SEMINAR QUỐC TẾ VỀ CIVIL ENGINEERING 04-12-2021

Seminar về những vấn đề hiện đại trong Civil Engineering do Chương trình Kỹ thuật hạ tầng – ĐH Việt Nhật đăng cai, phối hợp với Bộ môn Công nghệ Kỹ thuật Xây dưng-Giao thông của Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN và Hiệp hội Xây dựng Nhật bản tổ chức.
Các báo cáo viên đến từ Úc, Việt Nam và Nhật Bản.

Time: 14:00-17:00 (GMT +7), December 04, 2021 (Saturday)

Venue: Room 415, Vietnam Japan University (VJU), Luu Huu Phuoc, Nam Tu Liem, Hanoi

Zoom link: https://zoom.us/j/95874597372; ID: 958 7459 7372

Contact person: Dr. Nguyen Tien Dung, MIE Program, VJU – Email: nt.dung @vju.ac.vn, Mobile: (84) 903440978

ĐH CÔNG NGHỆ VÀ ĐH VIỆT NHẬT – ĐHQGHN TRỞ THÀNH THÀNH VIÊN CHÍNH THỨC THAM GIA MẠNG LƯỚI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀO TẠO VỀ LĨNH VỰC XÂY DỰNG VÀ KIẾN TRÚC

Ngày 20/4/2021, tại trường ĐH Xây dựng Hà Nội, Hiệp hội các trường ĐH cao đẳng VN đã thành lập Câu lạc bộ các trường đại học đào tạo xây dựng kiến trúc trong toàn quốc với sự tham gia của 22 trường đại học trong lĩnh vực này.

Vai trò của hiệp hội ngành nghề rất quan trọng, như xây dựng khung chuẩn trình độ quốc gia, trao đổi học thuật và trao đổi sinh viên, công nhận tín chỉ tương đương, phối hợp tổ chức các hội nghị hội thảo trong nước – quốc tế, hỗ trợ nhau trong đào tạo và nghiên cứu, thành lập các nhóm nghiên cứu liên trường, cũng như tham gia xây dựng chính sách và phản biện xã hội trong lĩnh vực này.

Lĩnh vực này ở ĐH Quốc gia Hà Nội do GS Nguyễn Đình Đức kiến tạo và sáng lập. Với  với sự kiên trì và bền bỉ, quyết tâm ý chí của GS Đức từ khi GS đang làm Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ (từ 2008),  là gắn khoa học và đào tạo, đặc biệt gắn ngành Cơ học – với nghề nghiệp –  với bao vất vả khó khăn, đã thành lập nên ngành Civil Engineering (bao gồm cả xây dựng, kiến trúc, quy hoạch) của ĐH Việt Nhật (tuyển sinh và đào tạo thạc sỹ, từ 2016) và ngành Công nghệ kỹ thuật Xây dựng -Giao thông ở trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN (tuyển sinh và đào tạo kỹ sư, từ 2017) thành công như ngày hôm nay.

Đến nay, ngành này ở ĐH Việt Nhật và ĐH Công nghệ đã ngày càng phát triển, đào tạo nghiêm túc, bài bản: Sinh viên có nền tảng kiến thức vững chắc, hiện đại (và khó, đương nhiên), đồng thời lại gắn đào tạo với nghiên cứu; gắn đào tạo và nghiên cứu với thực tiễn; và nhà trường đào tạo nhân lực đồng hành với doanh nghiệp và nhu cầu phát triển của đất nước.

Trong quá trình đào tạo ngành này ở ĐH Việt Nhật và ĐH Công nghệ, đã thu hút được sự tham gia giảng dạy của đội ngũ giảng viên có uy tín đến từ ĐH Xây dựng, ĐH Kiến trúc, ĐH Giao thông, ĐH Thủy lợi,… cũng như ĐH Tokyo và các trường đại học hàng đầu của Nhật Bản và một số trường đại học hàng đầu của Úc, Pháp, Hàn Quốc, …cũng như sự ủng hộ và hợp tác của Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng, Viện Khoa học Công nghệ Giao thông, của các doanh nghiệp như Fecon, Coninco và hàng chục doanh nghiệp khác của Việt Nam và Nhật Bản, sự ủng hộ và tạo điều kiện tối đa của lãnh đạo ĐHQGHN, lãnh đạo nhà trường và các bộ ngành liên quan, trong đó có Bộ xây dựng và Bộ giao thông.

GS Nguyễn Đình Đức cũng đã kiên trì đề xuất và xây dựng thành công 2 phòng thí nghiệm thực hành và nghiên cứu trong lĩnh vực này ở ĐH Việt Nhật và ĐH Công nghệ. Trong đó Phòng thí nghiệm của ĐH Việt Nhật đã được cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn quóc gia.

