GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, ĐH Quốc gia Hà N

Đề án 89: Đầu tư đào tạo “máy cái” cho nền giáo dục phải thỏa đáng!

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, ĐH Quốc gia Hà Nội nhận định: Đề án 89, có mục tiêu rất đúng và trúng là đào tạo giảng viên đại học, có thể hiểu đây là đào tạo những “máy cái” nguồn nhân lực của giáo dục”.

Theo GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, hình thức đào tạo của Đề án 89 rất linh hoạt. Những hình thức này sẽ không chỉ đào tạo nghiên cứu sinh (NCS), mà còn góp phần nâng cao trình độ và năng lực hợp tác và hội nhập của đội ngũ giảng viên trong nước, thông qua NCS là cầu nối hợp tác với các GS nước ngoài; đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ việc nâng cao chất lượng và đổi mới quy trình tổ chức và quản lý đào tạo NCS của các trường đại học trong nước.

Các đối tác nước ngoài được lựa chọn là những ngành có uy tín, trong top 500 trong các bảng xếp hạng của thế giới; hình thức tuyển chọn với các tiêu chí cụ thể, rõ ràng, thu hút và khích lệ được các giảng viên trẻ làm luận án tiến sĩ (TS).

“Đề án 89 đã quay trở về như hồi chúng tôi làm nghiên cứu sinh 40 năm về trước: học toàn thời gian chính quy và còn được hưởng sinh hoạt phí trong quá trình đào tạo. Tôi cho rằng đào tạo TS là phải như vậy và có như vậy, chúng ta mới kỳ vọng có nhiều luận án TS chất lượng tốt” – GS Đức nhấn mạnh.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, ĐH Quốc gia Hà N

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, ĐH Quốc gia Hà Nội

 

Phóng viên: Có nghĩa là Đề án 89 quay lại thời làm quy trình 40 năm về trước, cụ thể thế nào thưa GS? Bài học kinh nghiệm ở đây là gì?

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức: Không hoàn toàn hẳn như vậy. Ý tôi muốn nhắc đến điểm quay trở về như 40 năm về trước là ở chỗ khi đó, làm NCS không phải đóng học phí, mà còn được hưởng sinh hoạt phí và học chính quy toàn thời gian tại cơ sở đào tạo.

Ngày đó để làm NCS lấy bằng TS khó lắm, chỉ tiêu đã ít, lại còn phải thi cử đầu vào rất khó khăn. Cạnh tranh lắm. Thi đỗ được vào NCS là tự hào, vinh dự và hầu như ai lấy được bằng TS cũng có chất lượng rất tốt, được kiểm chứng bằng năng lực công tác, làm việc, tầm nhìn vượt trội lên hẳn sau khi hoàn thành luận án TS.

Bài học kinh nghiệm từ quá khứ của mấy chục năm về trước, mặc dù đất nước ta điều kiện kinh tế khi đó còn rất khó khăn. Để đào tạo TS có chất lượng thì đầu vào cũng phải tuyển chọn cẩn thận không dễ dãi, quá trình đào tạo phải gắn với nghiên cứu, đầu tư cho NCS phải thỏa đáng như “nuôi” một nhân lực KHCN và NCS toàn tâm toàn ý toàn thời gian cho luận án, và đầu ra cũng phải giám sát chặt chẽ.

Trước đây yêu cầu với luận án tiến sĩ là phải giải quyết được vấn đề mới của khoa học, có đóng góp cho khoa học và thực tiễn thì ngày nay, nhiều người hiểu là chỉ yêu cầu luận án TS phải có công bố quốc tế.

Điều này làm cho luận án của NCS hội nhập với quốc tế, nhưng tôi cho rằng hiểu như vậy còn đơn giản và chỉ có công bố quốc tế thôi cũng chưa đủ.

Định nghĩa về Luận án TS theo Quy chế đào tạo TS ban hành theo QĐ số 4555/QĐ-ĐHQGHN, ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội mà tôi là người chủ trì xây dựng thì: “Luận án TS là công trình nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh, trong đó chứa đựng những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn ở lĩnh vực chuyên môn –  có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học và giải quyết trọn vẹn các vấn đề  thuộc nhiệm vụ nghiên cứu của luận án, các luận điểm và kết quả nghiên cứu cần bảo vệ”.

