, năm 2023, các cơ sở GDĐH cần hoàn thành sớm việc xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật cho tất cả các chương trình đào tạo, đồng thời đẩy nhanh tự chủ đại học.
Bên cạnh đó, như các bạn đã biết, Luật GDĐH ban hành từ 2012, sửa đổi cuối năm 2018 đã có rất nhiều điểm tích cực và đột phá, tuy nhiên trong quá trình triển khai trên thực tế đã bộc lộ còn có những điểm chưa thật sự phù hợp (như mô hình và vai trò Hội đồng trường trong các trường đại học công lập).
Chúng ta cũng cần phải thấy rằng tư duy và triết lý về đại học – trường đại học. Trong đó vai trò dẫn dắt của 2 đại học quốc gia và các đại học nghiên cứu là ý nghĩa. Hoặc hiện nay, chứng nhận kiểm định chất lượng các chương trình đào tạo được xem như căn cứ duy nhất để xác định mức thu học phí,…) và vì vậy cần tiếp tục hoàn thiện, sửa đổi trong thời gian tới.
Vậy theo giáo sư, mô hình và xu thế phát triển của các trường đại học trong tương lai nên thế nào?
Song hành với hoạt động đào tạo, mô hình và xu thế phát triển của một trường đại học trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ có 3 trụ cột chính quan trọng nhất là: Nghiên cứu (để chiếm lĩnh đỉnh cao của khoa học và tri thức) – Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số.
Đây là những định hướng quan trọng để các cơ sở giáo dục đại học bám sát xây dựng định hướng cho chiến lược phát triển của mình trong quá trình hội nhập quốc tế, trong bối cảnh CMCN 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay.
Bứt phá
Từ thực tế GDĐH Việt Nam năm vừa qua, GS có tin rằng các trường đại học sẽ phát huy thế mạnh và mang lại những luồng gió mới, nguồn lực mới, điểm đến cho những nhà khoa học nhiều hoài bão và tài năng như mong muốn?
Tự chủ đại học và những chính sách cởi mở và đổi mới của Đảng và Nhà nước ta những năm gần đây, cũng như sự hội nhập mạnh mẽ với các chuẩn mực và trình độ quốc tế chính trong giáo dục đại học là những luồng gió mới, là cơ sở để đem lại những nguồn lực mới cho sự phát triển.
Thực tế cho thấy kể từ khi thực hiện tự chủ đại học, các trường đại học đã nhanh chóng thu hút được nhiều nguồn lực trong và ngoài nước hơn cho sự phát triển. Trường nào tự chủ càng nhanh thì càng có điều kiện để thu hút được nhiều nhà khoa học tài năng trong và ngoài nước đến làm việc. Và từ đó nhà trường mạnh hơn, đóng góp ngày càng nhanh và nhiều hơn, tốt hơn cho tiềm lực KHCN của nước nhà.
Với chế độ đãi ngộ khá tốt, môi trường làm việc thuận lợi trong các nhóm nghiên cứu mạnh, hiện nay, một số trường đại học lớn, có uy tín của Việt Nam như 2 ĐHQG, ĐH Bách Khoa Hà Nội và một số trường đại học khác của Việt Nam thực sự đã là địa chỉ tin cậy thu hút ngày càng nhiều nhà khoa học tài năng trong và ngoài nước đến làm việc.
Vậy năm 2023 này, GS có kỳ vọng giáo dục đại học Việt Nam sẽ tiếp tục có những bước phát triển đột phá và ngoạn mục về chất lượng theo yêu cầu đổi mới đặt ra?
Giáo dục đại học Việt Nam trong những năm gần đây luôn có những bước phát triển nhanh và mạnh theo từng năm trên nhiều lĩnh vực.
Một ví dụ, theo công bố trên tạp chí PLoS Biology của Hoa Kỳ công bố năm 2022, có 34 nhà khoa học cơ hữu trong nước lọt vào bảng xếp hạng top 100.000 nhà khoa học có trích dẫn ảnh hưởng nhất thế giới. Đối chiếu lại các số liệu từng năm, chúng ta thấy năm 2022 tăng thêm 6 người so với năm 2021, và năm 2021 lại tăng hơn 6 người so với năm 2020.
Với các lĩnh vực của ĐHQGHN, nếu như năm 2021 chỉ có 5 lĩnh vực trong top 500 trong bảng xếp hạng QS thế giới, thì năm 2022, đã có 6 lĩnh vực lọt top xếp hạng 500. Toán học và Vật lý từ 500 tăng hạng lên 400 trong năm 2022. Và lần đầu tiên, trong năm 2022, lĩnh vực Engineering đã xếp hạng 386 thế giới.
Với đà như vậy, tôi kỳ vọng, và rất tin tưởng giáo dục đại học Việt Nam sẽ có những bước phát triển đột phá mạnh mẽ trong năm 2023 và những năm tới.
Để GDĐH đóng góp ngày càng to lớn và thiết thực vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đồng thời hội nhập ngày càng nhanh và mạnh mẽ với các chuẩn mực và trình độ quốc tế, theo ông các cấp quản lý cần có sự điểu chỉnh thế nào?
Giáo dục đại học đào tạo nguồn nhân lực từ trình độ cử nhân đến tiến sỹ, và cả bậc sau tiến sỹ. Các trường đại học chính là nơi đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao và tinh hoa nhất cho đất nước.
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, số bài báo quốc tế ISI/Scopus của Việt nam trong năm 2022 là 17625 bài, trong số đó các công bố của các trường đại học đã chiếm đến 90%.
Từ kinh nghiệm của Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, Ấn Độ cho thấy: giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực và tiềm lực KHCN chính là chìa khóa, là chiếc đũa thần để đưa dân tộc ta nắm bắt những vận hội và bứt phá vươn lên, sánh vai với các nước năm châu.
Để GDĐH tiếp tục phát triển mạnh mẽ xứng đáng với kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, đáp ứng yêu cầu phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh CMCN 4.0 (trên thế giới, Nhật Bản còn đề ra mục tiêu và đang triển khai xây dựng Xã hội 5.0), theo tôi, có một số điểm các cấp quản lý cần đặc biệt chú trọng quan tâm triển khai thực hiện trong thời gian tới.
Trước hết, các cấp quản lý cần đẩy nhanh hơn nữa quá trình và hoàn thiện mô hình tự chủ đại học, đi đôi với rà soát các điều kiện đảm bảo chất lượng của các chương trình đào tạo trong các trường. Không thực hiện tốt tự chủ đại học, không có động lực và nguồn lực cho sự phát triển các trường đại học.
Cần đẩy nhanh quá trình thực hiện Đề án quốc tế hóa giáo dục đại học Việt Nam, chuẩn hóa các chương trình đào tạo theo khung tham chiếu năng lực khu vực và quốc tế.
Từng cơ sở giáo dục đại học cần chủ động rà soát hoạt động quản trị đại học, đẩy mạnh chuyển đổi số và tin học hóa quy trình quản lý trong các trường đại học cũng như áp dụng các công nghệ giảng dạy mới, tiên tiến trong tổ chức đào tạo.
Và cuối cùng, như tôi đã phân tích ở trên, vẫn phải nghiên cứu và tiếp tục sửa đổi Luật GDĐH. Với những giải pháp then chốt chủ yếu như vậy, nếu thực hiện tốt, tôi tin là trong thời gian tới sẽ tạo nên những bước phát triển đột phá trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.
Các bộ ngành cũng như các trường đại học cần nhanh chóng triển khai thực hiện Nghị định 109/NĐ-CP của Chính Phủ mới ban hành ngày 30/12/2022 về Hoạt động KHCN trong các trường đại học, trong đó chú trọng đầu tư mạnh mẽ cho hoạt động KHCN và các nhóm nghiên cứu mạnh tầm quốc gia, quốc tế đi đôi với tăng đầu tư trực tiếp cho con người, thu hút nhân tài để thúc đẩy mạnh mẽ và tạo ra những đột phá trong hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo của Việt Nam trong quá trình vươn ra biển lớn. – GS.TSKH Nguyễn Đình Đức
Xin cám ơn Giáo sư!
GS Nguyễn Đình Đức nhận Giải thưởng IMG – Vì sự nghiệp giáo dục trị giá 300 triệu đồng
Ngày 11/01/2023, trong khuôn khổ Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã trao Giải thưởng Nhà giáo của năm và các giải thưởng về đổi mới giảng dạy tại ĐHQGHN, Giải thưởng IMG – Vì sự nghiệp giáo dục do Công ty Cổ phần Đầu tư IMG tài trợ.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Trưởng ban Đào tạo ĐHQGHN và TS Ma Thị Châu – Giảng viên Trường Đại học Công nghệ.
Trong số 10 nhà giáo được nhận Giải thưởng Nhà giáo của năm, ĐHQGHN đã tiến hành lựa chọn và trao Giải thưởng IMG – Vì sự nghiệp giáo dục cho 2 cá nhân (GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Trưởng ban Đào tạo ĐHQGHN giành giải Nhất trị giá 300 triệu đồng và TS Ma Thị Châu – Giảng viên Trường Đại học Công nghệ giành giải Nhì trị giá 100 triệu đồng).
Quy chế Giải thưởng Nhà giáo của năm và các giải thưởng về đổi mới giảng dạy tại ĐHQGHN được ban hành kèm theo quyết định số 3645/QĐ-ĐHQGHN ngày 21/10/2022 làm cơ sở cho việc tổ chức xét chọn các danh hiệu và ghi nhận những đóng góp nổi bật của các nhà giáo đối với hoạt động giáo dục tại ĐHQGHN. Năm 2022, ĐHQGHN đã bình xét và lựa chọn được 10 nhà giáo đạt danh hiệu Nhà giáo ĐHQGHN của năm, bao gồm: (1) GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Trưởng ban Đào tạo, ĐHQGHN; (2) GS.TS Nguyễn Ngọc Minh – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên; (3) PGS.TS Nguyễn Mạnh Khải – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên; (4) PGS.TS Vũ Trọng Lưỡng – Trường Đại học Giáo dục; (5) PGS.TS Nguyễn Thị Xuân Sơn – Trường Đại học Luật; (6) PGS.TS Nguyễn An Thịnh – Trường Đại học Kinh tế; (7) PGS.TS Lưu Quốc Đạt – Trường Đại học Kinh tế; (8) TS Nguyễn Đình Lâm – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; (9) TS Ma Thị Châu – Trường Đại học Công nghệ; (10) TS Chu Đình Tới – Trường Quốc tế.
Song Minh
Prof. Nguyen Dinh Duc, Director of Civil Engineering program, continued to be one of 10,000 most-cited researchers globally
We are pleased to announce that a distinguished member of VJU, Professor, Doctor of Science Nguyen Dinh Duc, the director of Civil Engineering program (undergraduate and graduate level) has been named in the 2022 List of the World’s Top 100,000 Scientists with the most citation and this is the fourth consecutive year, he is named in this list. In 2022, Prof. Nguyen Dinh Duc ranked the 7454th in the top 10,000 and the 94th in the field of Engineering.
There is also Associate Professor Le Hoang Son from Vietnam National University, Hanoi who ranked the 5816th in the top 10,000 and the 222nd in the field of Information & Communication Technologies, included in the list.
There are many new faces in the list such as Assoc.Prof.Dr. Tran Quang Trung (VNU-HCM, ranked 47,614), Dr. Dao Van Duong (Phenikaa University, 61,711th , Dr. Vuong Quan Hoang Phenikaa University, 61,452nd), Dr. Chu Dinh Toi (International School, VNU-HN 66,906th).
This list was compiled by Professor John Ioannidis of Stanford University, USA, in collaboration with Elsevier BV. This ranking, widely regarded as the most prestigious global ranking of researchers, is based on bibliometric data from the Scopus database. The authors have created a publicly available database of top-cited scientists that provides standardized information on citations, h-index, co-authorship adjusted hm-index, citations to papers in different authorship positions and a composite indicator (c-score). Separate data are shown for career-long and, separately, for single recent year impact. Metrics with and without self-citations and ratio of citations to citing papers are given. Scientists are classified into 22 scientific fields and 176 sub-fields. Field- and subfield-specific percentiles are also provided for all scientists with at least 5 papers. Career-long data are updated to end-of-2021 and single recent year data pertain to citations received during calendar year 2021. The selection is based on the top 100,000 scientists by c-score (with and without self-citations) or a percentile rank of 2% or above in the sub-field, updated to end of citation year 2021. This work uses Scopus data provided by Elsevier through ICSR Lab (https://www.elsevier.com/icsr/icsrlab).
Source: Elsevier
Những nhà khoa học Việt được vinh danh trên thế giới năm 2022
Các giải thưởng thế giới ghi danh tên tuổi nhà khoa học Việt Nam vì nghiên cứu có tầm ảnh hưởng, được trích dẫn nhiều và đóng góp trong lĩnh vực họ đang theo đuổi.
35 người Việt vào top nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới
Năm 2022 số nhà khoa học Việt trong lọt danh sách “100.000 nhà khoa học có tầm ảnh hưởng” là 35, tăng 6 người so với năm trước đó. Họ được lựa chọn dựa trên nhiều chỉ số, trong đó có tổng số trích dẫn nghiên cứu. Bảng xếp hạng được đưa ra bởi nhóm nhà khoa học của GS John P.A. Ioannidis thuộc Đại học Stanford (Mỹ), được xây dựng trên căn cứ khai thác cơ sở dữ liệu Scopus.
Trong top 10.000 nhà khoa học hàng đầu thế giới, Việt Nam có 2 nhà khoa học là PGS.TS Lê Hoàng Sơn và GS.TSKH Nguyễn Đình Đức (Đại học Quốc gia Hà Nội). Hai người này đều lọt vào top 4 năm liên tiếp 2019, 2020, 2021 và 2022. Trong 3 năm liên tiếp, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức lọp top 100 thế giới – và năm 2022 GS Đức đứng thứ 94 thế giới trong lĩnh vực Engineering.
Danh sách năm nay có thêm nhiều gương mặt mới, như PGS. TS Trần Quang Trung (Đại học Quốc gia TP HCM, xếp hạng 47.614), TS Đào Văn Dương (Đại học Phenikaa, xếp hạng 61.711), TS Vương Quân Hoàng (Đại học Phenikaa, xếp hạng 61.452), TS Chu Đình Tới (Trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, xếp hạng 66.906).
Ba nhà khoa học vinh danh “ngôi sao khoa học đang lên xuất sắc thế giới”
Tháng 11/2022 Website Research.com, cổng thông tin điện tử uy tín dành cho các nhà khoa học thế giới đã công bố kết quả xếp hạng các nhà khoa học có thành tích xuất sắc trong công bố khoa học.
Trong danh sách “Rising Star”, dành cho nhà khoa học có thành tích xuất sắc trong công bố khoa học có tên PGS Trần Xuân Bách, PGS.TS Lê Hoàng Sơn và TS Phùng Văn Phúc. Đây là lần đầu tiên bảng xếp hạng “Best Rising Stars of Science in the World” được công bố.
Trong đó, PGS Trần Xuân Bách, Đại học Y Hà Nội, là nhà khoa học của Việt Nam duy nhất có mặt trong top 10 nhà khoa học đầu bảng (xếp hạng 3), lĩnh vực Y học cộng đồng. Trần Xuân Bách trở thành Phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam ở tuổi 32 năm 2016. Ông có hơn 300 bài báo trên các tạp chí quốc tế được đánh giá cao về khoa học sức khỏe toàn cầu.
PGS.TS Lê Hoàng Sơn, Đại học Quốc gia Hà Nội, xếp hạng 190, được biết đến là nhà khoa học trẻ tài năng lĩnh vực khoa học máy tính với những công trình nghiên cứu ứng dụng cao, được các công ty công nghệ trong và ngoài nước đón nhận. Nhiều nghiên cứu ứng dụng thực tế như hệ thống 3D GIS trong thiết kế hạ tầng mạng viễn thông, xây dựng ứng dụng hiến máu trên Android, ứng dụng quản lí địa chính… Đặc biệt, có đến hơn nửa công trình nghiên cứu của ông được ứng dụng ở các nước đi đầu về khoa học công nghệ như Mỹ, Italy, Đức… PGS Sơn công bố hơn 180 công trình, bài báo trên các tạp chí nước ngoài trong danh mục ISI. Ông còn là gương mặt lọt vào top 10.000 nhà khoa học xuất sắc của thế giới trong 4 năm liên tiếp 2019, 2020, 2021, 2022.
TS Phùng Văn Phúc, Đại học Công nghệ TP HCM, xếp hạng 958, lĩnh vực Kỹ thuật cơ khí và Hàng không vũ trụ. PGS Phúc là nhà khoa học Việt quen thuộc trong các bảng xếp hạng thế giới, ông có 4 năm liền vào danh sách 100.000 nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới.
Nhà khoa học trẻ tài năng thế giới được UNESCO vinh danh
PGS.TS Hồ Thị Thanh Vân (42 tuổi) cùng với 14 nhà khoa học nữ trẻ xuất sắc đại diện cho 5 châu lục được nhận giải thưởng Nhà khoa học trẻ tài năng thế giới năm 2022. Giải thưởng danh giá này nằm trong khuôn khổ chương trình Vì sự phát triển của phụ nữ trong khoa học, do Quỹ L’Oréal và UNESCO khởi xướng, vinh danh các nhà khoa học nữ trong các lĩnh vực Khoa học sự sống, môi trường, vật lý, toán học và khoa học máy tính.
PGS Vân có những đóng góp xuất sắc trong lĩnh vực pin nhiên liệu. Công trình của PGS Vân đã thay thế bạch kim trong pin nhiên liệu, giúp giảm giá thành mà pin có độ bền cao hơn. Nghiên cứu được đánh giá là giúp tối ưu hóa hoạt động của pin nhiên liệu để cải thiện hiệu suất và cho phép sản xuất năng lượng hydro bền vững, tránh việc đốt nhiên liệu hóa thạch và giảm lượng khí thải carbon.
Chị công bố 90 bài báo trên các tạp chí trong và ngoài nước, đạt nhiều giải thưởng khoa học công nghệ quốc gia và quốc tế uy tín. Năm 2019, PGS Vân được nhận giải Nhà khoa học nữ xuất sắc Việt Nam 2019. Năm 2020, chị lọt vào top 23/100 nhà khoa học tiêu biểu Châu Á do tạp chí Asian Scientist bình chọn. Hiện chị đảm nhiệm vị trí giảng viên, Trưởng phòng khoa học công nghệ và Quan hệ đối ngoại, Đại học Tài nguyên và môi trường TP HCM.
Người Việt duy nhất nhận Giải thưởng Hiệp hội Hàng không Hoàng gia Anh
TS Nguyễn Huyền Đức (27 tuổi), Đại học Bristol (Anh), là một trong 10 nhân vật được vinh danh ở hạng mục Young Persons’ Achievement Award – giải thưởng thành tựu dành cho gương mặt trẻ – có đóng góp đặc biệt trong lĩnh vực hàng không vũ trụ 2022. TS Đức là người Việt duy nhất được vinh danh trong danh sách này.
TS Đức nhận bằng MEng (bằng kỹ thuật) năm 2019 và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ kỹ thuật hàng không vũ trụ tại Đại học Bristol hồi năm 2021. Anh tiếp tục đảm nhiệm vai trò nghiên cứu, giảng dạy tại trường cho đến nay và công bố 8 bài báo trên tạp chí khoa học thuộc nhóm Q1 (đều là tác giả đứng đầu) và 10 báo cáo hội nghị.
Hướng nghiên cứu chính của TS Đức là động lực học máy bay và điều khiển tự động trong sản xuất vật liệu tổng hợp sử dụng trong ngành hàng không vũ trụ. Anh đặc biệt quan tâm đến phương pháp phân nhánh và ứng dụng hệ thống động lực giải quyết các vấn đề hàng không vũ trụ.
Giáo sư Việt được Hiệp hội Hoá học Hàng gia Anh vinh danh
GS Nguyễn Thị Kim Thanh, Đại học College London (UCL) là một trong ba nhà khoa học giành giải thưởng Interdisciplinary Prize 2022, ghi nhận những đóng góp xuất sắc trong nghiên cứu và đổi mới sáng tạo. Bà có những đóng góp liên ngành trong nghiên cứu cơ bản về tổng hợp hóa học, vật liệu nano từ tính và plasmonic cho các ứng dụng y sinh. Những nghiên cứu này có thể mang lại lợi ích trực tiếp trong nâng cao tuổi thọ của bệnh nhân ung thư.
GS Kim Thanh tốt nghiệp chuyên ngành hóa học tại ĐHQG Hà Nội năm 1992. Bà được bổ nhiệm làm giáo sư tại Đại học College London (UCL) từ năm 2013 và dẫn đầu nhóm nghiên cứu liên ngành tiên tiến về thiết kế và tổng hợp vật liệu nano cho ứng dụng y sinh. Năm 2019, GS Thanh nhận huy chương Rosalind Franklin cho những thành tựu có tầm ảnh hưởng lớn về nghiên cứu ứng dụng vật liệu nano trong y sinh.
Như Quỳnh
Nên phát triển “trường đại học” đa ngành, đa lĩnh vực một cách thực chất thay vì phát triển “đại học”
Với hoàn cảnh đội ngũ, cơ sở vật chất và tiềm lực khoa học công nghệ của Việt Nam như hiện nay thì không nên thành lập thêm nhiều đại học mà hãy phát triển thành các trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực một cách thực chất và hiệu quả, đẩy mạnh tự chủ đại học để giáo dục đại học Việt Nam nhanh chóng hội nhập với chuẩn mực và trình độ, chất lượng quốc tế…
Vừa qua, dư luận xã hội rộ lên và xôn xao về việc “trường Đại học Bách Khoa Hà Nội” nâng cấp và đổi tên thành “Đại học Bách Khoa Hà Nội”. Là người gắn bó nhiều năm và trưởng thành từ Đại học Quốc gia Hà Nội, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức có những chia sẻ về mô hình này.
Mong tiếp tục đổi mới Luật Giáo dục đại học
Năm 1993, từ tâm huyết và tầm nhìn xa trông rộng của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và chủ trương cũng như quyết tâm của Bộ chính trị, Đại học Quốc gia Hà Nội được thành lập với mục tiêu thành một Đại học có quyền tự chủ cao nhất, đa ngành, đa lĩnh vực, có sứ mệnh làm nòng cột, tiên phong và đầu tàu đổi mới trong hệ thống giáo dục đại học của nước nhà.
Đại học Quốc gia Hà nội (ĐHQGHN) được thành lập trên cơ sở từ trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội (ban đầu có cả trường Đại học Sư phạm Hà Nội nhưng sau đó đã lại tách ra). ĐHQGHN là Vietnam National University Hanoi, và các trường thành viên là các College. Giám đốc được quy định dịch ra tiếng Anh là President, hiệu trưởng các trường thành viên quy định dịch ra tiếng Anh là Rector.
Lưu ý là ĐHQGHN và Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh (ĐHQG TPHCM) vận hành theo mô hình khác nhau. ĐHQG TPHCM theo mô hình tổ hợp một cách cơ học các trường đại học thành viên gộp lại mà thành. ĐHQGHN có sự cơ cấu lại, sử dụng chung nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, với cơ chế liên thông liên kết giữa các đơn vị, mô hình a +b (một trường này tồn tại và phát triển có sự đóng góp liên thông và hỗ trợ của các trường khác), và nhờ vận hành theo mô hình “one VNU” này, ĐHQGHN đã phát huy được sức mạnh của các đơn vị thành viên, phát triển mạnh mẽ như hiện nay.
Đặc biệt bên cạnh các ngành khoa học cơ bản, lĩnh vực kỹ thuật công nghệ và y dược của ĐHQGHN đã được xây dựng, khẳng định và phát triển vượt bậc. Năm 2022, lĩnh vực Kỹ thuật Công nghệ của ĐHQGHN đã vươn lên xếp hạng thứ 386 thế giới trong bảng xếp hạng QS.