Mặc dù mới thành lập và sinh sau đẻ muộn nhưng năm 2019 và 2020, ĐH Công nghệ, ĐHQGHN có điểm tuyển sinh đại học ngành kỹ thuật xây dựng cao nhất cả nước, và hiện nay đang chuẩn bị mọi điều kiện để sẽ tuyển sinh và đào tạo bậc đại học – kỹ sư Civil Engineering ở ĐH Việt Nhật trong năm tới – 2022.

Như vậy từ đây, ngành Xây dựng kiến trúc của ĐH Việt Nhật và ĐH Công nghệ sánh vai với các trường đại học truyền thống lâu năm khác, có tên trên bản đồ các cơ sở đào tạo chất lượng cao, trình độ cao của đất nước trong lĩnh vực xây dựng và kiến trúc, và đã thực sự góp phần quan trọng thay đổi cơ cấu và định hướng phát triển của ĐHQGHN từ một đại học chỉ nghiên cứu cơ bản sang phát triển kỹ thuật và công nghệ. Với sự hiện diện của các ngành này, ĐHQGHN đã hoàn chỉnh cơ cấu đa ngành, đa lĩnh vực như ĐH Đông Dương được thành lập cách đây hơn 100 năm (khi thành lập ĐH Đông dương năm 1906 có 5 trường thành viên là Trường Luật và hành chính; Trường Y dược; Trường Khoa học; Trường nhân văn và Trường Xây dựng).

Chúc ngành xây dựng và kiến trúc của ĐHQGHN ngày càng lớn mạnh và phát triển, xứng đáng với kỳ vọng trở thành một trong những cơ sở đào tạo uy tín và chất lượng nhất của Việt Nam trong lĩnh vực này.

Trải nghiệm thực tế cho sinh viên ngành kĩ sư Công nghệ kĩ thuật xây dựng và Cơ học kỹ thuật, chuyên ngành Vật liệu và kết cấu tiên tiến

hời đại cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi bức tranh của thị trường lao động, đặt ra thách thức và làm thay đổi mạnh mẽ nhu cầu về nguồn nhân lực, cơ cấu ngành nghề và trình độ. Do vậy, yêu cầu về giáo dục ở thời điểm hiện tại không chỉ chú trọng vào việc truyền tải kiến thức hàn lâm, mà còn phải đáp ứng nhu cầu xã hội, đào tạo gắn với thực tiễn.

Vì vậy việc tăng cường, hợp tác phát triển đào tạo gắn kết giữa nhà trường với doanh nghiệp là điều có ý nghĩa  quan trọng. Hiểu được điều đó, trong quá trình đào tạo, trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) luôn đặc biệt chú trọng hợp tác với doanh nghiệp và đã đem lại những thành công nhất định.

Nối tiếp sự thành công trong công tác hỗ trợ sinh viên thực tập tại các doanh nghiệp, năm nay, Bộ môn Công nghệ xây dựng – giao thông (K62XD, K63XD) và chuyên ngành Vật liệu và Kết cấu tiên tiến – Cơ kỹ thuật (K62H) do GS. TSKH Nguyễn Đình Đức làm chủ nhiệm tiếp tục nhận được sự quan tâm và tạo điều kiện sắp xếp cho 39 suất sinh viên tham gia thực tập một học kỳ tại các doanh nghiệp. Cụ thể là, Công ty Fecon nhận 20 sinh viên thực tập, Công ty Coninco nhận 12 sinh viên thực tập, Công ty Chodai nhận 04 sinh viên thực tập và Nissan 03 sinh viên.

Lễ kí kết hợp tác giữa trường ĐH Công nghệ và công ty CONINCO

Thông qua việc đồng hành tại các doanh nghiệp, sinh viên – các kỹ sư tương lai đã có thời gian một học kỳ thực tập, làm việc tại doanh nghiệp để được trau dồi kiến thức thực tế, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, qua đó nâng cao chất lượng đào tạo. Việc được trải nghiệm công việc thực tế tại các doanh nghiệp sẽ giúp sinh viên  hoàn thiện kỹ năng sống, kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc nhóm và tính kỷ luật để sau này đáp ứng tốt yêu cầu công tác khi ra trường.

  Một số hình ảnh liên quan tới kì thực tập:

HỢP TÁC QUỐC TẾ SÂU RỘNG VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CHO KỸ SƯ CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT XÂY DỰNG CỦA TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ – ĐHQGHN

Đào tạo ngành kỹ sư Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng ở ĐH Công nghệ có ưu thế là nền tảng kiến thức được trang bị rất sâu và kỹ về toán, cơ học, CNTT, đặc biệt là các kiến thức chuyên ngành nền tảng và những công nghệ, kỹ thuật mới nhất của ngành xây dựng (Civil Engineering).

