TIẾP ĐÓN GS. KIM S.E. – ĐH SEJONG, HÀN QUỐC

GS KIM S.E nguyên là Phó Giám đốc ĐH Sejong Hàn Quốc (GS mới nghỉ công tác quản lý từ cuối 2018) và hiện nay vẫn đang là Trưởng PTN trọng điểm của Hàn Quốc về Civil Engineering. PTN của GS Kim đã đào tạo nhiều TS trẻ cho Việt Nam ở khắp mọi miền Trung, Nam, Bắc. GS Kim không chỉ là chuyên gia có tên tuổi trong lĩnh vực Civil Engineering ở Hàn Quốc, ông còn nổi tiếng là GS rất nghiêm túc, khắt khe và đòi hỏi cao với NCS. Các NCS của ông phải là tác giả chính của đủ 6 bài báo SCI, SCIE ông mới cho bảo vệ luận án lấy bằng TS (áp lực rất lớn với NCS). Hiện nay, PTN của GS Kim ở Hàn Quốc còn có 6 NCS người Việt Nam đang làm việc (http://duhochanico.edu.vn/truong-dai-hoc-sejong/).

GS Kim đã giới thiệu về phương pháp và phần mềm tính toán mới, tính cho các kết cấu dầm, cầu ở trạng thái đàn hồi – dẻo, do PTN của GS triển khai, tốc độ tính toán nhanh hơn ABAQUS và cho phép thiết kế, tiết kiệm vật liệu từ 10-20%. Thật tuyệt vời.

Tháng 12. 2017, GS Kim đã cử 1 NCS từ Hàn Quốc sang làm việc tại Lab. của chúng tôi ở ĐH Công nghệ, ĐHQGHN. Kết quả, dưới sự hướng dẫn của tôi, theo hướng nghiên cứu và phương pháp của chúng tôi, sau 1 năm NCS đã có 3 bài báo công bố trên các tạp chí quốc tế ISI có uy tín (IF từ 2.2-4.3, đều là tạp chí Q1 – có IF thuộc hàng cao nhất trong ngành Cơ học và Civil Engineering). Từ đó, chúng tôi đã có sự hợp tác tin cậy và bình đẳng giữa 2 bên. Tôi chính thức trở thành Visiting professor của ĐH Sejong từ đó (sang HQ lúc nào cũng được, cử học trò nào sang Lab bên HQ, GS Kim cũng sẽ nhận hết).

Hàn Quốc là Quốc gia đầy ý chí và hoài bão vươn lên bằng tiềm lực KHCN. Từ một quốc gia có thu nhập đầu người rất thấp, chỉ 200 $/người từ những năm 60 (như Việt Nam lúc bấy giờ), sau hơn 30 năm, Hàn Quốc đã xây dựng và phát triển thành 1 quốc gia hùng cường, tận dụng được những cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp 3.0, vươn lên thành con rồng, con hổ của châu Á ngay từ những năm cuối thế kỷ XX.

Hiện nay, Hàn Quốc đang đeo đuổi quyết tậm đoạt giải Nobel (https://www.nature.com/…/top…/topLeftColumn/pdf/534020a.pdf…), đồng thời có chiến lược và kế hoạch rất cụ thể đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao và phát triển các công nghệ tiên tiến nhất, thu hút nhân tài, nhằm nắm bắt bằng được cơ hội của cuộc cách mạng CN 4.0, vươn lên trở thành một quốc gia với vị thế mới về chính trị và kinh tế trong Thế kỷ XXI.

Đặc biệt, các GS Hàn Quốc rất thích học trò người Việt Nam bởi trí thông minh, sự kiên trì, chịu khó và tính nhẫn nại, sáng tạo, bền bỉ trong công việc.

Hy vọng sự hợp tác 2 bên giữa 2 nhóm nghiên cứu, 2 PTN sẽ ngày càng bền chặt, hiệu quả, cùng chia sẻ và cùng nắm bắt, nghiên cứu những vấn đề mới nhất, hiện đại nhất enlignepharmacie.com.

Trong hình ảnh có thể có: 20 người, bao gồm Nguyen Duc Trung, Trịnh Minh Chiến, Hưng, Nguyen Dinh Duc, Hoàng Tân, Phạm Đình Nguyện và Quân Trần Quốc, mọi người đang cười, mọi người đang đứng và trong nhà

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU (NNC) CỦA GS NGUYỄN ĐÌNH ĐỨC NĂM 2018

– Công bố 20 bài báo ISI (SCI, SCIE).

