SINH VIÊN BỘ MÔN CÔNG NGHỆ – KỸ THUẬT XÂY DỰNG – GIAO THÔNG ĐẠT GIẢI NHẤT SINH VIÊN NCKH TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ NĂM 2022

Ngày 06/5/2022 đã diễn ra Hội nghị sinh viên NCKH trường ĐH Công nghệ năm 2022. Có 24 công trình của sinh viên các khoa trong toàn trường lọt vào vòng chung kết.
Năm nay, sinh viên ngành xây dựng đã đạt giải nhất sinh viên NCKH, 01 giải nhì:
1- Giải nhất: Đề tài “Nghiên cứu hệ số cố kết đứng và ngang của đất sét từ thí nghiệm cố kết trong phòng và mô phỏng số”. Sinh viên Nguyễn Công Kiên.
2- Giải nhì: “Phân tích tần số dao động trong kết cấu nhà nhiều tầng Bê tông cốt thép”. Sinh viên Cao Thị Phương Anh và Trần Văn Huynh.
Những đề tài được giải đều bám sát những vấn đề nóng, thiết thực trong kỹ thuật xây dựng, được thực hiện công phu, khoa học và nghiêm túc, rất bài bản.
Sau 5 năm thành lập, Bộ môn đã không ngừng lớn mạnh và phát triển. Đến nay, quy mô đào tạo của Bộ môn đã đạt khoảng 500 sinh viên, và đã hoàn chỉnh các bậc đào tạo từ kỹ sư đến thạc sỹ, tiến sỹ.
Chúc mừng thành tích tuyệt vời của các em sinh viên, các thầy hướng dẫn và Bộ môn !
Có thể là hình ảnh về 6 người, mọi người đang đứng, mọi người đang ngồi và trong nhà
Có thể là hình ảnh về 4 người, mọi người đang đứng, trong nhà và văn bản cho biết 'HỌC QUỐC GIAH NỘI TRƯỜNG ĐAI ĐẠIHỌC CÃNG NGHỆ SAMSUNG'
Có thể là hình ảnh về 9 người, mọi người đang đứng và trong nhà

ĐH CÔNG NGHỆ VÀ ĐH VIỆT NHẬT – ĐHQGHN TRỞ THÀNH THÀNH VIÊN CHÍNH THỨC THAM GIA MẠNG LƯỚI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀO TẠO VỀ LĨNH VỰC XÂY DỰNG VÀ KIẾN TRÚC

Ngày 20/4/2021, tại trường ĐH Xây dựng Hà Nội, Hiệp hội các trường ĐH cao đẳng VN đã thành lập Câu lạc bộ các trường đại học đào tạo xây dựng kiến trúc trong toàn quốc với sự tham gia của 22 trường đại học trong lĩnh vực này.

Vai trò của hiệp hội ngành nghề rất quan trọng, như xây dựng khung chuẩn trình độ quốc gia, trao đổi học thuật và trao đổi sinh viên, công nhận tín chỉ tương đương, phối hợp tổ chức các hội nghị hội thảo trong nước – quốc tế, hỗ trợ nhau trong đào tạo và nghiên cứu, thành lập các nhóm nghiên cứu liên trường, cũng như tham gia xây dựng chính sách và phản biện xã hội trong lĩnh vực này.

Lĩnh vực này ở ĐH Quốc gia Hà Nội do GS Nguyễn Đình Đức kiến tạo và sáng lập. Với  với sự kiên trì và bền bỉ, quyết tâm ý chí của GS Đức từ khi GS đang làm Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ (từ 2008),  là gắn khoa học và đào tạo, đặc biệt gắn ngành Cơ học – với nghề nghiệp –  với bao vất vả khó khăn, đã thành lập nên ngành Civil Engineering (bao gồm cả xây dựng, kiến trúc, quy hoạch) của ĐH Việt Nhật (tuyển sinh và đào tạo thạc sỹ, từ 2016) và ngành Công nghệ kỹ thuật Xây dựng -Giao thông ở trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN (tuyển sinh và đào tạo kỹ sư, từ 2017) thành công như ngày hôm nay.

Đến nay, ngành này ở ĐH Việt Nhật và ĐH Công nghệ đã ngày càng phát triển, đào tạo nghiêm túc, bài bản: Sinh viên có nền tảng kiến thức vững chắc, hiện đại (và khó, đương nhiên), đồng thời lại gắn đào tạo với nghiên cứu; gắn đào tạo và nghiên cứu với thực tiễn; và nhà trường đào tạo nhân lực đồng hành với doanh nghiệp và nhu cầu phát triển của đất nước.

Trong quá trình đào tạo ngành này ở ĐH Việt Nhật và ĐH Công nghệ, đã thu hút được sự tham gia giảng dạy của đội ngũ giảng viên có uy tín đến từ ĐH Xây dựng, ĐH Kiến trúc, ĐH Giao thông, ĐH Thủy lợi,… cũng như ĐH Tokyo và các trường đại học hàng đầu của Nhật Bản và một số trường đại học hàng đầu của Úc, Pháp, Hàn Quốc, …cũng như sự ủng hộ và hợp tác của Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng, Viện Khoa học Công nghệ Giao thông, của các doanh nghiệp như Fecon, Coninco và hàng chục doanh nghiệp khác của Việt Nam và Nhật Bản, sự ủng hộ và tạo điều kiện tối đa của lãnh đạo ĐHQGHN, lãnh đạo nhà trường và các bộ ngành liên quan, trong đó có Bộ xây dựng và Bộ giao thông.