Đặc biêt, trường ĐH của Nhật Bản cam kết hỗ trợ đỡ đầu cho ngành này. ĐH Nhật Bản cử GS sang giảng dạy, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; nhận giảng viên của khoa Xây dựng Giao thông sang Nhật thực tập, nâng cao trình độ; giúp cho Bộ môn và khoa tài liệu, giáo trình, thiết bị thí nghiệm; kết nối với các doanh nghiệp Nhật bản trong lĩnh vực này. Thật là sự ủng hộ và giúp đỡ hết lòng, quá tuyệt vời.

Học tập của sinh viên được gắn với nghiên cứu, với thực hành trong PTN và thực tập tại các doanh nghiệp. Đội ngũ cán bộ giảng dạy đào tạo bài bản, tài năng, nhiệt huyết năng động và rất trẻ trung. Được ủng hộ mạnh mẽ của các doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu lớn nhất ở trong và ngoài nước. Rất nhiều học bổng cho sinh viên và cơ hội sau khi ra trường có việc làm tại môi trường quốc tế như Nhật Bản, Hàn Quốc,…

Chính vì vậy, ngành kỹ sư Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng của trường ĐH Công nghệ – ĐHQGHN thu hút được sự quan tâm của các bộ ngành, doanh nghiệp, các đối tác trong và ngoài nước, các bậc phụ huynh và toàn xã hội, và ngày càng có nhiều em thí sinh giỏi và ưu tú đăng ký vào học,

Trong hình ảnh có thể có: 2 người, bao gồm Quân Trần Quốc, mọi người đang đứng, hoa và ngoài trời

Trong hình ảnh có thể có: 2 người, bao gồm Quân Trần Quốc, mọi người đang đứng và trong nhà

Trong ảnh: 2 giảng viên trẻ TS Trần Quốc Quân và TS Dương Tuấn Mạnh được sang thực tập và nâng cao trình độ chuyên môn tại Nhật Bản trong dịp hè 2019.

Triển khai hợp tác hiệu quả với trường Đại học Kanto Gakuin trong lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật xây dựng

    Ngày 11/03, Trường ĐH Công nghệ (ĐHQGHN) đã khai mạc khóa tập huấn của các giáo sư Trường Đại học Kanto Gakuin, Nhật Bản dành cho các giảng viên trẻ ngành Xây dựng – Giao thông của nhà trường tại nhà E3.

Tham dự hội thảo về phía trường ĐHCN có PGS. TS Nguyễn Việt Hà – Hiệu trưởng Nhà trường, PGS.TS. Chử Đức Trình – Phó Hiệu trưởng, TS. Phạm Minh Triển – Phó trưởng phòng KHCN&HTPT, PGS.TS Nguyễn Phương Thái – Trưởng Phòng Đào tạo, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Chủ nhiệm Bộ môn Công nghệ xây dựng – giao thông trực thuộc trường, PGS.TS. Phạm Mạnh Thắng – Phó Chủ nhiệm khoa CHKT&TĐH. Về phía trường ĐH Kanto Gakuin có GS. TS Hiroyoshi Kiku – Hiệu trưởng và các giáo sư Nhật khác trong đoàn.

Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ triển khai ký kết hợp tác giữa hai bên và do các giáo sư trường ĐH Kanto Gakuin trình bày về những phương pháp và công nghệ xây dựng mới của Nhật Bản, giúp truyền đạt cho các giảng viên trẻ của Trường ĐHCN những kiến thức, kỹ thuật, công nghệ và những thông tin mới nhất trong lĩnh vực xây dựng. Khóa tập huấn sẽ kết thúc vào ngày 16/3/2019 gồm các bài giảng với nội dung kỹ thuật kết cấu, địa kỹ thuật, kỹ thuật giao thông, kỹ thuật bê tông, quản lý dự án…

Hiệu trưởng Nguyễn Việt Hà phát biểu tại chương trình

Hiệu trưởng Nguyễn Việt Hà (bên phải ảnh) tặng quà lưu niệm đến giáo sư trường ĐH Kanto Gakuin