– 1 Đề tài Nhà nước, 2 đề tài NAFOSTED đã được phê duyệt và đang triển khai nhiều hướng nghiên cứu cực mới về vật liệu tiên tiến, kết cấu thông minh, biến đổi khí hậu. Bắt đầu nghiên cứu về vật liệu composite chức năng thông minh (FGM) từ 2005 – 14 năm sau: 8/2018 – GS trưởng NNC đã trở thành thành viên chính thức của Ủy ban quốc tế về FGM gồm các nhà khoa học ưu tú của 12 quốc gia.

– 5 NCS đã tốt nghiệp, bảo vệ thành công xuất sắc luận án TS, hiện đang đào tạo 11 NCS.

– Sinh viên K59H chuyên ngành vật liệu và tiên tiến tốt nghiệp kỹ sư. 1 thành viên NNC bảo vệ xuất sắc luận văn thạc sỹ (với 2 công bố ISI) và nhận học bổng toàn phần của Chính phủ Nhật sang làm NCS tại Nhật Bản.

– Tổ chức thành công 4 Hội thảo khoa học lớn, trong đó có 2 Hội thảo quốc tế lớn là Hội thảo về ứng dụng thuật toán của bầy ong trong tối ưu hóa (3/2018) và Hội thảo quốc tế Tính toán trong khoa học vật liệu ACCMS -TM (9/2018) với hơn 400 đại biểu tham gia, gần 100 nhà khoa học nước ngoài với 39 báo cáo mời của các chuyên gia hàng đầu, các nhà khoa học lớn có tên tuổi trên thế giới đến từ 14 quốc gia; Hội thảo Cách mạng công nghiệp 4.0 – Cơ hội và thách thức với các ngành Kỹ thuật, công nghệ (10/2018), Hội thảo quốc qia về xây dựng và phát triển các NNC trong các trường đại học Việt Nam (1/2019).

– Ký kết hợp tác với ĐH Công nghệ Swinburne (Úc) ; ĐH Kanto Gakuin của Nhật giúp chuyển giao công nghệ và đào tạo giáo viên, đỡ đầu đào tạo ngành kỹ sư xây dựng từ khi tuyển sinh cho đến khi tốt nghiệp, đến khi xong trọn vẹn 2 khóa đầu; Ký kết hợp tác với ĐH Nguyễn Tất Thành.

– Đặc biệt, năm 2018 đã thành lập Khoa mới (BM trực thuộc trường) Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng Giao thông (Civil Engineering). Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử trong sự phát triển của nhà trường và ĐHQGHN. Một sự chuyển mình mạnh mẽ, từ NNC đã phát triển thành 1 tổ chức lớn, không chỉ công bố quốc tế mà còn hướng hoạt động nghiên cứu và đào tạo phục vụ thiết thực nhu cầu phát triên kinh tế xã hội của đất nước.

Một năm thật nhiều sự kiện, nhưng rất vui và thật đáng tự hào vì NNC đã góp phần nhỏ bé cho sự phát triển của Nhà trường, của ĐHQGHN và cho cả sự phát triển của ngành, và sự nghiệp đào tạo và bồi dưỡng nhân tài.

Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, các giáo sư đối tác từ UK, Úc, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, …; cảm ơn các bạn TS trẻ, NCS, học viên cao học, sinh viên ưu tú trong và ngoài nước tham gia Nhóm nghiên cứu năm mới dồi dào sức khỏe và ngày càng thật nhiều thành công. Cảm ơn các bạn đã hết lòng hết sức, tin tưởng, đồng cam cộng khổ, đồng hành cùng tôi, kiên trì vượt qua biết bao gian nan thử thách, để xây dựng và duy trì, phát triển Nhóm nghiên cứu; sát cánh với Thầy trong sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu trong hoàn cảnh dẫu còn nhiều khó khăn thiếu thốn, nhưng đầy tình thương yêu, tinh nhuệ, và thực sự đã vươn tầm quốc tế.

Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và hết lòng ủng hộ giúp đỡ của lãnh đạo ĐHQGHN, lãnh đạo trường ĐH Công nghệ, Quỹ Nafosted, VP các chương trình KHGD, Bộ KHCN, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng các phòng, ban, các thầy cô và tất cả mọi người đã luôn dành cho thầy và trò trong NNC sự ủng hộ, động viên và khích lệ quý báu.