Vì vậy, cá nhân tôi cho rằng, trong thời gian tới, đầu ra của các luận án TS nói chung, trong đó có các NCS theo Đề án 89, cũng phải quy định ở tầm như vậy mới xứng đáng.

Thu hồi kinh phí bồi hoàn: Khó khả thi!

Phóng viên: Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ GD-ĐT, các cơ sở giáo dục được tuyển chọn và cử giảng viên đi đào tạo có trách nhiệm thu hồi học bổng và chi phí đào tạo đã cấp khi người được cử đi đào tạo vi phạm quy định. Việc giao cho các trường quyền hạn và trách nhiệm như vậy, liệu có khả thi không thưa GS?

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức: Trước khi trả lời vào câu hỏi này tôi muốn đề cập đến mức kinh phí hỗ trợ cho NCS.

Người làm luận án tiến sĩ chính là nhân lực KHCN của nhà trường, phải xem những NCS là những nhà nghiên cứu, chứ không chỉ là người học.

Vì vậy ở nhiều nước phát triển, học bổng hoặc sinh hoạt phí cấp cho NCS không chỉ đủ sống mà còn khá rộng rãi, để đảm bảo cho NCS sống tốt, yên tâm làm luận án (ngoài ra còn có những hỗ trợ khác về CSVC, thiết bị thực hành, thí nghiệm; kinh phí đi hội thảo trong, ngoài nước) và thậm chí học bổng của NCS đủ trang trải nuôi được gia đình.

Vì vậy, tôi mong muốn đi đôi với Đề án 89, thì các định mức hỗ trợ NCS và hoạt động đào tạo TS phải tới tầm và thỏa đáng.

Về điều khoản khoán, giao cho các trường chịu trách nhiệm thu hồi kinh phí bồi hoàn theo tôi là khó khả thi. Chỉ tương đối khả thi với các đối tượng đang là giảng viên cơ hữu của nhà trường.

Mặt khác cũng phải hình dung là không thể tránh khỏi khi theo Đề án 89 làm giảng viên, nhưng khi có bằng TS, do nhiều nguyên nhân khách quan, lại chuyển sang các bộ ngành khác trong nước không làm giảng viên nữa, trong trường hợp này cũng nên cân nhắc việc có thu hồi học phí không? Nếu có thì thu như thế nào cho phù hợp?

Còn trường hợp khi người học theo Đề án đã có bằng TS mà sau đó lại xin được việc ở làm ở nước ngoài, việc giao cho các trường thu hồi kinh phí, theo tôi là rất khó khăn và khó khả thi.

Phóng viên: Liệu đề án 89 có nguy cơ rơi vào “vết xe” của đề án 322 và 911? Cách khắc phục như thế nào? GS kỳ vọng đề án này đạt hiệu quả như thế nào trong thời gian tới? thúc đẩy gì cho giáo dục đại học Việt Nam?

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức:  Đề án 911 trước đây chủ trương gửi công dân Việt Nam đi đào tạo ở nước ngoài. Đề án 322 đào tạo nguồn giảng viên cho các trường đại học được làm luận án ThS và TS ở nước ngoài, đáp ứng cho nhu cầu đào tạo nguồn 20.000 TS làm giảng viên cho các trường đại học.

Khác với tất cả các đề án trước, đề án này cho phép được hỗ trợ NCS hoặc đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, hoặc liên kết với nước ngoài theo mô hình có thời gian trong nước, thời gian ở nước ngoài; hoặc cũng có thể đào tạo toàn thời gian trong nước và đối tượng là các giảng viên hoặc tạo nguồn giảng viên đại học.

Đây là một đề án rất tích cực và phù hợp với thực tiễn và đáp ứng rất cao nhu cầu của các trường đại học ở Việt Nam, vì hiện nay, mặc dù trong thời gian qua đã có nhiều nỗ lực và thành tựu, nhưng đến nay tỷ lệ trung bình TS trong đội ngũ giảng viên các trường đại học Việt Nam mới đạt khoảng gần 28%.