Phát biểu tại chương trình, Hiệu trưởng Nguyễn Việt Hà đã đánh giá cao sự giúp đỡ, hỗ trợ hiệu quả của trường ĐH Kanto Gakuin đối với Trường ĐHCN trong việc chuyển giao chương trình đào tạo kỹ thuật xây dựng. Đồng thời, Hiệu trưởng đã nhấn mạnh những nội dung và lĩnh vực hợp tác được triển khai trong thời gian tới. Cụ thể, hai bên sẽ hỗ trợ cập nhật, hoàn thiện chương trình đào tạo, xây dựng các đề cương chi tiết từng học phần, tham gia phối hợp nghiên cứu khoa học theo thế mạnh của hai bên. Phó giáo sư hi vọng giảng viên và sinh viên Bộ môn Công nghệ xây dựng – giao thông sẽ nắm bắt cơ hội sau bài giảng của các giáo sư Trường ĐH Kanto Gakuin để nâng cao kiến thức và phát triển chuyên môn trong tương lai.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ nhiệm Bộ môn thuộc trường đã trao đổi trực tiếp về những hợp tác cụ thể của hai bên, ngoài khóa học này, năm nay Bộ môn sẽ cử 2 cán bộ tham gia khóa đào tạo bồi dưỡng giảng viên trong thời gian 2-3 tháng tại ĐH Kanto Gakuin; đề xuất những hướng nghiên cứu thế mạnh và các khóa học ngắn hạn khác trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật xây dựng; xây dựng chương trình đào tạo mới bậc đại học và sau đại học để tương lai có thể hướng đến việc liên kết đào tạo quốc tế với trường ĐH Kanto Gakuin. GS.TSKH Nguyễn Đình Đức tin tưởng trường ĐH Kanto Gakuin sẽ là đơn vị góp phần tích cực giúp Trường ĐHCN kết nối với các doanh nghiệp Nhật Bản để tăng khả năng thực hành và thực tập và cơ hội việc làm cho sinh viên của Nhà trường nói riêng và sinh viên ĐHQGHN nói chung.

GS.TS. Hiroyoshi Kiku rất kỳ vọng vào hợp tác của hai trường trong thời gian tới

Chia sẻ về những hợp tác sắp tới của hai trường, GS. TS Hiroyoshi Kiku, Hiệu trưởng cho biết, trường ĐH Kanto Gakuin rất kỳ vọng vào sự hợp tác về đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa hai đơn vị. Trường ĐH Kanto Gakuin sẽ hỗ trợ Trường ĐHCN trong lĩnh vực đào tạo giảng viên, cán bộ để góp phần đào tạo những sinh viên trở thành các kỹ sư, các nhà kỹ thuật nắm vững các kỹ năng, trở thành các kỹ sư giỏi, nhà quản lý chuyên nghiệp mang tính toàn cầu, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các dự án xây dựng trong tương lai, góp phần vào sự phát triển xã hội và phồn vinh của đất nước Việt Nam.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức (bên phải ảnh) tặng hoa đến  GS. TS Hiroyoshi Kiku – Hiệu trưởng trường ĐH Kanto Gakuin

Trường Đại học Kanto Gakuin được thành lập năm 1884 nằm ở tỉnh Yokohama của Nhật Bản, có lịch sử xây dựng và phát triển hơn 130 năm, là một trường nổi tiếng tại Nhật Bản về lĩnh vực công nghệ bề mặt vật liệu và công nghệ xây dựng dân dụng. Đối với bậc đại học, Trường Đại học Kanto Gakuin có 10 khoa với 11.000 sinh viên; bậc sau đại học có 4 khoa.

Tuyết Nga (UET-News)

TIẾP ĐÓN GS. KIM S.E. – ĐH SEJONG, HÀN QUỐC

GS KIM S.E nguyên là Phó Giám đốc ĐH Sejong Hàn Quốc (GS mới nghỉ công tác quản lý từ cuối 2018) và hiện nay vẫn đang là Trưởng PTN trọng điểm của Hàn Quốc về Civil Engineering. PTN của GS Kim đã đào tạo nhiều TS trẻ cho Việt Nam ở khắp mọi miền Trung, Nam, Bắc. GS Kim không chỉ là chuyên gia có tên tuổi trong lĩnh vực Civil Engineering ở Hàn Quốc, ông còn nổi tiếng là GS rất nghiêm túc, khắt khe và đòi hỏi cao với NCS. Các NCS của ông phải là tác giả chính của đủ 6 bài báo SCI, SCIE ông mới cho bảo vệ luận án lấy bằng TS (áp lực rất lớn với NCS). Hiện nay, PTN của GS Kim ở Hàn Quốc còn có 6 NCS người Việt Nam đang làm việc (http://duhochanico.edu.vn/truong-dai-hoc-sejong/).

GS Kim đã giới thiệu về phương pháp và phần mềm tính toán mới, tính cho các kết cấu dầm, cầu ở trạng thái đàn hồi – dẻo, do PTN của GS triển khai, tốc độ tính toán nhanh hơn ABAQUS và cho phép thiết kế, tiết kiệm vật liệu từ 10-20%. Thật tuyệt vời.

