Nhà khoa học Việt vào top xếp hạng ảnh hưởng nhất thế giới 2020

Mới đây, Tạp chí PLoS Biology của Hoa Kỳ công bố danh sách 10.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới trong năm 2020. Trong công bố này có 22 nhà khoa học Việt Nam.

Theo thứ tự trong bảng xếp hạng này, đứng đầu trong các nhà khoa học Việt Nam là GS. Nguyễn Đình Đức (ĐHQGHN) – xếp hạng 5798 thế giới; GS. Nguyễn Xuân Hùng (ĐH Công nghệ Tp. HCM) – xếp hạng 6996 và PGS. Lê Hoàng Sơn (ĐHQGHN) – xếp hạng 9261 thế giới.

Đây cũng là 3 người lọt vào top 100.000 nhà khoa học xuất sắc nhất của thế giới 2019. Ngoài 3 nhà khoa học tiêu biểu trên, danh sách còn có 19 nhà khoa học khác. Những kết quả đáng tự hào này khẳng định sự lớn mạnh và vị thế của các nhà khoa học Việt Nam được ghi nhận trong cộng đồng khoa học quốc tế

Theo VTC

3 nhà khoa học Việt vào top xếp hạng có tầm ảnh hưởng nhất thế giới 2020

Ngày 08/11/2020, Tạp chí PLoS Biology của Hoa Kỳ công bố danh sách 100,000 nhà khoa học hàng đầu trên thế giới có ảnh hưởng lớn nhất năm 2020.

3 nhà khoa học Việt vào top xếp hạng có tầm ảnh hưởng nhất thế giới 2020 - 1

3 nhà khoa học xuất sắc Việt Nam vào top bảng xếp hạng các nhà khoa học có tầm ảnh hưởng thế giới năm 2020

Tác giả của công bố này là nhóm Metrics của Jeroen Baas và các cộng sự. Theo đó, nhóm tác giả đã dùng cơ sở dữ liệu của Scopus từ 1960 đến 2019 trong 7 triệu nhà khoa học và lọc ra top 100.000 người có ảnh hưởng nhất.

Tiếp theo kết quả nghiên cứu của năm trước, Tạp chí PLoS Biology đã cập nhật dữ liệu tới hết năm 2019 và công bố xếp hạng thông qua nghiên cứu “Updated science-wide author databases of standardized citation indicators” của Jeroen Baas và cộng sự.

Nghiên cứu không có sự thay đổi trong công cụ đo lường khi nhóm nghiên cứu vẫn xây dựng cơ sở dữ liệu của 100.000 nhà khoa học được trích dẫn nhiều nhất (từ nguồn dữ liệu của Scopus) và xếp hạng của họ dựa vào sáu chỉ số về trích dẫn: tổng số trích dẫn; chỉ số Hirsch h-index; chỉ số Schreiber hm-index; số trích dẫn cho các bài báo được đăng với tư cách là tác giả duy nhất (single author); số trích dẫn cho các bài báo là tác giả duy nhất hoặc tác giả đầu tiên (first author) và số trích dẫn cho các bài báo là tác giả duy nhất, đầu tiên hoặc cuối cùng (last author).

Cùng với đó, các nhà khoa học được phân chia vào 22 lĩnh vực khoa học và 176 lĩnh vực phụ (ngành/chuyên ngành).

Trong công bố của năm nay, đã có 22 nhà khoa học người Việt đang công tác tại Việt Nam lọt top 100.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới trong năm 2020.

Theo thứ tự trong bảng xếp hạng này, đứng đầu trong các nhà khoa học Việt Nam là GS. Nguyễn Đình Đức (ĐHQGHN) – xếp hạng 5798 thế giới; GS. Nguyễn Xuân Hùng (ĐH Công nghệ Tp. HCM) – xếp hạng 6996 và PGS. Lê Hoàng Sơn (ĐHQGHN) – xếp hạng 9261 thế giới.

Đây cũng là 3 người lọt vào top 10.000 nhà khoa học xuất sắc nhất của thế giới 2019.

Tiếp đến trong danh sách này là Bùi Diệu Tiên (ĐH Tôn Đức Thắng) -13.899, Hoàng Anh Tuấn (ĐH Giao thông TP Hồ Chí Minh) -16.694, Trần Phan Lam Sơn (ĐH Duy Tân) -22.075, Phạm Thái Bình (ĐH Duy Tân) -23.198, Trần Hải Nguyên (ĐH Duy Tân)-25.844, Phạm Viết Thanh (ĐH Tôn Đức Thắng) – 44.947, Nguyễn Thời Trung (ĐH Tôn Đức Thắng) -49.295,

Hoàng Đức Nhật (ĐH Duy Tân)- 50.345, Nguyễn Trung Kiên (ĐH Xây Dựng) -51.072, Nguyễn Thị Kim Oanh (ĐH Tôn Đức Thắng) – 62.494, Thái Hoàng Chiến (ĐH Tôn Đức Thắng) – 64.983, Võ Xuân Vinh (ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh) – 67.902;  Trần Ngọc Hân (ĐH Duy Tân)-73.924, Đinh Quang Hải (ĐH Tôn Đức Thắng) -79.737, Nguyễn Văn Hiếu (ĐH Phenikaa) – 82.061, Phạm Văn Hùng (ĐH Quốc tế, ĐHQG Hồ Chí Minh) – 85.932, Trần Đình Phong (ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội) 90.842 và Phan Thanh Sơn Nam (ĐH Công nghệ TP Hồ Chí Minh) – 92.886…

Đặc biệt, trong năm nay, có 2 nhà khoa học Việt Nam đang làm việc cơ hữu trong nước  đã lọt vào bảng xếp hạng danh giá nhất – 100.000 nhà khoa học được xếp hạng ảnh hưởng thế giới theo thành tựu trọn đời là GS Nguyễn Xuân Hùng (ĐH Công nghệ Tp. HCM)  và GS Nguyễn Đình Đức (ĐHQGHN).

Những kết quả đáng tự hào này khẳng định sự lớn mạnh và vị thế của các nhà khoa học Việt Nam được ghi nhận trong cộng đồng khoa học quốc tế. Và cũng là thành quả của sự đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học của Việt Nam trong những năm gần đây.

Hồng Hạnh – Dân trí

Cuộc thi: Thiết kế logo bộ môn CN XD-GT

NỘI DUNG CUỘC THI

Cuộc thi thiết kế Logo  mong muốn tìm kiếm những ý tưởng thiết kế mới lạ, ấn tượng và phù hợp với Bộ môn Công nghệ Xây dựng-Giao thông

Sản phẩm thiết kế Logo cần thể hiện các nội dung sau:

– Thể hiện được tính chất ngành

  • Hoạt động trong lĩnh vực xây dựng – giao thông
  • Hiện đại, kết nối.