Ngay từ năm 2013, với tư cách là Trưởng Ban Đào tạo của ĐHQGHN, tôi đã chủ trì xây dựng Đề án đào tạo tiến sĩ đạt chuẩn quốc tế ở ĐHQGHN, mục tiêu lựa chọn một số ngành xuất sắc như toán học, vật lý, hóa học, cơ học, CNSH,… đào tạo các NCS từ các nguồn khác nhau trong cả nước về ĐHQGHN làm luận án TS với 3 hình thức như trên, với chuẩn đầu ra có công bố quốc tế như NCS được đào tạo hoàn toàn ở nước ngoài, nhưng rất tiếc Đề án này không có nguồn kinh phí hỗ trợ để triển khai thực hiện. Đề án 89 này đã giúp cho nguyện ước bấy lâu nay của chúng tôi, nay có thể trở thành hiện thực.

Rút kinh nghiệm từ những Đề án trước, theo tôi, để thành công thì không chỉ có Bộ giáo dục và Đào tạo và các cơ sở giáo dục đại học vào cuộc, thầy và trò – NCS vào cuộc, mà phải là sự vào cuộc của cả Chính phủ và các bộ ngành liên quan: thấu hiểu tầm quan trọng của Đề án, có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Chính phủ và tạo điều kiện, ủng hộ của các bộ ngành khác, để đào tạo NCS – nhất là đào tạo máy cái như trong Đề án 89 – các giảng viên đại học, thì không thể đầu tư cầm chừng, nhỏ giọt.

Đào tạo NCS muốn thành công thì phải đầu tư đến nơi đến chốn, thỏa đáng hơn nữa cho hoạt động nghiên cứu và sáng tạo của người thầy, phải đi đôi với việc đầu tư xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh trong trường đại học, bồi dưỡng và đào tạo các cán bộ khoa học đầu ngành, đầu đàn.

Theo tôi, giáo dục đại học có ý nghĩa then chốt trong việc Việt Nam có nắm bắt được những cơ hội để phát triển đột phá trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0 hay không. Vì giáo dục đại học gắn với đào tạo chất lượng cao, trình độ cao, đào tạo nguồn nhân lực tiếp cận với đỉnh cao của tri thức.

Với kỳ vọng như vậy, tôi đánh giá Đề án 89 là một bước tiến lớn, sự đổi mới tuyệt vời trong đào tạo TS và nhất định sẽ có đóng góp xứng đáng và hiệu quả vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đại học ở Việt Nam trong thời gian tới.

Phóng viên: Xin trân trọng cám ơn GS!

Nhật Hồng

ĐH CÔNG NGHỆ VÀ ĐH VIỆT NHẬT – ĐHQGHN TRỞ THÀNH THÀNH VIÊN CHÍNH THỨC THAM GIA MẠNG LƯỚI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀO TẠO VỀ LĨNH VỰC XÂY DỰNG VÀ KIẾN TRÚC

Ngày 20/4/2021, tại trường ĐH Xây dựng Hà Nội, Hiệp hội các trường ĐH cao đẳng VN đã thành lập Câu lạc bộ các trường đại học đào tạo xây dựng kiến trúc trong toàn quốc với sự tham gia của 22 trường đại học trong lĩnh vực này.

Vai trò của hiệp hội ngành nghề rất quan trọng, như xây dựng khung chuẩn trình độ quốc gia, trao đổi học thuật và trao đổi sinh viên, công nhận tín chỉ tương đương, phối hợp tổ chức các hội nghị hội thảo trong nước – quốc tế, hỗ trợ nhau trong đào tạo và nghiên cứu, thành lập các nhóm nghiên cứu liên trường, cũng như tham gia xây dựng chính sách và phản biện xã hội trong lĩnh vực này.

Lĩnh vực này ở ĐH Quốc gia Hà Nội do GS Nguyễn Đình Đức kiến tạo và sáng lập. Với  với sự kiên trì và bền bỉ, quyết tâm ý chí của GS Đức từ khi GS đang làm Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ (từ 2008),  là gắn khoa học và đào tạo, đặc biệt gắn ngành Cơ học – với nghề nghiệp –  với bao vất vả khó khăn, đã thành lập nên ngành Civil Engineering (bao gồm cả xây dựng, kiến trúc, quy hoạch) của ĐH Việt Nhật (tuyển sinh và đào tạo thạc sỹ, từ 2016) và ngành Công nghệ kỹ thuật Xây dựng -Giao thông ở trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN (tuyển sinh và đào tạo kỹ sư, từ 2017) thành công như ngày hôm nay.