Tháng 12. 2017, GS Kim đã cử 1 NCS từ Hàn Quốc sang làm việc tại Lab. của chúng tôi ở ĐH Công nghệ, ĐHQGHN. Kết quả, dưới sự hướng dẫn của tôi, theo hướng nghiên cứu và phương pháp của chúng tôi, sau 1 năm NCS đã có 3 bài báo công bố trên các tạp chí quốc tế ISI có uy tín (IF từ 2.2-4.3, đều là tạp chí Q1 – có IF thuộc hàng cao nhất trong ngành Cơ học và Civil Engineering). Từ đó, chúng tôi đã có sự hợp tác tin cậy và bình đẳng giữa 2 bên. Tôi chính thức trở thành Visiting professor của ĐH Sejong từ đó (sang HQ lúc nào cũng được, cử học trò nào sang Lab bên HQ, GS Kim cũng sẽ nhận hết).

Hàn Quốc là Quốc gia đầy ý chí và hoài bão vươn lên bằng tiềm lực KHCN. Từ một quốc gia có thu nhập đầu người rất thấp, chỉ 200 $/người từ những năm 60 (như Việt Nam lúc bấy giờ), sau hơn 30 năm, Hàn Quốc đã xây dựng và phát triển thành 1 quốc gia hùng cường, tận dụng được những cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp 3.0, vươn lên thành con rồng, con hổ của châu Á ngay từ những năm cuối thế kỷ XX.

Hiện nay, Hàn Quốc đang đeo đuổi quyết tậm đoạt giải Nobel (https://www.nature.com/…/top…/topLeftColumn/pdf/534020a.pdf…), đồng thời có chiến lược và kế hoạch rất cụ thể đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao và phát triển các công nghệ tiên tiến nhất, thu hút nhân tài, nhằm nắm bắt bằng được cơ hội của cuộc cách mạng CN 4.0, vươn lên trở thành một quốc gia với vị thế mới về chính trị và kinh tế trong Thế kỷ XXI.

Đặc biệt, các GS Hàn Quốc rất thích học trò người Việt Nam bởi trí thông minh, sự kiên trì, chịu khó và tính nhẫn nại, sáng tạo, bền bỉ trong công việc.

Hy vọng sự hợp tác 2 bên giữa 2 nhóm nghiên cứu, 2 PTN sẽ ngày càng bền chặt, hiệu quả, cùng chia sẻ và cùng nắm bắt, nghiên cứu những vấn đề mới nhất, hiện đại nhất enlignepharmacie.com.

Trong hình ảnh có thể có: 20 người, bao gồm Nguyen Duc Trung, Trịnh Minh Chiến, Hưng, Nguyen Dinh Duc, Hoàng Tân, Phạm Đình Nguyện và Quân Trần Quốc, mọi người đang cười, mọi người đang đứng và trong nhà

Trường Đại học Công nghệ hợp tác tuyển dụng và đào tạo với Tập đoàn M&R, Nhật Bản

Ngày 17/07, Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã có buổi làm việc và tiếp đoàn Tập đoàn M&R, Nhật Bản do ông Tsuchiya Takeshi – Trưởng phòng Hợp tác quốc tế làm Trưởng đoàn.

Tham dự có PGS.TS. Chử Đức Trình – Phó Hiệu trưởng trường, TS. Phạm Minh Triển – Phó trưởng phòng KHCN&HTPT, TS. Nguyễn Ngọc An – Phó trưởng phòng Công tác sinh viên, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Chủ nhiệm Bộ môn Công nghệ xây dựng giao thông.

Tập đoàn M&R, Nhật Bản mong muốn được hợp tác với Trường ĐHCN trong lĩnh vực tuyển dụng và đào tạo

Tập đoàn M&R, Nhật Bản đã thành lập vào năm 2004 và phát triển được 15 năm trong lĩnh vực cung ứng, đào tạo, tư vấn nguồn nhân lực cho ngành kỹ thuật cao, nghiên cứu phát triển thị trường nhân lực.

Tại buổi làm việc, ông Tsuchiya Takeshi cho biết tập đoàn M&R mong muốn hợp tác với Nhà trường trong công tác tuyển dụng và giới thiệu sinh viên vào làm tại các doanh nghiệp Nhật Bản. Công ty sẽ phối hợp với Trường trong công tác đào tạo tiếng Nhật dành cho sinh viên, các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ cử chuyên gia kỹ thuật sang đào tạo chuyên ngành cho sinh viên trong 2-3 học kỳ cuối. Sau khi tốt nghiệp, các doanh nghiệp sẽ tổ chức sát hạch và những sinh viên đáp ứng yêu cầu sẽ được tuyển dụng sang làm việc tại Nhật Bản.