Năm 2012, Luật giáo dục Đại học (GDĐH) ra đời. Một điểm mới là lần đầu tiên đã đưa khái niệm Đại học Quốc Gia và Đại học vùng vào Luật – được quy định là để các đại học này thực hiện sứ mệnh của quốc gia và của vùng.
Quy chế tổ chức hoạt động của Đại học Quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quy định. Còn quy chế tổ chức và hoạt động của các Đại học vùng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Riêng về vai trò, sứ mệnh và vị trí của 2 Đại học Quốc gia còn được ghi nhận thành hẳn 1 Điều trong Luật.
Nhưng trong Luật GDĐH 2012 cũng lần đầu tiên quy định rằng trong Đại học có các trường đại học thành viên. Cả Đại học và trường đại học đều do Thủ tướng ký quyết định thành lập.
Từ đó, chính thức ở nước ta có mô hình được nước ngoài hiểu nôm na là “trường đại học trong trường đại học”. Giám đốc Đại học là President. Hiệu trưởng các trường thành viên cũng thành President. Và đã có lần trong Hội nghị quốc tế, Phó Giám đốc ĐHQG là Vice-President được Ban tổ chức xếp ngồi hang dưới các Hiệu trưởng – President.
Luật GDĐH 2018 lại “mạnh dạn” đổi mới hơn nữa. Ngoài khái niệm Đại học Quốc gia và các Đại học vùng, còn đưa vào Luật việc có thể thành lập thêm nhiều Đại học khác (nếu đáp ứng một số điều kiện).
Theo Luật là trường đại học là cơ sở giáo dục đại học có nhiều ngành, còn đại học là có nhiều lĩnh vực. Riêng định nghĩa này cũng đã là việc phải bàn lại. Vì như trường Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây, bao gồm nhiều khoa, với các lĩnh vực Khoa học Tự nhiên, Xã hội Nhân văn, Kinh tế, Luật – đâu cần có nhiều trường thành viên – rõ ràng đã là một Đại học.
Và hệ quả là, từ Luật GDĐH sửa đổi 2018, mới đây trường Đại học Bách khoa Hà Nội trở thành Đại học Bách khoa Hà Nội. Và một số trường đại học khác cũng hăng hái tuyên bố tiếp tục sẽ trở thành các Đại học. Với những người quản lý giáo dục thì hiểu sự khác nhau giữa Đại học và trường đại học, còn tuyệt đại đa số xã hội thấy bất ngờ và ngạc nhiên.
Mâu thuẫn sẽ tồn tại trong sự thống nhất
Từ trước đến nay, khái niệm trường đại học và Đại học được nhân dân và ngôn ngữ tiếng Việt đã hiểu và đồng hóa làm một, ở một khía cạnh nào đó, đều là “trường đại học” cả. Diễn đạt trong Luật tưởng như rành mạch về định nghĩa, nhưng lại sử dụng từ trùng lặp đã có trước đó và tồn tại hiện hữu trong dân gian, gây ra sự khó hiểu trong xã hội và Luật rõ ràng chưa tính đến điều này.
Hơn nữa, một điểm mới trong Luật 2018 là đưa vào khái niệm Tự chủ đại học. Và đối chiếu với các quy định để tự chủ như hiện nay, thì các trường đại học thành viên dễ thành cơ sở giáo dục đại học tự chủ hơn là đại học – và khi đó sẽ có nhiều quyền hơn cả đại học.
Nếu không cẩn thận, mâu thuẫn sẽ tồn tại trong sự thống nhất. Tự chủ các trường thành viên càng mạnh thì mâu thuẫn này càng lớn. Các đại học, trong đó kể cả 2 Đại học Quốc gia, nếu không tập hợp và tập trung được lực lượng để chỉ đạo điều hành thống nhất, sẽ không còn sức mạnh tập trung.
Với mô hình đại học 2 cấp, cái rất cần thiết là tăng quyền tự chủ mạnh hơn nữa cho Đại học. Việc áp dụng các mô hình và kinh nghiệm của nước ngoài là cần thiết, nhưng không có nghĩa ở nước ngoài có là áp dụng ngay ở Việt Nam. Cần có nghiên cứu, đánh giá sự phù hợp và hiệu quả, có cơ sở khoa học, và nhất và cơ sở thực tiễn.
Chỉ 2 điều trên đây, đủ thấy giáo dục đại học của chúng ta đã có biết bao nỗ lực để đổi mới, và đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng vẫn còn vô cùng lúng túng, đôi khi thiếu thực tiễn và thiếu tư duy hệ thống.
Nếu cứ để như thế này sẽ chỉ thấy có thêm nhiều “đại học”, thêm nhiều “trường đại học” mới, và kéo theo sẽ có thêm nhiều vị có chức danh Giám đốc đại học, Hiệu trưởng các trường đại học – nhưng giáo dục đại học của chúng ta vẫn không tiến lên phía trước.
Năm 2022, không có đại học lớn nào của Việt Nam tăng hạng. Thậm chí một số đại học lớn đã bắt đầu tụt hạng.
Cho nên việc Đại học Bách Khoa Hà Nội vừa rồi tuyên bố không thành lập các trường đại học thành viên là một quyết định khôn ngoan và sáng suốt.
Xem ra mô hình ban đầu như các bậc tiền bối thành lập Đại học Quốc Gia: University và các College là chuẩn nhất và có tính hệ thống, phù hợp nhất.
Với hoàn cảnh đội ngũ, cơ sở vật chất và tiềm lực KHCN của Việt Nam như hiện nay, cá nhân tôi không ủng hộ và cổ súy cho việc thành lập thêm nhiều đại học. Mà hãy phát triển thành các trường đại học đa ngành đa lĩnh vực một cách thực chất và hiệu quả, đẩy mạnh tự chủ đại học để giáo dục đại học Việt Nam nhanh chóng hội nhập với chuẩn mực và trình độ, chất lượng quốc tế – đây mới là triết lý bất di bất dịch và là những nội dung cấp thiết nhất của đổi mới giáo dục đại học hiện nay.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Đại học Quốc Gia Hà Nội
Mở rộng cơ hội nghề nghiệp tại Nhật Bản cho sinh viên Khoa Công nghệ Xây dựng – Giao thông
Ngày 09/12/2022, Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội đã có buổi tiếp và làm việc với đoàn Công ty Shiohama Kogyo (Nhật Bản) gồm ông Matsutani Shinichiro – Giám đốc điều hành; ông Kitabata Koudai – Phụ trách Bộ phận phát triển nhân lực và ông Hamada Hiroshi – Giám đốc Công ty TNHH Mrs System (Nhật Bản).
Tham dự tiếp đoàn có GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Trưởng ban Đào tạo ĐHQGHN; TS. Nguyễn Ngọc An – Phó trưởng phòng KHCN&HTPT cùng cán bộ khoa Công nghệ Xây dựng – Giao thông.
Công ty Shiohama Kogyo, trụ sở chính ở Tokyo (Nhật Bản) với vai trò hỗ trợ, cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực công trình xây dựng. Công ty tập trung chủ yếu xây dựng, thiết kế các loại kho bãi trong chuỗi cung ứng, ngoài ra công ty cũng tham gia cải tạo, sửa chữa các công trình xây dựng khác như cầu đường, đường hầm, nút cắt giao thông trên đường cao tốc.
Tại buổi làm việc, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức gửi lời cảm ơn đến công ty khi chọn Khoa Công nghệ Xây dựng – Giao thông và Trường ĐH Công nghệ là một trong những đối tác hợp tác tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp làm việc tại Nhật Bản. Sinh viên Khoa với những thế mạnh về các lĩnh vực đào tạo và nền tảng kiến thức công nghệ thông tin, toán học, xây dựng nên được đánh giá cao khi thực tập tại các công ty về lĩnh vực xây dựng giao thông. Đồng thời, Khoa còn hợp tác triển khai các hướng nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực xây dựng – giao thông với Viện Khoa học công nghệ xây dựng Việt Nam; Tổng Công ty CONICO; FACON; Tập đoàn Trường Thành, Đèo Cả, Công ty Shimizu (Nhật Bản),…
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức phát biểu tại buổi làm việc
Ông Matsutani Shinichiro đã đề xuất những hướng hợp tác với Khoa trong lĩnh vực đào tạo và tuyển dụng. Đặc biệt, hai bên sẽ tiến tới ký kết hợp tác trong lĩnh vực tuyển dụng sinh viên làm việc tại Nhật Bản.
Hợp tác đào tạo, tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp đang là một trong những hướng đi chiến lược của Trường ĐH Công nghệ với các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm đảm bảo đầu ra và tìm kiếm các cơ hội tốt nhất cho sinh viên. Sau đề xuất của Công ty, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức mong muốn Khoa sẽ có thêm sự hỗ trợ của Công ty trong công tác xây dựng chương trình đào tạo, học bổng, giảng dạy cho sinh viên Khoa để tiến tới hợp tác lâu dài.
Trong khuôn khổ chuyến làm việc này, đoàn công tác đã có dịp được gặp gỡ và tham dự buổi bảo vệ tốt nghiệp của Khoa Công nghệ Xây dựng – Giao thông. Sau khi tham dự, đoàn công tác đánh giá cao đề tài, hướng nghiên cứu của sinh viên và tin tưởng rằng sự hợp tác trong tuyển dụng giữa Nhà trường với Công ty sẽ là tiền đề cho những hợp tác chất lượng trong tương lai.
Đoàn công tác đã có dịp được gặp gỡ và tham dự buổi bảo vệ tốt nghiệp của Khoa Công nghệ Xây dựng – Giao thông
(UET-News)
Trường Đại học Công nghệ – ĐHQGHN thành lập Khoa Công nghệ Xây dựng – Giao thông
Ngày 02/12/2022, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ đã ký quyết định số 1204/QĐ-TCCB về việc thành lập Khoa Công nghệ Xây dựng – Giao thông trực thuộc Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Khoa Công nghệ Xây dựng – Giao thông được thành lập trên cơ sở nâng cấp từ Bộ môn Công nghệ Xây dựng – Giao thông được thành lập vào năm 2018 theo sáng kiến và đề xuất của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức. Trước đó vào năm 2017, Nhà trường đã bắt đầu tuyển sinh và đào tạo ngành kỹ sư Công nghệ kỹ thuật – xây dựng. Trải qua 5 năm xây dựng, Bộ môn đã phát triển về chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Về công tác đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh khóa I từ 60 sinh viên tăng lên 120 sinh viên, quy mô đào tạo hiện nay hơn 450 sinh viên, hoàn chỉnh các bậc đào tạo từ kỹ sư đến thạc sỹ và tiến sỹ. Điểm đầu vào ngành kỹ thuật xây dựng của Bộ môn luôn có điểm trúng tuyển cao nhất cả nước trong khối ngành xây dựng – giao thông. Đội ngũ cán bộ giảng viên có trình độ cao với tỷ lệ công bố quốc tế ISI/scopus đạt trung bình 2 bài/1 giảng viên/năm. Phát huy thế mạnh của Trường ĐH Công nghệ về công nghệ thông tin, điện tử – vi cơ điện tử, cơ học kỹ thuật, từ những ngày đầu thành lập, Bộ môn đã xây dựng và cập nhật những môn học hiện đại như công nghệ mới trong xây dựng – giao thông, thiết kế hệ thống, phát triển bền vững,… gần đây nhất là Bộ môn đã bổ sung thêm các môn học như: các công nghệ xây dựng hiện đại, BIM, trí tuệ nhân tạo trong Xây dựng Giao thông, phát triển bền vững,… góp phần tạo đà và nền tảng thành lập Khoa Công nghệ Xây dựng – Giao thông có đặc sắc như hiện nay.
Lãnh đạo ĐHQGHN, lãnh đạo Trường ĐH Công nghệ và GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức tại lễ trao Quyết định thành lập Bộ môn năm 2018
Với những môn học hiện đại, nghiên cứu khoa học chất lượng, Bộ môn đã tăng cường hợp tác phát triển đào tạo gắn kết với doanh nghiệp, giúp sinh viên tăng cường trải nghiệm thực tiễn và hỗ trợ hướng nghiệp, việc làm trong tương lai, đồng thời Bộ môn còn hợp tác triển khai các hướng nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực xây dựng – giao thông với Viện Khoa học công nghệ xây dựng Việt Nam; Tổng Công ty CONICO; FACON; Tập đoàn Trường Thành, Đào Cả, Công ty Shimizu (Nhật Bản),…Với sự hiện diện của ngành đào tạo và Bộ môn, năm 2021, trường ĐH Công nghệ đã tham gia và là thành viên của Câu lạc bộ khối các trường đào tạo ngành xây dựng và kiến trúc.
GS Nguyễn Đình Đức tại lễ ra mắt Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ khối các trường đào tạo ngành xây dựng và kiến trúc năm 2021
Trong 5 năm qua ,Bộ môn cũng đã triển khai hợp tác hiệu quả với trường đại học lớn của thế giới như ĐH Tổng hợp Melbourne (Úc), ĐH Tổng hợp Birmingham (Vương Quốc Anh); ĐH Tokyo, ĐH Tsukuba (Nhật Bản); ĐH Yonsei và ĐH Sejong của Hàn Quốc, chương trình ERAMUS+ của Pháp và cộng đồng châu Âu,…
Bộ môn có nhiều hợp tác về đào tạo, nghiên cứu đối với Tổng Công ty CONICO
Sinh viên Bộ môn được trải nghiệm thực tế, hỗ trợ hướng nghiệp và việc làm trong tương lai
Sự nỗ lực trong suốt 5 năm qua của giảng viên và sinh viên Bộ môn đã được ghi dấu ấn khi nhóm sinh viên Bộ môn Công nghệ Xây dựng – Giao thông là đại diện duy nhất của Việt Nam lọt vào vòng chung kết và đạt giải thưởng tại cuộc thi quốc tế về thiết kế sử dụng phần mềm BIM được tổ chức bởi công ty FORUM 8, diễn ra tại Nhật Bản năm 2022.
Đến nay với sự phát triển về đào tạo và nghiên cứu của Bộ môn, việc thành lập Khoa Công nghệ Xây dựng – Giao thông trên cơ sở Bộ môn trực thuộc trường đã chin muồi và là điều thiết yếu. Từ đó, Khoa sẽ giúp Trường triển khai vận hành chương trình đào tạo công nghệ xây dựng – giao thông theo mô hình hiện đại đáp ứng yêu cầu và sứ mệnh đào tạo nhân tài, đào tạo chất lượng cao, trình độ cao, theo phương châm đổi mới sáng tạo, học gắn với nghiên cứu, với thực tiễn và khởi nghiệp.
Khoa Công nghệ Xây dựng – Giao thông được thành lập sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh nghiên cứu phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật xây dựng – giao thông, góp phần phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống công trình, giao thông theo hướng hiện đại – phát triển xanh – thông minh – bền vững, từ đó đóng góp tích cực vào sự phát triển nền kinh tế và xã hội tri thức của đất nước trong xu thế cuộc CMCN 4.0. Trên bản đồ thế giới trong lĩnh vực Civil Engineering từ nay có tên của Trường ĐH Công nghệ và ĐHQGHN.
Với mục tiêu, tầm nhìn đến năm 2025 “Trở thành đơn vị mạnh về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Công nghệ xây dựng, giao thông, đô thị dựa trên thế mạnh về công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, cơ học kỹ thuật và tự động hóa, vật lý kỹ thuật, công nghệ nano, công nghệ sinh học của Trường ĐH Công nghệ và các thế mạnh liên ngành, liên lĩnh vực của ĐHQGHN”, Khoa Công nghệ Xây dựng – Giao thông ra đời là sự kiện và dấu ấn quan trọng của trường ĐH Công nghệ và ĐHQGHN.
(UET-News)
ĐHQGHN THÀNH LẬP KHOA CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG-GIAO THÔNG
Ngày hôm nay, 02-12-2022, đúng ngày khai mạc Hội nghị Cơ học Toàn quốc lần thứ XI, Đại hội Hội Cơ học Việt Nam, kỷ niệm 40 năm thành lập Hội Cơ học Việt Nam (1982-2022) và 85 năm ngày sinh GS.VS Nguyễn Văn Đạo, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ đã ký quyết định số 1204/QĐ-TCCB về việc thành lập Khoa Công nghệ Xây dựng-Giao thông trực thuộc trường ĐH Công nghệ.
Vậy là mơ ước và công sức bao nhiêu năm nay, tôi ấp ủ từ 2008 khi còn làm Phó Hiệu trưởng ĐH Công nghệ đã thành hiện thực.
GS. TSKH. Nguyễn Đình Đức
Ngành Cơ học là nền tảng của Kỹ thuật Công nghệ, nhưng làm gì có Bộ cơ? Khoa học muốn phát triển, ngành Cơ muốn phát triển phải gắn với thực tiễn, gắn với các bộ ngành cụ thể, phải giải quyết được các vấn đề của Khoa học và Thực tiễn đề ra. Với tên gọi Khoa Công nghệ Xây dựng – Giao thông (tiếng anh ngắn gọn là Civil Engineering), các lĩnh vực nghiên cứu sẽ định hướng gắn chặt với 2 ngành lớn nhất của đất nước là Xây dựng và Giao thông. Sự kiện này mở ra một con đường thênh thang cho sự phát triển của lĩnh vực, phục vụ tốt nhu cầu của thực tiễn.
Mặc dù được thành lập trên cơ sở nâng cấp từ Bộ môn trực thuộc trường lên Khoa, nhưng qua 5 năm phát triển, đến nay đã có quy mô đào tạo 500 sinh viên/năm (chỉ tiêu tuyên sinh 100 kỹ sư/năm), hoàn chỉnh các bậc đào tạo ThS, TS; và là đơn vị công bố quốc tế mạnh nhất trường ĐHCN cả về số lượng và chất lượng. Khoa cũng đã xây dựng được PTN hiện đại trên Hòa Lạc, là cơ sở để thực hành, nghiên cứu và đào tạo chất lượng cao. Ngay từ khi thành lập ĐH Đông Dương năm 1906, tiền thân của ĐHQGHN ngày nay, lúc đó đã có 5 Khoa, trong đó có School of Civil Engineering.
Dạt dào cảm xúc và biết bao xúc động là cảm xúc chung của Thầy và Trò Khoa Công nghệ Xây dựng-Giao thông trực thuộc trường ĐH Công nghệ. Xin cảm ơn Lãnh đạo ĐHQGHN, lãnh đạo Trường ĐH Công nghệ đã ủng hộ, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để cho ra đời Khoa mới này.
Tin tưởng một điều chắc chắn với vị thế mới, Khoa sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ, góp phần xứng đáng và hiệu quả trong sự nghiệp đào tạo nhân lực CLC, trình độ cao trong lĩnh vực Civil Engineering cho đất nước và cho ngành Xây dựng và Giao thông; đóng góp xứng đáng vào sự lớn mạnh và phát triển của ĐH Công nghệ cũng như của ĐHQGHN, và của cả ngành Cơ học của Việt Nam.
Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Đình Đức: Làm khoa học thì không “ăn xổi” được!
GS Nguyễn Đình Đức: “Làm KH thì không “ăn xổi” được, lại càng không thể chạy theo hư danh. Đã làm KH là phải dấn thân, đam mê, dám chấp nhận thiệt thòi, hy sinh”.
Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Đình Đức – Trưởng Ban Đào tạo (Đại học Quốc gia Hà Nội) được vinh danh trong nhóm 10 nghìn nhà khoa học có trích dẫn khoa học xuất sắc nhất, có tầm ảnh hưởng thế giới năm 2022.
Phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Đình Đức để hiểu hơn về những cố gắng và nỗ lực trong việc nghiên cứu khoa học của thầy và các đồng nghiệp.
_____
Phóng viên: Xin chúc mừng Giáo sư được vinh danh trong nhóm 10 nghìn nhà khoa học có trích dẫn khoa học xuất sắc nhất, có tầm ảnh hưởng thế giới năm 2022.
Là người liên tiếp có mặt trong nhóm 10 nghìn nhà khoa học có trích dẫn ảnh hưởng nhất thế giới trong 4 năm qua và đứng thứ 94 thế giới trong lĩnh vực Engineering, Giáo sư có thể chia sẻ những yếu tố quan trọng nào giúp các công bố khoa học có sức ảnh hưởng vươn tầm thế giới?
Giáo sư Nguyễn Đình Đức: Theo tôi, để công bố khoa học có sức ảnh hưởng vươn tầm thế giới, thì trước hết nhà khoa học phải có năng lực kiến thức, trình độ và phương pháp nghiên cứu thật tốt, thật bài bản và hiện đại để đủ sức giải quyết những vấn đề lớn, mới mẻ trong khoa học; đặc biệt là phải chọn được hướng nghiên cứu tiên tiến, hiện đại, hội nhập với thế giới; mạnh dạn dấn thân nghiên cứu những vấn đề mà trước đó chưa có ai giải quyết hoặc chưa giải quyết được; và những kết quả nghiên cứu nhận được của nhà khoa học phải có đủ tầm, có phát hiện mới, đóng góp đáng kể thúc đẩy sự phát triển của khoa học và nhờ vậy mới nhận được sự quan tâm và trích dẫn của cộng đồng khoa học quốc tế; và để duy trì và phát huy được những yếu tố trên, nhà khoa học phải xây dựng được nhóm nghiên cứu mạnh.
Những nhà khoa học có thứ hạng cao trong bảng xếp hạng mà tôi biết tên đều là các giáo sư nổi tiếng, là trưởng các nhóm nghiên cứu mạnh, đã hoặc đang làm việc trong các trường đại học lớn, uy tín của thế giới.
_____
Phóng viên: Thành công của Giáo sư và các đồng nghiệp là lời khẳng định về năng lực của các nhà khoa học nước ta. Giáo sư có nghĩ vậy không?
Giáo sư Nguyễn Đình Đức: Năm 2020 có 22, năm 2021 có 28, năm nay có 34 nhà khoa học Việt Nam làm việc cơ hữu trong nước có tên trong danh sách xếp hạng 100.000 nhà khoa học. Liên tục đều có sự gia tăng theo các năm và năm nay tăng 6 người – hơn 20% so với năm ngoái. Trong đó có những nhà khoa học xếp hạng rất cao, top 100 thế giới trong lĩnh vực.
Chúng ta có thể thấy trong bảng xếp hạng này có những nhà khoa học trong nước có thứ hạng cao không hề thua kém so với các Giáo sư Việt kiều có tên tuổi đang làm việc tại các trường đại học lớn của nước ngoài, trong khi điều kiện vật chất cho nghiên cứu ở trong nước còn khó khăn và thiếu thốn hơn rất nhiều.
NĂM 2020 CÓ 22, NĂM 2021 CÓ 28, NĂM NAY CÓ 34 NHÀ KHOA HỌC VIỆT NAM LÀM VIỆC CƠ HỮU TRONG NƯỚC CÓ TÊN TRONG DANH SÁCH XẾP HẠNG 100.000 NHÀ KHOA HỌC
Giáo sư Nguyễn Đình Đức
Trong hoàn cảnh đó, việc ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam có tên trong bảng xếp hạng của thế giới là rất đáng tự hào, là sự nỗ lực phi thường của nhà khoa học. Kết quả này khẳng định sự lớn mạnh của tầng lớp trí thức, của các nhà khoa học Việt Nam được ghi nhận trong cộng đồng khoa học quốc tế. Và cũng là thành quả của sự đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học và khoa học công nghệ Việt Nam ngày càng hội nhập mạnh mẽ với trình độ và các hướng nghiên cứu tiên tiến của thế giới.
Đối với những nhà khoa học lại cũng là nhà giáo như chúng tôi, sự ghi nhận này còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng ở chỗ: thành công của thầy là niềm tự hào của các học trò, sẽ là sự động viên khích lệ các bạn trẻ vững bước trên con đường đã chọn với sự tự tin – miệt mài và cố gắng hết mình thì có thể đạt được đỉnh cao trong khoa học.
_____
Phóng viên: Giáo sư đánh giá như thế nào về môi trường nghiên cứu khoa học ở nước ta hiện nay?