GS Nguyễn Đình Đức cũng đã kiên trì đề xuất và xây dựng thành công 2 phòng thí nghiệm thực hành và nghiên cứu trong lĩnh vực này ở ĐH Việt Nhật và ĐH Công nghệ. Trong đó Phòng thí nghiệm của ĐH Việt Nhật đã được cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn quóc gia.

Mặc dù mới thành lập và sinh sau đẻ muộn nhưng năm 2019 và 2020, ĐH Công nghệ, ĐHQGHN có điểm tuyển sinh đại học ngành kỹ thuật xây dựng cao nhất cả nước, và hiện nay đang chuẩn bị mọi điều kiện để sẽ tuyển sinh và đào tạo bậc đại học – kỹ sư Civil Engineering ở ĐH Việt Nhật trong năm tới – 2022.

Như vậy từ đây, ngành Xây dựng kiến trúc của ĐH Việt Nhật và ĐH Công nghệ sánh vai với các trường đại học truyền thống lâu năm khác, có tên trên bản đồ các cơ sở đào tạo chất lượng cao, trình độ cao của đất nước trong lĩnh vực xây dựng và kiến trúc, và đã thực sự góp phần quan trọng thay đổi cơ cấu và định hướng phát triển của ĐHQGHN từ một đại học chỉ nghiên cứu cơ bản sang phát triển kỹ thuật và công nghệ. Với sự hiện diện của các ngành này, ĐHQGHN đã hoàn chỉnh cơ cấu đa ngành, đa lĩnh vực như ĐH Đông Dương được thành lập cách đây hơn 100 năm (khi thành lập ĐH Đông dương năm 1906 có 5 trường thành viên là Trường Luật và hành chính; Trường Y dược; Trường Khoa học; Trường nhân văn và Trường Xây dựng).

Chúc ngành xây dựng và kiến trúc của ĐHQGHN ngày càng lớn mạnh và phát triển, xứng đáng với kỳ vọng trở thành một trong những cơ sở đào tạo uy tín và chất lượng nhất của Việt Nam trong lĩnh vực này.

Trải nghiệm thực tế cho sinh viên ngành kĩ sư Công nghệ kĩ thuật xây dựng và Cơ học kỹ thuật, chuyên ngành Vật liệu và kết cấu tiên tiến

hời đại cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi bức tranh của thị trường lao động, đặt ra thách thức và làm thay đổi mạnh mẽ nhu cầu về nguồn nhân lực, cơ cấu ngành nghề và trình độ. Do vậy, yêu cầu về giáo dục ở thời điểm hiện tại không chỉ chú trọng vào việc truyền tải kiến thức hàn lâm, mà còn phải đáp ứng nhu cầu xã hội, đào tạo gắn với thực tiễn.

Vì vậy việc tăng cường, hợp tác phát triển đào tạo gắn kết giữa nhà trường với doanh nghiệp là điều có ý nghĩa  quan trọng. Hiểu được điều đó, trong quá trình đào tạo, trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) luôn đặc biệt chú trọng hợp tác với doanh nghiệp và đã đem lại những thành công nhất định.

Nối tiếp sự thành công trong công tác hỗ trợ sinh viên thực tập tại các doanh nghiệp, năm nay, Bộ môn Công nghệ xây dựng – giao thông (K62XD, K63XD) và chuyên ngành Vật liệu và Kết cấu tiên tiến – Cơ kỹ thuật (K62H) do GS. TSKH Nguyễn Đình Đức làm chủ nhiệm tiếp tục nhận được sự quan tâm và tạo điều kiện sắp xếp cho 39 suất sinh viên tham gia thực tập một học kỳ tại các doanh nghiệp. Cụ thể là, Công ty Fecon nhận 20 sinh viên thực tập, Công ty Coninco nhận 12 sinh viên thực tập, Công ty Chodai nhận 04 sinh viên thực tập và Nissan 03 sinh viên.

Lễ kí kết hợp tác giữa trường ĐH Công nghệ và công ty CONINCO

Thông qua việc đồng hành tại các doanh nghiệp, sinh viên – các kỹ sư tương lai đã có thời gian một học kỳ thực tập, làm việc tại doanh nghiệp để được trau dồi kiến thức thực tế, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, qua đó nâng cao chất lượng đào tạo. Việc được trải nghiệm công việc thực tế tại các doanh nghiệp sẽ giúp sinh viên  hoàn thiện kỹ năng sống, kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc nhóm và tính kỷ luật để sau này đáp ứng tốt yêu cầu công tác khi ra trường.

  Một số hình ảnh liên quan tới kì thực tập:

Thực tập hướng nghiệp sinh viên Bộ môn Công Nghệ- Xây Dựng- Giao Thông, Đại học Công Nghệ (ĐHQG HN)

Hướng nghiệp cho sinh viên

Các hoạt động, chương trình tư vấn, hỗ trợ hướng nghiệp và việc làm cho sinh viên luôn được bộ môn Công Nghệ Xây Dựng – Giao Thông đặc biệt quan tâm. Hằng năm, bộ môn thường xuyên tổ chức cho sinh viên tham gia các hội thảo chuyên đề về các lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu; tổ chức ngày hội việc làm, hội thảo tư vấn giúp sinh viên định hướng rõ ràng và tiếp cận được với các cơ hội nghề nghiệp phù hợp… Bộ môn luôn nỗ lực trong việc tìm và thiết lập mối quan hệ bền vững giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước, tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên có cơ hội trải nghiệm thực tế, học hỏi từ doanh nghiệp.