Đến nay, ngành này ở ĐH Việt Nhật và ĐH Công nghệ đã ngày càng phát triển, đào tạo nghiêm túc, bài bản: Sinh viên có nền tảng kiến thức vững chắc, hiện đại (và khó, đương nhiên), đồng thời lại gắn đào tạo với nghiên cứu; gắn đào tạo và nghiên cứu với thực tiễn; và nhà trường đào tạo nhân lực đồng hành với doanh nghiệp và nhu cầu phát triển của đất nước.

Trong quá trình đào tạo ngành này ở ĐH Việt Nhật và ĐH Công nghệ, đã thu hút được sự tham gia giảng dạy của đội ngũ giảng viên có uy tín đến từ ĐH Xây dựng, ĐH Kiến trúc, ĐH Giao thông, ĐH Thủy lợi,… cũng như ĐH Tokyo và các trường đại học hàng đầu của Nhật Bản và một số trường đại học hàng đầu của Úc, Pháp, Hàn Quốc, …cũng như sự ủng hộ và hợp tác của Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng, Viện Khoa học Công nghệ Giao thông, của các doanh nghiệp như Fecon, Coninco và hàng chục doanh nghiệp khác của Việt Nam và Nhật Bản, sự ủng hộ và tạo điều kiện tối đa của lãnh đạo ĐHQGHN, lãnh đạo nhà trường và các bộ ngành liên quan, trong đó có Bộ xây dựng và Bộ giao thông.

GS Nguyễn Đình Đức cũng đã kiên trì đề xuất và xây dựng thành công 2 phòng thí nghiệm thực hành và nghiên cứu trong lĩnh vực này ở ĐH Việt Nhật và ĐH Công nghệ. Trong đó Phòng thí nghiệm của ĐH Việt Nhật đã được cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn quóc gia.

Mặc dù mới thành lập và sinh sau đẻ muộn nhưng năm 2019 và 2020, ĐH Công nghệ, ĐHQGHN có điểm tuyển sinh đại học ngành kỹ thuật xây dựng cao nhất cả nước, và hiện nay đang chuẩn bị mọi điều kiện để sẽ tuyển sinh và đào tạo bậc đại học – kỹ sư Civil Engineering ở ĐH Việt Nhật trong năm tới – 2022.

Như vậy từ đây, ngành Xây dựng kiến trúc của ĐH Việt Nhật và ĐH Công nghệ sánh vai với các trường đại học truyền thống lâu năm khác, có tên trên bản đồ các cơ sở đào tạo chất lượng cao, trình độ cao của đất nước trong lĩnh vực xây dựng và kiến trúc, và đã thực sự góp phần quan trọng thay đổi cơ cấu và định hướng phát triển của ĐHQGHN từ một đại học chỉ nghiên cứu cơ bản sang phát triển kỹ thuật và công nghệ. Với sự hiện diện của các ngành này, ĐHQGHN đã hoàn chỉnh cơ cấu đa ngành, đa lĩnh vực như ĐH Đông Dương được thành lập cách đây hơn 100 năm (khi thành lập ĐH Đông dương năm 1906 có 5 trường thành viên là Trường Luật và hành chính; Trường Y dược; Trường Khoa học; Trường nhân văn và Trường Xây dựng).

Chúc ngành xây dựng và kiến trúc của ĐHQGHN ngày càng lớn mạnh và phát triển, xứng đáng với kỳ vọng trở thành một trong những cơ sở đào tạo uy tín và chất lượng nhất của Việt Nam trong lĩnh vực này.

Thực tập hướng nghiệp sinh viên Bộ môn Công Nghệ- Xây Dựng- Giao Thông, Đại học Công Nghệ (ĐHQG HN)

Hướng nghiệp cho sinh viên

Các hoạt động, chương trình tư vấn, hỗ trợ hướng nghiệp và việc làm cho sinh viên luôn được bộ môn Công Nghệ Xây Dựng – Giao Thông đặc biệt quan tâm. Hằng năm, bộ môn thường xuyên tổ chức cho sinh viên tham gia các hội thảo chuyên đề về các lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu; tổ chức ngày hội việc làm, hội thảo tư vấn giúp sinh viên định hướng rõ ràng và tiếp cận được với các cơ hội nghề nghiệp phù hợp… Bộ môn luôn nỗ lực trong việc tìm và thiết lập mối quan hệ bền vững giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước, tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên có cơ hội trải nghiệm thực tế, học hỏi từ doanh nghiệp.