Sau khi nghe ông Tsuchiya Takeshi trình bày mục đích chuyến thăm lần này, Phó Hiệu trưởng Chử Đức Trình mong muốn trong thời gian tới cả hai bên sẽ hợp tác lâu dài và có hệ thống trong lĩnh vực đào tạo, tuyển dụng. Nhắc đến việc hợp tác về các lĩnh vực này, Phó Hiệu trưởng cũng chia sẻ hiện tại, Nhà trường đang hợp tác cùng một số công ty như Nissan Automotive Technology Việt Nam, công ty Framgia trong lĩnh vực đào tạo sinh viên về tiếng Nhật, kĩ năng sống, kĩ năng làm việc với các công ty Nhật Bản. Qua đó, thúc đẩy cơ hội việc làm, thực tập của sinh viên đối với các doanh nghiệp Nhật Bản nói riêng và quốc tế nói chung.

Kết thúc buổi gặp mặt, Phó Hiệu trưởng Chử Đức Trình đã cảm ơn chuyến đến thăm và làm việc của đoàn, mong muốn mối quan hệ hợp tác giữa Tập đoàn M&R và Nhà trường sẽ được thúc đẩy và tiến tới hợp tác ký kết, đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo và tuyển dụng sinh viên.

 (UET-News)

CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH VÀ RA MẮT KHOA CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT XÂY DỰNG – GIAO THÔNG CỦA TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ – ĐHQGHN, 25/5/2018