Ngày 10/04/2021, được sự quan tâm, tạo điều kiện từ phía nhà trường, bộ môn Công nghệ Xây dựng và Giao thông phối hợp với tập đoàn Fecon (hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công trình) đã tổ chức thành công buổi thực tập hướng nghiệp cho sinh viên. Đại diện bên tập đoàn Fecon cùng các giảng viên trong bộ môn đã dẫn sinh viên đi thăm quan công trường Metroline 3, Kim Mã và dự án thi công trường đại học Phenikka.

Toàn cảnh sinh viên tham gia thực tế tại dự án Metroline 3, Kim Mã

Sáng ngày 10/04/2021, anh Vũ Văn Thắng-phụ trách an toàn của dự án Metroline 3, Kim Mã đã giới thiệu các thông tin về dự án và an toàn lao động. Anh Vũ Thế Mạnh-phó ban hạ tầng đô thị I kiêm là giám đốc dự án Fecon giới thiệu chi tiết về dự án, về máy móc kĩ thuật TBM (Tunnel boring machine) và công nghệ đào hầm.

Một số hình ảnh tư liệu tại dự án Metroline 3, Kim Mã

Buổi chiều cùng ngày, đoàn đi tham quan công trường thi công dự án đại học Phenikka, Yên Nghĩa, Hà Đông. Các bạn sinh viên đã có cơ hội được lắng nghe những thông tin về dự án Phenikka và trao đổi các kiến thức liên quan tới bảng vẽ mặt bằng thi công dự án với anh Trần Thư Trường. Sau đó, anh Hoàng Văn Bằng- quản lí an toàn lao động đã dẫn các cán bộ giảng viên và sinh viên đi tham quan công trình. Sự trải nghiệm thực tiễn và gặp gỡ với các chuyên gia trong ngành đã giúp sinh viên có cái nhìn mới mẻ về lí thuyết học trên giảng đường áp dụng vào thực tế, bổ sung thêm nhiều kiến thức cùng bổ ích, hỗ trợ phần nào trong quá trình học tập và giúp các bạn định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Sự chủ động đặt câu hỏi và mạnh dạn trao đổi của sinh viên bộ môn Công nghệ- Xây dựng- Giao thông, trường Đại học Công nghệ được các chuyên gia đánh giá cao.

Một số hình ảnh tại dự án đại học Phenikka

Tham quan thực tế tại các doanh nghiệp là một trong những hoạt động thực tập hướng nghiệp quan trọng trong nội dung đào tạo của bộ môn nhằm kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, giữa đào tạo và thực tiễn. Việc quan sát thực tế và học hỏi từ doanh nghiệp là rất quan trọng, tạo cầu nối cho sinh viên tiếp cận những vị trí thực tập và cơ hội việc làm…. Bộ môn muốn thúc đẩy sinh viên chủ động trong việc lĩnh hội các kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn để hình thành những kĩ năng cần thiết cho hành trang lập nghiệp và hòa nhập nhanh hơn trong môi trường làm việc sau này.

Thu Hà

CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH VÀ RA MẮT KHOA CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT XÂY DỰNG – GIAO THÔNG CỦA TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ – ĐHQGHN, 25/5/2018