Trong hình ảnh có thể có: 23 người, mọi người đang cười

Nhóm nghiên cứu là phương hướng và mục tiêu phát triển tất yếu của các đại học tiên tiến

Với định hướng phát triển theo mô hình đại học nghiên cứu tiên tiến, đa ngành, đa lĩnh vực, Đại học Quốc gia Hà Nội đã luôn chú trọng việc gắn kết chặt chẽ hoạt động đào tạo với nghiên cứu khoa học, trong đó đặc biệt quan tâm xây dựng, phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh. Lần đầu tiên tại Việt Nam và trong khuôn khổ các trường đại học, Hội thảo quốc gia về Xây dựng và Phát triển các Nhóm nghiên cứu (NNC) trong các trường đại học Việt Nam đã được tổ chức dưới sự chủ trì của Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN.

Thứ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc đã đến dự và chỉ đạo Hội thảo.

Hội thảo và kết quả nghiên cứu được tài trợ bởi Chương trình Khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020 “Nghiên cứu phát triển khoa học giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam”.

Các đại biểu tại Hội thảo quốc gia về Xây dựng và Phát triển các nhóm nghiên cứu trong các trường đại học Việt Nam

Trưởng Ban Đào tạo ĐHQGHN GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ nhiệm nhiệm vụ, đồng thời là Trưởng Ban Tổ chức của Hội thảo cho biết, mục tiêu của hội thảo là làm rõ những tiêu chí, mô hình của NNC; vai trò của NNC trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và tiềm lực KHCN của đơn vị; nghiên cứu các nhân tố chủ yếu tác động đến hiệu quả hoạt động của NNC; đánh giá thực trạng các NNC trong các trường đại học Việt Nam hiện nay, xác định nguyên nhân của các tồn tại hạn chế, đồng thời từ kết quả nghiên cứu và khảo sát thực tiễn đề xuất ra các mô hình, cơ chế hoạt động mới, các chính sách để tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ cho các NNC phát triển nhanh và mạnh hơn, nhằm tạo ra những đột phá về chất lượng cho giáo dục đại học Việt Nam.

Nhóm nghiên cứu là tế bào sống của hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học

Cũng theo GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, nhóm nghiên cứu chính là mô hình để thông qua đó gắn kết nghiên cứu khoa học với đào tạo. Chức năng quan trọng nhất của trường đại học là truyền thụ kiến thức (giảng dạy) và sáng tạo tri thức (nghiên cứu). Trong Đại học nghiên cứu, NCKH luôn gắn kết chặt chẽ với đào tạo. Trên thế giới, danh tiếng của các trường đại học lớn thường được gắn với tầm vóc các công trình khoa học và tên tuổi các nhà khoa học phát minh ra chúng. Mặc dù vậy, nhà khoa học luôn cần có các cộng sự để tạo lập nên nhóm nghiên cứu cùng phát triển được ý tưởng khoa học, xây dựng các trường phái học thuật hoặc giải quyết các vấn đề khoa học liên ngành. Bản thân các nhóm nghiên cứu lại trở thành môi trường khoa học thuận lợi nhất để các nhà khoa học tập hợp lực lượng, trao đổi học thuật và cùng giúp nhau tiếp cận và giải quyết các vấn đề mới của khoa học. Không dừng lại ở đó, mô hình nhóm nghiên cứu ngày càng được công nhận là một phương thức và mục tiêu phát triển của các trường đại học tiên tiến 시알리스 가격. Bởi lẽ, các nhóm nghiên cứu không chỉ có vai trò thu hút các nhà khoa học tài năng, giàu chuyên môn mà còn góp phần phát triển đội ngũ nhân lực, nhất là qua hoạt động đào tạo nghiên cứu sinh. Xây dựng được các nhóm nghiên cứu mạnh thì mới triển khai được các hoạt động nghiên cứu mạnh, đủ sức giải quyết những vấn đề khoa học đỉnh cao. Sự phát triển của các nhóm nghiên cứu sẽ giúp tăng các công bố quốc tế, từ đó sẽ nâng được thứ bậc và xếp hạng của các trường đại học.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức trình bày tham luận tại Hội thảo

Nhóm nghiên cứu tại Việt Nam: đã có chính sách nhưng chưa tương xứng

Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, trên cơ sở khảo sát từ 142/271 trường đại học, hiện nay trong hệ thống các trường đại học đã hình thành gần 950 cơ sở nghiên cứu, trung bình một trường đại học có 7 NNC. Đây là một kết quả đáng mừng, cho thấy việc tạo lập các nhóm nghiên cứu tại Việt Nam đang được đẩy mạnh, nhờ đó, đã góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ, gia tăng công bố quốc tế rất mạnh trong 5 năm gần đây…