Giáo sư Nguyễn Đình Đức: Đảng và Nhà nước ta đã xác định khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là động lực, là nền tảng phát triển kinh tế xã hội. Kinh nghiệm của một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ, Trung Quốc cho thấy họ đã đầu tư cho khoa học công nghệ rất mạnh, nhờ đó đã tận dụng và nắm bắt được những cơ hội và phát triển vượt bậc trong cách mạng công nghệ 3.0. Tôi cho rằng cách mạng công nghệ 4.0 là một cơ hội tuyệt vời để Việt Nam cất cánh, và khoa học công nghệ cùng với nguồn nhân lực chất lượng cao chính là chiếc đũa thần để dân tộc ta nắm bắt được những cơ hội của cuộc cách mạng này để bứt phá vươn lên.
TÔI CHO RẰNG CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0 LÀ MỘT CƠ HỘI TUYỆT VỜI ĐỂ VIỆT NAM CẤT CÁNH, VÀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CÙNG VỚI NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO CHÍNH LÀ CHIẾC ĐŨA THẦN ĐỂ DÂN TỘC TA NẮM BẮT ĐƯỢC NHỮNG CƠ HỘI CỦA CUỘC CÁCH MẠNG NÀY ĐỂ BỨT PHÁ VƯƠN LÊN
GS. Nguyễn Đình Đức
Hoạt động khoa học công nghệ thời gian qua ở Việt Nam ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi. Sự ra đời của Luật Khoa học Công nghệ, của các chương trình Khoa học công nghệ lớn, các Quỹ phát triển Khoa học công nghệ, cũng như các chính sách hỗ trợ nhà khoa học, các nhóm nghiên cứu mạnh và mới đây nhất là Luật Giáo dục Đại học sửa đổi đã nhấn mạnh đến tự chủ đại học, tạo điều kiện để các cơ sở giáo dục đại học phát huy tối đa các nguồn lực đầu tư cho khoa học công nghệ, nhờ vậy, hoạt động khoa học công nghệ đã có những bước phát triển đột phá rất đáng tự hào. Ví dụ công bố quốc tế của Việt Nam từ năm 2020 đã tăng vượt bậc. Nếu năm 2011, Việt Nam chỉ có gần 1.600 công bố khoa học trên các tạp chí ISI thì sau 10 năm, đến năm 2020, con số này đã tăng gần 8 lần, đứng thứ 49 thế giới và thứ 3 trong khu vực ASEAN.
Hoạt động khoa học công nghệ nước ta cũng hướng tới thực tiễn nhiều hơn. Trước kia, nhiều đề tài nghiên cứu làm xong cất ngăn kéo nhưng giờ yêu cầu phải gắn liền với thực tiễn. Chính vì thế, đã có nhiều đề tài giải quyết thành công những yêu cầu của thực tiễn và doanh nghiệp như một số kết quả trong lĩnh vực chuyển đổi số, truyền thông (5G), nông nghiệp, dược phẩm, công nghệ sinh học… hoặc như trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe – chúng ta cũng đã có những thành công tuyệt vời về ghép tạng. Những thành tựu đó cho thấy Việt Nam có những kết quả nghiên cứu không thua kém so với thế giới.
Các chính sách về quản lý khoa học công nghệ cũng ngày càng được đổi mới, giảm thủ tục hành chính, tăng tính tự chủ và khoán từng phần, từ đó ngày càng thúc đẩy hiệu quả các hoạt động khoa học công nghệ trong các cơ sở nghiên cứu và đào tạo.
Tuy nhiên, bên cạnh những đổi mới, xung quanh hoạt động khoa học công nghệ cũng còn những tồn tại hạn chế. Tỷ lệ % GDP đầu tư cho Khoa học công nghệ ở Việt Nam còn thấp. Việc triển khai các chủ trương của Đảng còn chậm và nhiều chính sách đã ban hành chưa đi vào cuộc sống, thậm chí còn chưa thống nhất và chồng chéo giữa các bộ ngành. Đầu tư cho nghiên cứu và triển khai còn nhỏ giọt, cầm chừng. Chưa chú trọng và chưa đầu tư đúng mức cho các nhóm nghiên cứu mạnh để phát triển thành các nhóm nghiên cứu quốc tế. Chính sách đãi ngộ, thu hút và đầu tư cho những nhà khoa học tài năng, nhất là hỗ trợ các nhà khoa học trẻ còn chưa thỏa đáng, chưa có những đột phá trong chính sách về Khoa học công nghệ.
Vì vậy, để khoa học công nghệ Việt Nam phát triển đột phá trong thời gian tới, để có thêm nhiều trường đại học, nhiều nhà khoa học Việt Nam được xếp hạng trong các bảng xếp hạng có uy tín và hội nhập mạnh mẽ với thế giới, chúng ta cần chú trọng tạo những thông thoáng trong cơ chế chính sách, đầu tư cho khoa học công nghệ thỏa đáng, dài hơi. Đặc biệt chú trọng đầu tư cho con người, cho các nhà khoa học đầu ngành, đầu đàn, đầu tư xây dựng và phát triển các hướng nghiên cứu mới tiên tiến, và đặc biệt là đầu tư cho các nhóm nghiên cứu mạnh – tế bào trong hoạt động nghiên cứu và triển khai.
Nhóm nghiên cứu mạnh cũng chính là “tổ ấm” – là môi trường để thu hút các nhà khoa học đầu ngành và các nhân tài trong và ngoài nước đến làm việc. Nhóm nghiên cứu có vai trò cực kỳ quan trọng từ triển khai nghiên cứu đến đào tạo, chế thử, kết nối nhà khoa học với Nhà nước, doanh nghiệp và là cái nôi thúc đẩy sự ra đời của các phát minh, sáng chế và sản phẩm mới, và còn là môi trường để thúc đẩy khởi nghiệp.
Vì vậy, một trong những giải pháp để phát triển tiềm lực, nâng cao chất lượng hoạt động khoa học công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, để khoa học công nghệ thực sự là “chiếc đũa thần” đưa Việt Nam sánh vai với các nước năm châu, là phải chú trọng phát triển số lượng và nâng cao chất lượng tiềm lực khoa học công nghệ – xây dựng và phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh phải được xem như một trong những giải pháp đòn bẩy đột phá.
NHÓM NGHIÊN CỨU MẠNH CHÍNH LÀ “TỔ ẤM” – LÀ MÔI TRƯỜNG ĐỂ THU HÚT CÁC NHÀ KHOA HỌC ĐẦU NGÀNH VÀ CÁC NHÂN TÀI TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ĐẾN LÀM VIỆC
GS. Nguyễn Đình Đức
_____
Phóng viên: Theo Giáo sư, các cán bộ nghiên cứu trẻ có những ưu điểm và hạn chế gì? Thầy kỳ vọng gì ở thế hệ những nhà khoa học trẻ nước ta hiện nay?
Giáo sư Nguyễn Đình Đức: Các cán bộ trẻ khoa học trẻ ngày nay có nhiều điều kiện thuận lợi so với thế hệ chúng tôi rất nhiều: được đào tạo bài bản, rất nhiều bạn trẻ đã có thời gian học tập hoặc tu nghiệp, bồi dưỡng ở nước ngoài; có trình độ chuyên môn vững vàng, ngoại ngữ tốt; điều kiện học liệu, cơ sở vật chất tốt; khả năng hội nhập cao.
Các cán bộ trẻ ngày nay, trong đó có các nhà khoa học trẻ đều rất năng động, nắm bắt và thích ứng nhanh với những đổi mới và tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Mặt khác, sống trong nền kinh tế thị trường mở cửa nên cũng “thực tế” hơn.
Cái mà tôi mong muốn ở các bạn trẻ là sự kiên trì và bền bỉ. Làm khoa học thì không “ăn xổi” được, lại càng không thể chạy theo hư danh. Đã làm khoa học là phải dấn thân và đam mê, dám chấp nhận thiệt thòi, hy sinh.
Tôi tin là các bạn trẻ – những chủ nhân tương lai của đất nước sẽ luôn giữ được hoài bão và khát vọng cống hiến, khát vọng chấn hưng đất nước; rèn đức luyện tài, nghiêm túc và cần cù trong công việc; hội nhập với các chuẩn mực và trình độ quốc tế; nắm bắt được những cơ hội của thời đại, của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 để sáng tạo, khởi nghiệp, xứng đáng là lực lượng chủ lực xây dựng và kiến thiết đất nước, làm rạng danh cho Tổ quốc.
LÀM KHOA HỌC THÌ KHÔNG “ĂN XỔI” ĐƯỢC, LẠI CÀNG KHÔNG THỂ CHẠY THEO HƯ DANH. ĐÃ LÀM KHOA HỌC LÀ PHẢI DẤN THÂN VÀ ĐAM MÊ, DÁM CHẤP NHẬN THIỆT THÒI, HY SINH
GS. Nguyễn Đình Đức
_____
Phóng viên: Với kinh nghiệm gần 40 năm học tập bền bỉ và nghiên cứu khoa học, đặc biệt với nhiều nghiên cứu quan trọng mang tính tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu về vật liệu mới và cơ học, vậy Giáo sư có thể chia sẻ thêm về lĩnh vực này?
Giáo sư Nguyễn Đình Đức: Trọng tâm nghiên cứu chuyên sâu và thế mạnh của tôi và nhóm nghiên cứu là các lĩnh vực liên quan đến vật liệu và kết cấu composite tiên tiến: như composite polyme nhiều pha; vật liệu carbon-carbon siêu bền nhiệt; vật liệu chức năng thông minh có cơ lý tính biến đổi (FGM), vật liệu nano; vật liệu mới làm tăng hệ số chuyển đổi năng lượng trong các tấm pin mặt trời; vật liệu composite áp điện có cơ lý tính biến đổi; vật liệu auxetic (có hệ số Poisson âm và có khả năng giảm chấn, hấp thu sóng nổ); các vật liệu composite có tính năng cơ lý cao sử dụng trong các điều kiện khắc nghiệt và các công trình đặc biệt; các vật liệu tiên tiến nhất như penta-graphene đáp ứng yêu cầu lưu trữ thông tin lớn của cách mạng công nghiệp 4.0; ứng dụng trí tuệ nhân tạo và machine learning trong tối ưu hóa vật liệu và kết cấu composite,…
Đây đều là các hướng nghiên cứu tiên tiến, hiện đại, lại vừa có tính ứng dụng thực tiễn cao. Vừa hội nhập với cộng đồng khoa học quốc tế, lại vừa đáp ứng yêu cầu định hướng phục vụ thực tiễn ở Việt Nam.
Để có được những thành công như ngày hôm nay, tôi đã phải trải qua muôn vàn khó khăn thử thách, thiếu thốn trăm bề; nhưng nhờ có lòng kiên trì, nghị lực bền bỉ, cũng như sự ủng hộ của nhà trường, đồng nghiệp, tôi đã vượt qua được những khó khăn thử thách, xây dựng được nhóm nghiên cứu mạnh, xây dựng được phòng thí nghiệm mới, khoa mới, ngành mới: là phòng thí nghiệm Vật liệu và Kết cấu tiên tiến, Khoa Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng Giao thông ở Trường Đại học Công nghệ, ngành Civil Engineering ở Trường Đại học Việt Nhật, Ngành Tự động hóa và Tin học ở Trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội và đào tạo được nhiều thế hệ học trò giỏi giang, thành tài. Trải qua 40 năm bền bỉ với nghề, tôi đã xây dựng được trường phái khoa học về vật liệu composite tiên tiến, có uy tín ở Đại học Quốc gia Hà Nội, được biết đến trong cộng đồng khoa học trong và ngoài nước.
_____
Phóng viên: Là nhà giáo tận tâm và có nhiều năm gắn bó với sự nghiệp giáo dục đào tạo, nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Giáo sư có điều gì trăn trở về nền giáo dục Việt Nam?
“NGHỀ DẠY HỌC LÀ NGHỀ CAO QUÝ NHẤT TRONG CÁC NGHỀ CAO QUÝ” SỐ PHẬN ĐÃ RUN RỦI TÔI TRỞ THÀNH NHÀ GIÁO VÀ TÔI CẢM THẤY VINH DỰ VÀ TỰ HÀO VÌ ĐIỀU ĐÓ
GS. Nguyễn Đình Đức
Giáo sư Nguyễn Đình Đức: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”. Số phận đã run rủi tôi trở thành nhà giáo và tôi cảm thấy vinh dự và tự hào vì điều đó. Nhân ngày 20/11, tôi xin gửi lời biết ơn chân thành và tri ân tới các thầy cô giáo đã dạy dỗ chúng tôi nên người, và cũng xin kính chúc các thầy cô giáo – các đồng nghiệp của tôi – mạnh khỏe, hạnh phúc, và luôn giữ được ngọn lửa nhiệt huyết trong sự nghiệp trồng người.
Điều mà tôi luôn trăn trở là giáo dục Việt Nam hãy thực hiện thật tốt việc “học thật, thi thật, nhân tài thật”. Mọi hoạt động dạy và học, nghiên cứu khoa học phải thực chất, hội nhập với trình độ, chất lượng và chuẩn mực quốc tế. Nhà giáo phải có tâm và tận tụy với học trò, khơi dậy được tiềm năng của các học trò, thắp sáng lên được năng lực tư duy và sáng tạo của mỗi học sinh để các em thành công và thành tài trong cuộc đời. Và tôi nghĩ đó cũng là những nội hàm giản dị, chân thực nhất của triết lý và mục tiêu giáo dục mà tôi hằng ấp ủ.
_____
Trân trọng cảm ơn Giáo sư!
Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Đình Đức là chuyên gia đầu ngành của Việt Nam trong lĩnh vực Vật liệu – Kết cấu tiên tiến và Composite. Giáo sư Đức đã công bố hơn 300 bài báo, báo cáo khoa học, trong đó có gần 200 bài trên các tạp chí quốc tế ISI có uy tín, tác giả của 2 bằng phát minh sáng chế. Giáo sư Đức cũng vinh dự đại diện cho các nhà khoa học Việt Nam được mời tham gia hội đồng biên tập quốc tế của 10 tạp chí ISI có uy tín của thế giới.
Giáo sư Nguyễn Đình Đức đã từng là giáo sư nghiên cứu và thỉnh giảng của các trường đại học danh tiếng của thế giới như: Moscow State University; Mechanical Engineering Research Institute of Russian Academy of sciences (LB Nga); Japan Advanced Institute of Sciences and Technology (JAIST – Nhật Bản); University of Birmingham (Vương quốc Anh), Sejong University (Hàn Quốc).
Liên tục 4 năm liền, năm 2019, 2020, 2021, 2022 Giáo sư Nguyễn Đình Đức được Tạp chí PLoS Biology của Hoa Kỳ xếp hạng trong top 10.000 nhà khoa học có chỉ số trích dẫn ảnh hưởng nhất thế giới và đứng thứ 94 thế giới trong lĩnh vực Engineering năm 2022.
Ông cũng là một trong số ít những nhà khoa học Việt Nam đã được Tạp chí này vinh danh trong danh sách 100.000 nhà khoa học được xếp hạng có trích dẫn khoa học ảnh hưởng thế giới theo thành tựu trọn đời.
Doãn Nhàn
Sinh viên Bộ môn Công nghệ Xây dựng – Giao thông đạt giải cuộc thi quốc tế về thiết kế tại Nhật Bản
Ngày 17/11/2022, nhóm sinh viên Bộ môn Công nghệ Xây dựng – Giao thông (Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội) là đại diện duy nhất của Việt Nam đạt Giải thưởng do giám khảo bình chọn (Honorable Judge Award) tại vòng chung kết quốc tế cuộc thi “Virtual Design World Cup”, diễn ra tại Nhật Bản.
“Virtual Design World Cup” tổ chức bởi công ty FORUM 8 là cuộc thi thiết kế thường niên quy mô quốc tế dành cho sinh viên trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc, hạ tầng và quy hoạch đô thị sáng tạo sử dụng các công cụ BIM (Mô hình thông tin công trình) và VR (Thực tế ảo). Với chủ đề cuộc thi năm 2022 là “A city where humans and smart mobility coexist-Western Sydney airport terminal neighborhood”.
Nhóm sinh viên gồm 04 sinh viên Bộ môn Công nghệ Xây dựng – Giao thông có Nguyễn Ngọc Yến Trang, Nguyễn Thị Hương, Nguyễn Tiến Anh, Phan Đăng Nam và sinh viên Nguyễn Đăng Hải (Khoa Công nghệ thông tin) do thầy Phạm Đình Nguyện (giảng viên Bộ môn Công nghệ Xây dựng – Giao thông) dẫn đoàn và hỗ trợ nhóm, dưới sự hỗ trợ phần mềm của Cty FORUM8. Trải qua các vòng loại, nhóm sinh viên đã vượt qua các vòng sơ tuyển với các đội sinh viên của các trường thuộc khối xây dựng – kiến trúc trong cả nước và là đội duy nhất đại diện cho Việt Nam lọt vào chung kết. Sản phẩm dự thi là thiết kế xây dựng một hệ sinh thái quanh sân bay với các địa điểm thân thiện với môi trường với thiết kế 4 vùng, mỗi vùng tương ứng quy hoạch với đặc trưng của 4 mùa dựa trên phần mềm UCwin/Road (Kết hợp BIM & VR) với mục đích mang lại cảm giác Bình an – Thư thái – Hạnh phúc cho các du khách.
Tại vòng chung kết, với sự góp mặt của các đội thi sinh viên đến từ các trường đại học của Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Newzealand, Myanmar, nhóm sinh viên Bộ môn Công nghệ Xây dựng – Giao thông đã thể hiện năng lực, sự sáng tạo và nghiêm túc trong suốt quá trình diễn ra cuộc thi và đã được Ban Giám khảo trao giải Honorable Judge Award.
Với thành công này, một lần nữa góp phần khẳng định chất lượng đào tạo cũng như sự trưởng thành và lớn mạnh không ngừng, sự phát triển vượt bậc của Bộ môn và lĩnh vực Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng- Giao thông của Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN.
Ngành Kỹ sư Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng được bắt đầu tuyển sinh và đào tạo từ 2017. Bộ môn Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng-Giao thông được thành lập từ 2018 và là Bộ môn trực thuộc Trường. Ngành đào tạo và Bộ môn được thành lập theo sáng kiến và đề xuất của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức.
Trải qua 5 năm thành lập, Bộ môn đã hoàn chỉnh các bậc đào tạo từ kỹ sư đến thạc sỹ và tiến sỹ. Nhiều năm nay, đầu vào ngành kỹ thuật xây dựng của Bộ môn luôn có điểm trúng tuyển cao nhất cả nước. Tỷ lệ công bố quốc tế ISI/giảng viên đạt trung bình 2bài/1gv/năm. Năm 2022, Bộ môn đã xây dựng Đề án nâng cấp thành Khoa và đã được Đảng ủy và Hội đồng Trường ĐH Công nghệ thông qua.
(UET-News)
03 nhà giáo của ĐHQGHN được công nhận nhà giáo tiêu biểu 40 năm ngành giáo dục
Ngày 11/11/2022, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định tặng Bằng khen cho 400 nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Trong số đó, ĐHQGHN có 03 nhà giáo vinh dự được nhận Bằng khen này. Đó là: GS.TS Mai Trọng Nhuận – Chủ tịch Hội đồng Đảm bảo chất lượng giáo dục ĐHQGHN, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Trưởng ban Đào tạo ĐHQGHN và GS.TS Lê Ngọc Thành – Hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược, ĐHQGHN.
GS.TS Mai Trọng Nhuận, nguyên Giám đốc ĐHQGHN, được công nhận chức danh giáo sư khoa học trái đất năm 1996, nhà giáo ưu tú năm 2008; đã từng giữ nhiều chức vụ lãnh đạo, quản lý trường đại học thành viên của ĐHQGHN từ năm 1996 và giữ chức Giám đốc ĐHQGHN từ tháng 10/2007; Bí thư Đảng ủy ĐHQGHN từ tháng 9/2011. GS.TS Mai Trọng Nhuận đã có nhiều đóng góp trong đề xuất các chủ trương đổi mới và giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng, hiệu quả mọi hoạt động, thực hiện được mục tiêu phát triển ĐHQGHN từng bước đạt chuẩn quốc tế. Trong đó có đổi mới quản trị đại học theo sản phẩm đầu ra; xây dựng, phát triển ngành và chuyên ngành đạt chuẩn quốc tế; kiểm định chất lượng theo chuẩn khu vực và quốc tế… Với những cống hiến, đóng góp cho sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học cho đất nước nói chung và ĐHQGHN nói riêng, GS.TS Mai Trọng Nhuận đã được nhận: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT (1998), Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (2002), Huân chương lao động hạng Ba (2005), Giải thưởng Cành cọ hàn lâm của Chính phủ Cộng hòa Pháp (2007), Bằng khen của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam (2009, 2012), nhiều năm liên tiếp đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua các cấp và các danh hiệu cao quý khác.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức là chuyên gia đầu ngành của Việt Nam trong lĩnh vực Vật liệu – Kết cấu tiên tiến và Composite. GS.TSKH Nguyễn Đình Đức đã công bố hơn 300 bài báo, báo cáo khoa học, trong đó có gần 200 bài trên các tạp chí quốc tế ISI có uy tín, tác giả của 2 bằng phát minh sáng chế. GS. Nguyễn Đình Đức là thành viên Hội đồng biên tập quốc tế của 10 tạp chí ISI có uy tín của thế giới. Ông từng là giáo sư nghiên cứu và thỉnh giảng của các trường đại học danh tiếng của thế giới như: Moscow State University; Mechanical Engineering Research Institute of Russian Academy of sciences (Liên bang Nga); Japan Advanced Institute of Sciences and Technology (JAIST – Nhật Bản); University of Birmingham (Vương quốc Anh), Sejong University (Hàn Quốc). Ông là người đề xuất và mở chuyên ngành Vật liệu và Kết cấu tiên tiến của Cơ kỹ thuật; sáng lập Khoa Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng – Giao thông, Trường ĐH Công nghệ); Xây dựng đề án và mở ngành Kỹ thuật hạ tầng, Trường ĐH Việt Nhật; Mở ngành Tự động hóa và Tin học, Trường Quốc tế, ĐHQGHN. Ông đã kiên trì và bền bỉ góp phần tích cực và hiệu quả để thúc đẩy lĩnh vực Engineering của ĐHQGHN được xếp hạng 386 trong bảng xếp hạng thế giới, đào tạo nhiều TS trẻ tài năng trong lĩnh vực này ở ĐHQGHN và cho các trường đại học khác trên cả nước. Liên tục 4 năm liền, năm 2019, 2020, 2021, 2022, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức được Tạp chí PLoS Biology của Hoa Kỳ xếp hạng trong top 10.000 nhà khoa học có chỉ số trích dẫn ảnh hưởng nhất thế giới và đứng thứ 94 thế giới trong lĩnh vực Engineering năm 2022. Ông cũng là một trong số ít những nhà khoa học Việt Nam đã được Tạp chí này vinh danh trong danh sách 100.000 nhà khoa học được xếp hạng có trích dẫn khoa học ảnh hưởng thế giới theo thành tựu trọn đời. Năm 2022, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì của Chủ tịch nước.