SỰ KIỆN LỊCH SỬ:  CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH VÀ RA MẮT KHOA CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT XÂY DỰNG – GIAO THÔNG CỦA TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ – ĐHQGHN, 25/5/2018
     Hôm nay, 25/5/2018, nhân ngày thành lập Trường ĐHCN, nhà trường đã long trọng công bố quyết định thành lập Bộ môn CNKT Xây dựng – Giao thông thuộc trường (về mặt hành chính tương đương cấp Khoa) và quyết định bổ nhiệm GS.TSKH Nguyễn Đình Đức làm Chủ nhiệm Khoa đầu tiên.
       PGS.TS Nguyễn Việt Hà, Hiệu trưởng đã công bố và trao quyết định thành lập và bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo Bộ môn.
       Sự kiện đã đi vào lịch sử của trường ĐH Công nghệ và trang sử vẻ vang của ĐHQGHN.
      Xây dựng – Giao thông và Kỹ thuật hạ tầng là những lĩnh vực được quan tâm đầu tư phát triển của mỗi quốc gia, không chỉ là xây nhà, cầu, đường, các công trình hạ tầng, các công trình đặc biệt, mà cả quy hoạch, kiến trúc, đến điều tiết giao thông, các công trình ngầm, dự báo thời tiết với hiện tượng đảo nhiệt đô thị, robot thám hiểu đáy đại dương, cho đến lái xe tự động, thành phố thông minh, kỹ thuật thiết kế ảo cũng như xây dựng sử dụng máy in 3D của cách mạng công nghiệp 4.0,…đều là các bài toán của lĩnh vực này. Phạm vi đào tạo và nghiên cứu là vô cùng rộng lớn và vô tận.
      Như vậy ấp ủ hoài bão từ năm 2009, từ khi GS Nguyễn Đình Đức đang là Phó Hiệu trưởng Trường ĐHCN – ĐHQGHN, sau hơn 10 năm kiên trì âm thầm xây dựng đội ngũ,  đến nay đã chín muồi và trở thành hiện thực, tạo động lực và cơ hội mạnh mẽ cho sự phát triển của nhà trường và của ĐHQGHN. Tiền thân là Đại học Đông Dương (thành lập 1906), với sự có mặt của lĩnh vực này, ĐHQGHN đã có cơ cấu ngành nghề hoàn chỉnh như Đại học Đông dượng 112 năm về trước (khi đó ĐH Đông Dương có 5 khoa là KH tự nhiện, văn học, luật hành chính, y dược và xây dựng).
        Sự ra đời của một tổ chức hoành tráng để đời như vậy là kết quả của một ý chí và nghị lực lớn lao, một khát khao cháy bỏng  được cống hiến với nhà trường, với đời, tâm huyết với nghề, sự kiên trì không nản chí với biết bao nhọc nhằn và công sức của GS Nguyễn Đình Đức, cộng với sự thấu hiểu và ủng hộ, cộng hưởng của lãnh đạo nhà trường, của lãnh đạo ĐHQGHN và của biết bao thầy cô, các nhà khoa học, các đơn vị trong và ngoài ĐHQGHN, và cả sự động viên của các đồng nghiệp trong và ngoài nước, học trò; và vượt qua các khó khăn thửa thách mới có được thành công này.
        Chương trình đào tạo được cung cấp nền tảng kiến thức của cả kỹ thuật và công nghệ xây dựng, được cập nhật so với chương trình đào tạo của các trường đại học danh tiếng trên thế giới trong lĩnh vực Civil Engineering như University of Tokyo (Nhật bản) và University of Melbourne (Úc).
      Độc đáo của chương trình đào tạo là phát huy thế mạnh của trường Đại học Công nghệ như  Công nghệ Thông tin, Điện tử và Vi cơ điện tử, Cơ học Kỹ thuật, cũng như các kiến thức về môi trường và phát triển bền vững của các cơ sở khác trong toàn ĐHQGHN. Đặc biệt thể hiện tính đặc sắc trong các môn học mang tính thời sự như: Công nghệ mới trong xây dựng – giao thông; Thiết kế, thi công các công trình đặc biệt, Thiết kế hệ thống, Phát triển bền vững; Năng lượng mới và tiết kiệm năng lượng; Quản lý và phát triển dự án; công trình xanh; Thích ứng với biến đổi khí hậu, phong thủy,…
      Bên cạnh đó, chương trình đào tạo được sử dụng các trang thiết bị hiện đại của PTN kỹ thuật hạ tầng của Đại học Việt Nhật, Phòng Thực hành của Khoa Cơ kỹ thuật, các PTN của các đối tác lớn trên địa bàn Hà Nội.
      Không chỉ gắn đào tạo với nghiên cứu và công bố quốc tế, sinh viên còn được thực tập sâu tại các cơ quan, doanh nghiệp trong lĩnh vực này để có kỹ năng làm việc ngay sau khi  tốt nghiệp. Nhà trường cam kết 100% sinh viên khi ra trường có việc làm.
       Buổi lễ ra mắt và công bố quyết định được diễn ra trang trọng, với sự tham dự của lãnh đạo ĐHQGHN, đại diện lãnh đạo VP và các ban chức năng, đại diện lãnh đạo ĐH KHTN, ĐH Giáo dục, ĐH Việt Nhật, Viện CNTT, Khoa các Khoa học liên ngành, Trung tâm Khảo thí;  Về phí ĐHCN có Đảng ủy, Ban Giám hiệu, đại diện lãnh đạo các phòng ban, các khoa và các đơn vị thuộc trường, các giảng viên của bộ môn, các em sinh viên của ĐH Công nghệ và đông đủ các em học viên ngành kỹ thuật hạ tầng của ĐH Việt Nhật.
        Nhân dịp này, cũng đã diễn ra ký kết hợp tác toàn diện giữa ĐH Công nghệ với ĐH Nguyễn Tất Thành.
       Đến dự và chứng kiến còn có đại diện các cơ quan thông tấn báo chí, JICA, Hiệu trưởng ĐH Giao Thông, Hiệu trưởng ĐH Nguyễn Tất Thành, lãnh đạo ĐH Xây dựng, ĐH Thủy lợi, ĐH Kiến trúc, Viện KHCN Xây dựng, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Viện Công binh, Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp IMI, lãnh đạo Công ty CONINCO, Công ty FECON, Công ty cổ phần xây dựng Nam Định, Hội Cơ học Việt Nam và một số công ty, doanh nghiệp khác, thể hiện sự quan tâm và ủng hộ, hợp tác  với Khoa và Nhà trường để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao và phát triển lĩnh vực này ở ĐHQGHN.
     Ngày hôm nay là khởi đầu cho cả một tương lai rộng dài phía trước !
     Nhận dịp này, Bộ môn xin chân thành cảm ơn lãnh đạo ĐHCN, lãnh đạo ĐHQGHN, các cơ quan, doanh nghiệp, các nhà khoa học, các em NCS, học viên, sinh viên, đặc biệt là GS Nguyễn Đình Đức – người sáng lập, và tất cả những ai đã dành cho ngành này, cho thế hệ trẻ, cho Bộ môn, cho ĐH Công nghệ và ĐHQGHN tình yêu và sự tin tưởng.
     Đây là clip giới thiệu về Bộ môn:
     Tin và ảnh về lễ ra mắt này:

GS Nguyễn Đình Đức: Người Thầy của nhiều thế hệ học trò vượt khó, xuất sắc

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức là chuyên gia đầu ngành của Việt Nam trong lĩnh vực Vật liệu – Kết cấu tiên tiến và Composite, có hàng trăm bài báo trên tạp chí quốc tế ISI. Ông từng là giáo sư thỉnh giảng của nhiều trường đại học danh tiếng trên thế giới. Ông đã lan tỏa kiến thức, niềm đam mê khoa học ấy đến với bao thế hệ học trò.