SỰ KIỆN LỊCH SỬ:  CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH VÀ RA MẮT KHOA CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT XÂY DỰNG – GIAO THÔNG CỦA TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ – ĐHQGHN, 25/5/2018
     Hôm nay, 25/5/2018, nhân ngày thành lập Trường ĐHCN, nhà trường đã long trọng công bố quyết định thành lập Bộ môn CNKT Xây dựng – Giao thông thuộc trường (về mặt hành chính tương đương cấp Khoa) và quyết định bổ nhiệm GS.TSKH Nguyễn Đình Đức làm Chủ nhiệm Khoa đầu tiên.
       PGS.TS Nguyễn Việt Hà, Hiệu trưởng đã công bố và trao quyết định thành lập và bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo Bộ môn.
       Sự kiện đã đi vào lịch sử của trường ĐH Công nghệ và trang sử vẻ vang của ĐHQGHN.
      Xây dựng – Giao thông và Kỹ thuật hạ tầng là những lĩnh vực được quan tâm đầu tư phát triển của mỗi quốc gia, không chỉ là xây nhà, cầu, đường, các công trình hạ tầng, các công trình đặc biệt, mà cả quy hoạch, kiến trúc, đến điều tiết giao thông, các công trình ngầm, dự báo thời tiết với hiện tượng đảo nhiệt đô thị, robot thám hiểu đáy đại dương, cho đến lái xe tự động, thành phố thông minh, kỹ thuật thiết kế ảo cũng như xây dựng sử dụng máy in 3D của cách mạng công nghiệp 4.0,…đều là các bài toán của lĩnh vực này. Phạm vi đào tạo và nghiên cứu là vô cùng rộng lớn và vô tận.
      Như vậy ấp ủ hoài bão từ năm 2009, từ khi GS Nguyễn Đình Đức đang là Phó Hiệu trưởng Trường ĐHCN – ĐHQGHN, sau hơn 10 năm kiên trì âm thầm xây dựng đội ngũ,  đến nay đã chín muồi và trở thành hiện thực, tạo động lực và cơ hội mạnh mẽ cho sự phát triển của nhà trường và của ĐHQGHN. Tiền thân là Đại học Đông Dương (thành lập 1906), với sự có mặt của lĩnh vực này, ĐHQGHN đã có cơ cấu ngành nghề hoàn chỉnh như Đại học Đông dượng 112 năm về trước (khi đó ĐH Đông Dương có 5 khoa là KH tự nhiện, văn học, luật hành chính, y dược và xây dựng).
        Sự ra đời của một tổ chức hoành tráng để đời như vậy là kết quả của một ý chí và nghị lực lớn lao, một khát khao cháy bỏng  được cống hiến với nhà trường, với đời, tâm huyết với nghề, sự kiên trì không nản chí với biết bao nhọc nhằn và công sức của GS Nguyễn Đình Đức, cộng với sự thấu hiểu và ủng hộ, cộng hưởng của lãnh đạo nhà trường, của lãnh đạo ĐHQGHN và của biết bao thầy cô, các nhà khoa học, các đơn vị trong và ngoài ĐHQGHN, và cả sự động viên của các đồng nghiệp trong và ngoài nước, học trò; và vượt qua các khó khăn thửa thách mới có được thành công này.
        Chương trình đào tạo được cung cấp nền tảng kiến thức của cả kỹ thuật và công nghệ xây dựng, được cập nhật so với chương trình đào tạo của các trường đại học danh tiếng trên thế giới trong lĩnh vực Civil Engineering như University of Tokyo (Nhật bản) và University of Melbourne (Úc).
      Độc đáo của chương trình đào tạo là phát huy thế mạnh của trường Đại học Công nghệ như  Công nghệ Thông tin, Điện tử và Vi cơ điện tử, Cơ học Kỹ thuật, cũng như các kiến thức về môi trường và phát triển bền vững của các cơ sở khác trong toàn ĐHQGHN. Đặc biệt thể hiện tính đặc sắc trong các môn học mang tính thời sự như: Công nghệ mới trong xây dựng – giao thông; Thiết kế, thi công các công trình đặc biệt, Thiết kế hệ thống, Phát triển bền vững; Năng lượng mới và tiết kiệm năng lượng; Quản lý và phát triển dự án; công trình xanh; Thích ứng với biến đổi khí hậu, phong thủy,…
      Bên cạnh đó, chương trình đào tạo được sử dụng các trang thiết bị hiện đại của PTN kỹ thuật hạ tầng của Đại học Việt Nhật, Phòng Thực hành của Khoa Cơ kỹ thuật, các PTN của các đối tác lớn trên địa bàn Hà Nội.
      Không chỉ gắn đào tạo với nghiên cứu và công bố quốc tế, sinh viên còn được thực tập sâu tại các cơ quan, doanh nghiệp trong lĩnh vực này để có kỹ năng làm việc ngay sau khi  tốt nghiệp. Nhà trường cam kết 100% sinh viên khi ra trường có việc làm.
       Buổi lễ ra mắt và công bố quyết định được diễn ra trang trọng, với sự tham dự của lãnh đạo ĐHQGHN, đại diện lãnh đạo VP và các ban chức năng, đại diện lãnh đạo ĐH KHTN, ĐH Giáo dục, ĐH Việt Nhật, Viện CNTT, Khoa các Khoa học liên ngành, Trung tâm Khảo thí;  Về phí ĐHCN có Đảng ủy, Ban Giám hiệu, đại diện lãnh đạo các phòng ban, các khoa và các đơn vị thuộc trường, các giảng viên của bộ môn, các em sinh viên của ĐH Công nghệ và đông đủ các em học viên ngành kỹ thuật hạ tầng của ĐH Việt Nhật.
        Nhân dịp này, cũng đã diễn ra ký kết hợp tác toàn diện giữa ĐH Công nghệ với ĐH Nguyễn Tất Thành.
       Đến dự và chứng kiến còn có đại diện các cơ quan thông tấn báo chí, JICA, Hiệu trưởng ĐH Giao Thông, Hiệu trưởng ĐH Nguyễn Tất Thành, lãnh đạo ĐH Xây dựng, ĐH Thủy lợi, ĐH Kiến trúc, Viện KHCN Xây dựng, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Viện Công binh, Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp IMI, lãnh đạo Công ty CONINCO, Công ty FECON, Công ty cổ phần xây dựng Nam Định, Hội Cơ học Việt Nam và một số công ty, doanh nghiệp khác, thể hiện sự quan tâm và ủng hộ, hợp tác  với Khoa và Nhà trường để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao và phát triển lĩnh vực này ở ĐHQGHN.
     Ngày hôm nay là khởi đầu cho cả một tương lai rộng dài phía trước !
     Nhận dịp này, Bộ môn xin chân thành cảm ơn lãnh đạo ĐHCN, lãnh đạo ĐHQGHN, các cơ quan, doanh nghiệp, các nhà khoa học, các em NCS, học viên, sinh viên, đặc biệt là GS Nguyễn Đình Đức – người sáng lập, và tất cả những ai đã dành cho ngành này, cho thế hệ trẻ, cho Bộ môn, cho ĐH Công nghệ và ĐHQGHN tình yêu và sự tin tưởng.
     Đây là clip giới thiệu về Bộ môn:
     Tin và ảnh về lễ ra mắt này:

Hội thảo quốc tế về ứng dụng thuật toán tối ưu hóa của bầy ong trong phát triển bền vững IWABA2018 thành công tốt đẹp 