– Thể hiện giá trị bản sắc

  • Sáng tạo, chủ động , phát triển
  • Trung thực, uy tín.
  • …………

– Màu sắc chủ đạo: Tuỳ chọn

– Yêu cầu về thiết kế:

Một Logo đẹp cần thỏa mãn những điều kiện sau :

  • Thứ nhất, TÍNH TÍN HIỆU

Tính tín hiệu là một trong những chức năng quan trọng trong tiêu chí của Bộ Môn. Trong thời đại cạnh tranh thị trường quyết liệt như hiện nay, hàng ngày người tiêu dùng phải đón nhận vô số thông tin phức tạp, nhìn thấy vô số Logo khác nhau, do đó chỉ có những Logo nào thật sự rõ ràng, dễ phân biệt, dễ nhớ, có ý nghĩa biểu tượng cho nghề nghiệp và thiết kế đẹp thì mới có thể thu hút sự chú ý và tạo sự ” nỗi trội ” giữa các đối thủ cùng ngành. Nhìn vào Logo có thể giúp mọi người biết được bộ môn này khác với các bộ môn khác.

  • Thứ hai, TÍNH LÃNH ĐẠO

Logo là tiêu chí thị giác của bộ môn, là trung tâm truyền đạt thị giác, cũng là nơi truyền đi mọi tính hiệu phát triển của công ty. Trong hệ thống nhận biết thị giác, màu sắc, tạo thành và cách ứng dụng của Logo trực tiếp quyết định các yếu tố nhận biết khác. Sự hình thành yếu tố nhận biết khác đều phát triển dựa trên tiêu chí Logo. Địa vị lãnh đạo của Logo thể hiện rõ trong mọi hoạt động và phương châm của bộ môn, cho thấy rõ Logo có tác dụng lãnh đạo mang tính quyền uy.

  • Thứ ba, TÍNH THỐNG NHẤT

Logo đại diện cho nét đặc sắc văn hóa, khuynh hướng giá trị và phương châm của bộ môn, phản ảnh rõ ý tưởng và đặc điểm giảng dạy của bộ môn, tượng trưng cho tinh thần của Bộ môn. Logo được mọi người đón nhận, đồng nghĩa với việc bộ môn được yêu thích và ủng hộ, do đó, Logo của bộ môn phải sát thực tế. Logo chỉ đẹp ở vẽ bề ngoài, mà không mang ý nghĩa thì có thể ảnh hưởng xấu tới hình tượng của bộ môn.

  • Thứ tư, TÍNH NỘI DUNG

Cùng với việc liên tục truyền đi thông tin và ý nghĩa của bộ môn, nội dung của Logo cũng ngày một phong phú hơn. Hoạt động giảng dạy, hoạt động của bộ môn được mọi người đón nhận và ghi nhớ trong đầu thông qua phù hiệu Logo, sau nhiều ngày trôi qua, khi Logo này một lần nữa xuất hiện trở lại thì moi người sẽ liên tưởng tới bộ môn. Do đó có thể thấy, Logo chính là chiếc cầu nối giữa bộ môn và sinh viên .

  • Thứ năm, TÍNH CẢI CÁCH

Cùng với sự phát triển của thời đại, diễn biến của lịch sử và sự thay đổi của bối cảnh xã hội, Logo đầu tiên có thể không phù hợp với hoàn cảnh hiện tại, do đó cần phải thay đổi Logo cho phù hợp với xu thế của thời đại và tương lai nhưng vẫn có tính bền vững .

Tóm lại, Logo là nguyên tố quan trọng đòi hỏi phải phù hợp với bộ môn và gắn kết mật thiết với mọi hoạt động giảng dạy của bộ môn Công nghệ xây dựng – giao thông.

  • Truyền tải được thông điệp, nhận diện của bộ môn
  • Logo ý nghĩa, ấn tượng.
  • Thể hiện sự hài hòa, thẩm mỹ của mẫu thiết kế.
  • Biểu trưng logo không vi phạm các yếu tố thuần phong mỹ tục Việt Nam. Không sao chép, trùng lắp với bất kì hình ảnh, biểu trưng nào ở trong và ngoài nước, hợp phong thuỷ.
  • Logo chưa tham dự cuộc thi nào, chưa xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng hay tranh chấp bản quyền.
  • Khả năng ứng dụng trên các chất liệu ( thi công, in ấn,…)

ĐỐI TƯỢNG DỰ THI

– Tất cả các bạn sinh viên có đam mê về thiết kế đều có thể tham gia.

– Không giới hạn số lần gửi tác phẩm dự thi của mỗi cá nhân.

GIẢI THƯỞNG

– 01 Giải Đặc biệt ( do các thầy cô bình chọn ) trị gía: 1.000.000 VNĐ

– 01 Giải Nhất ( do lượt bình chọn của sinh viên ) trị giá 500.000 VNĐ ( các bài dự thi sẽ đăng trên page của Liên chi Đoàn Thanh niên. Mỗi lượt like + 1 điểm, share + 3 điểm. Ai có số điểm cao hơn sẽ đạt giải. Trong trường hợp có số điểm bằng nhau sẽ tính số lượt share bài dự thi đó).

– 02 Giải khuyến khích trị giá 250.000 VNĐ

CÁCH THỨC THAM DỰ

Bài dự thi gồm có:

  1. Mẫu thiết kế logo:

–  Định dạng file: AI/PSD/AUTOCAD + JPEG/PNG

  • Chế độ màu: CMYK, RGB
  • Độ phân giải 150 dpi
  • Dung lượng: <3M

–  Các thông số:

  • Các loại font chữ sử dụng
  • Tỷ lệ bố cục logo (ngang, dọc)
  • Thông số màu sắc
  1. Bản mô tả ý tưởng Logo định dạng PDF, dung lượng < 1M.

Logo có chỉ dẫn thiết kế chi tiết: kích thước, hình dáng, đường nét, màu sắc, chữ viết. Phần nền có thể sử dụng bất kỳ màu sắc nào. Độ dày của hạt mực, các chỉ số màu đối với từng điểm, đường, mảng miếng phải được quy định chi tiết theo thông số kỹ thuật.

– Quy chuẩn Logo

– Logo trên nền màu quy chuẩn

THỜI GIAN DỰ THI

– Từ  26/10/2020 – 14/11/2020 : Nhận bài dự thi.

– Ngày 14/11/2020: Công bố kết quả và trao giải thưởng.

Kết quả của cuộc thi sẽ được thông báo trên Website/Fanpage chính thức của Bộ môn Công nghệ Xây dựng – Giao thông.

BẢN QUYỀN VÀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ

  1. Tác giả dự thi phải chịu trách nhiệm về tác phẩm của mình sáng tác. Logo có khả năng đăng ký sở hữu trí tuệ, không trùng lắp với bất kỳ hình ảnh biểu trưng Logo) nào đã có trong nước và quốc tế.
  2. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền tác giả sau khi công bố giải thưởng, Ban tổ chức sẽ thu hồi giải thưởng và huỷ bỏ kết quả đã công bố đối với tác phẩm đó; đồng thời không chịu trách nhiệm khi có xảy ra tranh chấp quyền tác giả của tác phẩm.
  3. Sau khi trao giải, tác giả không được sử dụng mẫu thiết kế Logo đã đạt giải tại cuộc thi này để sử dụng vào mục đích khác khi chưa có sự đồng ý của Ban tổ chức.
  4. Ban tổ chức không trả lại các mẫu tham gia dự thi dù có đạt giải hay không.
  5. Đối với tác phẩm đạt giải, quyền tác giả sẽ thuộc về Bộ môn Công nghệ Xây dựng – Giao thông có toàn quyền sử dụng, điều chỉnh thiết kế.