GS.TS Lê Ngọc Thành hiện là Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược, ĐHQGHN. Ông tốt nghiệp đại học ngành Bác sĩ đa khoa Ngoại Sản năm 1984; Thạc sĩ, BS Nội trú năm 1987; Tiến sĩ năm 2001 tại Trường ĐH Y Hà Nội. Ông được trao tặng Huân chương lao động hạng Nhì năm 2013, được công nhận chức danh Giáo sư Y học năm 2015, phong tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân năm 2017. GS.TS Lê Ngọc Thành đã từng trải qua các chức vụ lãnh đạo, quản lý như: Trưởng khoa Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực, Bệnh viện Việt Đức; Chủ tịch Hội Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam; Ủy viên BCH Hội Phẫu thuật viên Tim mạch châu Á; Tổng biên tập Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Công nghệ Sự sống – một trong các Hội đồng chuyên môn của ĐHQGHN, Giám đốc Bệnh viện E kiêm Giám đốc Trung tâm Tim mạch của Bệnh viện… Vừa qua, GS.TS Lê Ngọc Thành đã đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất vì những đóng góp to lớn trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
Thời sự VOVTV: Năm 2022, GS Nguyễn Đình Đức đứng thứ 94 thế giới trong lĩnh vực Engineering
Một tin vui lớn đối với Việt Nam khi hai nhà khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội vừa lọt vào bảng xếp hạng 10.000 nhà khoa học có trích dẫn khoa học xuất sắc nhất thế giới năm 2022.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức: Nhà khoa học được xếp hạng trong nhóm 10.000 nhà khoa học hàng đầu thế giới
Kết quả này vừa công bố ngày 10/10/2022. Tác giả của công bố này vẫn là nhóm Metrics của giáo sư John P.A. Ioannidis và các cộng sự của Đại học Stanford của Hoa Kỳ nghiên cứu và công bố trên tạp chí PLoS Biology của Hoa Kỳ. Theo đó, tác giả đã dùng cơ sở dữ liệu của Scopus từ 1960 đến tháng 1/9/2022 trong hơn 7 triệu nhà khoa học và lọc ra nhóm 100 nghìn người có ảnh hưởng nhất. Theo đó, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Chủ nhiệm Bộ môn Công nghệ Xây dựng – Giao thông; Trưởng PTN Vật liệu và Kết cấu tiên tiến của Trường ĐH Công nghệ (ĐHQGHN) là một trong hai nhà khoa học được xếp hạng trong nhóm 10.000 nhà khoa học hàng đầu thế giới.
Như những năm trước, nghiên cứu không có sự thay đổi trong công cụ đo lường và đánh giá khi nhóm nghiên cứu cập nhật cơ sở dữ liệu của hơn 100 nghìn nhà khoa học được trích dẫn nhiều nhất (từ nguồn dữ liệu của Scopus) và xếp hạng của họ dựa vào các tiêu chí quan trọng như: chỉ số ảnh hưởng trong giới khoa học (composite score); tổng số trích dẫn (không bao gồm các tự trích dẫn); chỉ số Hirsch h-index; chỉ số Schreiber hm-index; số trích dẫn cho các bài báo được đăng với tư cách là tác giả duy nhất (single author); số trích dẫn cho các bài báo là tác giả chính (tên đầu tiên – first author và tác giả liên hệ – corresponding author), và tác giả cuối cùng – last author.
Các nhà khoa học được phân chia vào 22 lĩnh vực khoa học và 176 lĩnh vực phụ (ngành/chuyên ngành).
Theo bảng xếp hạng mới nhất vừa được cập nhật công bố ngày 10/10/2022, trong số các nhà khoa học Việt Nam cơ hữu đang công tác thường xuyên trong nước, có 2 nhà khoa học có mặt trong bảng xếp hạng trong nhóm 10 nghìn thế giới và 34 nhà khoa học trong nhóm 100 nghìn nhà khoa học có trích dẫn ảnh hưởng nhất thế giới trong năm 2022. 2 nhà khoa học xếp hạng cao trong nhóm 10 nghìn thế giới là GS.TSKH Nguyễn Đình Đức và PGS.TS Lê Hoàng Sơn, đều từ Đại học Quốc gia Hà Nội.
Theo thứ tự trong bảng xếp hạng này, PGS.TS Lê Hoàng Sơn xếp hạng 5817 và vị trí 222 trong lĩnh vực CNTT và Truyền thông, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, xếp hạng 7455 và vị trí 94 thế giới trong lĩnh vực Engineering.
Như vậy GS.TSKH Nguyễn Đình Đức và PGS Lê Hoàng Sơn có mặt trong nhóm 10 nghìn nhà khoa học có trích dẫn ảnh hưởng nhất thế giới trong 4 năm liên tiếp từ 2019 đến nay.
Những kết quả đáng tự hào này một lần nữa tiếp tục khẳng định sự lớn mạnh và vị thế của các nhà khoa học Việt Nam được ghi nhận trong cộng đồng khoa học quốc tế. Và cũng là thành quả của sự đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học và khoa học công nghệ Việt Nam hội nhập mạnh mẽ với trình độ và các hương nghiên cứu tiên tiến của thế giới.
Nguồn, dựa trên công bố “Updated science-wide author databases of standardized citation indicators” ngày 10.10. 2022 của John P.A. Ioannidis và các cộng sự: https://elsevier.digitalcommonsdata.com/datasets/btchxktzyw/4?fbclid=IwAR2y3zLZLRQXi3HI5drOXdS5LqHR0SUclUvTrIObd76IGXlLFT-Ka4oXqI0
Điểm thi đại học cận ngưỡng tuyệt đối: Hết sức nguy hiểm!
(Dân trí) – Với việc sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để tuyển vào ĐH khi đề thi cực dễ như 3 năm vừa qua là hết sức nguy hiểm và có thể để lại những hệ lụy lâu dài, nguy hiểm với giáo dục đại học Việt Nam.
Tôi đã cất công tìm, xem lại các dữ liệu lưu trữ, năm 2015, khi ĐH Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) chỉ sử dụng duy nhất kết quả đánh giá năng lực để tuyển sinh (điểm tối đa 150), điểm trúng tuyển một số ngành hot như sau: Công nghệ thông tin: 103; Quan hệ công chúng: 89,5; Quốc tế học: 89; Đông phương học: 95 (chưa có Hàn Quốc học); Báo chí: 90…
Năm 2014, khi còn thi 3 chung (điểm tối đa 30), điểm trúng tuyển các ngành này như sau: Công nghệ thông tin (khối A): 22, Khối C (C00): Quan hệ công chúng: 22; Quốc tế học: 20,5; Đông Phương học: 22; Báo chí: 22…
Chênh nhau nửa điểm trong kỳ thi 3 chung, đã là tự hào, đã là một trời một vực.
Năm nay, điểm trúng tuyển vào những ngành hot lại tiếp tục cận ngưỡng gần như tuyệt đối ngành Công nghệ thông tin ĐHQGHN là 29,15; Quốc tế học: 29,95; Quan hệ công chúng 29.95; Hàn Quốc học: 29,95; Báo chí: 29.5 với tổ hợp C00.
Mừng không: nói thẳng là không! Điểm cao mà vẫn nóng hết cả mặt !
Với điểm thi tốt nghiệp THPT như vậy, nên từ năm ngoái cho đến năm nay, việc nhiều trường đại học, nhất là các đại học lớn, uy tín, chỉ sử dụng một tỷ lệ nhất định chỉ tiêu xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT, và buộc đã phải sử dụng nhiều phương thức khác nhau để tuyển sinh, trong đó có các kỳ thi riêng, đánh giá năng lực (ĐGNL) là để tuyển các thí sinh có chất lượng vào đại học – vì sự phát triển sống còn của chính trường đại học.
Với nhà trường, phải có thầy giỏi, trò giỏi!
Đã thế, đề thi tốt nghiệp THPT lại chạy theo dư luận. Năm ngoái tiếng Anh điểm cao, mưa điểm giỏi, khoảng 20% từ điểm 8 trở lên, xã hội kêu, thì năm nay lại thít lại hơn 10%; Năm 2018, tỷ lệ này dưới 5%.
Môn Sử, điểm thấp, dư luận xã hội lên tiếng, đại biểu quốc hội lên tiếng, tốn bao là giấy bút, thế là chỉ từ 5,44% thí sinh điểm 8 trở lên, năm nay tỷ lệ này 18,1% (chả trách điểm khối C00 cao ngất).
Cứ thất thường và thiếu bản lĩnh như thế, thật khó lường cho thí sinh.
Với việc sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để tuyển vào ĐH khi đề thi cực dễ như những năm 2020, 2021, 2022, lại cộng thêm việc coi thi, chấm thi ở các địa phương khác nhau, có thể rất khác nhau, thậm chí là có vấn đề (năm ngoái, trường THPT nội trú số 2 Nghệ An, 36 em đạt điểm tuyệt đối 30 điểm – một kết quá khó tin và gần 20 em này đã trúng tuyển vào ngành Hàn Quốc học của Xã hội Nhân văn – 8 em trong số đó đã nhập học) – là hết sức nguy hiểm và có thể để lại những hệ lụy lâu dài và nguy hiểm với giáo dục đại học Việt Nam.
Bộ GD&ĐT vô can?
Theo định hướng của Bộ GD&ĐT, việc tuyển sinh dùng kết quả THPT như hiện nay cơ bản ổn định, kéo dài đến 2025.
Cũng theo Luật giáo dục đại học mới sửa đổi, tuyển sinh ĐH là việc của các trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo là vô can. Với cách diễn đạt này trong Luật, Bộ giũ bỏ được trách nhiệm và áp lực lên Bộ về kỳ thi tuyển sinh đại học. Nhưng trên thực tế hiện nay lại không phải như vậy.
Cũng cần phải hiểu cho đúng thế nào là tuyển sinh, là việc của các trường, giao cho các trường? Mạnh trường nào tổ chức thi riêng cho trường ấy cũng không ổn.
Thí sinh muốn thử sức vào nhiều trường, lại phải trải qua nhiều kỳ thi riêng khác nhau. Hơn nữa rất dễ nảy sinh tiêu cực khi chuyển trường, chuyển ngành ở những ngành hot. Phải có mặt bằng năng lực chung để đảm bảo khách quan và công bằng.
Cho nên không phải ngẫu nhiên ở Mỹ đại học thì có kỳ thi SAT, ACT, sau đại học có kỳ thi GMAT, GRE.
Trên cơ sở kết quả điểm thi ĐGNL này, tùy từng trường mới lại có chính sách tuyển sinh riêng và việc tuyển sinh là việc riêng của các trường được thực hiện trong mối ràng buộc đó.
Cho nên hiểu một cách đơn giản tuyển sinh trường nào, trường nấy tự lo mà không có sự cầm cân nảy mực về chất lượng chung là thiếu thực tế và không khả thi ở Việt Nam.
Một lần nữa, vấn đề đổi mới tuyển sinh đại học lại gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh. Bộ GD&ĐT không thể đứng ngoài cuộc. Các cơ quan nhà nước, quốc hội không thể đứng ngoài cuộc.
Và xem ra, nếu không học thật, thi thật, nhân tài thật; không đổi mới một cách bài bản, căn cốt để tuyển đầu vào có chất lượng, thực chất; cứ nhắm mắt buông xuôi chạy theo số lượng (dễ dãi đầu vào, tăng quy mô – để đủ kinh phí trang trải cho tự chủ), giáo dục đại học Việt Nam sẽ còn nhiều truân chuyên.
10 nhà khoa học Việt Nam có tên trong bảng xếp hạng hàng đầu thế giới
10 nhà khoa học trong nước được xếp hạng trong 6 lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ, Khoa học Máy tính, Khoa học Môi trường, Khoa học Vật liệu, Cơ khí và Kỹ thuật hàng không vũ trụ, Y học cộng đồng.
4/10 nhà khoa học Việt Nam có tên trong bảng xếp hạng hàng đầu thế giới hiện đang công tác tại ĐH Quốc gia Hà Nội. (Nguồn: cand.com.vn)
Theo thông tin từ Đại học Quốc gia Hà Nội, trong tháng 8/2022, trang mạng research.com, cổng thông tin điện tử uy tín dành cho các nhà khoa học trên thế giới, đã công bố kết quả xếp hạng các nhà khoa học thế giới có thành tích xuất sắc trong công bố khoa học.
Theo bảng xếp hạng này, có 10 nhà khoa học Việt Nam đang làm việc trong nước được xếp hạng trong 6 lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ, Khoa học Máy tính, Khoa học Môi trường, Khoa học Vật liệu, Cơ khí và Kỹ thuật hàng không vũ trụ, Y học cộng đồng.
Trong danh sách này có 4 nhà khoa học đến từ Đại học Quốc gia Hà Nội gồm Giáo sư-Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo; Phó Giáo sư-Tiến sỹ Lê Hoàng Sơn, Viện Công nghệ thông tin; Giáo sư-Tiến sỹ Phạm Hùng Việt và Phó Giáo sư-Tiến sỹ Từ Bình Minh đều từ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.
Trong bảng xếp hạng này, vị trí của một nhà khoa học được đánh giá dựa trên chỉ số D- chỉ số đánh giá trên cơ sở các bài báo khoa học và giá trị trích dẫn trong một lĩnh vực cụ thể.
Trong đó, với đợt xếp hạng lần này, trang mạng research.com đã xem xét dữ liệu của 166.880 nhà khoa học có năng suất công bố và trích dẫn hàng đầu thế giới. Research.com phân chia thành 24 lĩnh vực để xếp hạng.
Lĩnh vực Hóa học, có Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn (Phiiippe Derreumaux), Việt kiều Australia, địa chỉ Trường Đại học Tôn Đức Thắng.
Lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ, có Giáo sư-Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Đình Đức, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Lĩnh vực Khoa học Môi trường, Việt Nam có 2 người là Giáo sư-Tiến sỹ Phạm Hùng Việt và Phó Giáo sư-Tiến sỹ Từ Bình Minh đều thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên-Đại học Quốc gia Hà Nội.
Lĩnh vực Khoa học Máy tính, có Phó Giáo sư-Tiến sỹ Lê Hoàng Sơn – Viện Công nghệ Thông tin-Đại học Quốc gia Hà Nội.
Lĩnh vực Khoa học Vật liệu, có Giáo sư Nguyễn Văn Hiếu-Trường Đại học Phenikaa.
Lĩnh vực Cơ khí và Kỹ thuật hàng không vũ trụ có 4 nhà khoa học Việt Nam, trong đó Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh có hai người là: Giáo sư Nguyễn Xuân Hùng và Phó Giáo sư Phùng Văn Phúc; Trường Đại học Tôn Đức Thắng có hai người là Phó Giáo sư Nguyễn Thời Trung và Phó Giáo sư Thái Hoàng Chiến.
Trong bảng xếp hạng còn có một người nước ngoài nhưng lấy tên địa chỉ Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Việt Nam.
Lĩnh vực Y học-Y học cộng đồng có Phó Giáo sư Trần Xuân Bách, Trường Đại học Y Hà Nội.
Các nhà khoa học Việt Nam được xếp hạng đều làm việc tại các trường Đại học, là trưởng các nhóm nghiên cứu mạnh, trong đó, Đại học Quốc gia Hà Nội dẫn đầu khi có nhà khoa học được thế giới xếp hạng trong 3 lĩnh vực: Kỹ thuật Công nghệ, Khoa học Môi trường, Khoa học Máy tính.
Những con số thống kê trên phản ánh sự tiến bộ, nỗ lực và hội nhập không ngừng của các nhà khoa học Việt Nam, những lĩnh vực mà Việt Nam được ghi nhận trên bản đồ khoa học của thế giới.
Trước đó, tháng 10/2021, tạp chí PLoS Biology (Hoa Kỳ) đã công bố kết quả xếp hạng 100.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2021.
Theo thứ tự bảng xếp hạng này, Giáo sư-Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Đình Đức và Phó Giáo sư-Tiến sỹ Lê Hoàng Sơn là 2 trong số 5 nhà khoa học Việt Nam vào nhóm 10.000 nhà khoa học hàng đầu thế giới./.
M.H (TTXVN/Vietnam+)
Những nhà khoa học nào của Việt Nam có tên trong bảng xếp hạng thế giới?
(Dân trí) – Trong tháng 8/2022, website Research.com đã công bố kết quả xếp hạng các nhà khoa học thế giới có thành tích xuất sắc trong công bố khoa học.
Về phương pháp xếp hạng của Research.com (Thu thập dữ liệu công bố và trích dẫn của các nhà khoa học và xếp hạng các nhà khoa học trong danh sách các nhà khoa học có công bố và trích dẫn hàng top đầu của thế giới trong các lĩnh vực), hệ thống đánh giá dựa trên chỉ số D-index của nhà khoa học – đây là chỉ số H-index và số bài báo theo lĩnh vực của các nhà khoa học trên hệ thống cơ sở dữ liệu của IEEE, ACL, Springer, AAAI, USENIX, Elsevier, ACM và LIPIcs. Trong đó, với đợt xếp hạng lần này, website Research.com đã xem xét dữ liệu của 166,880 nhà khoa học có năng suất công bố và trích dẫn hàng đầu thế giới.
Research.com phân chia thành 24 lĩnh vực để xếp hạng, đó là: Animail Science and Veterinary; Biology and Biochemistry; Business and Maanagement; Chemistry; Computer Science; Earth Science; Ecology and Evolution; Economics and Finance; Electronics and Electrical Engineering; Engineering and Technology; Environmental Sciences; Genetics and Molecular Biology; Immunology; Law and Political Science; Mathematics; Mechanical and Aerospace Engineering; Medicine; Microbiology and Neuroscience.
Trong 24 lĩnh vực này, các nhà khoa học Việt Nam được ghi nhận có tên trong các lĩnh vực, cụ thể như sau:
Lĩnh vực Hóa Học, có 1 người, là GS Nguyễn Văn Tuấn (Phiiippe Derreumaux), là Việt Kiều Úc, mang tên trường ĐH Tôn Đức Thắng.
Lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ, có 1 người Việt Nam, là GS Nguyễn Đình Đức, ĐH Quốc gia Hà Nội. Trong lĩnh vực này lấy địa chỉ Việt Nam còn có 3 người nước ngoài, trong đó 2 người lấy địa chỉ trường ĐH Tôn Đức Thắng, 1 người đứng tên trường ĐH Duy Tân.
Lĩnh vực Khoa học Môi trường, Việt Nam có 2 người, đều của ĐH Quốc Gia Hà Nội, là GS Phạm Hùng Việt và PGS Từ Bình Minh.
Lĩnh vực Khoa học Máy tính, có 1 người, là PGS Lê Hoàng Sơn, ĐH Quốc gia Hà Nội.
Lĩnh vực Khoa học Vật liệu, có GS Nguyễn Văn Hiếu của trường ĐH Phenikaa.
Lĩnh vực Cơ khí và Kỹ thuật hàng không vũ trụ: người Việt Nam có 4 người, trong đó trường ĐH Công nghệ HCM có 2 người là GS Nguyễn Xuân Hùng và PGS Phùng Văn Phúc; Trường ĐH Tôn Đức Thắng có 2 người là PGS Nguyễn Thời Trung và PGS Thái Hoàng Chiến.
Ngoài ra còn có 1 người nước ngoài nhưng lấy tên địa chỉ trường ĐH Tôn Đức Thắng, Việt Nam cũng có tên trong bảng xếp hạng.
Có 2 người trong lĩnh vực y học cộng đồng là GS Hoàng Văn Minh, trường ĐH Y tế Công cộng và PGS Trần Xuân Bách, trường ĐH Y Hà Nội .
Như vậy, trên thực tế, theo bảng xếp hạng này, thực lực các nhà khoa học Việt Nam đang làm việc trong nước chỉ có mặt trong 6 lĩnh vực là: Kỹ thuật Công nghệ, Khoa học Máy Tính, Khoa học Môi trường, Khoa học Vật Liệu, Cơ khí và Kỹ thuật hàng không vũ trụ, Y học cộng đồng, và chỉ có 11 người được có tên trong bảng xếp hạng theo các lĩnh vực.
Điều thú vị là các nhà khoa học Việt Nam được xếp hạng đều từ các trường đại học, đều là trưởng các nhóm nghiên cứu mạnh, trong đó, ĐH Quốc gia Hà Nội dẫn đầu, có nhà khoa học được thế giới xếp hạng trong cả 3 lĩnh vực: Kỹ thuật Công nghệ, Khoa học Môi trường, Khoa học máy tính.
Những con số thống kê trên phản ánh sự tiến bộ, nỗ lực và hội nhập không ngừng của các nhà khoa học Việt Nam, những lĩnh vực mà Việt Nam được ghi nhận trên bản đồ khoa học của thế giới.
Đồng thời cũng cho thấy khoa học công nghệ Việt Nam phải tiếp tục phấn đấu nhiều hơn nữa. Phải đầu tư hơn nữa cho các nhà khoa học, cho các nhóm nghiên cứu mạnh, cho các trường đại học và cho các mũi nhọn trọng điểm, để khoa học công nghệ Việt Nam tiếp cận các chuẩn mực và trình độ quốc tế, hội nhập mạnh mẽ hơn với khoa học của thế giới.
(Nguồn: https://research.com)
GS.TSKH NGUYỄN ĐÌNH ĐỨC VÀ KỶ NIỆM VỀ GS.VS NGUYỄN VĂN ĐẠO
GS.VS Nguyễn Văn Đạo là giám đốc đầu tiên của ĐHQGHN, Chủ tịch Hội Cơ học VN, Giải thưởng HCM về KHCN.
Nhân 85 năm ngày sinh của cố GS: 10/8/1937 – 10/8/2022.
Tháng 2/2005, từ Phó Ban Đào tạo, tôi được bổ nhiệm làm Phó Ban rồi Trưởng Ban KHCN của ĐHQGHN, và được may mắn làm việc trực tiếp với GS Nguyễn Văn Đạo từ ngày ấy.
Ngày đó, GS Nguyễn Văn Đạo đã thôi Giám đốc. Giám đốc đương kim là GS Đào Trọng Thi và GS Nguyễn Văn Đạo làm Chủ tịch Hội đồng Khoa học Đào tạo của ĐHQGHN (tôi làm Thư ký Hội đồng); GS Nguyễn Văn Đạo cũng còn làm Giám đốc Quỹ NCCB trong KHTN (tiền thân của NAFOSTED ngày nay), và Ban KHCN giúp Chủ tịch Quỹ trong việc điều hành, xét duyệt kinh phí và tài trợ cho các đề tài, cho các nhà khoa học đi dự HN, Hội thảo ở trong và ngoài nước.
Những lần GS Nguyễn Văn Đạo chủ trì Hội đồng KHĐT, các GS đều tham gia đông đủ, sôi nổi và khi GS phát biểu cả hội nghị im phăng phắc.
Tôi đã đóng quyển kết luận 10 phiên họp Hội đồng KHĐT do GS Nguyễn Văn Đạo chủ trì và còn lưu trữ đến ngày nay.
Những chủ đề của các phiên họp hội đồng KHĐT ngày ấy như xếp hạng đại học; Tiêu chí ĐH nghiên cứu; đào tạo Tài năng, CLC; Xây dựng và phát triển nhóm nghiên cứu trong trường đại học; phát triển liên kết đào tạo quốc tế; xây dựng tiêu chí phát triển đội ngũ cán bộ khoa học đầu ngành, đầu đàn,…đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Là Chủ tịch Hội Cơ học VN, GS đã thành lập ở ĐHQGHN Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng Cơ học để đào tạo đội ngũ giảng viên ngành cơ cho cả nước, lúc đầu chỉ có 2 biên chế. Khi thành lập trường, năm 2004, Trung tâm này về ĐHCN và đã phát triển thành Khoa Cơ học Kỹ thuật và Tự động hóa. Tôi làm Chủ nhiệm Bộ môn – Trưởng PTN Vật liệu và Kết cấu tiên tiến của Khoa này. Sau đó năm 2018, tôi đã thành lập tiếp Khoa Xây dựng Giao thông trên nền tảng Cơ học. Và nay Khoa Cơ kỹ thuật và Tự động hóa và Khoa XDGT đã trở thành 2 Khoa hùng mạnh của ĐHQGHN với quy mô đào tạo lên hàng nghìn sinh viên mỗi năm. Ngành Cơ học nhờ đó tiếp tục phát triển và lớn mạnh và đến ngày nay ngành Cơ kỹ thuật lọt top 500, ngành Engineering của ĐHQGHN lọt top 386 trong bảng xếp hạng QS của thế giới – hương hồn GS có thể tự hào về ngành mình và thế hệ kế cận.