 Quả ngọt từ những hạt nhân

Ngay từ khi về nước năm 2002, GS Nguyễn Đình Đức đã có nhóm nghiên cứu riêng. GS Nguyễn Đình Đức cho biết, trọng tâm nghiên cứu chuyên sâu và thế mạnh của nhóm nghiên cứu của ông là các lĩnh vực: composite, vật liệu chức năng FGM và vật liệu nano. Nhóm đang tiếp cận các hướng nghiên cứu hiện đại của cách mạng công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực Cơ học kỹ thuật, kết hợp với trí tuệ nhân tạo, tối ưu hóa, tự động hóa và deep learning.

Ban đầu nhóm nghiên cứu chỉ có tôi và một vài học trò. Một mặt tôi giảng dạy kiến thức cho các em, mặt khác tôi động viên tinh thần, quan tâm tới đời sống của mỗi em để các em yên tâm tiếp cận môi trường nghiên cứu khoa học vốn cần nhiều thử thách về lòng kiên trì. Bên cạnh việc truyền tải tri thức còn là sự miệt mài và đồng hành cùng với các em trong những điều kiện hết sức thiếu thốn về cơ sở vật chất, điều kiện làm việc, có những lúc tưởng chừng không vượt qua nổi, nhưng chúng tôi vẫn luôn động viên nhau, người thầy thì định hướng, dìu dắt; học trò có sức trẻ thì miệt mài. Có nhiều đêm 1- 2 giờ sáng thầy trò vẫn còn trao đổi, thảo luận về đề tài chưa ngã ngũ”

GS Nguyễn Đình Đức nhớ lại.

Các học trò say sưa nghiên cứu khoa học dưới sự dìu dắt tận tình của GS Nguyễn Đình Đức. Ảnh: NVCC

Không phụ những nỗ lực bền bỉ và vượt lên hoàn cảnh ấy, các kết quả nghiên cứu của thầy và trò GS Nguyễn Đình Đức liên tục được công bố trên các tạp chí quốc tế có uy tín với hàng trăm bài báo. Theo giới chuyên môn, con số công bố quốc tế này còn nhiều và xuất sắc hơn cả nghiên cứu sinh được du học và đào tạo ở nước ngoài. Học trò đến với GS Nguyễn Đình Đức ngày một nhiều hơn, tiếp cận với các hướng nghiên cứu hiện đại của thế giới và có tiếng trong giới nghiên cứu khoa học ở trong và ngoài nước.

Điều đáng nói, điểm tên những học trò thành danh của GS Nguyễn Đình Đức, đa số các em đều ở tỉnh xa, xuất thân từ những gia đình nghèo, học lực năm đầu tiên của nhiều em chỉ ở mức khá, nhưng được thầy dìu dắt, tận tâm chỉ bảo, các em đã vươn lên, tài năng được thắp sáng. Đó là các em như Hoàng Văn Tùng quê ở Ninh Bình, từ nhỏ chỉ sống với mẹ và gia đình thuộc diện khó khăn nhất xã; Trần Quốc Quân, quê ở Can Lộc, Hà Tĩnh – bố ốm đau bệnh tật, mẹ làm nông nghiệp, nhiều lúc tưởng phải bỏ cuộc nghiên cứu khoa học nửa chừng; Phạm Hồng Công, mồ côi bố từ bé. Tôi nhìn thấy ở các em hoài bão vươn tới những trí thức mới, niềm khao khát học tập và sự kiên trì, bền bỉ. Họ đều trở thành những người thành danh trong giới nghiên cứu khoa học trẻ.

TS Trần Quốc Quân (ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội)- chàng trai 9X có nhiều bài báo quốc tế được công bố trên tạp chí ISI- chia sẻ: “Những ngày đầu bước chân vào con đường nghiên cứu khoa học còn gặp rất nhiều khó khăn, có nhiều lúc tưởng chừng bế tắc khiến tôi nản chí và muốn bỏ cuộc. Chính thầy là người đã động viên, giúp đỡ để tôi có thể có thêm động lực vượt qua tất cả để đạt được những kết quả ngày hôm nay. Thời gian khó khăn nhất của tôi là lúc chuẩn bị ra trường, trước nhiều lựa chọn cho tương lai của mình, tôi rất phân vân và trăn trở. Khi đến chia sẻ với thầy và xin ý kiến tôi đã nhận được những góp ý chân thành và đưa ra quyết định chính xác nhất. Đến giờ tôi vẫn luôn biết ơn thầy vì điều đó”.

Còn PGS TS Nguyễn Việt Hà, Hiệu trưởng ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội nhận định: “Tôi nhận thấy sự gắn bó gần gũi giữa thầy và các học trò, giữa nghiên cứu sinh khóa trước với các bạn khóa sau, cùng hỗ trợ nhau trong nghiên cứu và chia sẻ cả các vấn đề trong cuộc sống của nhóm nghiên cứu GS Nguyễn Đình Đức. Ngoài sự đam mê khoa học và yêu cầu khắt khe về công việc, GS Đức còn đặc biệt ở sự tận tình, bên cạnh vai trò người thầy thì như một người anh cả, một phụ huynh để chăm lo cho toàn nhóm nghiên cứu. Có lẽ đây là một điểm rất đáng trân trọng ở GS Đức. Nhờ đó mà nhóm nghiên cứu duy trì ổn định, tạo ra một cộng đồng giúp đỡ nhau, động viên nhau bền bỉ trong nghiên cứu và giảng dạy”.