Ngày 10/04/2021, được sự quan tâm, tạo điều kiện từ phía nhà trường, bộ môn Công nghệ Xây dựng và Giao thông phối hợp với tập đoàn Fecon (hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công trình) đã tổ chức thành công buổi thực tập hướng nghiệp cho sinh viên. Đại diện bên tập đoàn Fecon cùng các giảng viên trong bộ môn đã dẫn sinh viên đi thăm quan công trường Metroline 3, Kim Mã và dự án thi công trường đại học Phenikka.

Toàn cảnh sinh viên tham gia thực tế tại dự án Metroline 3, Kim Mã

Sáng ngày 10/04/2021, anh Vũ Văn Thắng-phụ trách an toàn của dự án Metroline 3, Kim Mã đã giới thiệu các thông tin về dự án và an toàn lao động. Anh Vũ Thế Mạnh-phó ban hạ tầng đô thị I kiêm là giám đốc dự án Fecon giới thiệu chi tiết về dự án, về máy móc kĩ thuật TBM (Tunnel boring machine) và công nghệ đào hầm.

Một số hình ảnh tư liệu tại dự án Metroline 3, Kim Mã

Buổi chiều cùng ngày, đoàn đi tham quan công trường thi công dự án đại học Phenikka, Yên Nghĩa, Hà Đông. Các bạn sinh viên đã có cơ hội được lắng nghe những thông tin về dự án Phenikka và trao đổi các kiến thức liên quan tới bảng vẽ mặt bằng thi công dự án với anh Trần Thư Trường. Sau đó, anh Hoàng Văn Bằng- quản lí an toàn lao động đã dẫn các cán bộ giảng viên và sinh viên đi tham quan công trình. Sự trải nghiệm thực tiễn và gặp gỡ với các chuyên gia trong ngành đã giúp sinh viên có cái nhìn mới mẻ về lí thuyết học trên giảng đường áp dụng vào thực tế, bổ sung thêm nhiều kiến thức cùng bổ ích, hỗ trợ phần nào trong quá trình học tập và giúp các bạn định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Sự chủ động đặt câu hỏi và mạnh dạn trao đổi của sinh viên bộ môn Công nghệ- Xây dựng- Giao thông, trường Đại học Công nghệ được các chuyên gia đánh giá cao.

Một số hình ảnh tại dự án đại học Phenikka

Tham quan thực tế tại các doanh nghiệp là một trong những hoạt động thực tập hướng nghiệp quan trọng trong nội dung đào tạo của bộ môn nhằm kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, giữa đào tạo và thực tiễn. Việc quan sát thực tế và học hỏi từ doanh nghiệp là rất quan trọng, tạo cầu nối cho sinh viên tiếp cận những vị trí thực tập và cơ hội việc làm…. Bộ môn muốn thúc đẩy sinh viên chủ động trong việc lĩnh hội các kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn để hình thành những kĩ năng cần thiết cho hành trang lập nghiệp và hòa nhập nhanh hơn trong môi trường làm việc sau này.

Thu Hà

Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học, BM Công Nghệ- Xây Dựng- Giao Thông- Đại học Công Nghệ- Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Ngày 08/04/2021, BM Công Nghệ- Xây Dựng- Giao Thông, trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã tổ chức thành công Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học cấp BM năm học 2020-2021 dưới sự chủ trì của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ nhiệm BM – Chủ tịch Hội đồng. Hoạt động này đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều sinh viên trong bộ môn tham gia.

Với thế mạnh về đào tạo và nghiên cứu khoa học, bộ môn luôn chú trọng việc định hướng, khuyến khích sinh viên tham gia nhóm nghiên cứu để giúp sinh tiếp cận các phương pháp, là tiền đề quan trong để bắt đầu vào con đường tự nghiên cứu dựa trên các kiến thức được học tập trong nhà trường, làm hành trang cho công việc trong tương lai. Hội nghị khoa học sinh viên là hoạt động thường niên được bộ môn quan tâm tổ chức nhằm tạo môi trường học tập, nghiên cứu từ đó góp phần phát hiện và bồi dưỡng năng lực nghiên cứu cho sinh viên. Năm 2021, ban tổ chức chọn lọc 8 đề tài khoa học xuất sắc để báo cáo.