Không chỉ là nhà lãnh đạo có tầm và tài năng của ĐHQGHN, GS Nguyễn Văn Đạo là trí thức lớn, tiêu biểu của cả nước. Tôi vinh dự tham gia BCH TW MTTQVN khóa 5 cùng GS Nguyễn Văn Đạo (1999-2004) khi đó GS là Chủ nhiệm Ủy ban liên lạc với người Việt Nam ở NN, cuộc họp nào với lãnh đạo Đảng và Nhà nước, GS cũng được BTC trân trọng bố trí ngồi ngay cạnh các nguyên thủ QG, trong khi các Bộ trưởng còn ngồi cách khá xa. Đủ thấy tâm , tầm vóc và ảnh hưởng của GS với nước nhà và vị thế của ĐHQGHN.
Còn nhớ, tôi khi đó là Bí thư chi bộ Ban KHCN và Tạp chí Khoa học, và GS Nguyễn Văn Đạo là đảng viên của chi bộ, nhưng lần sinh hoạt nào, GS cũng tham dự rất đầy đủ và gương mẫu. Lần cuối trước khi mất, là GS bay từ HCM ra HN để dự cuộc họp thường kỳ của chi bộ vào thứ 3 tuần sau, thì chiều tối thứ 7, GS bị tai nạn và qua đời (khi tôi đến nhà riêng thắp hương cho GS, Giấy mời họp chi bộ do tôi ký vẫn còn trên bàn làm việc của GS như kỷ vật những ngày làm việc cuối cùng của thầy). Đóng góp quan trọng nhất của GS với tư cách trí thức cho các văn kiện của Đảng những năm ấy, là, theo GS Nguyễn Văn Đạo – Đảng phải là đội tiên phong của giai cấp công nhân và cả dân tộc Việt Nam (thêm chữ dân tộc Việt Nam, không chỉ tiên phong của mỗi giai cấp công nhân) – câu này sau đó đã được sửa đổi và đưa vào điều lệ.
Với tôi, lúc đầu chưa hiểu, GS rất khắt khe, nhưng càng làm việc lâu, càng gần gũi, GS càng hiểu tôi, càng thương càng quý. GS là người công tâm, thẳng thắn, yêu và mến mộ nhân tài – “yêu ai như lửa cháy, ghét ai như bão giông”. Là Chủ tịch HĐ KH ĐT của ĐHQGHN và cũng là Chủ tịch Hội Cơ học VN – với tôi GS còn là đồng nghiệp. Đi công tác nước ngoài ở đâu về GS cũng chuyển cho tôi tài liệu để tôi lĩnh hội và lưu giữ – như muốn gửi gắm niềm tin và hy vọng. Chính GS là người ngay tại giữa Đại hội Đảng bộ 2005 đã đề xuất và giới thiệu tôi tham gia Đảng ủy ĐHQGHN (ngày đó Ban KHCN không có cơ cấu Đảng ủy; tất nhiên tôi đã cảm ơn và từ chối, nhưng tôi rất biết ơn GS vì điều đó).
Được gần gũi và làm việc gần GS Nguyễn Văn Đạo là một vinh dự và may mắn lớn với tôi. Tôi cũng may mắn là người duy nhất còn ở nhà điều hành VNU và làm việc đến nay với đủ 6 đời Giám đốc – cả một kho tư liệu sống về ĐHQGHN.
GS Nguyễn Văn Đạo luôn nói với chúng tôi, ĐHQGHN có tầm vóc xứng đáng hay không, là nhờ ở đội ngũ các nhà khoa học đầu ngành. Theo GS kể lại, ngày mới thành lập ĐHQGHN không phải ai cũng hiểu và ủng hộ, trong đó có nguyên CTN TĐL chưa hiểu và chưa ủng hộ mô hình ĐHQG, nhưng GS Nguyễn Văn Đạo đã dẫn một đoàn 5 GS nổi tiếng như Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng,…đến thẳng nhà riêng gặp CTN, và sau gần 3 giờ đàm đạo, CTN đã được thuyết phục. Ngày ĐHQGHN có dấu Quốc huy, GS và mọi người cầm dấu trên tay cảm động rưng rưng – dấu rơi xuống nền gạch, nên con dấu đồng đầu tiên của ĐHQGHN hơi méo chút là vì lẽ đó.
Về con người, GS Nguyễn Văn Đạo cũng là người nóng tính, rất yêu dân ca quan họ, yêu thế hệ trẻ và làm việc không biết mệt mỏi, tâm huyết với ĐHQGHN, với ngành Cơ học VN và đầy hoài bão. Còn nhớ năm 2005, tháp tùng GS đi Hàn Quốc, trên đường từ sân bay về , GS đã đến thẳng Bộ KHCN để bàn bạc về việc nghiên cứu chế tạo sản xuất máy bay tại VN.
Năm 2008, ĐHQGHN có tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 1 năm ngày mất của GS ở Hội trường Lê Văn Thiêm, 19 Lê Thánh Tông HN, tôi có vinh dự được chỉ định làm Trưởng Ban Tổ chức của Hội thảo này.
Nhân 85 năm ngày sinh GS Nguyễn Văn Đạo, Giám đốc đầu tiên của ĐHQGHN, Chủ tịch đầu tiên Hội Cơ học Việt Nam, xin viết lên đây mấy dòng này như một nén tâm hương tưởng nhớ đến Thầy – thế hệ trí thức vàng của Việt Nam.
Trong ảnh: Tôi và anh Hoàng Dũng (khi đó là Trưởng ban KHCN VNU HCM, chị Hà – nay là Vụ phó vụ KHTN-XH của Bộ KHCN) trong chuyến tháp tùng GS Nguyễn Văn Đạo sang Hàn Quốc năm 2005. Trong đó có ảnh GS Nguyễn Văn Đạo đang đàm đạo với President viện KIST và ảnh GS Nguyễn Văn Đạo đang đàm đạo với Mr. Kim, President Quỹ Nghiên cứu Phát triển của Hàn Quốc thời ấy).
Mới đó, mà đã 17 năm !
Nguyễn Đình Đức
GS Nguyễn Đình Đức: Những thách thức và bất cập trong tự chủ đại học
(Dân trí) – Cần sử dụng phương pháp đối sánh trong đánh giá chất lượng giáo dục đại học. Không thể xem giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục như phương pháp duy nhất đánh giá chất lượng giáo dục đại học.
Đó là khẳng định của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, trưởng Ban Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội khi nói về tự chủ đại học.
Sáng nay 4/8, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị Tự chủ đại học năm 2022. Hội nghị nhằm đánh giá kết quả đã đạt được trong triển khai tự chủ đại học, thẳng thắn nhìn nhận khó khăn, vướng mắc và xác định những nguyên nhân trọng yếu, từ đó định hướng lộ trình cùng những việc cần làm trong thời gian tới.
Để hiểu rõ hơn về tự chủ đại học, Dân trí xin giới thiệu bài viết của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, trưởng Ban Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội về vấn đề này.
Tự chủ đại học là xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay. Tuy nhiên, để hiểu và vận dụng tự chủ đại học như thế nào để áp dụng khả thi cho các trường đại học ở Việt Nam hiện nay là vấn đề rất lớn và hệ trọng, không chỉ liên quan trực tiếp đến các trường đại học, đến hệ thống giáo dục đại học mà còn trực tiếp liên quan đến đội ngũ trí thức tinh hoa, đến giáo dục đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao và hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo – những lĩnh vực then chốt nhất và là động lực quan trọng nhất cho sự phát triển.
Các trường đại học được cởi trói?
Không thể phủ nhận những thành tựu đổi mới của Luật Giáo dục đại học sửa đổi năm 2018. Xuyên suốt Luật này, theo tôi có 3 điểm mới quan trọng nhất là: Tự chủ đại học; Kiểm định chất lượng giáo dục đại học và Khuyến khích nâng cấp các trường đại học thành đại học.
Về tự chủ đại học: Cảm giác đầu tiên là các trường đại học được cởi trói (nếu đáp ứng đủ các điều kiện tự chủ), được tự quyết nhiều hơn. Thành quả của chính sách này là các trường đại học phát huy và thu hút được tối đa các nguồn lực, có sự phát triển và cạnh tranh lành mạnh, công bằng hơn giữa các trường công và tư.
Trước đây, các trường công lập dàn hàng ngang mà tiến, thì nay, tự chủ đại học đã giúp quá trình “chọn lọc tự nhiên” giữa các trường được diễn ra công bằng hơn. Trước đây chỉ có các trường lớn, công lập được nhắc đến và xếp hạng, nay các trường dân lập cũng đã có tên tuổi,….Đây là một điểm tích cực rất đáng được ghi nhận.
Tuy nhiên, ngay cả văn bản Luật và việc triển khai thực hiện Luật cũng đã bộc lộ nhiều nghịch lý, hạn chế, bất cập.
Về hội đồng trường: Việc thành lập hội đồng trường trong các đại học công lập, bên cạnh BGH và Đảng ủy, với các chức năng được quy định trong Luật, tưởng là rất lớn, nhưng lại rất hình thức. Thậm chí một số trường đã bắt đầu có sự mẫu thuẫn giữa Chủ tịch Hội đồng và Hiệu trưởng, dẫn đến mất đoàn kết nội bộ.
Với các đại học, Điều 15 khoản 2 quy định các trường thành viên thực hiện tự chủ ở mức độ và trong mối quan hệ được quy định trong Quy chế tổ chức hoạt động của đại học. Như vậy, để tạo nên sức mạnh của đại học, chỉ cần hội đồng đại học là đủ.
Nhưng Luật lại quy định ở điều khoản khác, là tất cả các trường đại học thành viên đều phải thành lập hội đồng trường, thế là xảy ra 2 trường hợp – hoặc là hội đồng các trường thành viên chỉ là hình thức, hoặc hội đồng trường thành viên sẽ thực hiện đầy đủ quyền được Luật cho phép – và có thể có những quyết sách khác với chủ trương của đại học.
Như vậy, với tư duy logic và sự biện chứng, thì Luật này sẽ kéo theo hiện tượng tất cả các mũi tên đều quy về một hướng để tạo nên một hợp lực lớn ngày càng ít xảy ra. Thậm chí trường thành viên tự chủ có quyền quyết lớn hơn, mạnh hơn cả quyền của đại học.
Vì vậy Luật này thực chất lại đang làm suy yếu mô hình đại học 2 cấp – hệ thống đại học, nhất là 2 ĐH Quốc gia.
Vì vậy, cần xem lại, sửa lại cho rõ ràng và cụ thể hơn, thực tế hơn quy định về việc thành lập hội đồng trường của các đại học công lập trong Luật, cũng như quy định về tự chủ của các trường đại học trong hệ thống đại học.
Với 2 ĐH Quốc gia (ĐHQG): Vì theo Luật, trước hết cũng là đại học, nên không nằm ngoài xu hướng trên trong quá trình tự chủ theo quy định của Luật như hiện nay. Hơn nữa, Điều 8 của Luật quy định Đại học quốc gia có quyền tự chủ cao trong các hoạt động về đào tạo, nghiên cứu khoa học, tài chính, quan hệ quốc tế và tổ chức bộ máy, và hoạt động theo chức năng và quyền hạn do Chính phủ quy định.
Nhưng trên thực tế, có 2 quyền lớn nhất là Tổ chức cán bộ và Đào tạo thì không khác gì các trường đại học khác. Nhẽ ra với truyền thống, đội ngũ CSVC và con người hùng hậu và theo Luật, về mặt học thuật, ĐHQG phải được ban hành Quy chế riêng, có sự khác biệt với Quy chế của Bộ. Nhưng Bộ lại ban hành Quy chế áp cho tất cả các trường, trong đó các trường và ĐHQG phải thực hiện chỉ có cao hơn, không có sự khác biệt.
Như vậy thì trong trường hợp này, quyền của Bộ vô hình chung đã vô hiệu hóa quyền tự chủ cao về học thuật của ĐHQG.
Nói nôm na là “Thủ kho to hơn Thủ trưởng”- quyền của Bộ trưởng đã cao hơn quyền của Luật và Chính phủ cho phép 2 ĐHQG có quyền tự chủ cao.
Tưởng như nắn nót, nhưng vô hình chung đã vô hiệu hóa sự sáng tạo và tiên phong, dẫn dắt của ĐHQG trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam – điều mà Bộ Chính trị khi thành lập 2 ĐHQG đã kỳ vọng.
Do đó Điều 8 về ĐHQG cần được vi phân ra cụ thể và chi tiết hơn nữa tự chủ của 2 ĐHQG trong Luật, để tránh tình trạng chỉ oai trên giấy tờ mà không triển khai được hiểu quả trên thực tế. Luật cho phép nhưng không cụ thể và vì vậy, vẫn bị trói bởi các văn bản dưới Luật.
Quanh năm suốt tháng phục vụ việc “khám sức khỏe”
Về Kiểm định chất lượng giáo dục đại học: Đây là chủ trương đúng đắn. Nhưng không đúng ở chỗ trong quá trình triển khai quy định trong Nghị định 99 hướng dẫn thực hiện Luật và Nghị định 81 về học phí, xem việc có giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục (được xem như “Giấy khám chứng nhận sức khỏe”) là phương pháp duy nhất để đánh giá chất lượng giáo dục đại học, lấy đó làm tiêu chí để xác định được tự chủ, từ đó để được nâng học phí cao theo định mức kinh tế kỹ thuật là không hoàn toàn chính xác và không đầy đủ, và đang bị lạm dụng.
Do hiểu và quy định như vậy, nên các trường đua nhau kiểm định chương trình đào tạo, thành phong trào và có tính đối phó từ các trường. Các trung tâm kiểm định làm việc ngày đêm hết công suất cũng không đủ phục vụ.
Các trường cũng buông, thôi thì tổ chức kiểm định nào cũng được, miễn là mau mau có giấy chứng nhận kiểm định chất lượng (KĐCL) để còn được thu học phí cao.
Và có một bất cập là: một trường nhỏ, mới, có ít chương trình đào tạo thì dễ đạt kiểm định xong 100% và xem như đủ sức khỏe, có thể được tự chủ. Trong khi các đại học lớn, như ĐHQGHN có đến 500 chương trình đào tạo các bậc ĐH, ThS, TS (riêng ĐH đã là 143 chương trình), mà mỗi năm tối đa cũng chỉ kiểm định được 15-20 chương trình, và sau đó vòng lặp cứ 5 năm phải kiểm định lại.
Như vậy quanh năm suốt tháng sẽ phục vụ việc “khám sức khỏe”, và khó mà khả thi khi trong 5 năm kiểm định hết tất cả từng ấy các chương trình.
Và sẽ xảy ra xu hướng sẽ ít mở ngành mới, nhóm lại các chuyên ngành, các ngành đã có, để giảm đi số lượng chương trình, từ đó mong sao kiểm định cho hết lượt các chương trình đào tạo.
Trong khi các trường nhỏ, mới, ít chương trình, được kiểm định hết mặc nhiên xem như đủ sức khỏe, đủ điều kiện tự chủ thì các trường lớn như 2 ĐHQG và các đại học được xếp hạng hàng đầu VN trong các bảng xếp hạng quốc tế , các trường đại học nghiên cứu (theo định nghĩa trong NĐ 99 ĐH nghiên cứu phải có 20% GS, PGS và tối thiểu 100 bài ISI/năm) thì lại không có chút lợi thế nào. Đây là chính sách bất cập và không khả thi trong điều kiện VN hiện nay.
Cần sử dụng phương pháp đối sánh trong đánh giá chất lượng giáo dục đại học. Nên có sự xem xét và điều chỉnh lại cho hợp lý. Không thể xem giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục như phương pháp duy nhất đánh giá chất lượng giáo dục đại học. Trong khi các chương trình đạt yêu cầu khi kiểm định chất lượng hiện nay có tỷ lệ cao như tỷ lệ đạt trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Đòn “chí mạng” vào mô hình đại học 2 cấp
Nguy hiểm hơn, Tự chủ đại học ở Việt Nam hiện nay được nhiều người hiểu là tự quyết, tự hạch toán thu-chi, nên càng nhiều trường tự chủ thì nhà nước càng giảm được đáng kể nguồn ngân sách chi thường xuyên cho hoạt động của các trường đại học. Đương nhiên học phí các chương trình đào tạo cũng tăng lên đáng kể.
Thu nhập của cán bộ khoa học, cán bộ giảng dạy trong nhiều trường tự chủ nhờ đó mà đã được cải thiện và tăng lên mạnh. Thật nghịch lý là lương tiến sĩ ở trường tự chủ, có thể cao gấp 2-3 lần lương giáo sư hàng đầu ở một đại học công lập.
Về khuyến khích nâng cấp các trường đại học thành đại học: Xin miễn phân tích, chỉ có 1 đề nghị là nên bỏ đi câu này trong Luật giáo dục đại học sửa đổi. Vì theo Luật hiện tại thì là trường đại học tự chủ sướng hơn, nhiều quyền hơn là lên đại học.
Tự chủ của Luật 2018 đã giáng 1 đòn chí mạng vào mô hình đại học 2 cấp – hệ thống các đại học.
Nhiều điểm chồng chéo và chưa phù hợp
Như điều 8 của Luật được hiểu là có quyền tự chủ cao, Giám đốc 2 ĐHQG thực hiện quyền hạn của Chính phủ cho phép, được mở tất cả các ngành, kể cả các ngành khối sức khỏe, sư phạm, thì nay Luật mới điều 3 lại quy định những ngành này thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ GD &ĐT – thế là “tay này thì mở, tay kia thì trói”.
Hoặc như quy định phải mở chương trình đại học 2 khóa ra trường, kiểm định xong mới được mở chương trình thạc sỹ. Thạc sỹ ra trường lại kiểm định xong mới mở chương trình TS là những người làm luật và quy định không có thực tế. Ví dụ ĐH Việt Nhật khi ra đời mở trước 6 chương trình thạc sỹ, 5 năm sau mới mở chương trình đại học. Nhiều ngành khác cũng đào tạo thạc sỹ trước khi đào tạo cử nhân, nhất là trong các trường đại học nghiên cứu.
Lại nhất định phải nói một chút về tuyển sinh: Luật mới quy định việc tuyển sinh là các trường tự chủ – việc của các trường đại học. Với cách diễn đạt này trong Luật, Bộ giũ bỏ được trách nhiệm và áp lực lên Bộ về kỳ thi tuyển sinh đại học.
Nhưng trên thực tế lại không phải như vậy. Để giảm tốn kém các trường đại học vẫn phải sử dụng kết quả thi THPT như một phương thức để tuyển sinh (và Bộ vẫn cầm trịch trong kỳ thi này). Dẫn đến chất lượng tuyển sinh đầu vào đại học có vấn đề như những năm vừa qua và chưa hình dung hết được hệ lụy kéo theo những năm sau về chất lượng đào tạo đại học.
Và để nâng cao chất lượng vì sự phát triển và tồn tại của chính mình (trường ĐH cần phải có thầy giỏi và cả trò giỏi) nên năm nay nhiều trường đã có kỳ thi riêng, lại dẫn đến tình trạng trăm hoa đua nở.
Một thí sinh muốn apply vào nhiều trường, lại phải thi nhiều lần. Hơn nữa lại không có mặt bằng thang đánh giá chung khi tuyển sinh đầu vào, nên trong quá trình đào tạo dễ nảy sinh tiêu cực khi chuyển trường, chuyển ngành ở những ngành hot.
Chỉ với mấy điểm trên, thấy rằng Luật Giáo dục đại học đã sửa, đã có tiến bộ, nhưng phải tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi và hoàn thiện. Và đương nhiên, Nghị định 99 và NĐ 81, cũng nên có sự điều chỉnh theo.
Cần lắm tư duy đổi mới và hội nhập, hiểu giáo dục đại học, hiểu thực tế, phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam. Giáo dục VN, trong đó có giáo dục đại học xem ra vẫn còn nhiều việc phải làm – cần học thật, thi thật, nhân tài thật – Cần thực chất về chất lượng và trình độ để chấn hưng đất nước, sánh vai với các nước năm châu.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, ĐHQGHN
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tính đến ngày 30/6/2022, trong cả hệ thống có 288 cơ sở giáo dục (cơ sở GDĐH và trường cao đẳng sư phạm) hoàn thành báo cáo tự đánh giá (trong đó, 266 cơ sở giáo dục hoàn thành chu kỳ 1 và 22 cơ sở giáo dục hoàn thành chu kỳ 2); 183 cơ sở giáo dục được các tổ chức KĐCLGD trong nước đánh giá ngoài và công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục (172 cơ sở GDĐH và 11 trường CĐSP);
778 chương trình đào tạo được đánh giá và công nhận chất lượng, trong đó 470 chương trình được công nhận theo tiêu chuẩn trong nước và 308 chương trình được công nhận theo tiêu chuẩn nước ngoài.
Cả hệ thống có 07 trường đại học được đánh giá ngoài và được công nhận theo tiêu chuẩn đánh giá cơ sở giáo dục của Hội đồng cấp cao về đánh giá nghiên cứu và GDĐH Pháp (HCERES) và ASEAN University Network – Quality Assurance (AUN-QA) 38; đồng thời, có 232 chương trình đào tạo được đánh giá và công nhận bởi tổ chức kiểm định nước ngoài.
NHÓM NGHIÊN CỨU MẠNH CÁI NÔI PHÁT HIỆN, ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG NHÂN TÀI TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC
MÔ HÌNH CÁC PHÒNG THÍ NGHIỆM, KHOA, BỘ MÔN ĐƯỢC THÀNH LẬP TỪ NHỮNG BƯỚC PHÁT TRIỂN BẰNG NỘI LỰC TRONG NƯỚC CỦA CÁC NHÓM NGHIÊN CỨU, GẮN KẾT CHẶT CHẼ GIỮA ĐÀO TẠO – NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN LÀ MÔ HÌNH MỚI, HIỆU QUẢ VÀ SÁNG TẠO, PHÙ HỢP VỚI CÁC ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM. PHÒNG THÍ NGHIỆM VẬT LIỆU VÀ KẾT CẤU TIÊN TIẾN, TRỰC THUỘC BỘ MÔN CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT XÂY DỰNG GIAO THÔNG, TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ, ĐHQGHN LÀ ĐIỂN HÌNH CHO MÔ HÌNH ĐÓ.
KHỞI NGUỒN TỪ TÂM HUYẾT CỦA NGƯỜI THẦY
Con đường đến với thành công thường không dễ dàng. Khởi đầu với nguồn tài chính bằng “con số 0” để xây dựng nhóm nghiên cứu mạnh về vật liệu và kết cấu tiên tiến của ĐHQGHN (NNC), năm 2010, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Trưởng ban Đào tạo, ĐHQGHN đã tập hợp, tuyển chọn, dìu dắt những sinh viên đam mê học tập và nghiên cứu khoa học. Ban đầu, nhóm chỉ có thầy và vài trò, nơi làm việc cũng rất đơn sơ, chỉ là phòng làm việc của thầy sau giờ hành chính, giảng đường đã tan học hay quán nước nhỏ bên hè. Nhưng với tâm huyết của người thầy – Trưởng NNC đã tận tâm dìu dắt, chỉ bảo để các em nắm vững kiến thức, không sợ học và còn khơi dậy
được tiềm năng sáng tạo ở các bạn trẻ. “Quan trọng nhất là Trưởng NNC phải cập nhật, hiểu và nắm bắt được những hướng nghiên cứu mới nhất của thế giới để triển khai trong NNC. Trưởng NNC có vai trò định hướng nghiên cứu phù hợp với năng lực và sở trường cho từng nghiên cứu sinh, sinh viên trong nhóm, giao bài tập tính toán, đôn đốc, kiểm tra và thảo luận các kết quả”, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cho biết.
Thầy trò cùng nhau cố gắng nỗ lực, miệt mài nghiên cứu. Cứ kiên trì như vậy, công lao của thầy và trò được đền đáp bằng những kết quả nghiên cứu được đăng trên các tạp chí quốc tế có uy tín. Đây là nguồn cổ vũ động viên lớn lao đối với thầy và trò, khích lệ sự tự tin và khơi gợi niềm đam mê nghiên cứu khoa học cho những sinh viên khác. Trên cơ sở đó, học trò đến với nhóm nhiều hơn, NNC ngày một đông dần lên. Nhiều em sinh viên trước đây học lực chỉ đạt mức trung bình hoặc khá, nhưng được rèn luyện trong nhóm nghiên cứu, đã trở nên say mê học tập nghiên cứu và sau khi tốt nghiệp đại học đều trở thành sinh viên giỏi và xuất sắc.