Mặc dù vậy, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cùng các cộng sự đã tiến hành khảo sát để thấy được những tồn tại, hạn chế của các nhóm nghiên cứu tại Việt Nam hiện nay như là số lượng các công bố quốc tế của các NNC còn khá khiêm tốn. Trong đó, có 37,5% số giảng viên của 40 trường đại học được hỏi chưa có công bố quốc tế ISI/Scopus, và 34,7% chưa có công bố quốc tế nào khác. Số các giảng viên có công bố quốc tế ISI/Scopus trên 5 bài chỉ có 34,2% và hơn 60% chưa có sách chuyên khảo nào. Thêm vào đó, chỉ có 75% các nhóm nghiên cứu được khảo sát được dẫn dắt bởi các GS hoặc PGS. Đặc biệt, hạn chế lớn nhất của các NCC tại Việt Nam hiện nay là về nguồn lực khi kinh phí cho các đề tài rất khiêm tốn và thường bị cấp chậm, mặt khác, cơ sở vật chất, thiết bị đầu tư cho nghiên cứu không có, hoặc rất thiếu, hoặc không đồng bộ.

Nhóm nghiên cứu hoạt động tại phòng thí nghiệm

Từ kết quả trên, GS Đức đề xuất “Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm xây dựng chính sách hỗ trợ cho việc xây dựng và phát triển các NNC trong các trường đại học. Thực tế cho thấy các NNC thuộc các lĩnh vực khác nhau cần có những chính sách khác nhau. Bên cạnh đó, có thể áp dụng cơ chế khoán theo sản phẩm đầu ra cho từng NNC để thúc đẩy tính năng động và sáng tạo của NNC”

Ông Phạm Hùng Hiệp (Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Giáo dục, Trường ĐH Phú Xuân) chia sẻ, đầu tư cho các nhóm nghiên cứu tức là đầu tư cho các trưởng nhóm, đó là các nhà khoa học có trình độ, thể hiện qua sản lượng và chất lượng công bố quốc tế của họ, chính vì vậy cần thực hiện chính sách xoay quanh các nhà khoa học trình độ cao. Thực tiễn cho thấy vai trò của các nhóm nghiên cứu rất quan trọng nhưng chưa có nhiều chương trình nghiên cứu đưa ra được những tổng kết, lý luận, kinh nghiệm quốc tế cũng như kết quả của các nhóm nghiên cứu trong cả nước. Hội thảo lần này là lần đầu tiên trong cả nước, với quy mô quốc gia liên quan đến chủ đề này. Ông hy vọng trong thời gian tới, những hội thảo có ý nghĩa như vậy sẽ tiếp tục được tổ chức.

Ông Phạm Hùng Hiệp (Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Giáo dục, Trường ĐH Phú Xuân)

ĐHQGHN tiên phong xây dựng giải pháp cụ thể, đầu tư thiết thực cho các nhóm nghiên cứu

Tại Hội thảo, các đại biểu đã thảo luận về thực trạng và giải pháp phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh tại ĐHQGHN.

Các đại biểu trình bày báo cáo tham luận tại Hội thảo

Với định hướng và tầm nhìn dài hạn hướng đến việc trở thành một đại học nghiên cứu, nên sứ mệnh NCKH được ĐHQGHN đặc biệt chú trọng. Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng của NNC với việc nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu, ĐHQGHN đã tập trung xây dựng và phát triển các NNCM, các trung tâm xuất sắc (Center of Excellence – CEO) và các mạng lưới liên hoàn, điều này được cụ thể hóa trong Chiến lược phát triển ĐHQGHN đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

Trong nhiều năm qua ĐHQGHN đã ban hành nhiều chính sách nhằm tăng cường năng lực KH&CN cho các đơn vị thành viên, trong đó ưu tiên đầu tư nguồn lực để phát triển các NNCM như Chính sách kiện toàn hệ thống mạng lưới phòng thí nghiệm; Chính sách đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu và đào tạo; Chính sách đổi mới quản lý nhiệm vụ KH&CN.v.v. như tính đến tháng 10 năm 2018, ĐHQGHN có tổng cộng 28 nhóm nghiên cứu mạnh. Bên cạnh đó, ĐHQGHN còn có trên 100 nhóm nghiên cứu khác nhau được chia theo 4 loại hình nghiên cứu gồm nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng, nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu liên ngành.