Ban Tổ chức trân trọng thông báo và kính mời các bạn sinh viên nhiệt tình tham gia để Cuộc thi thành công tốt đẹp!

CHÀO ĐÓN TÂN SINH VIÊN K65XD

Trong không khí chào đón tân sinh viên k65 của trường đại học Công nghệ. Bộ môn Công nghệ Xây dựng – Giao thông đã tổ chức buổi giao lưu chào đón tân sinh viên K65XD ngày 14-10-2020.

Tham dự buổi lễ về phía Trường ĐHCN – ĐHQGHN có GS.TS. Chử Đức Trình – Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Nhà trường, GS. TSKH Nguyễn Đình Đức – Trưởng ban Đào tạo – Đại học Quốc gia Hà Nội (chủ nhiệm BM), TS. Bùi Ngọc Thăng – Trưởng phòng Công tác sinh viên TS. Phan Lê Bình – Chuyên gia JICA, Giảng viên Trường Đại học Việt Nhật – Đại học Quốc gia Hà Nội, cùng ban lãnh đạo và các giảng viên nhà trường.

Đại diện doanh nghiệm tham dự, có TS. Hà Minh – Tổng giám đốc công ty CONINCO, Th.S Đậu Thị Thu Đan – Phó Trưởng phòng Phòng Kinh Doanh công ty CONINCO.

Trong buổi lễ, GS. TSKH Nguyễn Đình Đức đã có bài phát biểu chào mừng các tân sinh viên của trường. Giáo sư đã giới thiệu đến sinh viên K65 về những thành tích trong đào tạo, nghiên cứu và đội ngũ cán bộ, giảng viên của Nhà trường. Đồng thời Giáo sư cũng giới thiệu đến các bạn sinh viên các chương trình đào tạo độc đáo và là thế mạnh của trường, kết hợp với các hoạt động hợp tác đào tạo và chuyển giao công nghệ của nhà trường với các trường Đại học hàng đầu đến từ Nhật Bản, Úc… Thông qua đây, Giáo sư mong muốn chuyển tải đến sinh viên lòng tự hào khi được học tập dưới mái trường ĐHCN.

GS. TSKH Nguyễn Đình Đức - Trưởng ban Đào tạo – Đại học Quốc gia Hà Nội phát biểu tại buổi lễGS.TSKH Nguyễn Đình Đức phát biểu tại buổi lễ

ại buổi lễ, TS. Hà Minh đã có bài thuyết trình chủ đề “Xu hướng và hướng nghiệp trong ngành xây dựng trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”. Bài thuyết trình đem đến một phần góc nhìn thực tiễn xuất phát từ nghiệp vụ sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và của CONINCO nói riêng trước nhu cầu chuyển biến mạnh mẽ cả về nghiên cứu phát triển kỹ thuật công nghệ, cả về phát triển đào tạo nhân sự chất lượng trong thời đại công nghệ 4.0. Với mong muốn đưa ra những định hướng và đem đến cái nhìn tổng quan cho các sinh viên về ngành xây dựng nói chung và cơ hội tìm kiếm nghề nghiệp nói riêng trong bối cảnh hiện nay, TS. Hà Minh đã có những chia sẻ thực tế về thách thức mà các kỹ sư sẽ phải đối mặt trước sự phát triển ngày càng tăng của công nghệ, đặt ra những yêu cầu mới cho chất lượng nguồn nhân lực. Từ đó, TS. Hà Minh đã đưa ra đề xuất và giải pháp trong đó nhấn mạnh sự cần thiết của việc phối hợp giữa Nhà trường và Doanh nghiệp trong đào tạo nhân lực phục vụ cách mạng công nghiệp 4.0. TS. Hà Minh muốn gửi đến các sinh viên rằng bên cạnh việc trau dồi kiến thức trong học tập, các bạn cần niềm đam mê đối với nghiên cứu khoa học, phát triển các kỹ năng mềm cũng như nâng cao trình độ ngoại ngữ để đáp ứng được yêu cầu của thời đại hội nhập quốc tế.

TS. Hà Minh – Tổng giám đốc CONINCO chia sẻ tại buổi lễTS Hà Minh chia sẻ tại buổi lễ
GS. TSKH Nguyễn Đình Đức - Trưởng ban Đào tạo – Đại học Quốc gia Hà Nội (bên trái) tặng hoa TS. Hà Minh – Tổng giám đốc CONINCO (bên phải)

GS. TSKH Nguyễn Đình Đức – chủ nhiệm BM CN XD-GT (bên trái) tặng hoa TS. Hà Minh – Tổng giám đốc CONINCO (bên phải)

Phát biểu tại buổi lễ, là một chuyên gia về giao thông, TS. Phan Lê Bình – Chuyên gia JICA, Giảng viên Trường Đại học Việt Nhật đã có những chia sẻ thực tiễn về vấn đề đang rất được quan tâm, đó là về an toàn giao thông trong bối cảnh hiện nay. Tiến sĩ đã đề cập đến các vấn nạn khi tham gia giao thông cũng như các phương thức để tham gia giao thông một cách an toàn, giảm thiểu rủi ro đến các bạn sinh viên. Ngoài ra, cũng cùng chia sẻ với các diễn giả tại buổi lễ. TS. Phan Lê Bình cho rằng ngoài việc trau dồi kiến thức học tập, trong mỗi sinh viên chúng ta phải có hoài bão, phải đặt mình trong tâm thế chủ động đón đầu xu thế và yêu cầu của thị trường lao động mới tạo ra được giá trị cho bản thân và tạo ra được sự thành công trong tương lai.

GS. TSKH Nguyễn Đình Đức - Trưởng ban Đào tạo – Đại học Quốc gia Hà Nội (bên trái) tặng hoa TS. Phan Lê Bình - Chuyên gia JICA, Giảng viên Trường Đại học Việt Nhật (bên phải)

GS. TSKH Nguyễn Đình Đức – chủ nhiệm BM CN XD-GT (bên trái) tặng hoa TS. Phan Lê Bình – Chuyên gia JICA, Giảng viên Trường Đại học Việt Nhật (bên phải)

Trường Đại học Công nghệ là đối tác chiến lược của CONINCO. Hai bên đã ký kết Biên bản ghi nhớ nhằm thúc đẩy hợp tác toàn diện trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Với phương châm con người là cốt lõi, CONINCO luôn giữ mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các trường đại học trong và ngoài nước. CONINCO luôn sẵn sàng hỗ trợ sinh viên, học viên trong hoạt động thực hành, thực tập và là một trong những địa chỉ tuyển dụng sinh viên, học viên làm việc trong tương lai. Hàng năm CONINCO vẫn tổ chức các chương trình cấp học bổng và cử cán bộ tham gia các chương trình đào tạo tại nước ngoài nhằm nâng cao chuyên môn và trình độ đội ngũ cán bộ công ty. Hy vọng, CONINCO và Trường ĐHCN – ĐHQGHN sẽ có những hợp tác sâu rộng hơn nữa trong tương lai.