Về chất lượng, có thể nói chất lượng các báo cáo khoa học sinh viên ngày càng được cải thiện và nâng cao, đi vào chuyên sâu và gắn với thực tiễn hơn. Nội dung các báo cáo cũng rất phong phú, đa dạng và mang tính ứng dụng cao có thể giải quyết được các bài toán thực tế, cấp thiết của xã hội. Nhiều báo cáo với đề tài nghiên cứu có ý nghĩa khoa học, có tiềm năng công bố là thành quả của những năm tháng miệt mài, chăm chỉ lao động sáng tạo của sinh viên dưới dự hướng dẫn của các thầy cô giáo.

Căn cứ vào kết quả đánh giá của hội đồng khoa học, ban tổ chức đã xét chọn được 2 giải nhất, 1 giải nhì và 3 giải ba. Bộ môn đã gửi 03 đề tài đi dự thi Giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” năm 2021 của trường Đại học Công Nghệ.

Danh sách công trình và sinh viên đạt giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp BM”

STT Tên đề tài Sinh viên Người hướng dẫn

Giải

1 Nghiên cứu tính toán tối ưu hóa kết cấu hệ thanh sử dụng CALFEM và thuật giải tối ưu Rao Nguyễn Công Kiên K63XD PGS. TS. Phạm Hoàng Anh

Nhất

2 Tìm hiểu nghiên cứu cải tạo và bảo tồn Cầu Long Biên

Nguyễn Trọng Sơn K63XD

Hoàng Văn Đức K64XD

Ths. Trần Tuấn Linh

Nhất

3 Ứng dụng phần mềm Seep/W phân tích thấm dưới nền công trình Vũ Trung Kiên K64XD TS. Lê Văn Tuân

Nhì

4 Phân tích ổn định và biến dạng của khối đất đắp trên nền đất yếu bằng phần mềm Plaxis Lê Hải Anh K64XD TS. Lê Văn Tuân

Ba

5 Phân tích ứng suất và biến dạng dưới nền công trình xây dựng bằng phần mềm Sigma/W Vũ Đình Minh K64XD TS. Lê Văn Tuân

Ba

6 Tính toán ổn định và biến dạng của công trình hố đào sâu trong nền đất bằng phần mềm Plaxis Nguyễn Thị Thảo K64XD TS. Lê Văn Tuân

Ba

Những kết quả của hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học đã thể hiện được niềm đam mê nghiên cứu, sự tự tin và năng lực thuyết trình của sinh viên ngày càng được nâng cao, cũng như thể hiện sự đổi mới mạnh mẽ của thầy và trò bộ môn Công nghệ- Xây dựng- Giao thông trong hoạt động đào tạo gắn với nghiên cứu khoa học và thực tiễn.

Toàn cảnh Hội nghị Nghiên cứ khoa học Sinh viên

                                                                                                                                 Thu Hà

TẬP HUẤN SỬ DỤNG THIẾT BỊ MỚI

Máy thử bền mỏi-xoắn, động lực học Istron 8874 (UK) – Với sự giúp đỡ của các chuyên gia kỹ thuật của chính hãng đến từ văn phòng đại diện chi nhánh của hãng tại Thái Lan sang, PTN Vật liệu Tiên tiến chống chịu các điều kiện khắc nghiệt của Khoa công nghệ kỹ thuật Xây dựng Giao thông đã chính thức được vận hành sau thời gian dài Covid.
Các thiết bị hiện đại giúp các kỹ sư tương lai hiểu sâu hơn về ngành nghề, gắn học với hành, và còn giúp phát triển các hướng nghiên cứu mới của Khoa.
Máy thử mỏi hãng Istron của USA. Model 8874 thử mỏi, xoắn, động, được lắp ráp tại UK nên có xuất xứ UK. Còn máy thử tĩnh Istron sản xuất tại USA, xuất xứ USA.
Trong ảnh: Cùng với chuyên gia, các giảng viên trẻ tham gia tập huấn – sử dụng thiết bị PTN ở Hòa Lạc 02/4/2021

Một Giáo sư Việt Nam là thành viên Ban biên tập Tạp chí quốc tế ISI của Đức

Ngày 18/2/2021, Giáo sư Nguyễn Đình Đức – Đại học Quốc gia Hà Nội đã chính thức trở thành thành viên Hội đồng biên tập quốc tế của Tạp chí Toán và Cơ học ứng dụng của Đức.