CÁI NÔI PHÁT HIỆN, ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG NHÂN TÀI
Mô hình đào tạo của NNC theo hướng cá thể hóa. Điều đó có nghĩa là, trách nhiệm của người đứng đầu NNC rất quan trọng. NNC được tổ chức hoạt động phân cấp theo cơ chế mềm, đứng đầu là các giáo sư, tiếp theo là các tiến sĩ, nghiên cứu sinh rồi đến sinh viên các khóa. “Để nhóm NNC hoạt động hiệu quả trong nghiên cứu, đào tạo đến từng cá nhân, nhóm NNC được chia làm nhiều nhóm nhỏ. Đứng đầu phụ trách mỗi nhóm nhỏ do các tiến sĩ trẻ đảm nhận; chịu trách nhiệm triển khai, đôn đốc các nhiệm vụ khoa học khi được Trưởng nhóm giao phó”, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cho biết. Trên cơ sở các hướng nghiên cứu chung, Trưởng NNC là người sẽ giao nội dung, nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể cho từng thành viên hoặc cho các nhóm nhỏ dựa trên thế mạnh của họ. Khi nhận được nhiệm vụ từ các GS, các TS trẻ và NCS trong nhóm lại dìu dắt dìu dắt, hỗ trợ cho các em sinh viên. Trong nhóm, những sinh viên năm trên lại có nhiệm vụ giúp đỡ những sinh viên năm dưới mới tham gia vào NNC. Hằng tuần, NNC đều tổ chức seminar khoa học. Đặc biệt, thông qua hoạt động và hợp tác của NNC, các thành viên trong nhóm còn được tham gia các buổi thảo luận, seminar của các GS trong và ngoài nước. Qua đó, những vấn đề mới trong khoa học được đưa ra trao đổi, bàn luận, giải đáp. Điều đó kích thích tính chủ động, trí sáng tạo của các thành viên trẻ.
Để một nhóm nghiên cứu thành công, trước tiên là phải có những người thầy tài năng và tâm huyết dẫn dắt, hai là phải bắt nhịp được theo các nghiên cứu tiên tiến, hiện đại nhất của thế giới. Ba là phải có môi trường đào tạo và nghiên cứu có hàm lượng học thuật cao như ĐHQGHN. Bốn là cần khơi dậy được hoài bão và sự say mê nghiên cứu khoa học của các bạn trẻ. Cuối cùng, rất quan trọng là sự ủng hộ và tạo điều kiện tối đa về cơ sở vật chất, trang thiết bị và sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường. Đây là những yếu tố quan trọng nhất làm nên thành công của nhóm nghiên cứu trong trường đại học.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức
Trong quá trình tham gia NNC, nhiều sinh viên, NCS đã được cử đi thực tập tại các doanh nghiệp, viện nghiên cứu và các trường đại học lớn như ĐH Osaka (Nhật Bản), ĐH Birmingham (UK), ĐH Sejong (Hàn Quốc),… Các em trong NNC cũng được tham dự hội thảo khoa học lớn trong nước và quốc tế. Trình độ và kiến thức thực tế của sinh viên, NCS qua đó được nâng cao. Sau khi tốt nghiệp, những sinh viên, NCS có học lực và kết quả nghiên cứu tốt sẽ được giới thiệu chuyển tiếp nghiên cứu sinh hoặc đi làm việc ở nước ngoài. Ngược lại, NNC cũng là môi trường để tiếp nhận các NCS và cán bộ nghiên cứu, TS trẻ của nước ngoài đến trao đổi, nghiên cứu tại Việt Nam. Bên cạnh hoạt động chuyên môn, NNC còn tổ chức những buổi giao lưu khác để tăng cường kết nối các thành viên trong nhóm. Như vậy, có thể thấy, mô hình NNC rất hiệu quả, không chỉ gắn kết việc học với hành mà còn gắn kết các thầy cô, các nhà khoa học với sinh viên, NCS thành một khối thống nhất, trong đó, có sự dìu dắt, chỉ bảo và định hướng, giúp đỡ tận tình từ những người thầy và các thành viên trong nhóm. Trong NNC, mỗi thành viên được làm việc trong môi trường tập thể nhưng được giao nhiệm vụ chuyên môn riêng, được phát triển và thắp sáng tài năng gắn với những năng lực cụ thể của từng cá nhân. Trưởng NNC là người thầy dẫn dắt và thực sự cũng như “người cha đỡ đầu” cho các thành viên trong nhóm. Nó khắc phục được mối quan hệ lỏng lẻo giữa các sinh viên với nhau và các thầy cô giáo trong mô hình đào tạo theo tín chỉ ở các trường đại học hiện nay. Hơn thế, mô hình NNC còn chú trọng giáo dục nhân cách, tinh thần làm việc nhóm, sự hợp tác và các kỹ năng mềm cho NCS, sinh viên một cách hiệu quả. NNC chính là mô hình đào tạo các tài năng theo hướng cá thể hóa và phù hợp với sự chuyển đổi của giáo dục đại học trong bối cảnh CMCN 4.0.
Đến nay, hầu hết các NCS, sinh viên trong nhóm nghiên cứu khi tốt nghiệp đều trở thành các kỹ sư, TS giỏi, đều có kết quả nghiên cứu được công bố trên các tạp chí quốc tế ISI có uy tín. Một số học trò thành đạt và xuất sắc đã tỏa đi muôn nơi, công tác ở các trường đại học khác nhau trong cả nước. GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cho biết, điểm đặc biệt là phần lớn các học trò trong nhóm nghiên cứu đều là các em ở các tỉnh xa, nhà nghèo; trong số đó, có những em hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn. Điều đáng trân trọng là thầy và trò đều công bố quốc tế với nội lực 100% made in Việt Nam, trong điều kiện lúc đầu thiếu thốn về kinh phí, cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm.
Sự thành công của mô hình này đã cho thấy sức mạnh ưu việt của NNC mạnh trong công tác đào tạo sinh viên, NCS kết hợp với nghiên cứu khoa học để tạo ra nhiều nhân tài trẻ tuổi cho đất nước. Những trí thức trẻ được đào tạo và trưởng thành trong các NNC mạnh “made in Việt Nam 100%” như vậy là nguồn nhân lực chất lượng cao và chính là những nhân tố mới đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
TIẾP CẬN NHỮNG HƯỚNG NGHIÊN CỨU MỚI, HIỆN ĐẠI
Theo GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, để thành công, thì một trong những yếu tố quan trọng nhất của NNC là phải nắm bắt và theo kịp được những hướng nghiên cứu hiện đại nhất của thế giới. Đối với nhóm nghiên cứu mạnh về vật liệu và kết cấu tiên tiến, trọng tâm nghiên cứu chuyên sâu và thế mạnh là các lĩnh vực về composite, vật liệu chức năng thông minh có cơ lý tính biến đổi và vật liệu nano. NNC cũng là cơ sở nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực kết cấu tiên tiến chế tạo từ các vật liệu nano ứng dụng làm tăng hệ số chuyển đổi năng lượng, vật liệu áp điện có cơ lý tính biến đổi, vật liệu auxetic (có hệ số Poisson âm và có khả năng giảm chấn, hấp thu sóng nổ), các vật liệu mới composite có tính chất đặc biệt sử dụng trong các môi trường điều kiện khắc nghiệt và các công trình đặc biệt. Từ đó, nhóm nghiên cứu đã hình thành nên trường phái khoa học về vật liệu và kết cấu tiên tiến ở Trường ĐH Công nghệ và ĐHQGHN. Bên cạnh các hướng nghiên cứu hiện nay, chiến lược phát triển của NNC và tập thể PTN cũng như Bộ môn Xây dựng Giao thông trong những năm tới đây là đi vào những lĩnh vực nghiên cứu hiện đại và gắn với phục vụ thực tiễn là: Civil Engineering (liên quan đến tính toán vật liệu và kết cấu cho các công trình giao thông, xây dựng và kỹ thuật hạ tầng); năng lượng mới; biến đổi khí hậu (tính toán dự báo mưa, lũ và các giải pháp thiết kế, thi công các công trình hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu) và Machine learning (với những từ khóa là thông minh, trí tuệ nhân tạo).
NHÓM NGHIÊN CỨU MẠNH LÀ TẾ BÀO CỦA HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU
Xuất phát từ nhận thức: “NNC có thể lúc mạnh, lúc yếu, nhưng để phát triển bền vững thì phải gắn với đào tạo”. Từ triết lý đó, lại nắm bắt được hướng phát triển của kỹ thuật, công nghệ hiện đại không thể thiếu lĩnh vực vật liệu và kết cấu tiến tiến, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức đã kiên trì thuyết phục và được nhà trưởng ủng hộ mở đào tạo chuyên ngành Vật liệu và Kết cấu tiên tiến tại Khoa Cơ học Kỹ thuật (Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN) vào năm 2015. Đến nay, Khoa đã bước sang năm thứ 8 đào tạo sinh viên theo chuyên ngành này. Ngoài ra, NNC cũng là chỗ dựa quan trọng để gây dựng ngành Kỹ thuật hạ tầng ở Trường ĐH Việt Nhật (2016) và Ngành Kỹ sư Xây dựng-Giao thông ở Trường ĐH Công nghệ. Từ thành công của NNC và PTN, năm 2018, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức tiếp tục thành lập Bộ môn mới – Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng – Giao thông (Bộ môn trực thuộc trường, tương đương cấp Khoa về mặt hành chính, đến nay đã có khóa kỹ sư đầu tiên ra trường. Sinh viên các ngành này mấy năm gần đây luôn có điểm trúng tuyển đầu vào cao nhất cả nước trong lĩnh vực Kỹ thuật Xây dựng. Những kết quả này mở ra sự hợp tác mới với các Khoa, các trường đại học, các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước trong lĩnh vực Kỹ thuật Xây dựng.
“Đến nay, NNC, Phòng thí nghiệm và Bộ môn đã và đang có quan hệ hợp tác bình đẳng, ngang tầm với các nhà PTN và các nhà khoa học có uy tín trong các trường đại học hàng đầu của Nhật Bản, Hàn Quốc, Vương quốc Anh, Úc, Canada,… như Đại học Công nghệ Tokyo và Đại học Tổng hợp Tokyo (Nhật Bản), Đại học Tổng hợp Melbourne(Úc), Đại học Birmingham (UK), ĐH Sejong (Hàn Quốc),… và còn thu hút được các TS trẻ, các NCS từ nước ngoài như Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ,… về Việt Nam trao đổi học thuật, thực tập trong NNC”, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cho biết. Như vậy, từ mô hình NNC với hoạt động chính là đào tạo nhân tài và nghiên cứu khoa học để có những công bố quốc tế, đã hình thành nên mô hình mới đó là PTN – nơi chuyển từ những nghiên cứu cơ bản sang nghiên cứu ứng dụng.
Năm 2017, ĐHQGHN đã có quyết định công nhận là NNC mạnh. Như vậy, từ một nhóm nghiên cứu rất sơ khai ban đầu, chỉ trong thời gian từ 2010 đến nay, bằng sự kiên trì bền bỉ, niềm say mê nghiên cứu khoa học và sự phấn đấu nỗ lực, quên mình, Thầy và trò trong NNC đã vững vàng tự tin vươn lên tầm quốc tế từ nội lực. Sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển, NNC đã công bố hơn 300 bài báo, báo cáo khoa học, trong đó có 175 bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế ISI (SCI, SCIE) có uy tín; được cấp 1 bằng sáng chế trong sản xuất chế tạo vật liệu nanocomposite; xuất bản 2 sách chuyên khảo bằng tiếng Anh; đã có 9 NCS bảo vệ thành công xuất sắc luận án tiến sỹ và đang đào tạo 6 NCS. Đến nay ngành Cơ học Việt Nam đã trao 5 giải thưởng Nguyễn Văn Đạo cho các nhà khoa học trẻ tài năng thì 2 học trò trong NNC là PGS. TS Hoàng Văn Tùng và TS Trần Quốc Quân đã vinh dự được nhận giải thưởng này. 1 thành viên trẻ trong nhóm được Forbes Việt Nam vinh danh đầu năm 2020. Những năm gần đây, NNC vẫn công bố đều mỗi năm 10 – 15 bài báo trên các tạp chí ISI có uy tín, kết quả nghiên cứu được mời báo cáo tại các hội nghị quốc tế lớn. Có thể thấy với kết quả và uy tín như vậy không thua kém các nhóm nghiên cứu mạnh của quốc tế. Thương hiệu và uy tín của nhóm nghiên cứu đã vang xa và có sức thu hút trong cộng đồng khoa học quốc tế. Nhóm nghiên cứu của GS Nguyễn Đình Đức cũng giữ vai trò nòng cột tổ chức nhiều hội nghị quốc tế có uy tín thành công như ICEMA 2010, ICEMA2012, ICEMA2014, ICEMA2016, ICEMA2019, ICEMA2021 và Hội nghị quốc tế về tối ưu hóa theo thuật toán của bầy ong (3/2018), Hội nghị quốc tế về tính toán trong khoa học vật liệu ACCMS TM 2018 (9/2018) với hàng trăm nhà khoa học hàng đầu của quốc tế tham gia, … GS Nguyễn Đình Đức – Trưởng NNC cũng là nhà khoa học Việt Nam được mời làm thành viên Hội đồng biên tập của 10 tạp chí ISI (SCI, SCIE) có uy tín của quốc tế, và đại diện cho Việt Nam tham gia Ủy ban quốc tế về vật liệu chức năng FGM (2017), Hiệp hội quốc tế về composite (2021),…
Cũng từ hạt nhân NNC, với sự đòi hỏi phát triển từ nội tại, các ngành mới, Khoa mới đã được thành lập để đáp ứng nhu cầu đào tạo bổ sung nhân lực (các kỹ sư, TS) cho xã hội và cho chính NNC. Một số thành viên của NNC không chỉ sinh hoạt khoa học trong NNC mà còn chính là những thầy, cô giáo tham gia giảng dạy ở những ngành, Khoa mới vừa thành lập. Đây là mô hình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao rất phù hợp, góp phần khẳng định vai trò quan trọng của NNC và cho thấy NNC chính là tế bào của hoạt động đào tạo và nghiên cứu trong trường đại học.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức: Dấn thân để mở đường
Giao tiếp hằng ngày, GS Nguyễn Đình Đức trong cảm nhận của nhiều sinh viên và đồng nghiệp là người sắc sảo. Nhưng trong nghiên cứu, Giáo sư như “thoát xác” để được trở về đúng với bản ngã của mình.
Cảm ơn cuộc đời đã run rủi
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban đào tạo, Đại học (ĐH) Quốc gia Hà Nội là một trong số những nhà khoa học tôi tiếp xúc và làm việc từ những ngày mới vào nghề và cũng đã chứng kiến không ít lần ông “xù lông xù cánh”. Mới đây nhất chính là việc Bộ GD&ĐT ban hành quy chế đào tạo tiến sĩ.
GS Nguyễn Đình Đức (người mặc áo xanh) cùng các sinh viên |
Là người tham gia góp ý các lần dự thảo, GS Nguyễn Đình Đức cảm thấy sốc khi văn bản chính thức lại “hạ chuẩn” đào tạo tiến sĩ. Không nể nang hay chờ Bộ thanh minh, GS Đức “vỗ” thẳng: “So với Quy chế cũ, chuẩn đầu ra của Quy chế đào tạo tiến sĩ mới là bước thụt lùi quay trở về như quy chế tiến sĩ cách đây hơn 20 năm về trước”.
Rồi đến chuyện 30 điểm vẫn trượt ĐH, trong khi Bộ GD&ĐT ra sức giải thích các lý do thì ông chỉ nói ngắn gọn: 30 điểm trượt ĐH là bình thường. Bởi ông nhìn thẳng vào những con số, nhìn thẳng vào bản chất để đưa ra mệnh đề kết luận mà không cần phải vòng vo. Chuyện này cũng không phải lần đầu, hơn nữa, ngay tại trường thành viên của ĐH Quốc gia Hà Nội, nơi ông trực tiếp quản lý về mặt đào tạo, điểm chuẩn năm 2020, 2021 có ngành 30 điểm.
Tôi vẫn còn nhớ lần đầu tiên gặp GS Nguyễn Đình Đức tại tòa nhà E3, ĐH Quốc gia Hà Nội. Khác với những phát ngôn gây sốc khiến thiên hạ rối bời, gay gắt tranh luận, ở đây ông hồ hởi nói về những học trò được ông “kèm” sát, bồi dưỡng từ khi còn học ĐH lên đến nghiên cứu sinh.
Đầu những năm 2010, tiến sĩ trong nước có bài báo quốc tế là một kỳ tích, còn học trò của GS Đức vừa chân ướt chân ráo từ ĐH tuyển thẳng lên làm nghiên cứu sinh đã có vài bài. GS tự hào lắm nên rối rít khoe như trẻ thơ nhận được quà mẹ về chợ.
Nhưng lúc đó, ĐH Quốc gia chưa có nhiều phòng lab, phòng thí nghiệm như bây giờ, ông đành khoe những bản vẽ mới nghiên cứu ra, khoe những chiếc máy tính được cho là hiện đại của ĐH Quốc gia Hà Nội nhưng dường như đã quá lạc hậu so với thế giới.
Nhìn GS Nguyễn Đình Đức như một bà mẹ xòe đôi cánh để khoe đàn con, đứa nào cũng như công, như phượng, nào là Hoàng Văn Tùng, Trần Quốc Quân, Phạm Hồng Công, Phạm Toàn Thắng, Vũ Thị Thùy Anh, Vũ Đình Luật, Nguyễn Trọng Đạo, Hoàng Văn Tắc, Vũ Đình Quang, Vũ Minh Anh, Phạm Đình Nguyện. Trong số này, tôi ấn tượng với Phạm Hồng Công, một tiến sĩ made in Việt Nam với 33 bài báo khoa học.
Nói về chặng đường đã gắn bó gần nửa thế kỷ với ngành giáo dục, đến nay cảm xúc của GS Nguyễn Đình Đức tuôn trào: “Cảm ơn cuộc đời đã run rủi để đến ngày hôm nay tôi trở thành nhà giáo, nhà khoa học; hạnh phúc và tự hào về điều đó”.
Đỗ đầu kỳ thi tuyển nghiên cứu sinh của Bộ ĐH (Bộ GD&ĐT ngày nay), GS Nguyễn Đình Đức được cử sang làm luận án tiến sĩ tại trường ĐH Tổng hợp Quốc gia Matxcơva mang tên Lômônôxốp (MGU). Tại đây, ông đã bảo vệ thành công xuất sắc Luận án tiến sĩ toán lý về các tiêu chuẩn bền mới cho vật liệu composite khi mới 27 tuổi. Đây cũng là hạnh phúc lớn nhất mà ông nhận được khi đóng góp vào sự phát triển của khoa học và góp phần đưa trường phái vật liệu và kết cấu composite tiên tiến của Việt Nam đến cộng đồng khoa học quốc tế.
GS Nguyễn Đình Đức chia sẻ đã dấn thân vào con đường khoa học, không ai nghĩ mục đích là để xếp hạng. Những kết quả đánh giá xếp hạng nhà khoa học của thế giới với cá nhân ông trong thời gian qua không phải là ngẫu nhiên hay gặp may, mà là sự ghi nhận khách quan những đóng góp và kết quả làm việc miệt mài và bền bỉ trong suốt gần 40 năm qua và nhóm nghiên cứu.
“Đằng sau mỗi thành công của nhà khoa học là cả một quá trình nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo, nhiều khi phải chấp nhận cả thiệt thòi và hy sinh. Có thể khẳng định trong khoa học chân chính, không có thành công đích thực nào là đến một cách dễ dàng, không phải vượt qua khó khăn, thử thách”, GS Nguyễn Đình Đức chia sẻ
Không thể mãi “liệu cơm gắp mắm”
Không quá băn khoăn về những gì đang được xã hội đặt ra liên quan đến bài báo khoa học, liên quan đến xếp hạng, GS Nguyễn Đình Đức luôn xác định mục tiêu của mình trong thời gian tới đó là hướng đến những người trẻ. Thế hệ ông sắp trở thành lịch sử để nhường chỗ cho thế hệ trẻ khẳng định bản thân. Thẳng tính, luôn quyết liệt đến cùng để bảo vệ quan điểm khoa khoa học, GS Nguyễn Đình Đức cho biết rất vui khi vừa qua ĐH Quốc gia Hà Nội đã có chính sách hỗ trợ nghiên cứu sinh làm tiến sĩ.
GS Nguyễn Đình Đức cảm ơn những run rủi của cuộc đời đã đưa ông đến với nghề giáo, nhà nghiên cứu |
Với kinh nghiệm của người đi trước, GS Nguyễn Đình Đức cho rằng điều mà trí thức trẻ cần là môi trường làm việc, điều kiện nghiên cứu tốt, được tuyệt đối tin tưởng và trọng dụng. Mạnh dạn giao phó những việc lớn, việc khó để thử thách thì tuổi trẻ càng có điều kiện để cống hiến và phát huy. Nhưng khoảng trống mà người trẻ đang thiếu đó chính là sự bền bỉ và kiên trì.
Ngày nay, trí thức trẻ hầu như đều được đào tạo rất bài bản, rất năng động; nắm bắt và thích ứng nhanh với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật; dám nghĩ dám làm, có khả năng hội nhập cao, khát khao đổi mới và có đầy đủ kiến thức và sức trẻ; nhiệt huyết để cống hiến, sáng tạo và tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế. Lợi thế này những người thuộc thế hệ như GS Nguyễn Đình Đức không có được. Vì vậy, họ có nhiều thuận lợi hơn.
Để thúc đẩy giới trẻ tham gia nghiên cứu khoa học, người thầy phải là tấm gương say mê khoa học. Người thầy phải dìu dắt, truyền cảm hứng và thắp lên ngọn lửa đam mê khoa học, đam mê sáng tạo cho các học trò. Rất nhiều đêm, các phòng lab của ĐH Quốc gia Hà Nội luôn sáng đèn khi nhóm học trò của GS Nguyễn Đình Đức đang trăn trở với những nghiên cứu, những phát hiện mới.
Nói thì vậy, nhưng GS Nguyễn Đình Đức cũng nhìn nhận khó khăn trước mắt đối với các nhà khoa học Việt Nam đó là kinh phí. Hiện nay, vẫn đang phải quen với cái khó “liệu cơm gắp mắm” khi làm nghiên cứu.
GS Nguyễn Đình Đức tin nếu được quan tâm đầu tư hơn, có cơ chế chính sách tốt, minh bạch và trọng dụng nhân tài, hội nhập với trình độ và chuẩn mực quốc tế, dám đi vào những lĩnh vực mũi nhọn, thì khoa học công nghệ của Việt Nam sẽ cất cánh và sẽ thực sự sẽ trở thành động lực cho sự phát triển đột phá của đất nước.
“Tôi tin tưởng và mong các nhà khoa học trẻ tiếp nối thế hệ cha anh, luôn nỗ lực, cần cù bền bỉ, học hành siêng năng, nghiên cứu thực chất, rèn đức luyện tài, làm việc gì cũng đến nơi đến chốn; có ý chí và dám đương đầu vượt qua những khó khăn thách thức; gắn học với hành, gắn nghiên cứu với thực tiễn và phải hội nhập được, sánh vai với các bạn bè đồng nghiệp quốc tế”, GS Nguyễn Đình Đức vừa nói vừa tràn đầy hy vọng.