Đến phát triển phòng thí nghiệm tầm quốc tế

Từ một nhóm nghiên cứu của mình, GS Nguyễn Đình Đức đã thành lập phòng thí nghiệm Vật liệu và Kết cấu tiên tiến (ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội). Đây là sự kết hợp giữa hai mô hình: Tổ bộ môn (đào tạo đầy đủ các bậc từ kỹ sư, thạc sĩ đến tiến sĩ) và mô hình phòng thí nghiệm (triển khai các nghiên cứu khoa học với các thiết bị hiện đại), thu hút hàng chục học viên cao học và nghiên cứu sinh từ khắp mọi miền của đất nước và cả ở nước ngoài đến trao đổi, sinh hoạt chuyên môn, nghiên cứu và học tập.

GS Nguyễn Đình Đức được mời trình bày báo cáo tại phiên toàn thể của Hội nghị quốc tế – tổ chức tại Hàn Quốc, 2017. Ảnh: NVCC

Đánh giá về sự phát triển của Phòng thí nghiệm Vật liệu và kết cấu tiên tiến (ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội, PGS TS Nguyễn Việt Hà, Hiệu trưởng ĐH Công nghệ cho biết: Phòng thí nghiệm Vật liệu và kết cấu tiên tiến (PTN) triển khai các hướng nghiên cứu hiện đại, có tính liên ngành giữa cơ học, khoa học vật liệu và môi trường và các lĩnh vực khác, bắt nhịp với xu hướng hiện đại và liên ngành của công nghiệp 4.0. Kết quả nghiên cứu của Phòng thí nghiệm đã công bố trên nhiều tạp chí quốc tế có uy tín, có chỉ số trích dẫn cao. Đồng thời đón tiếp nhiều chuyên gia, nhà khoa học có uy tín của nước ngoài đến trao đổi và hợp tác, phối hợp tổ chức nhiều hội thảo quốc tế cũng như có hợp tác chặt chẽ với nhiều doanh nghiệp để đưa các kết quả nghiên cứu vào ứng dụng thực tiễn. Năm 2016, Phòng thí nghiệm đã được Cục sở sữu trí tuệ cấp Bằng Giải pháp hữu ích.

“Những kết quả của PTN đạt được có vai trò dẫn dắt rất quan trọng của GS. TSKH Nguyễn Đình Đức. GS Nguyễn Đình Đức là một trong những nhà khoa học đầu ngành, vừa có chuyên môn chuyên sâu, vừa tâm huyết, đồng thời có các mối quan hệ hợp tác hiệu quả để xây dựng nhóm nghiên cứu và phát triển Phòng thí nghiệm. Sự thành công của PTN vừa là điểm sáng về nghiên cứu vừa là động lực thúc đẩy và có tác động tích cực đến hoạt động nghiên cứu chung của Trường Đại học Công nghệ”, PGS TS Nguyễn Việt Hà chia sẻ.

Những nỗ lực không ngừng nghỉ của GS Nguyễn Đình Đức trong nghiên cứu, ứng dụng cũng như trong đào tạo nhân tài cho thấy vai trò quan trọng của việc gắn kết đào tạo với nghiên cứu và hình thành, phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh trong các trường đại học để giải quyết các vấn đề thực tiễn của Việt Nam và vươn tầm ra thế giới. Những trí thức trẻ được đào tạo bài bản và trưởng thành trong các phòng thí nghiệm “made in Vietnam” 100% với tầm vóc và kết quả nghiên cứu như vậy sẽ là nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước. Những phòng thí nghiệm và nhóm nghiên cứu như của GS Nguyễn Đình Đức và các học trò – thành tài vươn lên từ khó khăn, bằng nội lực chính là những tấm gương, điểm sáng tiêu biểu cho thành công của giáo dục đại học Việt Nam.

Lê Vân/Báo Tin tức

Lễ bảo vệ luận án tiến sĩ chuyên ngành Cơ kỹ thuật của nghiên cứu sinh Phạm Hồng Công

Lễ bảo vệ luận án tiến sĩ chuyên ngành Cơ kỹ thuật của nghiên cứu sinh Phạm Hồng Công

     Sáng ngày 22/05, tại Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội đã diễn ra Lễ bảo vệ luận án tiến sĩ chuyên ngành Cơ kỹ thuật của nghiên cứu sinh Phạm Hồng Công (công tác tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) với đề tài “Phân tích phi tuyến tĩnh và động lực học của tấm chữ nhật FGM trên nền đàn hồi”. Luận án được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức.

Tham dự lễ bảo vệ có PGS.TS. Nguyễn Việt Hà – Hiệu trưởng Nhà trường; PGS.TS. Nguyễn Phương Thái – Trưởng phòng Đào tạo, PGS.TS Đặng Thế Ba, Phó Chủ nhiệm Khoa Cơ Kỹ thuật và Tự động hóa, tập thể Bộ môn Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng – Giao thông, PTN Vật liệu và Kết cấu tiên tiến cùng các học viên và nghiên cứu sinh nhóm nghiên cứu Vật liệu và kết cấu tiên tiến.