Tổng Giám đốc CONINCO TS. Hà Minh chụp ảnh kỷ niệm cùng đại diện lãnh đạo nhà trường và tân sinh viênCán bộ BM CN XD-GT chụp ảnh kỷ niệm cùng các khách mời

Các thầy cô chụp ảnh cùng sinh viên BM CN XD-GT

Trường Đại học Công nghệ công bố điểm chuẩn đại học chính quy năm 2020

    Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) trân trọng thông báo điểm trúng tuyển vào các ngành/nhóm ngành của Nhà trường theo kết quả thi THPT trong kỳ tuyển sinh đại học chính quy năm 2020 như sau:

1. Các chương trình đào tạo chuẩn

2. Các chương trình đào tạo chất lượng cao

Thí sinh tra cứu kết quả tuyển sinh đại học chính quy 2020 từ 08h00 ngày 05/10/2020 theo đường link: https://tuyensinh.uet.vnu.edu.vn/?cat=180

Thí sinh trúng tuyển diện xét kết quả thi THPT năm 2020 thực hiện Hướng dẫn nhập học vào Trường  năm 2020 tại đường link: https://tuyensinh.uet.vnu.edu.vn/?cat=7

Ghi chú:

– Điểm trúng tuyển là tổng điểm 3 môn thi/bài thi đối với thí sinh thuộc khu vực 3 (KV3), được làm tròn đến hai chữ số thập phân

– Điểm tối thiểu cho mỗi môn thi/bài thi trong tổ hợp xét tuyển phải lớn hơn 1,0 điểm; Đối với các CTĐT CLC điểm tiếng Anh tối thiểu đạt từ 4/10 trở lên.

       MỌI THẮC MẮC XIN LIÊN HỆ:

Trường Đại học Công nghệ- Đại học Quốc gia Hà Nội

Địa chỉ: Nhà E3, 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 033 492 4224 hoặc 024.3754 7865

Website: https://uet.vnu.edu.vn/ https://tuyensinh.uet.vnu.edu.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/TVTS.UET.VNU

Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học lần thứ 16: Nâng cao khả năng sáng tạo và tự nghiên cứu của sinh viên

   Nhằm khích lệ và thúc đẩy hoạt động tự nghiên cứu, sáng tạo khoa học của sinh viên, Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN đã tổ chức thành công Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2020 tại tòa nhà Sunwah vào ngày 10/06/2020.

    Tham dự hội nghị về phía ĐHQGHN, có PGS.TS. Vũ Văn Tích – Trưởng ban Khoa học công nghệ. Về phía Trường ĐHCN gồm có GS.TS. Chử Đức Trình – Phó Hiệu trưởng, PGS.TS. Trần Xuân Tú -Trưởng phòng Khoa học Công nghệ và Hợp tác Phát triển, cùng với lãnh đạo các khoa, viện, trung tâm nghiên cứu, phòng ban chức năng, và các tập thể cán bộ hướng dẫn sinh viên. Đặc biệt, hội nghị đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều sinh viên trong trường.

Năm nay, các hội đồng cấp khoa đã lựa chọn 16 công trình (trên tổng số 36 công trình khoa học của 104 sinh viên) đề xuất tham dự hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường. Trong đó, có nhiều công trình nghiên cứu của các sinh viên sử dụng tiếng Anh để viết báo cáo kết quả nghiên cứu.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Hiệu trưởng Chử Đức Trình đã gửi lời chúc mừng đến các sinh viên có công trình tham gia hội nghị. Phó Hiệu trưởng khẳng định hoạt động sinh viên nghiên cứu khoa học là sự kiện thường niên quan trọng của trường. Từ khi thành lập đến nay, Nhà trường có truyền thống tổ chức các cuộc thi giữa các sinh viên tập làm nghiên cứu khoa học. Đây là quá trình đầu tiên để sinh viên bước chân vào con đường tự nghiên cứu, tự sáng tạo những kiến thức được học tập và  hoàn thiện cho công việc trong tương lai của mỗi sinh viên. Trong thời gian diễn ra dịch Covid-19, Ban tổ chức đã băn khoăn về việc tổ chức và cách thức tổ chức để vừa tiếp nối truyền thống của Nhà trường, nhưng vẫn đảm bảo được an toàn cho cán bộ và sinh viên. Tuy nhiên, phong trào nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường ĐHCN đã trở thành hoạt động thường niên quan trọng, vì vậy dù thời gian chuẩn bị rất ngắn nhưng các khoa nói riêng và Nhà trường nói chung vẫn quyết tâm tổ chức để sinh viên trực tiếp trình bày về kết quả nghiên cứu trước hội đồng.

Giáo sư còn nhấn mạnh, vai trò nghiên cứu khoa học trong đào tạo và xã hội vô cùng quan trọng, Trường ĐHCN luôn thiết kế các chương trình đào tạo theo định hướng trường đại học nghiên cứu. Do đó, sinh viên được giảng dạy kiến thức cơ bản để làm nền tảng tạo ra sự kết nối phát triển thành sản phẩm khoa học công nghệ đỉnh cao, các sản phẩm có giá trị ứng dụng trong thực tiễn. Những công việc này chỉ có thể thực hiện khi sinh viên có khả năng, kỹ năng sáng tạo. Và quá trình nghiên cứu, tự nghiên cứu sẽ giúp sinh viên tích lũy được kinh nghiệm.

Nhiều công trình được đánh giá cao và có hướng ứng dụng thực tiễn

Đây là năm thứ ba hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học tiếp tục có sự đổi mới trong khâu tổ chức. Với mục tiêu tăng cường hơn nữa các hoạt động đổi mới sáng tạo và tăng cường kỹ năng về gọi vốn khởi nghiệp đối với sinh viên, năm 2020 ngoài việc tiếp tục tổ chức theo hình thức không gian mở, Ban Tổ chức đã bố trí để mỗi nhóm sinh viên trình bày kết quả nghiên cứu trong 2 phút. Đây là một kỹ năng quan trọng đối với sinh viên ngành công nghệ.

16 công trình với 34 sinh viên tham dự Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2020 đều đánh giá quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về đề tài đã giúp sinh viên rèn luyện, trang bị các kỹ năng và kiến thức cần thiết trong hoạt động sáng tạo khoa học và công nghệ. Đồng thời tạo dựng môi trường học thuật, chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực qua đó thúc đẩy niềm đam mê, nuôi dưỡng sáng tạo của sinh viên.

Kết thúc cuộc thi, Ban Giám khảo đã lựa chọn được 05 giải Nhất, 09 giải Nhì và 02 giải Ba. Trong đó, có 02 công trình được đề cử tham dự giải thưởng Công trình sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo năm học 2020-2021 là “Joint chance-constrained staffing optimization in multi-skill call centers” (Tối ưu hóa hệ thống nhân sự trong trung tâm cuộc gọi đa kỹ năng với ràng buộc xác suất tổ hợp), “Droplet on demand system utilizing a Y-junction microfluidic device for drug delivery applications” và 05 giải Nhất được đề cử tham dự giải thưởng “Công trình sinh viên nghiên cứu khoa học cấp ĐHQGHN”.