Tạp chí có tên là: Journal of Applied Mathematics and Mechanics (Zeitschrift für Angewandte Mathematik und Mechanik), Nhà Xuất Bản WILEY. Tạp chí viết tắt là ZAMM.

ZAMM đã có quá trình hình thành và phát triển đến nay là 101 năm (được thành lập và xuất bản lần đầu từ năm 1920). Thành viên Ban biên tập là các nhà khoa học xuất sắc của thế giới trong lĩnh vực Toán học và Cơ học. Đăng được kết quả nghiên cứu trên tạp chí này vô cùng khó.

Các kết quả nghiên cứu gửi đến tạp chí đều được xem xét và bình duyệt hết sức nghiêm túc, chặt chẽ. Tạp chí này lọt vào danh mục các tạp chí quốc tế trong danh mục SCI, rất có uy tín của Đức (Germany) và cộng đồng Toán học và Cơ học quốc tế.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức

Được biết, đến nay, Giáo sư Nguyễn Đình Đức là nhà khoa học Việt Nam làm thành viên hội đồng biên tập, hội đồng quốc tế của 9 tạp chí quốc tế trong danh mục ISI của những nhà xuất bản uy tín nhất thế giới, là:

Journal Cogent Engineering (UK, Nhà xuất bản Taylor & Francis); Journal of Science: Advanced Materials and Devices  (Nhà xuất bản Elsevier); Journal of Science and Engineering of Composite Materials (Nhà xuất bản De Gruyter); Journal of Mechanical Engineering Science (Proc. IMechE Part C,  Nhà xuất bản SAGE); Journal Science Progress (Nhà xuất bản SAGE); Alexandria Engineering Journal (Nhà xuất bản Elsevier); Journal of Mechanical Science and Technology (Nhà xuất bản Springer); Journal of Mechanics of Composite Materials (Nhà xuất bản Springer); Journal of Applied Mathematics and Mechanics (Zeitschrift für Angewandte Mathematik und Mechanik, Nhà xuất bản WILEY)

Việc Giáo sư Nguyễn Đình Đức tham gia hội đồng của nhiều tạp chí quốc tế ISI có uy tín của nhiều quốc gia khác nhau không chỉ khẳng định những cống hiến và uy tín của Giáo sư Đức được thừa nhận trong cộng đồng khoa học quốc tế, sánh vai với các nhà khoa học của thế giới, mà còn khẳng định uy tín và vị thế khoa học của ngành Cơ học Việt Nam, uy tín và vị thế học thuật của Đại học Quốc Gia Hà Nội và cộng đồng khoa học Việt Nam với thế giới.

Sự kiện này cũng là minh chứng khẳng định sự bứt phá của các nhà khoa học Việt Nam đang làm việc cơ hữu trong nước, vừa trực tiếp nghiên cứu, giảng dạy và cống hiến cho sự nghiệp giáo dục đào tạo của nước nhà  – mặc dù cơ sở vật chất và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế, nhưng đã nỗ lực vượt bậc và vươn lên ngoạn mục, sánh vai với các nhà khoa học thế giới, là thành quả của sự đổi mới, hội nhập manh mẽ của khoa học công nghệ và giáo dục đại học Việt Nam trong những năm gần đây.

Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Đình Đức – Phó Chủ tịch Hội Cơ học Việt Nam, Trưởng ban Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội, Giám đốc PTN về Vật liệu và Kết cấu Tiên tiến, Chủ nhiệm Khoa Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng – Giao thông của Trường ĐH Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Ông cũng là người đề xuất và sáng lập ngành Kỹ thuật hạ tầng ở ĐH Việt Nhật. Giáo sư Đức là một trong những nhà khoa học xuất sắc góp phần định danh nền khoa học công nghệ Việt Nam trên bản đồ khoa học công nghệ thế giới.

Giáo sư Nguyễn Đình Đức liên tục lọt vào danh sách 100.000 nhà khoa học hàng đầu trên thế giới có ảnh hưởng lớn nhất năm 2019, 2020 theo bảng xếp hạng của Tạp chí PLoS Biology của Hoa Kỳ.