Hội đồng cấp ĐHQG chấm luận án tiến sĩ gồm GS.TS. Trần Ích Thịnh –Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng; TS. Nguyễn Thị Phương – Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải, Thư ký Hội đồng; Các phản biện gồm PGS.TS. Khúc Văn Phú – Học viện Hậu cầu, PGS.TS. Nguyễn Việt Khoa – Viện Cơ học (Viện Hàn lâm KH&CN VN), TS. Đinh Khắc Minh – Viện Công nghệ tàu thủy Việt Nam; Các ủy viên gồm PGS.TS. Đào Như Mai – Viện Cơ học (Viện HL KH&CN Việt Nam); PGS.TS. Phạm Hoàng Anh – Trường Đại học Xây dựng Hà Nội.

NCS Phạm Hồng Công trình bày luận án trước hội đồng

Tại lễ bảo vệ, NCS Phạm Hồng Công đã trình bày mục tiêu của luận án giúp nghiên cứu ổn định tĩnh phi tuyến bằng việc xác định các tải tới hạn và ứng xử sau vồng của kết cấu tấm ES-FGM, chịu 3 kiểu đặt tải. phân tích động lực học để xây dựng các phương trình chủ đạo và phương trình giải bằng cách tiếp cận giải tích để tìm các đáp ứng động lực. Lập trình khảo sát bằng số ảnh hưởng của các tham số như tính chất vật liệu, gân gia cường, nền đàn hồi…

Luận án đã đề xuất công thức tính sự thay đổi các tham số hình học của gân gia cường theo sự biến thiên nhiệt độ môi trường chứa tấm và xây dựng công thức tổng quát để tính các thành phần lực và mô mem của kết cấu tấm FGM có gân gia cường. Thiết lập các phương trình cơ bản của bài toán phân tích phi tuyến tĩnh và động lực học của tấm FGM. Xây dựng các phương trình cơ bản và phương trình chủ đạo cho bài toán phân tích động lực hoc của tấm FGM không hoàn hảo.

Đại diện hội đồng, GS.TS. Trần Ích Thịnh thông báo kết luận hội đồng về luận án của nghiên cứu sinh

Được GS Nguyễn Đình Đức dìu dắt tham gia nghiên cứu khoa học ngay từ năm thứ 2, đến nay, NCS đã công bố 33 bài báo, trong đó có 22 bài trên tạp chí quốc tế ISI (SCI, SCIE), khẳng định sự thành công và nỗ lực vượt bậc của NCS Phạm Hồng Công nói riêng và của Nhóm nghiên cứu của GS Nguyễn Đình Đức, góp phần khẳng định chất lượng tiến sĩ được đào tạo ở ĐHQGHN.

Với kết quả nghiên cứu và công bố quốc tế xuất sắc, NCS đã được đặc cách bỏ qua quy trình phản biện kín theo Quy chế đào tạo tiến sĩ của ĐHQGHN.

PGS.TS. Nguyễn Phương Thái (bên phải ảnh) tặng hoa chúc mừng NCS

Kết thúc buổi chấm luận án tiến sĩ của NCS Phạm Hồng Công, Hội đồng đã kết luận: Luận án của NCS Phạm Hồng Công đã đạt loại xuất sắc và đề nghị Đại học Quốc gia Hà Nội xem xét cấp bằng Tiến sĩ cho NCS Phạm Hồng Công.

NCS Phạm Hồng Công gửi lời cảm ơn đến GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức (bên trái ảnh)

NCS Phạm Hồng Công gửi lời cảm ơn đến GS.TS. Trần Ích Thịnh (bên phải ảnh) – đại diện hội đồng cấp ĐHQG chấm luận án tiến sĩ

Tập thể hội đồng và cán bộ hướng dẫn chụp ảnh lưu niệm với NCS Phạm Hồng Công

Buổi bảo vệ luận án kết thúc thành công và NCS Phạm Hồng Công đã tự tin bảo vệ xuất sắc luận án của mình với sự chúc mừng của nhà trường, của tập thể cán bộ hướng dẫn khoa học, các nhà khoa học, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè.

Thành công này đã góp phần khẳng định uy tín và chất lượng đào tạo NCS thông qua mô hình hoạt động của Nhóm nghiên cứu, khẳng định truyền thống đào tạo chất lượng cao, trình độ cao của Trường ĐHCN, ĐHQGHN.

Tuyết Nga (UET-News)

Lễ bảo vệ luận án tiến sĩ chuyên ngành Cơ kỹ thuật của nghiên cứu sinh Trần Quốc Quân

    Sáng ngày 17/04, tại Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội đã diễn ra Lễ bảo vệ luận án tiến sĩ chuyên ngành Cơ kỹ thuật của nghiên cứu sinh Trần Quốc Quân (công tác tại Khoa Cơ học kỹ thuật và Tự động hóa, Trường ĐHCN) với đề tài “Phân tích ổn định tĩnh và đáp ứng động lực phi tuyến của vỏ thoải hai độ cong FGM trên nền đàn hồi”. Luận án được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức over the counter viagra in canada.

     Tham dự lễ bảo vệ có PGS.TS. Chử Đức Trình – Phó Hiệu trưởng Nhà trường cùng các học viên và nghiên cứu sinh nhóm nghiên cứu Vật liệu và kết cấu tiên tiến.

Hội đồng cấp ĐHQG chấm luận án tiến sĩ gồm GS.TS. Trần Ích Thịnh –Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng; TS. Lã Đức Việt – Viện Cơ học (Viện HL KH&CN Việt Nam), Thư ký Hội đồng; Các phản biện gồm PGS.TS. Đào Như Mai – Viện Cơ học (Viện HL KH&CN Việt Nam); PGS.TS. Phạm Tiến Đạt – Học viện kỹ thuật quân sự, PGS.TS. Phạm Hoàng Anh – Trường Đại học Xây dựng; Các ủy viên gồm PGS.TS. Lương Xuân Bính – Trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội; TS. Đinh Khắc Minh – Viện Công nghệ tàu thủy Việt Nam.