Khoa học ứng dụng và khoa học liên ngành phát triển, đòi hỏi các nhóm nghiên cứu phải phát triển theo nhóm đa ngành và liên ngành, thay vì đơn ngành như trước đây. Nhận thức được xu thế đó, ĐHQGHN đã quy hoạch, sắp xếp các nhóm nghiên cứu gắn với các mục đích khác nhau như nhóm nghiên cứu chỉ phục vụ công tác đào tạo, thực hành, thực nghiệm của sinh viên; nhóm nghiên cứu để phát triển các công bố quốc tế; nhóm nghiên cứu để triển khai nhiệm vụ ứng dụng hoặc nhóm nghiên cứu mạnh để tạo ra những sản phẩm tiêu biểu đặc sắc. Sự phân cấp trong quản lý, tổ chức và đầu tư các nhóm nghiên cứu của ĐHQGHN đã giúp mô hình này ngày càng phát triển và đạt được các chỉ tiêu đặt ra, góp phần quan trọng thúc đẩy xếp hạng ĐHQGHN trong nước và trên trường quốc tế.

Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS. Vũ Văn Tích, Trưởng ban Khoa học và Công nghệ, ĐHQGHN cho biết “trong thời gian đầu, ĐHQGHN hướng tới tổ chức các nhóm nghiên cứu để tạo ra một đại học định hướng nghiên cứu, góp phần quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, nhưng bên cạnh đó, ĐHQGHN cũng đang chuyển theo hướng đổi mới, sáng tạo và đưa ra các sản phẩm khoa học để kết nối với các doanh nghiệp, để từ đó các doanh nghiệp có thể bỏ kinh phí, nguồn lực, phương pháp và công nghệ để sát cánh cùng các nhà khoa học trong việc tạo ra các sản phẩm mang tính ứng dụng cao. Chính vì vậy, trong thời gian tới, ĐHQGHN sẽ tiến hành đầu tư, phát triển các phòng thí nghiệm mang tính nghiên cứu triển khai và thương mại hóa nhiều hơn để tích hợp với các doanh nghiệp nhằm đưa các nhóm nghiên cứu gắn với doanh nghiệp để cùng giải quyết vấn đề của từng địa phương”

Phát biểu kết luận Hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc khẳng định việc nâng cao chất lượng, kết quả của hoạt động NCKH và xây dựng các NNC trong các trường đại học là hai hoạt động quan trọng. Trong những năm qua, mô hình NNC được triển khai ở ĐHQGHN và một số trường đại học khác ban đầu đã có những kết quả và thành tích tốt trong hoạt động nghiên cứu khoa học. Điều đó cho thấy khi một đơn vị có cơ chế khoa học công nghệ tốt có khả năng khuyến khích, tạo động lực giải phóng sức sáng tạo khoa học và sức làm việc của các thầy/cô, nhà khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học. Trong thời gian tới, để thúc đẩy sự phát triển của NCKH, Bộ GD&ĐT và Bộ KHCN sẽ tham mưu Chính phủ xây dựng cơ chế chính sách để hình thành cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu mạnh thực sự và sống được bằng khoa học.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc phát biểu kết luận tại Hội thảo

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức: Người thầy với những cống hiến và đóng góp trong việc thành lập và phát triển các ngành mới, khoa mới

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức là một trong những nhà khoa học đầu ngành của Việt Nam trong lĩnh vực vật liệu và kết cấu tiên tiến. Ông cũng là người Thầy tâm huyết và dìu dắt nhiều thế hệ học trò thành tài. Nhưng một trong những đóng góp không nhỏ của ông đó là, thành lập và phát triển những ngành khoa học mới.

(Nhân ngày tri ân Nhà giáo Việt Nam, 20/11/2018)