GS Nguyễn Đình Đức đã công bố trên 300 công trình khoa học, trong đó có 200 bài trên các tạp chí quốc tế ISI có uy tín. Trong 3 năm liên tiếp 2019, 2020, 2021 ông lọt vào top 100.000 nhà nghiên cứu có chỉ số trích dẫn khoa học ảnh hưởng hàng đầu thế giới theo cơ sở dữ liệu Scopus. Năm 2021, theo thứ tự trong bảng xếp hạng này, ông tiếp tục đứng đầu trong các nhà khoa học Việt Nam, xếp hạng 5.949 thế giới, và đứng thứ 96 thế giới trong lĩnh vực kỹ thuật.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức: Để học thật, thi thật, nhân tài thật
Chào GS! Xin chúc mừng GS mới đây được tạp chí PloS Biology của Mỹ tiếp tục xếp hạng đứng đầu trong các nhà khoa học Việt Nam, là 1 trong 5 nhà khoa học vào top 10.000 nhà khoa học có ảnh hưởng trích dẫn hàng đầu thế giới. GS có thể chia sẻ cảm xúc lúc này?
– Sau khi nhận được thông tin tôi hoàn toàn bất ngờ vì thực sự làm khoa học không ai nghĩ đến việc để xếp hạng. Kết quả này là nguồn cổ vũ, động viên rất lớn cho tôi và các thế hệ học trò vững tin vào con đường khoa học mình đã chọn, đồng thời tự tin sánh bước với các đồng nghiệp quốc tế.
Năm nay có 28 nhà khoa học Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng top 10.000 nhà khoa học có trích dẫn ảnh hưởng nhất thế giới này. Theo GS, các nhà khoa học Việt Nam so với thế giới thế nào?
– Khi chúng tôi đi du học nước ngoài, kết quả học tập và nghiên cứu của người Việt Nam cũng không thua bất cứ người nước ngoài nào. Có thể nói trí tuệ của người Việt rất thông minh. Ngay cả trên đấu trường khoa học quốc tế, chúng ta tự hào có GS Ngô Bảo Châu đoạt giải Fields. Nhiều giáo sư người Việt khác cũng đạt được những giải thưởng danh giá khác về khoa học. Điều đó cho thấy năng lực trí tuệ và sáng tạo của người Việt Nam không thua kém gì so với thế giới.
Công bố quốc tế của Việt Nam, nếu như cách đây 10-15 năm thuộc hạng cuối của các nước trong khu vực, nhưng năm vừa rồi, theo công bố của Bộ KHCN đã vươn lên đứng thứ 3 sau Singapore, Malaysia và thứ 49 của thế giới. 2 ĐHQG cùng một số đại học khác cũng đã có thứ hạng khá cao trong các bảng xếp hạng đại học của khu vực và thế giới.
Nói như vậy để thấy giáo dục đại học và khoa học công nghệ Việt Nam đang ngày càng phát triển, hội nhập được các tiêu chí cũng như chuẩn mực của thế giới.
Theo GS, tố chất cần có của người làm khoa học là gì?
– Từ những trải nghiệm của bản thân sau chặng đường dài gần 40 năm, tôi thấy để làm khoa học cần có sự đam mê và kiên trì. Trên con đường làm khoa học rất nhiều khó khăn, thử thách về cuộc sống, thiếu thốn cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng thí nghiệm. Nếu như mình nản chí thì rất khó để đến đích. Ngoài ra, làm khoa học phải có ý thức hội nhập, bắt nhịp với các hướng nghiên cứu hiện đại của quốc tế và xu thế của thời đại, vì đây là những yếu tố tiên quyết để các kết quả nghiên cứu của mình có tầm ảnh hưởng, được lan tỏa trong cộng đồng quốc tế.
Quan điểm của GS về việc các nhà khoa học không ở Việt Nam mà làm việc ở nước ngoài, đấy có gọi là chảy máu chất xám không?
– Những năm gần đây nhờ có sự tự chủ ở các trường đại học, có một số trường công lập và một số trường đại học dân lập, bán công đã tạo được nguồn lực để thu hút nhân tài về nước làm việc rất thành công, thậm chí thu hút cả người nước ngoài, các GS Việt kiều về nước làm việc, hạn chế được chảy máu chất xám.
Tuy nhiên, với cá nhân tôi, tôi cho rằng chúng ta cũng nên hiểu chảy máu chất xám một cách đầy đủ và toàn diện hơn. Đã là người Việt Nam thì ở đâu cũng đều hướng về đất nước, hướng về nguồn cội với tình yêu tha thiết và đều có thể đóng góp, xây dựng tổ quốc. Bối cảnh thế giới ngày càng hội nhập, nhất là trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0 như hiện nay, hầu như không còn hạn chế về biên giới trong hợp tác nghiên cứu nên điều kiện đóng góp cho đất nước dẫu đang ở nước ngoài ngày càng nhanh và hiệu quả hơn.
Nếu như một tri thức làm việc ở nước ngoài vẫn hướng về quê hương, đem tài năng cống hiến cho khoa học, làm rạng danh cho tổ quốc, đồng thời lại đem được kiến thức, kinh nghiệm, nhiệt tình của mình hợp tác với các nhà khoa học trong nước, đóng góp hiệu quả, có trách nhiệm với đất nước thì công lao của họ cũng không hề nhỏ, rất đáng ghi nhận và biểu dương.
Vậy còn GS, sau nhiều năm học tập và làm việc ở nước ngoài, giành cho mình nhiều thành công, lý do nào GS trở về Việt Nam làm việc từ năm 2004?
– Những năm tôi tốt nghiệp xong bảo vệ luận án tiến sĩ, nước ta còn rất nghèo và tôi có cơ hội làm việc postdoc ở những nước phát triển. Nhưng trước hết là tình cảm sâu nặng với gia đình và quê hương, sau là lĩnh vực nghiên cứu của tôi về vật liệu mới composite đang được ứng dụng rất mạnh mẽ trên thế giới. Khi đó 2 giáo sư – những người thầy của tôi, là 2 nhà khoa học lớn, một ở ĐH Tổng hợp Lomonoxop (MGU) và một ở Viện Hàn lâm Khoa học Nga – đã khuyên tôi về nước làm việc để đem kiến thức và tuổi trẻ của mình phục vụ Tổ quốc.
Hướng nghiên cứu của tôi là vật liệu mới rất bền và siêu bền. Cá nhân tôi cũng nhận thức được những vật liệu mới này rất quan trọng trong việc xây dựng và kiến thiết đất nước nên tôi chỉ có mong muốn là làm sao những kiến thức mình đã học được có thể phục vụ đất nước, biến ước mơ thành hiện thực. Lúc đó tuổi đời còn trẻ, có nhiều ước mơ cháy bỏng và kỷ niệm tuổi thơ, tình yêu quê nhà sâu nặng khiến cho tôi sau rất nhiều trăn trở và cân nhắc đã quyết định trở về.
Vậy sự trở về đó của GS có gặp khó khăn gì không?
– Khi trở về tôi gặp rất nhiều khó khăn vì sống ở nước ngoài thời gian dài nên cần có thời gian để thích nghi.
Tuổi đời khi đó còn trẻ, mới bảo vệ luận án về nước nên cần thời gian và sự nỗ lực để khẳng định mình với cộng đồng khoa học trong nước.
Nói thực lòng, là mức lương quá thấp, không đủ sống. Tôi nhớ tháng lương đầu tiên tôi được nhận sau thời gian dài ở nước ngoài về năm 2001 là 341.000 đồng, tương đương khoảng 30 đô la, trong khi các con còn bé và cuộc sống có rất nhiều thứ phải trang trải.
Muôn vàn khó khăn ban đầu về cơ sở vật chất. Phòng thí nghiệm về composite khi đó gần như “zero”, nên dù có rất nhiều ước mơ hoài bão song kinh phí từ nghiên cứu đến triển khai ứng dụng đều rất ít, không biết bắt đầu từ đâu và làm như thế nào. Tuy nhiên bài học và tấm gương sáng của các thế hệ trí thức đi trước như GS Trần Đại Nghĩa, GS Phạm Ngọc Thạch… – trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh và gian khổ hơn nhiều lần mà còn cống hiến được rất tốt, giúp cho tôi có nghị lực và niềm tin để vượt qua khó khăn.
Nhưng đúng là “lửa thử vàng, gian nan thử sức”, việc gì cũng vậy, muốn thành công cần có sự am hiểu kỹ và kiên trì. Từ những buổi đầu tiên gây dựng nhóm nghiên cứu, tìm hiểu thực tế Việt Nam đến hợp tác nghiên cứu với các đồng nghiệp trong và ngoài nước, lại được sự động viên của gia đình, đồng nghiệp, dần dần tôi đã từng bước vượt qua được những khó khăn. Tôi tìm được hướng đi cho mình, xây dựng thành công nhóm nghiên cứu mạnh về Vật liệu và Kết cấu tiên tiến ở ĐHQGHN và đã phát huy được năng lực giảng dạy, nghiên cứu khoa học của mình.
Theo GS, Việt Nam hiện nay cần làm gì để thu hút nhân tài về nước nghiên cứu khoa học?
– Theo tôi, muốn thu hút nhân tài, trước hết phải có chính sách sử dụng đúng. Nếu được trọng dụng thì sẽ thu hút được nhân tài và các nhân tài sẽ có động lực để phát huy vượt bậc tài năng, sức sáng tạo, sức cống hiến của mình.
Trí thức rất cần được lắng nghe, được tạo điều kiện để nghiên cứu và phát huy tài năng. Vì vậy, trong mỗi cơ quan, tổ chức, hãy đừng để nhân tài nào bị bỏ sót, đừng để sáng kiến nào bị lãng quên.
Bên cạnh các chính sách của Nhà nước, các trường đại học cần có các chính sách riêng của từng trường để thu hút và tạo điều kiện cho các nhà khoa học thực hiện hoài bão của mình.
Thứ 2, muốn có chính sách đãi ngộ tốt thì các trường cần có nguồn lực. Tự chủ đại học chính là giải pháp tốt, phù hợp để các trường có thể phát huy mọi nguồn lực, từ đó mới có thực lực để thu hút chất xám không chỉ là người Việt Nam mà còn với người nước ngoài. Thời đại bây giờ là cạnh tranh, ở đâu có chất xám, có trí tuệ thì sẽ vươn lên.
Thứ 3, cần hoàn thiện thể chế và chính sách hiện có. Nhà nước cần tạo điều kiện cởi mở, thông thoáng hơn phương thức chọn và giao các nhiệm vụ KHCN cũng như đổi mới các quy định thanh quyết toán với các đề tài. Trong hoạt động KHCN rất cần nhất sự minh bạch, các tiêu chí định lượng để đánh giá hiệu quả và năng suất hoạt động KHCN theo các chuẩn mực quốc tế.
Cần chú trọng phát hiện các tài năng trẻ, xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh, tập trung ưu tiên đầu tư cho các hướng nghiên cứu hiện đại,… đi đôi với mạnh dạn đãi ngộ và tôn vinh các trí thức tài năng. Đó chính là động lực để thúc đẩy các nhà khoa học phấn đấu và thúc đẩy sự phát triển tiềm lực khoa học của nước nhà.
Ngay với bảng xếp hạng này, bên cạnh những giáo sư nổi tiếng, chúng ta có thể thấy có những tiến sĩ rất trẻ. Số lượng trí thức người Việt trong bảng xếp hạng này ngày càng tăng và càng có thêm nhiều gương mặt mới, trẻ tuổi. Đấy là tín hiệu đáng mừng, cho thấy sự tăng trưởng về chất lượng và số lượng tiềm lực KHCN của Việt Nam.
Nhà khoa học cống hiến không vì để xếp hạng, nhưng được đánh giá, xếp hạng trong các bảng xếp hạng có uy tín một cách công bằng và khách quan là một niềm tự hào, vinh dự. Nếu không có cơ sở dữ liệu để đánh giá, định lượng kết quả nghiên cứu của nhà khoa học và ảnh hưởng của nó theo các chuẩn mực quốc tế, chúng ta sẽ không biết được mình đang ở đâu so với các đồng nghiệp quốc tế. Biết bao giờ các bạn trẻ tài năng và nỗ lực vượt bậc mới được thừa nhận, được tôn vinh để từ đó có thêm động lực và niềm tin tiếp tục phấn đấu, dấn thân vào con đường nghiên cứu khoa học đầy gian truân.
Tình trạnh các công trình khoa học nghiên cứu rồi “đút ngăn kéo” tại Việt Nam được nhiều lần nhắc tới vì không chỉ gây lãng phí tài nguyên chất xám mà còn ngân sách của quốc gia… Ý kiến của ông về vấn đề này thế nào?
– Giảng dạy, nghiên cứu và chuyển giao trí thức và công nghệ vào thực tiễn là chức năng của cơ sở giáo dục đại học, là trách nghiệm, nghĩa vụ của các giảng viên – nhà khoa học trong các trường đại học.
Đã là giảng viên đại học thì đương nhiên phải nghiên cứu khoa học, sáng tạo tri thức. Thông qua nghiên cứu khoa học đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao. Quốc gia nào cũng vậy, trong trường đại học sẽ luôn có những nghiên cứu cơ bản. Những nghiên cứu này góp phần phát hiện các quy luật khách quan, bản chất của sự vật, hiện tượng, có thể không phục vụ trực tiếp và ngay cho xã hội, nhưng lại đóng góp cho sự phát triển của khoa học. Vì vậy, đương nhiên sẽ có những đề tài thuộc dạng nghiên cứu cơ bản. Lịch sử đã cho thấy có nhiều nghiên cứu, phát hiện của các nhà khoa học sau nhiều năm mới được áp dụng vào cuộc sống.
Mặt khác, ở tất cả các quốc gia phát triển, các đề tài thường được đặt ra để nghiên cứu giải quyết các yêu cầu của doanh nghiệp. Chìa khóa công nghệ là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển sản phẩm mới và năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Để khoa học và công nghệ thực sự là động lực, là chiếc đũa thần để phát triển đất nước thì từ bài học của các nước như Nhật Bản và Hàn Quốc cho thấy các đề tài KHCN phải gắn kết chặt chẽ với thực tiễn.
Để tránh hiện tượng các đề tài thực hiện xong “cất ngăn kéo”, gây lãng phí cho ngân sách quốc gia, theo tôi chúng ta cần hoàn thiện thể chế chính sách về khoa học công nghệ; hỗ trợ và đề cao tinh thần khởi nghiệp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong nghiên cứu, trong các trường đại học; gắn kết chặt chẽ hoạt động đào tạo với nghiên cứu, gắn kết mục tiêu, nội dung nghiên cứu với nhu cầu của doanh nghiệp; đồng thời có cơ chế để đẩy mạnh gắn kết các hoạt động của doanh nghiệp với nhà trường, với các nhà khoa học; đổi mới phương thức tuyển chọn, giao nhiệm vụ KHCN; lấy tiêu chí giải quyết các yêu cầu thực tiễn là tiêu chí quan trọng nhất để tuyển chọn và đánh giá đề tài.
Theo ông, ngành giáo dục Việt Nam cần làm gì để giá trị của giáo dục là thực chất chứ không phải đối phó, thành tích như hiện nay?
– Dường như bây giờ kiểm tra đánh giá có phần dễ dãi hơn trước. Tỷ lệ học sinh khá, giỏi và xuất sắc trong các trường THPT, các trường đai học hiện nay khá lớn.
Để tránh chạy theo bệnh thành tích, để thực hiện yêu cầu “học thật, thi thật, nhân tài thật”, thì chúng ta cần phải thực hiện đánh giá trình độ và năng lực người học một cách thực chất, từ khâu tuyển sinh đến khâu tổ chức, quản lý đào tạo, kiểm tra đánh giá đầu ra và sử dụng.
Cần xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá, chuẩn đầu ra của giáo dục hội nhập với các tiêu chí của khu vực và thế giới.
Sử dụng đúng người đúng việc, đúng tài năng, kiểm tra đánh giá nghiêm túc, công bằng và khách quan thì sẽ có nhân tài thật, thi thật, học thật.
Chính sách để thúc đẩy nghiên cứu khoa học ngay từ các trường đại học ở nước ta có khác gì các quốc gia khác? Theo GS đã đủ khuyến khích và cần cải tiến gì?
– Nhà nước ta từ trước đến nay luôn coi giáo dục là quốc sách và KHCN là động lực cho sự phát triển. Nhất là từ khi có Luật Khoa học Công nghệ cũng như Luật Giáo dục đại học thì công tác hoạt động nghiên cứu khoa học trong các trường đại học được đặc biệt quan tâm. Nhờ đó, KHCN Việt Nam đã giải quyết nhiều vấn đề khoa học quan trọng, đóng góp tích cực và hiệu quả vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, trong hoạt động KHCN cũng còn nhiều hạn chế, bất cập. Nguồn lực thiếu, đầu tư nhỏ giọt,… Cơ sở pháp lý của chúng ta khá đầy đủ nhưng đôi chỗ lại chồng chéo và nhiều chính sách hay chưa đi vào cuộc sống.
Ví dụ như ở Nhật Bản hay Hàn Quốc, với một nhóm nghiên cứu mạnh, công bố khoảng 10-15 bài quốc tế, đào tạo khoảng 10 nghiên cứu sinh mỗi năm, sẽ được tài trợ cho nghiên cứu với kinh phí khoảng từ 1,5-3 triệu đô la (tương đương 34-68 tỷ đồng). Trong khi ở Việt Nam, kinh phí đầu tư cho KHCN và các nhóm nghiên cứu còn rất thấp.
Ngoài ra, tôi cho rằng phải đẩy mạnh NCKH gắn kết với doanh nghiệp để thực hiện những nhiệm vụ lớn. Bên cạnh đó, hiện nay thể chế đã khá tốt nhưng nhiều chính sách hay chưa đi vào cuộc sống nên phải tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục và cần có chính sách đầu tư thỏa đáng, mạnh mẽ hơn nữa cho KHCN. Đặc biệt các trường đại học hiện nay phải coi đổi mới sáng tạo là tiêu chí, là mục tiêu và cũng sẽ là nguồn lực cho sự phát triển.
Có một điểm chung rất giống với nước ngoài, đó là nhóm nghiên cứu chính là tế bào của hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo trong nhà trường. Việc xây dựng, phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh trong trường đại học có tính tất yếu. Nhóm nghiên cứu vừa là phương thức, vừa là mục tiêu phát triển của các trường đại học nghiên cứu tiên tiến trên thế giới, trong đó với Việt Nam không là ngoại lệ. Để có nhiều nhà khoa học xuất sắc, trong thời gian tới, các trường đại học Việt Nam cần quan tâm xây dựng và đầu tư cho việc phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh nhiều hơn nữa.
So sánh thu nhập, các chế độ đãi ngộ… đối với các nhà khoa học của ta so với các nước khác thì như thế nào thưa GS?
– Ở Mỹ, các giáo sư hay những giảng viên ở cấp đại học là nghề nghiệp có mức lương cao và được tôn trọng hàng đầu trong giới hàn lâm, tri thức. Lương của một giáo sư đại học ở Mỹ trung bình khoảng 100.000 USD/năm, với các trường đại học lớn uy tín, lương giáo sư từ 150-300.000 USD/năm.
Mặc dù đã có nhiều tiến bộ nhưng nhìn chung, lương và đầu tư, đãi ngộ cho nhà khoa học ở nước ta còn thấp hơn nhiều so với nhiều nước phát triển trên thế giới.
Mới đây, một số trường đại học tự chủ đã có nguồn lực để thu hút chất xám, thu hút nhân tài. Các GS, trí thức giỏi ở những trường này được đã ngộ khá tốt và đã có mức lương khá cao so với mặt bằng chung ở Việt Nam.
Thưa GS, làm khoa học ở nước ta bây giờ có nghèo không?
Như tôi đã nói ở trên, mặt bằng chung mức lương của trí thức nước ta còn thấp so với các nước phát triển. Và có một thực tế là nếu so sánh lương sinh viên mới ra trường làm cho doanh nghiệp có thể sẽ nhiều hơn mức lương của thầy – 1 tiến sĩ trẻ.
Tuy nhiên, bên cạnh mức lương cơ bản, nhà khoa học có thể tham gia giảng dạy, các đề tài nghiên cứu và thu nhập được cải thiện. Hiện nay có một số trường đại học tự chủ và các giảng viên đã được trả lương khá tốt như Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Quốc Tế – ĐHQG TP HCM, Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Trường Đại học Duy Tân… Đó là dấu hiệu đáng mừng và tôi tin trong thời gian tới, với chính sách tự chủ đại học sẽ tạo điều kiện cho nhiều trường đại học uy tín có đủ nguồn lực để đảm bảo tốt cuộc sống cho cán bộ giảng viên và thu hút được nhân tài.
Có một nghịch lý là xét về số lượng tiến sĩ và những người có học hàm, học vị, Việt Nam nằm top dẫn đầu ASEAN nhưng số lượng bằng sáng chế, phát minh lại vào loại thấp nhất. Theo GS nguyên nhân vì sao?
– Có nhiều nguyên nhân. Những năm 80, thời tôi đi học, những nghiên cứu sinh phải là người giỏi nhất và đi giảng dạy và nghiên cứu thâm niên khoảng 10 năm mới được đăng ký làm nghiên cứu (tôi là khóa đầu của chuyển tiếp nghiên cứu sinh, được làm NCS ngay sau khi tốt nghiệp xuất sắc đại học, nhưng vẫn phải tham gia tuyển chọn chung với tất cả mọi người và lấy từ trên xuống dưới, chỉ những ai đỗ trong số chỉ tiêu được giao mới được tuyển làm NCS). Như tôi được xếp loại xuất sắc. Có thể nói môi trường tuyển chọn để người đó có năng lực nghiên cứu rất chặt chẽ và nghiêm túc.
Nhưng cách đây 5, 6 năm, xã hội đã từng rất bức xúc vì có quá nhiều tiến sĩ giấy. Bên cạnh những cơ sở đào tạo tiến sĩ tốt thì vẫn có những nơi dễ dãi đầu vào và đầu ra, số lượng tiến sĩ nhiều khiến xã hội lên án.
Do đó, để KHCN phát triển, trước hết chúng ta phải có tiềm lực KHCN tốt, có chất lượng. Vì vậy các tiêu chí đánh giá TS, PGS, GS và các hoạt động KHCN phải đáp ứng được với chuẩn mực của thế giới.
Hai là để có nhiều phát minh sáng chế, phải lấy yêu cầu của các doanh nghiệp và thực tiễn cuộc sống làm đầu bài cho các đề tài KHCN.
Ba là đẩy mạnh triển khai mô hình 4 nhà: Nhà nước, nhà trường, doanh nghiệp và nhà khoa học. Lấy đổi mới sáng tạo là mục tiêu cho KHCN.
Đồng thời, phải hoàn thiện thể chế, trong đó đặc biệt chú trọng sở hữu trí tuệ. Ở nước ngoài, một nhà khoa học có công trình nghiên cứu khoa học có giá trị, khi chất xám đi vào cuộc sống có thể sống được cả đời với thành quả trí tuệ của họ.
Ở các nước nghiên cứu khoa học được đặt hàng rất cụ thể từ doanh nghiệp, tổ chức, từ đời sống nên tính hiệu quả, tính ứng dụng của nghiên cứu khoa học rất cao. GS chia sẻ thêm về điều này?
– Đúng vậy, ở nước ngoài, các trường đại học, viện nghiên cứu thường luôn đồng hành cùng doanh nghiệp và được đầu tư rất lớn từ các doanh nghiệp. Những đề tài này giải quyết các yêu cầu thực tiễn của doanh nghiệp nên đương nhiên tính hiệu quả, ứng dụng ngay, nhanh và luôn. Thậm chí nhiều doanh nghiệp lớn ở nước ngoài còn có viện nghiên cứu lớn, phòng thí nghiệm hiện đại.
Đầu tư cho KHCN và nguồn nhân lực chất lượng là xu hướng để phát triển, tồn tại của chính doanh nghiệp đó. Thậm chí nhiều doanh nghiệp còn có chiến lược săn đầu người, tìm người tài về làm việc.