Bộ môn CN XD-GT với tuổi đời còn non trẻ nhưng dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô trong bộ môn các bạn sinh viên đã có những kết quả nghiên cứu đầu tiên của mình và được nhà trường đánh giá tốt

  • Sinh viên Vũ Văn Thắng, K62 XDGT, Đề tài “Gia cố đê bằng cọc xi-măng đất: phân tích ảnh hưởng của tính chất và bố trí cọc tới hệ số ổn định mái đê bằng phần mềm GeoSlope” đạt giải nhì cấp trường
  • Sinh viên Đỗ Minh Khang, K62 XDGT, Đề tài “Phân tích tĩnh của dầm composite nhiều lớp mặt cắt chữ I” đạt giải ba cấp trường

Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học thực sự là diễn đàn khoa học giúp sinh viên củng cố, nâng cao kiến thức, trang bị phương pháp học tập, và tiếp cận những kiến thức mới, vận dụng kiến thức theo cách riêng của sinh viên và các nhóm sinh viên.

Ngành kỹ thuật, công nghệ đang là thời thượng của Việt Nam và thế giới

Những lĩnh vực có gắn với các từ khóa như số hóa, dữ liệu, thông minh và innovation (đổi mới sáng tạo)… đang là thời thượng của Việt Nam và thế giới.

Đó là chia sẻ của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo của ĐH Quốc gia Hà Nội với thí sinh trong mùa tuyển sinh đại học năm 2020, thí sinh cần lưu ý những điều gì khi chọn ngành học để đăng ký xét tuyển? Làm thế nào để chọn được trường đại học có chất lượng, ngành học phù hợp với năng lực bản thân?

Thưa GS, thí sinh năm nay như lạc vào “ma trận” ngành nghề, nhiều ngành các thí sinh không hiểu hết là vào học thế nào, ra trường làm việc ở đâu… Với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy, nhiều năm quản lý đào tạo tuyển sinh của ĐH QGHN, Giáo sư có thể “mách nước” cho thí sinh chọn ngành học như thế nào không?

Việc chọn ngành, chọn trường đều là bài toán khó với không ít thí sinh cũng như phụ huynh. Các em sẽ phải đưa ra quyết định sẽ trường nào, ngành nào phù hợp với năng lực bản thân để theo học trong tương lai, cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp sẽ như thế nào?

Với kinh nghiệm của một nhà quản lý và nguyên tắc xét tuyển đại học những năm gần đây (thí sinh được được ký nhiều nguyện vọng) và cũng là phụ huynh của 2 con, tôi có lời khuyên với các em: hãy chọn ngành các em yêu thích nhất (nguyện vọng 1), tiếp đó là ngành phù hợp với năng lực mỗi cá nhân (nguyện vọng 2) ở trường đại học mà các em thích và tin cậy nhất, và nên chọn từ 2-3 nguyện vọng dự phòng ở các trường tốp thấp hơn.

Để thí sinh hiểu rõ về ngành/chương trình đào tạo, ĐHQGHN đã xây dựng Cổng thông tin tuyển sinh ĐHCQ từ năm 2017 để hỗ trợ thí sinh, phụ huynh tìm kiếm thông tin một cách dễ dàng nhất.

Vì vậy, với 133 ngành/chương trình đào tạo đại học chính quy thuộc các lĩnh vực khác nhau: Khoa học tự nhiên, Khoa học Xã hội và nhân văn, Công nghệ – Kỹ thuật, Kinh tế – Luật, Y – Dược, Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên nhưng thí sinh có thể tìm hiểu về các ngành, các CTĐT của ĐHQGHN một cách dễ dàng.

Ngành kỹ thuật, công nghệ đang là thời thượng của Việt Nam và thế giới - 1
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo của ĐH Quốc gia Hà Nội

CNTT và ngoại ngữ là hành trang không thể thiếu với mỗi người trong thời đại CMCN 4.0

Theo GS, ngành học nào có lợi thế và việc làm hấp dẫn trong thời cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay?

Hiện nay, cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 với những đặc trưng cốt lõi nhất là CNTT, Tự động hóa và Trí tuệ nhân tạo, vì vậy, thí sinh chọn những ngành/lĩnh vực liên quan đến những lĩnh vực này, hoặc những lĩnh vực vệ tinh có liên quan trực tiếp với các yêu tố trên như điện tử, vật liệu mới, cơ điện tử, khoa học dữ liệu,… gắn với các từ khóa như số hóa, dữ liệu, thông minh và innovation (đổi mới sáng tạo) đang là thời thượng của Việt Nam và thế giới.

Các kết quả nghiên cứu khảo sát cho thấy Việt Nam có sự mất cân đối về cơ cấu nhân lực theo ngành nghề so với khu vực và thế giới. Tỷ lệ sinh viên các ngành kỹ thuật còn khá khiêm tốn so với những ngành khác. Vì vậy, trong thời gian tới, nhu cầu nhân lực trong những ngành kỹ thuật, công nghệ sẽ rất lớn và sinh viên ra trường dễ có việc làm.

Bên cạnh đó, các ngành học liên quan đến hạ tầng, như công nghệ xây dựng giao thông (gắn với thông minh và tăng trưởng xanh) thì cả Việt Nam và thế giới đều có nhu cầu rất cao về nguồn nhân lực trong những lĩnh vực này.

Giáo dục đại học trong thời đại CMCN là cuộc cách mạng có đặc trưng của giáo dục STEM và khai phóng, vì vậy, những ngành học liên quan đến STEM (trong KHTN, kỹ thuật, công nghệ) và khai phóng (liên quan đến các lĩnh vực KHXH, liên ngành) sẽ là những lĩnh vực rất có tương lai.

Thậm chí hiện nay ở Nhật Bản còn đã bắt đầu xây dựng xã hội 5.0., một xã hội của tương lai với quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất thông minh trong CMCN 4.0, vì vậy, những ngành học về tâm lý, xã hội học, khu vực học, truyền thông,…

Các lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn và những lĩnh vực kinh tế gắn với thương mại điện tử, vận hành nền kinh tế số và luật học, các lĩnh vực khoa học sức khỏe,…đương nhiên cũng sẽ là những lĩnh vực mà toàn cầu có nhu cầu rất cao trong thời gian tới.

Cuộc CMCN 4.0 mở ra rất nhiều cơ hội mới cho những sinh viên theo đuổi ước mơ khởi nghiệp. Giữa thời đại công nghệ phát triển và thay đổi nhanh chóng, các em cần hiểu rõ công việc, giá trị nghề nghiệp trong tương lai của mình, xu thế của thời đại để có những sự lựa chọn đúng đắn nhất, đồng thời có sự chuẩn bị tốt nhất về kiến thức, kỹ năng cho tương lai của mình.

CNTT và ngoại ngữ là hành trang không thể thiếu với mỗi người trong thời đại CMCN 4.0, và từ trải nghiệm của bản thân, tôi cho rằng nếu có một đam mê và sự kiên trì thì ngành nghề nào cũng có thể đem lại cho các bạn cơ hội và thành công.

 Thưa GS, về xét tuyển đại học năm nay, ĐHQGHN có tới hơn 100 ngành nghề đào tạo, vậy thí sinh vào học có được lợi thế gì?

 Như tôi đã nói ở trên, năm nay ĐHQGHN tuyển sinh với 10.420 chỉ tiêu cho 133 ngành/chương trình đào tạo. Số lượng các chương trình đào tạo ở ĐHQGHN vô cùng phong phú.