Thành lập những ngành, khoa mới

Đại học không chỉ là nơi giảng dạy và truyền thụ kiến thức, mà còn là cái nôi sáng tạo tri thức mới. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng đào tạo cần phải thông qua nghiên cứu khoa học. Ý thức được tầm quan trọng của việc gắn đào tạo với nghiên cứu, , GS Nguyễn Đình Đức đã bắt tay vào việc gây dựng và thành lập Nhóm nghiên cứu (NNC) ngay từ năm 2009, khi đang đảm nhiệm chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN). Mặc dù, mô hình đào tạo gắn với nghiên cứu cũng như vai trò của NNC trong trường đại học đã được nhắc đến từ lâu, nhưng trên thực tế vào thời gian này ở Việt Nam vẫn còn rất ít nhóm hoạt động hiệu quả. Đây chính là động lực cho GS. Nguyễn Đình Đức thành lập nhóm và thử nghiệm thành công.
Ban đầu, nhóm chỉ có Thầy và một vài học trò. Nhưng là người thầy tận tụy và tâm huyết với nghề, ông đã truyền cảm hứng cho học trò qua những bài giảng, “thắp lên” ngọn lửa đam mê khoa học, tình yêu ngành nghề, khơi dậy tiềm năng sáng tạo ở thế hệ trẻ. Một thời gian sau học trò đến với ông ngày một đông hơn. Thầy trò miệt mài cùng nhau, nghiên cứu và những bài báo công bố trên các tạp chí quốc tế có uy tín cũng ngày một nhiều. Năm 2015, trên nền tảng kết quả nghiên cứu thành công của nhóm, đồng thời nhận thấy sự phát triển của kỹ thuật, công nghệ hiện đại không thể thiếu sự tham gia của các vật liệu và kết cấu tiến tiến, GS Đức đã thành lập Phòng thí nghiệm và mở đào tạo chuyên ngành Vật liệu và Kết cấu tiên tiến tại Khoa cơ học Kỹ thuật và Tự động hóa (Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN). Đồng thời, để tạo điều kiện cho sinh viên có năng lực và đam mê nghiên cứu có điều kiện tiếp tục học cao hơn ở bậc sau đại học, ông đã chủ trì xây dựng đề án mở ngành đào tạo tiến sỹ Cơ học Kỹ thuật ở Trường Đại học Công nghệ vào năm 2013 và ngay sau đó ông đã có lứa sinh viên giỏi đầu tiên được chuyển tiếp làm NCS khi tuổi đời rất trẻ.

Không chỉ thành lập Phòng thí nghiệm, mở ngành mới với triết lý “học đi đôi với hành”, sinh viên, NCS không chỉ tiếp thu tốt kiến thức trên lớp mà còn phải giỏi trong nghiên cứu khoa học, GS Nguyễn Đình Đức còn có hoài bão xây dựng ĐHQGHN không chỉ đi đầu về khoa học cơ bản, mà còn phải vững mạnh về kỹ thuật và công nghệ. Đội ngũ trí thức gồm Thầy và trò phải tham gia giải quyết được những yêu cầu cấp bách của thực tiễn đề ra. Hơn nữa, trong bối cảnh Việt Nam hiện nay đang đô thị hóa, đẩy mạnh xây dựng hệ thống kỹ thuật hạ tầng, xây dựng- giao thông, với sự phát triển thần tốc của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đã mở ra một cơ hội to lớn đối với việc đào tạo các ngành nghề mới này. Nắm bắt được cơ hội đó, Giáo sư Đức đã xây dựng chương trình đào tạo Ngành kỹ sư Công nghệ kỹ thuật – xây dựng giao thông và bắt đầu tuyển sinh từ 2017. Đến năm 2018, lãnh đạo ĐHQGHN và trường ĐH Công nghệ đã ủng hộ GS Đức thành lập Bộ môn Công nghệ kỹ thuật xây dựng giao thông trực thuộc trường (tương đương cấp Khoa). Theo tính toán khảo sát sơ bộ, trong vòng 5 năm tới Việt Nam cần khoảng 5 triệu kỹ sư, lao động trong lĩnh vực này. Việc đào tạo các em sinh viên, NCS ngành này sẽ đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.

Bên cạnh đó, với uy tín của nhà khoa học và quan hệ hợp tác với các cơ quan, trường đại học của Nhật Bản – quốc gia đầu tư ODA lớn nhất ở Việt Nam trong lĩnh vực kỹ thuật hạ tầng, GS Nguyễn Đình Đức đã đề xuất, xây dựng chương trình đào tạo thạc sỹ Kỹ thuật hạ tầng ở Đại học Việt Nhật với các hướng chuyên sâu cơ bản như: tính toán kết cấu và thiết kế; công nghệ -kỹ thuật tiên tiến trong xây dựng, thi công; nền móng công trình, vật liệu mới; quy hoạch; quản lý dự án và trở thành Giám đốc chương trình đầu tiên của ngành này. Đối tác chính của chương trình là Đại học Tokyo và 10 trường đại học lớn khác của Nhật Bản. Chương trình Kỹ thuật hạ tầng có sự tham gia giảng dạy trực tiếp của trên 50% là các giáo sư người Nhật. Năm 2015, chương trình đào tạo thạc sỹ kỹ thuật hạ tầng ở ĐH Việt Nhật đã được phê duyệt và bắt đầu tuyển sinh từ năm 2016.