Ở nước ta hiện nay có nhiều tập đoàn lớn như Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, VinGroup, Viettel, Phenikaa và một số doanh nghiệp khác đang rất chú trọng đầu tư cho các trường đại học và học viện nghiên cứu theo chiều hướng như thế. Tôi tin rằng, để vươn lên cạnh tranh thì phải có chất xám, có vai trò của KHCN và đó cũng sẽ là xu thế tất yếu của các doanh nghiệp Việt Nam, cũng không ngoại lệ.
Người ta thường nghĩ do đặc thù nghề nghiệp nên các nhà khoa học thường khô khan. Có đúng vậy không thưa GS? Một người lãng mạn thì có thích hợp làm khoa học không?
– Tôi nghĩ làm khoa học là hoạt động sáng tạo, vì vậy, lãng mạn là thuộc tính song hành với sáng tạo. Nhiều nhà khoa học tự nhiên, công nghệ tôi thấy không khô khan và thậm chí có thầy về toán mà làm thơ rất hay. Tôi tin là những người có tư duy sáng tạo thì sẽ lãng mạn. Vấn đề là họ thể hiện như thế nào thôi. Cá nhân tôi cũng cho rằng mình là một nhà khoa học có tâm hồn lãng mạn.
Hơn nữa, trong bối cảnh hiện nay, bên cạnh giáo dục STEM thì ngoại ngữ và kỹ năng mềm cho sinh viên rất quan trọng. Với lợi thế đa ngành, đa lĩnh vực, các chương trình đào tạo trong ĐHQGHN cũng đã cho phép sinh viên chương trình này có thể chọn 1-2 môn bất kỳ ở chương trình khác. Ví dụ như 1 em học Công nghệ thông tin có thể chọn học phần Phát triển bền vững, Triết học, Văn hóa học, Tôn giáo học… Cấu trúc chương trình đào tạo như vậy sẽ định hướng phát triển toàn diện, góp phần nuôi dưỡng tâm hồn lãng mạn, tâm hồn nhân văn trong mỗi nhà khoa học.
GS chia sẻ thêm về công trình nghiên cứu của mình và tính ứng dụng của công trình này hiện nay ra sao?
– Với vật liệu composite, thành tựu đầu tiên của tôi chính là nghiên cứu về vật liệu composite carbon-carbon bền và siêu bền. Vật liệu này thể chịu được vài nghìn độ, rất nhẹ có thể dùng trong tên lửa, an ninh quốc phòng. Những kết quả đó là tiền đề quan trọng cho những nghiên cứu sau này. Thời gian đó tôi cũng đã có bằng phát minh về quy luật ứng xử của vật liệu composite nhiều pha khi có sợi, có hạt, có cấu trúc nano.
Về nước, trọng tâm nghiên cứu chuyên sâu và thế mạnh của tôi và nhóm nghiên cứu là về các lĩnh vực: composite polyme nhiều pha dùng trong công nghiệp đóng tàu, vật liệu chống thấm, vật liệu chức năng và vật liệu nano,…
Bên cạnh nghiên cứu về ổn định tĩnh và động lực học của các kết cấu composite polyme nhiều pha, vật liệu chức năng FGM, vật liệu thông minh, chúng tôi cũng là một trong những nhóm tiên phong nghiên cứu kết cấu tiên tiến chế tạo từ các vật liệu mới khi có vết nứt, vật liệu nano ứng dụng làm tăng hệ số chuyển đổi năng lượng trong các tấm pin mặt trời, vật liệu áp điện có cơ lý tính biến đổi, vật liệu auxetic (có hệ số Poisson âm và có khả năng giảm chấn, hấp thu sóng nổ), cũng như các vật liệu mới composite có tính chất đặc biệt sử dụng trong các điều kiện khắc nghiệt và các công trình đặc biệt. Từ đó đã hình thành nên trường phái khoa học về vật liệu và kết cấu tiên tiến ở ĐHQGHN.
Không chỉ là nhà khoa học giỏi, GS còn được ghi nhận là người thầy tâm huyết với sự nghiệp đào tạo. Thầy đã truyền lửa cho các em thế nào?
– Bên cạnh nghiên cứu khoa học, tôi rất tự hào khi là một giảng viên đại học. Sinh viên các ngành kỹ thuật của tôi thường từ vùng sâu, vùng xa, gia đình nghèo nhưng rất cần cù thông minh và có chí. Ban đầu, nhiều em chỉ có học lực trung bình, khá nhưng đi theo tôi tham gia nghiên cứu được truyền cảm hứng, sự say mê, các em hiểu được mình nghiên cứu như thế nào và để làm gì, được thầy và các anh chị dìu dắt tận tình nên không thấy sợ nghiên cứu mà có niềm đam mê. Từ những kết quả được khích lệ, các em tích lũy mỗi ngày và trở thành những sinh viên giỏi, xuất sắc.
Từ một nhóm nghiên cứu rất sơ khai ban đầu, chỉ trong thời gian từ 2010 đến nay, tôi đã xây dựng nên một nhóm nghiên cứu mạnh và PTN hiện đại theo mô hình mới ở Việt Nam, vừa đào tạo kết hợp với nghiên cứu khoa học, và vừa thành lập nên Bộ môn Công nghệ Kỹ thuật giao thông – đào tạo kỹ sư xây dựng ở Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN. Bằng sự kiên trì bền bỉ, niềm say mê nghiên cứu khoa học và sự phấn đấu nỗ lực, quên mình, thầy và trò trong PTN và nhóm nghiên cứu đã vững vàng, tự tin vươn lên tầm quốc tế từ nội lực. Tôi và các học trò trong nhóm nghiên cứu đã công bố hơn 300 bài báo, báo cáo khoa học, trong đó gần 200 bài trên trên các tạp chí quốc tế ISI (SCI, SCIE) có uy tín. Tôi cũng đã xuất bản những sách chuyên khảo có giá trị bằng tiếng Nga, tiếng Anh, sở hữu 1 bằng phát minh, 1 bằng sáng chế.
Nhóm nghiên cứu của tôi cũng là nơi thắp sáng tài năng, đào tạo ra nhiều tài năng trẻ, những chuyên gia có trình độ cao thuộc lĩnh vực này. 2 học trò của tôi là TS. Trần Quốc Quân và PGS Hoàng Văn Tùng đã vinh dự từng được nhận giải thưởng Nguyên Văn Đạo – giải thưởng danh giá nhất của ngành Cơ học. TS Trần Quốc Quân cũng đã được Fobers Việt Nam vinh danh năm 2020. Đến nay, nhóm nghiên cứu của chúng tôi đã được cộng đồng khoa học trong, ngoài nước biết. Tôi cũng đã được mời tham gia vào hội đồng biên tập 10 tạp chí khoa học có uy, làm chuyên gia nhận xét, phản biện cho hơn 70 tạp chí ISI có uy tín của quốc tế và báo cáo ở nhiều hội nghị quốc tế có uy tín.
Những trí thức trẻ được đào tạo và trưởng thành trong các nhóm nghiên cứu mạnh như các học trò của tôi sẽ là nguồn nhân lực chất lượng cao, và tôi tin chính thế hệ trẻ ưu tú ấy sẽ là những nhân tố mới đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước trong thời gian tới.
Có người cho rằng một người làm nghề giỏi chưa hẳn là một nhà quản lý giỏi vì không phải ai cũng có năng lực quản lý. GS nghĩ sao về điều này?
– Tôi cho rằng điều đó có phần đúng nhưng còn tùy vào những trường hợp cụ thể. Đã có rất nhiều trường hợp nhà khoa học giỏi nhưng cũng có khả năng tổ chức, quản lý giỏi như GS Tạ Quang Bửu, GS Nguyễn Đình Tứ….
GS có thể tiết lộ về cuộc sống riêng của mình và ngoài công việc ra, lúc có thời gian rảnh rỗi, GS giải trí như thế nào?
– Thời gian rảnh rỗi tôi thường tập thể thao, đi bộ, tập gym, nghe nhạc và gặp gỡ bạn bè. Bà xã tôi cũng là cán bộ khoa học và công tác tại Viện hàn lâm Khoa học Xã hội. Tôi có 2 con, một gái, một trai, cả 2 cháu hiện cũng đang làm giảng viên tại ĐHQGHN.
Xin cảm ơn Giáo sư!
Nhà khoa học 3 lần lọt top nhà khoa học hàng đầu thế giới
TIN TỨC DÂN SINH | Theo công bố kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả thuộc Đại học Stanford (Mỹ), Việt Nam có 5 nhà khoa học thuộc top 10.000 nhà khoa học hàng đầu thế giới. Giáo sư Nguyễn Đình Đức tiếp tục đứng đầu trong các nhà khoa học Việt Nam, xếp hạng 5.949 thế giới (đứng thứ 96 thế giới trong lĩnh vực kỹ thuật). Đây cũng là năm thứ 3 liên tiếp ông lọt vào danh sách này.
5 nhà khoa học Việt thuộc top đầu thế giới
Việt Nam có 5 nhà khoa học lọt vào nhóm 10.000 nhà khoa học hàng đầu thế giới và 28 nhà khoa học khác được xếp trong nhóm 100.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới. Kết quả này do nhóm Metrics của các giáo sư tại Đại học Stanford Hoa Kỳ nghiên cứu và công bố trên tạp chí PLoS Biology. Thông tin của Truyền hình Thông tấn – VNews.
GS Nguyễn Đình Đức: Phải dám đầu tư cho công nghệ cao, dám chấp nhận thất bại
Theo Giáo sư-Tiến sỹ khoa học Nguyễn Đình Đức, phải mạnh dạn thí điểm những phương thức, cách làm mới để “vừa xếp hàng, vừa chạy,” nhanh chóng nắm bắt được các cơ hội, phát triển các công nghệ cao.
Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi Số Quốc gia.
Giáo sư-Tiến sỹ khoa học Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ-Đại học Quốc gia Hà Nội, đồng thời là nhà khoa học Việt Nam nằm trong Top 100 các nhà khoa học hàng đầu thế giới lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ đã dành thời gian trao đổi với phóng viên để làm rõ hơn về tầm nhìn, ý nghĩa của Nghị quyết 57-NQ/TW đối với sự phát triển của đất nước nói chung và các trường đại học nói riêng.
Công nghệ cao là chìa khóa để quốc gia hưng thịnh
– Thưa Giáo sư-Tiến sỹ khoa học Nguyễn Đình Đức, ông đánh giá như thế nào về việc ban hành Nghị quyết 57-NQ/TW trong thời điểm này?
Giáo sư-Tiến sỹ khoa học Nguyễn Đình Đức: Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị vừa ban hành thể hiện quyết tâm, quyết liệt của Trung ương lấy chuyển đổi số và công nghệ cao là trọng tâm để bứt phá và phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.
Bài học của các nước, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc và nhiều quốc gia phát triển khác đã cho thấy công nghệ cao là chìa khóa để quốc gia hưng thịnh và giàu mạnh.
Việt Nam cũng không còn con đường nào khác. Chưa bao giờ những thành tựu khoa học công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo tác động đến mọi hoạt động của đời sống xã hội và toàn cầu nhanh, mạnh mẽ như hiện nay. Do đó, lấy chuyển đổi số làm nền tảng và làm chủ các công nghệ cao là chiến lược phát triển hoàn toàn đúng đắn. Nền tảng chuyển đổi số và các công nghệ cao, công nghệ lõi chính là chiếc đũa thần để dân tộc ta có thể vươn lên tiến nhanh, tiến mạnh, vững chắc, trở thành quốc gia giàu mạnh, hùng cường, sánh vai với các nước năm châu.
Nghị quyết 57 cũng là mục tiêu, khát vọng của dân tộc, mong mỏi của nhân dân, của các nhà khoa học-đặc biệt là các nhà khoa học trẻ. Nghị quyết thôi thúc cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu phải đổi mới tư duy, nắm bắt cơ hội, đồng thời phải kiến tạo, đầu tư mọi nguồn lực tốt nhất cho khoa học công nghệ, cho các nhà khoa học để thúc đẩy chuyển đổi số và làm chủ các công nghệ cao, phát triển các công nghệ mới.
Nghị quyết 57 thực sự là luồng gió mới, soi rõ con đường vươn lên phía trước của dân tộc Việt Nam, quá đúng và quá trúng. Từ Nghị quyết này có thể thấy rõ con đường phát triển của dân tộc trong kỷ nguyên mới. Định hướng chủ đạo phát triển đất nước trong Đại hội tới của Đảng cũng đã rõ.
– Một trong những mục tiêu được đề ra trong Nghị quyết 57 là đến năm 2030, nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo đạt 12 người trên một vạn dân; có từ 40-50 tổ chức khoa học và công nghệ được xếp hạng khu vực và thế giới; số lượng công bố khoa học quốc tế tăng trung bình 10%/năm… Theo Giáo sư, Việt Nam cần thực hiện các giải pháp như thế nào để có thể đạt được mục tiêu này?
Giáo sư-Tiến sỹ khoa học Nguyễn Đình Đức: Chúng ta phải thẳng thắn thừa nhận trước đây đã ban hành nhiều nghị quyết rất đúng và trúng trong lĩnh vực khoa học công nghệ, nhưng trên thực tế triển khai, bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, cũng còn rất nhiều hạn chế, tồn tại, chủ yếu do chồng chéo của các văn bản, quy định. Việc tổ chức phê duyệt và triển khai các nghiên cứu còn chậm, thủ tục rườm rà và đầu tư chưa xứng tầm. Điều này cũng bởi tư duy, nhận thức chưa thực sự hiểu đúng vai trò của khoa học công nghệ và nguồn nhân lực trình độ cao với sự phát triển của đất nước.
Để thực hiện thành công các mục tiêu của Nghị quyết 57, các bộ, ngành, các viện nghiên cứu, trường đại học và toàn xã hội phải thay đổi nhận thức để đầu tư mọi nguồn lực nhanh nhất, tốt nhất cho khoa học công nghệ, cho các trường đại học, viện nghiên cứu.
Trên cơ sở Nghị quyết này, Luật Khoa học Công nghệ, Luật Giáo dục đại học và các bộ luật khác sẽ phải thay đổi trên cơ sở nhận thức, tư duy và tầm nhìn như vậy. Các chính sách cần kiến tạo, đầu tư xứng tầm cho nghiên cứu, phát triển, đẩy mạnh quá trình từ nghiên cứu trong phòng thí nghiệm tới các sản phẩm công nghệ cao.
Mấu chốt để triển khai các hoạt động thực hiện Nghị quyết 57, đầu tiên và cốt lõi, suy cho cùng chính là thể chế, chính sách và nguồn nhân lực. Các bộ, ngành phải có trách nhiệm xây dựng thể chế thông thoáng và kịp thời để sự nghiệp chuyển đổi số và khoa học công nghệ của quốc gia tiến nhanh, tiến mạnh, không “lề dề” như những lần trước.
Để đạt được mục tiêu phát triển các công nghệ cao, chúng ta phải có nhân tài. Trong bối cảnh hiện nay, tài nguyên lớn nhất của quốc gia, sức cạnh tranh lớn nhất của tổ chức và doanh nghiệp chính là nguồn lực con người. Vì vậy, việc đầu tư cho phát triển giáo dục đại học và nhân lực khoa học công nghệ, chính sách thu hút nhân tài phải sớm triển khai nhanh, quyết liệt.
Đồng thời, Việt Nam có thể đi sau nhưng phải quyết tâm về trước, không thể tụt hậu. Phải mạnh dạn thí điểm những phương thức mới, cách làm mới để “vừa xếp hàng, vừa chạy,” nhanh chóng nắm bắt được các cơ hội, phát triển các công nghệ cao.
Bên cạnh đó, phải mạnh dạn đầu tư cho các nghiên cứu rủi ro. Trước đây, Việt Nam mới chỉ quan tâm chú ý xử lý các rủi ro trong quá trình triển khai các hoạt động khoa học công nghệ. Các công nghệ cao là khó, giá trị thặng dự cao nhưng quả thực không dễ dàng. Không phải nghiên cứu đỉnh cao nào cũng thành công, nhưng nếu thành công thì sức bật phá kinh khủng. Vì vậy, phải dám đầu tư cho công nghệ cao, dám chấp nhận thất bại để có những thành công khác.
Đầu tư dài hạn, xứng tầm cho các nhóm nghiên cứu mạnh
– Về phía các cơ sở đào tạo, theo Giáo sư, trong thời gian tới, các trường cần làm gì để bắt kịp xu hướng của thế giới trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao lĩnh vực khoa học-công nghệ nhằm thu hút sinh viên theo học và nâng cao chất lượng đầu ra?
Giáo sư-Tiến sỹ khoa học Nguyễn Đình Đức: Các công nghệ cao xuất phát điểm sẽ từ phòng thí nghiệm của các trường đại học, viện nghiên cứu, từ trí tuệ của các nhà khoa học. Để nắm bắt và phát triển công nghệ cao, các nhà khoa học, các trường đại học, các viện nghiên cứu của hệ thống giáo dục đại học giữ vai trò nòng cốt. Giáo dục đại học Việt Nam có cất cánh, đất nước mới cất cánh được.
Nghị quyết 57 là kim chỉ nam cho hoạt động của các trường đại học, viện nghiên cứu. Các cơ sở giáo dục đại học phải nhanh chóng điều chỉnh chiến lược phát triển của mình phù hợp với chiến lược và chính sách phát triển của quốc gia, theo những nội dung và mục tiêu mà Nghị quyết 57 đã đề ra.
Các trường đại học phải tiên phong trong việc chuyển đổi số. Hệ thống công nghệ, hạ tầng và dữ liệu, ứng dụng AI trong trường đại học phải được đầu tư, xây dựng và vận hành chuẩn chỉnh và là hình mẫu cho việc chuyển đổi số của quốc gia.
Đồng thời, phải chuyển đổi các chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận giáo dục STEM. Các công nghệ cao, công nghệ lõi cũng đòi hỏi phải có nền tảng khoa học cơ bản vững chắc. Không có thế mạnh về khoa học cơ bản và không đẩy mạnh STEM trong giáo dục đại học, chúng ta không bao giờ có nguồn nhân lực công nghệ cao được. Chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo phải tiếp cận với các khung năng lực, chuẩn đầu ra của khu vực và quốc tế.
Bên cạnh đó, các trường đại học phải mạnh dạn đầu tư xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh. Vì nhóm nghiên cứu là tế bào của hoạt động nghiên cứu, đào tạo và đổi mới sáng tạo trong nhà trường.
Nhà nước và nhà trường cần có chủ trương và quyết tâm thành lập mới, ưu tiên đầu tư xây dựng các nhóm nghiên cứu mới trong những lĩnh vực công nghệ cao, mũi nhọn và then chốt trong phát triển kinh tế, an ninh quốc gia. Các trường đại học, viện nghiên cứu là nơi tập trung các nhà khoa học có trình độ cao nên là môi trường khả thi nhất để mạnh dạn đầu tư cho các nghiên cứu rủi ro.
Hơn nữa, đầu tư cho các nhóm nghiên cứu trong trường đại học phải là đầu tư dài hơi, tới tầm và xứng tầm, song song với việc quy hoạch và đầu tư cho các nhà khoa học đầu ngành, đầu đàn. Có như vậy mới mong đẩy mạnh chất lượng nghiên cứu, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong khoa học công nghệ và tạo nên các đột phá trong nghiên cứu, đổi mới sáng tạo của các trường đại học.
Các trường đại học cần đẩy mạnh triển khai mô hình 4 nhà: Nhà nước, nhà trường, nhà khoa học và doanh nghiệp. Nhà nước và nhà trường cần xây dựng cơ chế để thúc đẩy hợp tác và chia sẻ nguồn lực, cũng như quyền lợi thỏa đáng và chính đáng của các bên tham gia. Có như vậy mới mong thúc đẩy chuyển giao kết quả nghiên cứu và hoạt động đổi mới sáng tạo của nhà trường.
Tinh thần của Nghị quyết mà tôi nhận thức được là để đất nước giàu mạnh, hùng cường, mỗi cá nhân, tổ chức còn phải có khát vọng làm việc và cống hiến. Muốn được “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu,” hiện tại, mỗi người phải được “làm theo nhu cầu, hưởng theo năng lực.”
Các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, các nhà lãnh đạo và tổ chức các cấp, các trường đại học, các viện nghiên cứu phải tạo điều kiện và nguồn lực để từng cá nhân, từng nhà khoa học có mong muốn được làm việc, được cống hiến thì phải có điều kiện và được tạo điều kiện để làm việc, nghiên cứu sáng tạo, cống hiến hết mình, được hưởng xứng đáng với năng lực của họ. Có như vậy, cá nhân mới phát triển, tạo nên các giá trị mới gia tăng cho tổ chức và như vậy, nhà trường mới phát triển, tổ chức mới phát triển, quốc gia mới hưng thịnh.
– Là một trong những cơ sở đại học hàng đầu cả nước về đào tạo các ngành khoa học công nghệ, Trường Đại học Công nghệ-Đại học Quốc gia Hà Nội đã và đang có những bước chuẩn bị như thế nào để đẩy mạnh quy mô và chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong nước và quốc tế thời gian tới, thưa Giáo sư?
Giáo sư-Tiến sỹ khoa học Nguyễn Đình Đức: Trường Đại học Công nghệ đã ban hành Chiến lược phát triển nhà trường đến năm 2035 và tầm nhìn tới 2045. Chúng tôi đã mạnh dạn đề ra mục tiêu một số lĩnh vực lọt top 200 thế giới vào năm 2035 và trở thành một trong những trường đại học kỹ thuật công nghệ hàng đầu của đất nước; đại học tiên tiến, có uy tín cao của khu vực.
Song song với xây dựng Chiến lược mới, nhà trường đã đổi mới quản trị đại học, đổi mới quản lý tài chính. Trường Đại học Công nghệ đã tự chủ. nhờ đó đã tăng mạnh đầu tư cho con người, cho các nhóm nghiên cứu của giảng viên, sinh viên và cho chuyển đổi số, quản trị trong trường.
Trường Đại học Công nghệ đã triển khai toàn diện hệ thống Base trong hoạt động điều hành và áp dụng triệt để phần mềm Canvas trong đào tạo. Nhờ đó đã thúc đẩy mạnh mẽ việc chuyển đổi số trong nhà trường và đặc biệt là nâng cao chất lượng đào tạo.
Nhà trường cũng có truyền thống kết hợp với các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đồng hành trong đào tạo. Việc tuyển chọn nhân tài để đào tạo thạc sỹ trong thiết kế chip với tập đoàn Sumsung là một ví dụ điển hình. Nhiều sinh viên của chúng tôi ngay sau khi tốt nghiệp đã có những doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước săn đón, tuyển dụng.
Chúng tôi cũng đẩy mạnh đầu tư cho nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tất cả các lĩnh vực của nhà trường. Bên cạnh các lĩnh vực mũi nhọn như công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, tự động hóa-robotics, trí tuệ nhân tạo, công nghệ nông nghiệp, năng lượng, hàng không vũ trụ, xây dựng-giao thông và phát triển hạ tầng thông minh…, các lĩnh vực mới như công nghệ-kỹ thuật sinh học, vật liệu điện-điện tử… đang được xây dựng mới, sẽ tạo nên những bước phát triển mới cho Trường Đại học Công nghệ và Đại học Quốc gia Hà Nội.
Năm học 2023-2024, Trường Đại học Công nghệ đã có những bước phát triển và bứt phá ngoạn mục. Tỷ lệ công bố quốc tế đạt 2,28 bài ISI/TS trong năm 2024, tương đương như của các trường đại học nghiên cứu tiên tiến trên thế giới. Điểm tuyển sinh đầu vào thuộc diện một trong những trường top đầu, có điểm đầu vào cao nhất cả nước và hiện nay quy mô tuyển sinh của trường là lớn nhất trong Đại học Quốc gia Hà Nội.
Thầy trò rất vui, tự hào và tự nhủ phải nỗ lực và phấn đấu hết mình, vì Nghị quyết 57 mở ra nhiều cơ hội, vận hội mới cho nhà trường, làm cho Trường Đại học Công nghệ có một tâm thế mới, vị thế mới trong Đại học Quốc gia Hà Nội và hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.