Với thế mạnh đa ngành, đa lĩnh vực, sinh viên vào ĐHQGHN sẽ được học bằng kép (học cùng lúc 2 chương trình đào tạo và được nhận 2 bằng đại học cùng lúc trong thời gian từ 4,5 – 5 năm), ví dụ sinh viên học hết năm thứ nhất ngành quan hệ quốc tế ở trường ĐH KHXHNV, có học lực từ khá trở lên có thể đăng ký học để lấy bằng Luật học ở Khoa Luật; hoặc sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng ở Trường ĐH Công nghệ có thể học để lấy bằng CNTT,….

Thí sinh vào học đại học tại các trường thành viên/khoa trực thuộc ĐHQGHN sẽ có nhiều cơ hội như: được đi trao đổi sinh viên từ 1-2 học kỳ tại các nước ASEAN, Nhật, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và một số nước khác (CH Séc, Hà Lan,..) hoặc được học bằng kép (học cùng lúc 2 chương trình đào tạo và được nhận 2 bằng đại học cùng lúc trong thời gian từ 4,5 – 5 năm), ví dụ sinh viên học ) hoặc được chuyển tiếp nghiên cứu sinh làm luận án TS ngay nếu SV tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc.

Các sinh viên của ĐHQGHN còn có cơ hội tham gia vào các nhóm nghiên cứu mạnh, được tham gia nghiên cứu khoa học, tham gia các đề tài nghiên cứu cùng các GS hàng đầu của Việt Nam cũng như các GS đến từ nhiều trường ĐH nước ngoài (như Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc,…); có cơ hội giao lưu với sinh viên nước ngoài đang học tại ĐHQGHN, cũng như tham gia các câu lạc bộ với nhiều hoạt động rất đa dạng và phong phú của đoàn thanh niên và hội sinh viên.

Ngành kỹ thuật, công nghệ đang là thời thượng của Việt Nam và thế giới - 2
Việc chọn ngành nghề rất quan trọng với sự nghiệp và tương lai của các em sau này.

Hàng năm ĐH QGHN số lượng sinh viên ra trường có việc làm của ĐH QGHN đạt bao nhiêu % thưa GS? Tiêu chuẩn đầu ra của sinh viên ĐH QGHN như thế nào?

 Tính trung bình mỗi năm, ĐHQGHN có gần 5.000 sinh viên tốt nghiệp các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau.

Mỗi lĩnh vực, tỉ lệ SVTN có việc làm cũng khác nhau, ví dụ: Khối sức khỏe (ngành Y khoa, ngành Dược học) tỉ lệ SVTN có việc làm đúng ngành là 100% ngay sau khi tốt nghiệp;

Các nhóm ngành Công nghệ thông tin, Kỹ thuật, Khách sạn, Du lịch, Ngoại ngữ tỉ lệ SVTN có việc làm xấp xỉ 95 %; Các nhóm ngành khác có tỉ lệ thấp hơn một chút nhưng đều xấp xỉ 80%;

Chuẩn đầu ra của mỗi CTĐT là khác nhau nhưng tiêu chuẩn tối thiểu là sinh viên phải hoàn thành tối thiểu 120 tín chỉ đối với CTĐT chuẩn và tối thiểu 150 tín chỉ đối với các CTĐT tài năng, 180 tín chỉ đối với ngành Y khoa (không bao gồm ngoại ngữ và các kỹ năng bổ trợ, giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất);

Đồng thời đạt chuẩn ngoại ngữ bậc 3/6 theo Khung NLNN của Việt Nam hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương (đối với CTĐT chuẩn), bậc 4/6 đối với các CTĐT chất lượng cao, tài năng và bậc 5/6 đối với các CTĐT chuẩn quốc tế, tiên tiến.

Thí sinh suy nghĩ thật kỹ trước khi đăng ký xét tuyển đại học

GS có chia sẻ và lời khuyên gì với các thí sinh chuẩn bị đăng ký hồ sơ xét tuyển đại học?

Trước mắt, các em hãy giữ gìn sức khỏe và tập trung ôn tập thật tốt cho kỳ thi phía trước (được tổ chức vào ngày 9-10/8/2020 tới đây);

Việc chọn ngành nghề rất quan trọng với sự nghiệp và tương lai của các em sau này. Thí sinh hãy vào trang web của các trường đề tìm hiểu về ngành đào tạo mà mình định lựa chọn, về những thông tin cơ bản nhất như cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp, chất lượng và uy tín của đội ngũ giảng viên, CSVC, các thành tích giảng dạy và nghiên cứu của Khoa/trường, các điều kiện CSVC và  đảm bảo chất chất lượng,…

Uy tín của nhà trường cũng là một tham số rất quan trọng để lựa chọn. Các em hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi điền phiếu ĐKDT và ĐKXT và chọn ngành, chọn trường các em yêu thích, phù hợp với năng lực mỗi cá nhân và một vài phương án dự phòng ở những trường tốp thấp hơn.

Tuy nhiên, các em cũng không nên lo lắng quá, vì sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 và các trường đại học thông báo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn), các em được phép điều chỉnh nguyện vọng một lần (từ ngày 9-20/9/2020).

Chúc các sĩ tử thi tốt và chọn được ngành học yêu thích, trường đại học yêu thích. ĐHQGHN đang sẵn sàng đón chào các em!

Trân trọng cảm ơn GS!