Ngày 20 tháng 4, tại trường Đại học Công Nghệ – ĐHQGHN đã diễn ra hội thảo quốc tế về ứng dụng thuật toán tối ưu hóa bầy ong trong vật liệu, kết cấu tiên tiến và phát triển bền vững (International Workshop on Application of Bees Algorithm in sustainable development – IWABA 2018) . Hội thảo là kết quả của đề tài Newton hợp tác giữa GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – trường Đại học Công Nghệ – Đại học Quốc Gia Hà Nội (ĐHQGHN) với các nhà khoa học của trường Đại học Birmingham -Vương Quốc Anh và trường Đại học Công nghệ Vũ Hán – Trung Quốc dưới sự chủ trì của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức. Tham dự hội thảo về phía các đại biểu nước ngoài có các đại biểu đến từ Đại học Công nghệ Vũ Hán như GS. Zude Zhou, GS. Quan Liu, GS. Ping Lou, GS. Wenjun Xu và TS. Wei Meng và các đại biểu đến từ Vương Quốc Anh là TS. Marco Catsellani (University of Birmingham) và GS Michael Packianather (Cardiff University) – đều là những trường đại học lớn hàng đầu, có thứ hạng cao của Trung Quốc, Vương quốc Anh và trên thế giới. Về phía ĐHQGHN có sự tham dự của TS Lê Tuấn Anh Phó Trưởng ban Hợp tác phát triển, đại diện Trường Đại học Công Nghệ có sự tham dự của PGS. TS. Chử Đức Trình – Phó Hiệu trưởng nhà trường, TS. Phạm Minh Triển – Phó Trưởng phòng khoa học công nghệ và hợp tác phát triển. Ngoài ra, hội thảo còn có sự tham dự đông đảo của các đại biểu, các nhà khoa học đến từ ĐH công nghệ, ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Việt Nhật, ĐH Xây dựng, ĐH Giao thông, ĐH Công nghệ giao thông vận tải, Học Viện Kỹ thuật Quân Sự, Học viện Hậu cần, ĐH Nguyễn Tất Thành, Viện Hàn lâm KHCN Việt nam, cũng như đông đảo các NCS, học viên cao học, sinh viên từ Trường Đại học Công Nghệ và Trường Đại học Việt Nhật – ĐHQGHN.

Thuật toán được đề xuất lần đầu năm 2007 bới nhà khoa học nổi tiếng GS Duc T Pham – University of Birmingham (Ngôi trường với 11 giải Nobel, và thành phố Birmingham là quê hương của James Watt, người đã phát minh ra động cơ máy hơi nước và mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 1) xây dựng trên khả năng tối ưu hóa của bầy ong. Thuật toán này được phát triển rộng rãi và hiệu quả trong nhiều lĩnh vực như chế tạo máy, tự động hóa, robotic, tối ưu trong quản lý, quy trình sản xuất,….và cùng với sự ra đời và phát triển thuật toán này đã công bố nhiều bài báo quốc tế, đào tạo được hàng trăm tiến sĩ cho nhiều quốc gia trên thế giới.

Hội thảo IWABA2018 được tổ chức tại ĐHQGHN nhằm tạo ra một diễn đàn quốc tế để trao đổi kết quả và ý tưởng nghiên cứu giữa các nhà khoa học của ĐHQGHN với các đồng nghiệp trên thế giới, chia sẻ các kinh nghiệm trong việc áp dụng thuật toán này để giải quyết các thách thức về kỹ thuật – công nghệ tính toán tối ưu hóa và kiến tạo khả năng hợp tác. Hội thảo này cũng tạo cơ hội và tập hợp các nhà khoa học trẻ, giảng viên trẻ tại ĐHQGHN và của các trường đại học khác ở Hà Nội tham gia nhóm nghiên cứu của Giáo sư Nguyễn Đình Đức để thiết lập nhóm nghiên cứu quốc tế về Deep Learning Technologies (một trong những hướng nghiên cứu hiện đại, mới nhất của cách mạng công nghiệp 4.0 trên thế giới hiện nay), sử dụng thuật toán tối ưu hóa của bầy ong, áp dụng cho tối ưu hóa trong lĩnh vực năng lượng mới, phát triển bền vững, trong Machine Learning, Intelligent Optimisation, Swarm Intelligence, vật liệu – kết cấu tiên tiến và Robotic,… cũng như trong các ngành, lĩnh vực khác.

Hội thảo cũng đã thảo luận những cơ hội hợp tác không chỉ trong nghiên cứu, mà còn trong đào tạo, trao đổi sinh viên, nghiên cứu sinh, trao đổi cán bộ giữa ĐH Công nghệ, ĐH Việt Nhật – ĐHQGHN với ĐH Công nghệ Vũ Hán (Trung Quốc), University of Birmingham, Đại học Cardiff (Vương Quốc Anh), góp phần thiết thực thúc đẩy công cuộc đổi mới, hội nhập và tiếp cận trình độ và chuẩn mực của thế giới trong lĩnh vực kỹ thuật – công nghệ của ĐHQGHN

Một số hình ảnh của Hội nghị

FB_IMG_1524272120334 FB_IMG_1524272117507 FB_IMG_1524272112933  IMG_4071