NCS Trần Quốc Quân trình bày luận án trước hội đồng

Tại lễ bảo vệ, NCS Trần Quốc Quân nêu lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu, cụ thể vỏ hai độ cong là kết cấu được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp hàng không, công nghiệp tàu thủy,vỏ hai độ cong là kết cấu được sử dụng rộng nhưng vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về ổn định của vỏ hai độ cong đặc biệt khi kết cấu này được làm từ vật liệu FGM. Nghiên cứu sinh đã sử dụng các phương pháp giải tích, lý thuyết vỏ cổ điển nhất và lý thuyết san đều tác dụng gân của Lekhnitsky.

Luận án đã đề xuất công thức tính sự thay đổi các tham số hình học của gân gia cường theo nhiệt độ cũng như xây dựng công thức tổng quát để tính các thành phần lực và mô men của kết cấu có gân gia cường; thiết lập các phương trình cơ bản của bài toán nghiên cứu ổn định tĩnh và động lực phi tuyến của vỏ thoải hai độ cong FGM; xây dựng các phương trình cơ bản để giải quyết bài toán động lực phi tuyến và dao động của vỏ hai độ cong FGM.

Đại diện hội đồng, GS.TS. Trần Ích Thịnh thông báo kết luận hội đồng về luận án của nghiên cứu sinh

Luận án đã công bố 07 bài báo trên tạp chí quốc tế ISI.

Phó Hiệu trưởng Chử Đức Trình (bên trái ảnh) tặng hoa chúc mừng NCS

Phát biểu tại lễ bảo vệ, PGS.TS. Chử Đức Trình chúc mừng NCS Trần Quốc Quân bảo vệ thành công và GS.TS. Nguyễn Đình Đức đã có thêm TS trong nhóm nghiên cứu. PGS khẳng định NCS Trần Quốc Quân là NCS đầu tiên Nhà trường thực hiện Quyết định số 4555 do Giám đốc ĐHQGHN ban hành ngày 24/11/2017 về Quy chế đào tạo tiến sĩ tại ĐHQGHN. Theo đó, NCS Trần Quốc Quân được đặc cách bỏ qua quy trình phản biện độc lập và thực hiện thẳng quy trình thành lập hội đồng đánh giá luận án, vì NCS đã có tối thiểu 03 bài báo trên các tạp chí ISI với tổng chỉ số IF từ 3.0 trở lên và kết quả công bố phù hợp với đề tài nghiên cứu của luận án.

Kết thúc buổi chấm luận án tiến sĩ của NCS Trần Quốc Quân, Hội đồng đã kết luận: Luận án của NCS Trần Quốc Quân đã đáp ứng được các yêu cầu của một luận án Tiến sĩ chuyên ngành Cơ kỹ thuật. 7/7 thành viên của hội đồng đều nhất trí đánh giá luận án xuất sắc. Đề nghị Đại học Quốc gia Hà Nội xem xét cấp bằng Tiến sĩ cho NCS Trần Quốc Quân.

Mặc dù được đào tạo 100% trong nước, made in Việt Nam, nhưng NCS Trần Quốc Quân có công bố quốc tế còn hơn NCS được đào tạo 100% ở nước ngoài, Anh Trần Quốc Quân cũng vinh dự được nhận giải thưởng Nguyễn Văn Đạo, giải thưởng danh giá nhất của ngành Cơ học Việt Nam năm 2016: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/nguong-mo-chang-trai-9x-co-14-bai-bao-tren-tap-chi-quoc-te-isi-20160807072413214.htm

NCS Trần Quốc Quân gửi lời cảm ơn đến GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức (bên trái ảnh)

Tập thể hội đồng và cán bộ hướng dẫn chụp ảnh lưu niệm với NCS Trần Quốc Quân

Buổi bảo vệ luận án kết thúc thành công và NCS Trần Quốc Quân đã tự tin bảo vệ tốt luận án của mình với sự chúc mừng của tập thể cán bộ hướng dẫn khoa học, các nhà khoa học, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè.

Tuyết Nga (UET-News)

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – người Thầy của những học trò xuất sắc “made in Vietnam”

Nói đến GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Phòng thí nghiệm Vật liệu và Kết cấu Tiên tiến của Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN – là nhắc đến các học trò thành đạt và giỏi giang với các công trình xuất sắc – made in Vietnam 100% , được đăng trên các tạp chí quốc tế có uy tín.Continue reading

Chương Trình Đào Tạo Ngành CNKTXD

Một số thông tin về chương trình đào tạo

  • Tên ngành đào tạo:

+ Tiếng Việt: Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng

+ Tiếng Anh: Civil Engineering and Technology

  • Mã số chuyên ngành đào tạo: 7510103
  • Danh hiệu tốt nghiệp: Kỹ sư
  • Thời gian đào tạo: 4.5 năm
  • Tên văn bằng tốt nghiệp:

Ghi rõ tên ngành thí điểm/chuyên ngành trên văn bằng:

+ Tiếng Việt: Kỹ sư Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng

+ Tiếng Anh: Engineer in Civil Engineering and Technology

  • Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Trường Đại học Công Nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội

Continue reading