Hồng Hạnh

Danh mục trang thiết bị thí nghiệm – Bộ môn Công nghệ Xây dựng – Giao thông

TT Tên thiết bị chính Chức năng chính
1 Thiết bị thử nghiệm sức bền mỏi vạn năng servo thuỷ lực theo Trục – Xoắn Thử tải tĩnh và động với các mẫu thử bao gồm: kéo nén uốn xoắn và tải chu kỳ khác nhau. Kết thúc quá trình, thông qua kết nối máy tính điện toán thu được các dạng biểu đồ khác nhau: tải trọng – thời gian, biên độ – tần số, ứng suất – biến dạng…
2 Máy nén bê tông 2000 KN Thử nén với mẫu bê tông hình trụ hoặc hình khối lập phương. Biểu đồ nhận được từ phần mềm kết nối đi kèm là lực tới hạn và thời gian gia tải.
3 Thiết bị quang phổ huỳnh quang tia X Phân tích thành phần hóa học mẫu thử bao gồm: mẫu chất rắn dạng tấm, mẫu chất rắn dạng bột, mẫu chất lỏng.
4 Máy mài món bê tông Xác định độ mài mòn của mẫu bê tông kích thước 70.7×70.7 theo tiêu chuẩn Việt Nam
5 Nhớt kế VEBE Nhằm xác định thời gian đầm phẳng, chặt một khối bê tông hình nón cụt
6 Bộ xuyên Xác định thời gian đông kết của bê tông
7 Máy cưa cắt mẫu bê tông Tạo mẫu bê tông theo đúng tiêu chuẩn để chuẩn bị thí nghiệm về kiểm tra – kiểm định chất lượng
8 Máy kéo nén vạn năng Thử kéo nén với mẫu lớn, nhằm đánh giá giới hạn bền khi nén và khí kéo của mẫu
9 Máy thử khả năng bám dính trên bề mặt bê tông Xác định độ bám dính của mẫu bê tông
10 Máy xác định độ thấm nước của bê tông Xác định độ thấm nước của bê tông
11 Thiết bị thử hàm lượng bọt khí của bê tông tươi Xác định hàm lượng bọt khí trong bê tông tươi
12 Máy phân tích Nhiệt Cơ Động Học DMA Phân tích ảnh hưởng trường nhiệt độ lên mẫu thử và ứng suất nhiệt ảnh hưởng thế nào đến biến dạng của mẫu
13 Máy cắt chính xác Dùng để cắt mẫu thử một cách chính xác trước khi đem phân tích
14 Buồng phun mù muối Thử nghiệm độ ăn mòn của mẫu thử kim loại trong điều kiện mù muối
15 Lò nung tới 1100 ᴼC Thử độ bền nhiệt của mẫu, xác định khối lượng mẫu sau khi nung
16 Tủ sấy chân không Rút ngắn quá trình bay hơi nước trong mẫu, kể cả với các mẫu có thành phần dễ cháy nổ
17 Tủ thử môi trường (vi khí hậu) Yêu cầu điện 1 pha.
18 Hệ thống đo biến dạng Tĩnh – Động đa kênh kỹ thuật số Đo biến dạng dưới các loại tải trọng tĩnh và động khác nhau
19 Máy đo độ nén của đất Đo cường độ nén của đất
20 Thiết bị kiểm tra khả năng chịu tải của đất Xác định khả năng chịu tải của đất
21 Máy siêu âm bê tông Xác định vết nứt trong bê tông bằng phương pháp sóng
22 Máy định vị cốt thép trong bê tông Xác định vị trí cốt thép trong bê tông, mục đích đánh giá kiểm tra ngoài hiện trường.
23 Máy kiểm tra mối hàn và khuyết tật kim loại Xác định các khuyết tật trong mối hàn và kim loại làm giảm khả năng chịu tải thiết kế của kết cấu
24 Máy kiểm tra ăn mòn cốt thép trong bê tông Xác định mức độ ăn mòn cốt thép trong bê tông
25 Máy quét 3D Tạo mô hình 3D từ mẫu cho trước

HỘI NGHỊ SINH VIÊN NCKH CỦA KHOA XÂY DỰNG – GIAO THÔNG – TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ, ĐHQGHN

Thứ ba, ngày 12/5/2020, Hội nghị sinh viên NCKH Khoa Xây dựng giao thông đã thành công tốt đẹp. Có 4 báo cáo được lựa chọn tham gia Hội nghị NCKH sinh viên là:

1. Sinh viên Trần Việt Hồng, K62XDGT, Đề tài “Tối ưu tải tới hạn của tấm FGM có gân gia cường trên nền đàn hồi sử dụng thuật toán tiến hóa vi sai”.
2. Sinh viên Trần Đức Mạnh, K62XDGT, Đề tài “Ứng suất xung quanh vết nứt và sự lan truyền vết nứt trong bê tông”.
3. Sinh viên Đỗ Minh Khang, K62 XDGT, Đề tài “Phân tích tĩnh của dầm composite nhiều lớp mặt cắt chữ I”
4. Sinh viên Vũ Văn Thắng, K62 XDGT, Đề tài “Gia cố đê bằng cọc xi-măng đất: phân tích ảnh hưởng của tính chất và bố trí cọc tới hệ số ổn định mái đê bằng phần mềm GeoSlope”

Kết quả: Đề tài của em Vũ Văn Thắng được giải nhất và đề cử tham gia NCKH cấp trường. Em Đỗ Minh Khang giải nhì và 2 em Trần Đức Mạnh và Trần Việt Hồng đạt giải 3.

Chúc mừng các em và các thầy cô hướng dẫn. Hy vọng qua các kỳ thi này giúp các em nắm vững và sâu kiến thức, học gắn với hành, nâng cao chất lượng đào tạo Kỹ sư Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng ở ĐH Công nghệ, ĐHQGHN và làm cho các em càng thêm hiểu thêm yêu ngành nghề.

Các đề tài đều đã đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề nóng về khoa học và thực tiễn trong kỹ thuật xây dựng hiện nay. Đặc biệt, đề tài được giải nhất gia cố đê và nền móng bằng các cọc đất-xi măng là phương án kỹ thuật hiệu quả và mới, hiện đại, tiết kiệm chi phí, rất mới – đang được các công ty lớn như FECON thi công ở các công trình trọng điểm ở trong Nam, ngoài Bắc.

Chất lượng các công trình sinh viên NCKH lần này một lần nữa cho thấy sự trưởng thành và lớn mạnh vượt bậc về số lượng và chất lượng của Ngành Xây dựng – Giao thông của nhà trường.

Sinh viên Đỗ Minh Khang báo cáo trước hội đồng
Sinh viên Vũ Văn Thắng báo cáo trước hội đồng
Sinh viên Trần Việt Hồng báo cáo trước hội đồng
Sinh viên Trần Đức Mạnh báo cáo trước hội đồng
Các thầy cô Bộ Môn CNXDGT chụp ảnh cùng sinh viên

TS trẻ được Forbes Việt Nam vinh danh trưởng thành từ Nhóm nghiên cứu mạnh của GS Nguyễn Đình Đức, ĐHQGHN

Ngày 03/02/2020, Tạp chí Forbes Việt Nam công bố danh sách 30 gương mặt trẻ dưới 30 tuổi nổi bật nhất của Việt Nam năm 2020.

Trong danh sách này, có TS Trần Quốc Quân – trưởng thành từ Nhóm nghiên cứu mạnh của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) – đã được vinh danh và ghi nhận với những thành tích nổi bật trong lĩnh vực giáo dục – khoa học tại Việt Nam.

Đây là lần thứ tư Forbes Việt Nam thực hiện danh sách tôn vinh những gương mặt trẻ có ảnh hưởng tích cực trong 6 lĩnh vực Kinh doanh và Startup, Hoạt động xã hội và Doanh nghiệp xã hội, Nghệ thuật – sáng tạo, Giải trí, Thể thao và Giáo dục – Khoa học.

Năm 2020, bên cạnh những doanh nhân trẻ, những nhà sáng lập các công ty khởi nghiệp đang có những thành công đáng chú ý, còn có các cá nhân xuất sắc trong các lĩnh vực nghệ thuật, giải trí, sáng tạo, thể thao.

TS. Trần Quốc Quân – cựu sinh viên, giảng viên Trường ĐH Công nghệ – học trò của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức được Tạp chí đánh giá là một trong 30 bạn trẻ với những nghiên cứu khoa học đang đóng góp công sức, trí tuệ tạo ra sự thay đổi trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo.

Tiến sĩ khoa học trẻ có nhiều bài báo quốc tế được tạp chí Forbes Việt Nam vinh danh - 1
Tiến sĩ trẻ Trần Quốc Quân và người thầy GS.TSKH Nguyễn Đình Đức

Thủ khoa trường ĐH Công nghệ

TS Trần Quốc Quân sinh năm 1990, là thủ khoa năm 2012 của Trường ĐH Công nghệ. Ngay từ những năm tháng khi còn là sinh viên, TS Quân đã được GS.TSKH Nguyễn Đình Đức dìu dắt tham gia nhóm nghiên cứu và đã được giải nhất sinh viên NCKH trường ĐH Công nghệ cũng như cấp ĐHQGHN.