Xây dựng và phát triển

Vượt qua muôn vàn khó khăn về tài liệu, cơ sở vật chất, chỗ làm việc, duy trì tổ chức hoạt động của nhóm, sau 8 năm xây dựng và phát triển, NNC của GS Đức đã lớn mạnh, không chỉ có đông đảo đội ngũ sinh viên, nghiên cứu sinh (NCS) mà còn có nhiều tiến sỹ trẻ tham gia với số lượng hơn 40 thành viên. Thành phần được mở rộng, không chỉ có các đơn vị của ĐHQGHN như ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Công nghệ, ĐH Việt Nhật mà còn có sự tham gia của nhiều NCS và tiến sỹ trẻ đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu khác trên địa bàn cả nước và cả ở nước ngoài. Uy tín của nhóm nghiên cứu đã vang xa và có sức thu hút trong cộng đồng khoa học quốc tế.

Quan trọng hơn, nhóm đã “gặt hái” được nhiều thành tựu quan trọng trong nghiên cứu và đào tạo, đồng thời góp phần phục vụ thực tiễn. Cụ thể, nhóm đã công bố trên 250 bài báo, báo cáo khoa học, trong đó có 120 bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế ISI (SCI, SCIE) có uy tín, được cấp 1 bằng sáng chế trong sản xuất chế tạo vật liệu nanocomposite ứng dụng chống thấm, xuất bản giáo trình và sách chuyên khảo (bằng tiếng Anh) phục vụ đào tạo đại học, sau đại học. Trong thời gian qua đã có 5 NCS bảo vệ thành công xuất sắc luận án tiến sỹ và hiện đang đào tạo 10 NCS, 2 trong số 4 giải thưởng Nguyễn Văn Đạo của ngành Cơ học thì đó là học trò của GS Đức (TS Hoàng Văn Tùng và TS Trần Quốc Quân).

Ngoài ra, bằng uy tín khoa học của mình, GS. Nguyễn Đình Đức cũng đã thu hút được đội ngũ cán bộ, giáo viên rất giỏi và giàu kinh nghiệm tham gia giảng dạy, hướng dẫn cho học sinh, NCS của những ngành, khoa mới thành lập. Đó là các giáo sư, giảng viên ưu tú đến từ các cơ quan: Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam, Học Viện Kỹ thuật Quân sự, ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Giao thông, ĐH Xây dựng, ĐH Kiến trúc, ĐH Thủy lợi,…Đồng thời, Viện Cơ học, Viện KHCN Xây dựng, Viện KHCN giao thông. Các doanh nghiệp có uy tín trong lĩnh này như FECON, CONINCO,… cũng giúp đỡ, ủng hộ mạnh mẽ.

Bên cạnh các hướng nghiên cứu cơ bản, các đề tài khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sỹ, đề tài của NCS trong các ngành mới này đã tập trung vào nghiên cứu một số vấn đề cấp bách trong thực tiễn như: nghiên cứu ổn định an toàn kết cấu dưới các loại tải trọng đặc biệt; vật liệu composite tiên tiến ứng dụng trong đóng tàu; gia cường sửa chữa cầu và các kết cấu công trình xây dựng bằng vật liệu composite; nghiên cứu kỹ thuật khoan cọc nhồi gia công nền móng trong thực tiễn ở Việt Nam; nghiên cứu về công trình xanh và tính toán hiện đại trong thiết kế công trình; sử dụng vật liệu nano làm tăng hiệu qủa sử dụng năng lượng mặt trời; đánh giá trữ lượng và tiềm năng của năng lượng điện gió tại khu vực hải đảo ngoài khơi Việt Nam; đánh giá hiệu quả của BRT; tối ưu hóa các điểm đỗ xe công cộng; v.v…Các sinh viên không chỉ tham gia nghiên cứu, mà còn được gửi đi thực tập thực tế tại các doanh nghiệp. Đặc biệt, các em học thạc sỹ ở ĐH Việt Nhật, với sự tài trợ của JICA được đi thực tập 3 tháng tại Nhật Bản. Nhờ có kiến thức thực tế cũng như chuyên môn vững vàng, sau khi tốt nghiệp đại học, các em đều học chuyển tiếp thạc sỹ, làm NCS, hoặc tìm được việc làm ngay ở các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Với chất lượng đào tạo tốt, một số em tốt nghiệp đại học ở ĐH Công nghệ và thạc sỹ ở ĐH Việt Nhật đã được nhận vào làm việc tại các doanh nghiệp của Nhật Bản và Hàn Quốc.