Đặc biệt, năm 2020, ông còn là 1 trong 2 nhà khoa học Việt Nam đang làm việc cơ hữu trong nước lọt vào danh sách 100.000 nhà khoa học được xếp hạng ảnh hưởng thế giới theo thành tựu trọn đời và đứng đầu trong bảng xếp hạng các nhà khoa học Việt Nam có tầm ảnh hướng nhất thế giới năm 2020.

Theo dân trí

Danh mục trang thiết bị thí nghiệm – Bộ môn Công nghệ Xây dựng – Giao thông

TT Tên thiết bị chính Chức năng chính
1 Thiết bị thử nghiệm sức bền mỏi vạn năng servo thuỷ lực theo Trục – Xoắn Thử tải tĩnh và động với các mẫu thử bao gồm: kéo nén uốn xoắn và tải chu kỳ khác nhau. Kết thúc quá trình, thông qua kết nối máy tính điện toán thu được các dạng biểu đồ khác nhau: tải trọng – thời gian, biên độ – tần số, ứng suất – biến dạng…
2 Máy nén bê tông 2000 KN Thử nén với mẫu bê tông hình trụ hoặc hình khối lập phương. Biểu đồ nhận được từ phần mềm kết nối đi kèm là lực tới hạn và thời gian gia tải.
3 Thiết bị quang phổ huỳnh quang tia X Phân tích thành phần hóa học mẫu thử bao gồm: mẫu chất rắn dạng tấm, mẫu chất rắn dạng bột, mẫu chất lỏng.
4 Máy mài món bê tông Xác định độ mài mòn của mẫu bê tông kích thước 70.7×70.7 theo tiêu chuẩn Việt Nam
5 Nhớt kế VEBE Nhằm xác định thời gian đầm phẳng, chặt một khối bê tông hình nón cụt
6 Bộ xuyên Xác định thời gian đông kết của bê tông
7 Máy cưa cắt mẫu bê tông Tạo mẫu bê tông theo đúng tiêu chuẩn để chuẩn bị thí nghiệm về kiểm tra – kiểm định chất lượng
8 Máy kéo nén vạn năng Thử kéo nén với mẫu lớn, nhằm đánh giá giới hạn bền khi nén và khí kéo của mẫu
9 Máy thử khả năng bám dính trên bề mặt bê tông Xác định độ bám dính của mẫu bê tông
10 Máy xác định độ thấm nước của bê tông Xác định độ thấm nước của bê tông
11 Thiết bị thử hàm lượng bọt khí của bê tông tươi Xác định hàm lượng bọt khí trong bê tông tươi
12 Máy phân tích Nhiệt Cơ Động Học DMA Phân tích ảnh hưởng trường nhiệt độ lên mẫu thử và ứng suất nhiệt ảnh hưởng thế nào đến biến dạng của mẫu
13 Máy cắt chính xác Dùng để cắt mẫu thử một cách chính xác trước khi đem phân tích
14 Buồng phun mù muối Thử nghiệm độ ăn mòn của mẫu thử kim loại trong điều kiện mù muối
15 Lò nung tới 1100 ᴼC Thử độ bền nhiệt của mẫu, xác định khối lượng mẫu sau khi nung
16 Tủ sấy chân không Rút ngắn quá trình bay hơi nước trong mẫu, kể cả với các mẫu có thành phần dễ cháy nổ
17 Tủ thử môi trường (vi khí hậu) Yêu cầu điện 1 pha.
18 Hệ thống đo biến dạng Tĩnh – Động đa kênh kỹ thuật số Đo biến dạng dưới các loại tải trọng tĩnh và động khác nhau
19 Máy đo độ nén của đất Đo cường độ nén của đất
20 Thiết bị kiểm tra khả năng chịu tải của đất Xác định khả năng chịu tải của đất
21 Máy siêu âm bê tông Xác định vết nứt trong bê tông bằng phương pháp sóng
22 Máy định vị cốt thép trong bê tông Xác định vị trí cốt thép trong bê tông, mục đích đánh giá kiểm tra ngoài hiện trường.
23 Máy kiểm tra mối hàn và khuyết tật kim loại Xác định các khuyết tật trong mối hàn và kim loại làm giảm khả năng chịu tải thiết kế của kết cấu
24 Máy kiểm tra ăn mòn cốt thép trong bê tông Xác định mức độ ăn mòn cốt thép trong bê tông
25 Máy quét 3D Tạo mô hình 3D từ mẫu cho trước