Với những thành tích xuất sắc trong học tập, nghiên cứu, Trần Quốc Quân đã được nhà trường quyết định cho làm chuyển tiếp Nghiên cứu sinh từ tháng 8/2013 và giữ lại làm cán bộ giảng dạy của nhà trường.

Đến năm 2018, NCS Trần Quốc Quân đã bảo vệ thành công xuất sắc luận án tiến sỹ Cơ học Kỹ thuật, tiếp tục giảng dạy và công tác tại PTN Vật liệu và Kết cấu tiên tiến, Bộ môn Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng – Giao thông của Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN do GS Nguyễn Đình Đức khởi xướng và sáng lập, và TS Quân mới chuyển công tác sang ĐH Phenikaa từ tháng 1/2020.

Tiến sĩ khoa học trẻ có nhiều bài báo quốc tế được tạp chí Forbes Việt Nam vinh danh - 2
TS Trần Quốc Quân với các thành viên trong Nhóm nghiên cứu mạnh về Vật liệu và Kết cấu tiên tiến của ĐH quốc gia Hà Nội.

Tác giả, đồng tác giả của 24 bài báo quốc tế ISI

Nhờ được tham gia vào nhóm nghiên cứu mạnh về Vật liệu và Kết cấu tiên tiến từ sớm và dưới sự hướng dẫn, dìu dắt trực tiếp của người thầy tâm huyết – GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, TS Trần Quốc Quân đã tiếp cận được các hướng nghiên cứu mới và hiện đại nhất của thế giới trong lĩnh vực cơ học vật liệu như composite thông minh có cơ lý tính biến đổi FGM, vật liệu nano composite nhiều pha, vật liệu hấp thụ sóng nổ auxetic, penta graphit, các vật liệu tiên tiến sử dụng trong lĩnh vực năng lượng mới, …

Đây chính là điểm sáng được ghi nhận và đánh giá cao rất cao của hội đồng bình chọn. Sự trưởng thành và thành tích nghiên cứu của TS Quân gắn liền với hoạt động của nhóm nghiên cứu mạnh của GS Nguyễn Đình Đức và đến nay, TS Quân là tác giả và đồng tác giả của 24 bài báo trên các tạp chí quốc tế có uy tín trong danh mục ISI (SCI/SCIE) của ngành (đều made in Vietnam 100%) và có h-index theo thống kê của google scholar là 15.

Cũng trong thời gian làm NCS, Trần Quốc Quân cũng đã vinh dự được trao giải thưởng Nguyễn Văn Đạo vào năm 2016 – giải thưởng danh giá nhất trong lĩnh vực Cơ học của Việt Nam. Và đến nay toàn Việt Nam có 5 giải thưởng Nguyễn văn Đạo thì 2 trong số đó là học trò, là NCS của GS Nguyễn Đình Đức.

Trưởng thành từ môi trường khoa học “Made in Vietnam”

Vượt qua rất nhiều khó khăn thử thách và trưởng thành trong nước, made in Vietnam 100%, trong môi trường khoa học của ĐHQGHN – một đai học hàng đầu của Việt Nam, từ thành công của TS Trần Quốc Quân cho thấy sự chuyển biến và hội nhập mạnh mẽ trong những năm gần đây của giáo dục đại học Việt Nam theo các chuẩn mực quốc tế, đồng thời cho thấy vai trò hết sức quan trọng của người Thầy và nhóm nghiên cứu mạnh trong trường đại học.

Sự thành công của Quân có phần không nhỏ của người thầy – GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, người thầy tận tụy và tâm huyết với nghề, với những bài giảng hay, truyền cho học trò cả kiến thức và những cốt lõi và sâu xa trong từng môn học. Hầu hết tất cả các sinh viên trong nhóm nghiên cứu của ông khi tốt nghiệp kỹ sư đều có kết quả nghiên cứu được công bố trên các tạp chí quốc tế ISI có uy tín.

Điều đáng trân trọng là thầy và trò đều công bố quốc tế với nội lực 100% made in Việt Nam, trong điều kiện rất khó khăn và thiếu thốn về kinh phí, CSVC, phòng thí nghiệm (PTN). Và đáng quý trọng và khâm phục là tất cả các học trò này của GS Đức đều là các em ở các tỉnh xa, con nhà nghèo, trong số đó có những em có hoàn cảnh gia đình đặc biết khó khăn.

Như vậy có thể thấy để nâng cao chất lượng đào tạo, cần và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng yếu tố người Thầy là trước tiên và là quan trọng nhất, và chính người Thầy và môi trường đại học đã thắp sáng tài năng ở các em.

GS Đức cho biết, chiến lược phát triển của PTN trong những năm tới đây là đi vào 3 lĩnh vực nghiên cứu phục vụ thực tiễn: Civil Engineering (liên quan đến tính toán vật liệu và kết cấu cho các công trình giao thông, xây dựng và kỹ thuật hạ tầng); năng lượng mới; biến đổi khí hậu (tính toán dự báo mưa, lũ và các giải pháp thiết kế, thi công các công trình hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu).

Đến nay, Phòng thí nghiệm của GS Đức đã và đang có quan hệ, hợp tác với các nhà khoa học có uy tín trong các trường đại học hàng đầu của Nhật Bản, Hàn Quốc, Vương quốc Anh, Úc, Canada,…để triển khai các nghiên cứu này.

GS. Nguyễn Đình Đức hy vọng Luật giáo dục đại học sửa đổi năm 2019 và những chính sách tới đây của Nhà nước sẽ tạo điều kiện để thúc đẩy và hỗ trợ mạnh mẽ cho hoạt động nghiên cứu khoa học, cho sự hình thành và phát triển của các nhóm nghiên cứu mạnh, các nhà khoa học ưu tú, các trung tâm nghiên cứu xuất sắc trong các trường đại học; nhất là các trường đại học công lập có truyền thống – tạo cơ chế và động lực, nguồn lực để các nhà khoa học của Việt Nam, các bạn trẻ có điều kiện làm việc và cống hiến ngày càng nhiều hơn cho đất nước.

Được biết, Tạp chí Fobers Việt Nam dựa theo cách tính Forbes (Mỹ) lấy theo thời điểm công bố (03.2.2020), những người sinh sau ngày 04.2.1990 được hiểu là dưới 30 tuổi. Do vậy, trong danh sách có những người sinh năm 1990, Forbes Việt Nam ghi là 30 tuổi (theo cách tính thông thường lấy năm 2020 trừ năm sinh).

Về phương pháp đánh giá, từ các đề cử của công chúng và điều tra của đội ngũ phóng viên, Forbes Việt Nam rà soát các gương mặt trẻ nổi bật dưới 30 tuổi và lập hồ sơ từng cá nhân.

Hai hội đồng giám khảo bao gồm các chuyên gia và doanh nhân có uy tín trong các lĩnh vực cùng với các biên tập viên và phóng viên của Forbes Việt Nam đánh giá và lựa chọn 30 gương mặt nổi bật để giới thiệu trong danh sách này.

Nguyễn Vũ