Hội nhập và sánh vai

Nhóm nghiên cứu của GS. Nguyễn Đình Đức luôn chú trọng nghiên cứu những lĩnh vực mới trong khoa học như: vật liệu chức năng FGM, Vật liệu nano polymer composite, vật liệu đặc biệt chịu tải trọng nổ,… Đây là những hướng nghiên cứu mới của thế giới. Cụ thể, GS Nguyễn Đình Đức đã bắt tay vào nghiên cứu vật liệu FGM năm 2005 và năm 2008 đã cùng NCS có công bố đầu tiên về ổn định tĩnh và động lực học của kết cấu tấm FGM. Kể từ đó đến nay, đã có nhiều bài báo và luận án thạc sỹ, tiến sỹ đề cập đến về vấn đề này. Vật liệu polymer, một vật liệu có nhiều lỗ rỗng và cơ bản là không dẫn điện. Nhưng ông đã nghiên cứu, bổ sung một cách hợp lý các hạt nano để làm giảm các lỗ rỗng, dưới tác động tích cực của một hiệu điện thế, vật liệu polymer, đặc biệt polymer hữu cơ có thể phát quang. Hiệu ứng này đã mở ra muôn vàn ứng dụng trong thực tế,…Kết quả nghiên cứu khoa học của ông và NNC đã được cộng đồng khoa học quốc tế đánh giá cao, được mời báo cáo tại nhiều hội nghị quốc tế tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn độ…

Thông qua buổi Seminar của các nhà khoa học hàng đầu về các kết cấu đặc biệt chịu tải trọng nổ của ĐH Melbourne (Úc) trong một chuyến công tác tại Việt Nam, sáu tháng sau, GS Đức và các cộng sự trong NNC đã có những bài công bố trên các tạp chí quốc tế về vấn đề này và sau đó đã tiến tới ký kết hợp tác giữa NNC của ông và NNC của ĐH Melbourne.

GS Đức và NNC cũng đã hợp tác hiệu quả với các nhà khoa học hàng đầu của ĐH Birmigham trong lĩnh vực Machine learning (học máy – trên nền tảng trí tuệ nhân tạo) thông qua đề tài hợp tác của Quỹ Newton do Hội Khoa học Công nghệ Hoàng Gia Anh tài trợ năm 2017. Thuật toán tối ưu của bầy ong đã được các giáo sư của ĐH Birmingham đề xuất từ những năm 80 và đã có hàng trăm luận án tiến sỹ, hàng nghìn bài báo đã công bố của các nhà khoa học từ nhiều quốc gia nghiên cứu và phát triển mở rộng lý thuyết này ứng dụng trong thực tế và Machine learning. GS Nguyễn Đình Đức và các học trò của ông trong NNC đã tiếp thu, lĩnh hội và áp dụng cho các tối ưu hóa kết cấu FGM, và lần đầu tiên đã đăng cai tổ chức hội nghị quốc tế về tối ứu hóa của bầy ong tại ĐHQGHN vào tháng 3 năm 2018, thu hút được những nhà khoa học từ các trường đại học hàng đầu của Vương Quốc Anh và Trung Quốc tham gia.

GS Nguyễn Đình Đức cho biết, trọng tâm nghiên cứu chuyên sâu và thế mạnh của PTN là các lĩnh vực: composite, vật liệu chức năng và vật liệu nano, vật liệu thông minh. Bên cạnh đó, NNC và PTN của ông cũng là cơ sở nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực vật liệu nano composite ứng dụng trong công nghiệp đóng tàu, trong lĩnh vực năng lượng mới; các loại vật liệu và kết cấu auxetic có khả năng giúp giảm chấn, hấp thu sóng nổ cũng như có thể giúp lưu trữ lượng thông tin khổng lồ, đáp ứng yêu cầu của trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0; các vật liệu tiên tiến có tính năng đặc biệt sử dụng trong các điều kiện khắc nghiệt ở Việt Nam,…Từ đó đã hình thành nên trường phái khoa học về vật liệu và kết cấu tiên tiến gắn với thông minh, với cách mạng công nghiệp 4.0, với tăng trưởng xanh và phát triển bền vững ở ĐHQGHN do GS. Nguyễn Đình Đức đứng đầu.
GS Nguyễn Đình Đức còn là Trưởng ban tổ chức và giữ vai trò nòng cột của nhiều hội nghị quốc tế có uy tín như: Hội nghị quốc tế về Cơ học Kỹ thuật và Tự động hóa ICEMA 2010, ICEMA 2012, ICEMA 2014, ICEMA 2016; Workshop quốc tế thường niên Vietnam – Canada – Japan về composite; Hội nghị quốc tế về tính toán trong khoa học vật liệu ACCMS TM 2018 (tháng 9 năm 2018) với sự tham gia của hơn 400 nhà khoa học, với hơn 200 báo cáo và 39 báo cáo mời của hàng trăm nhà khoa học hàng đầu từ 14 quốc gia tham dự.

GS Nguyễn Đình Đức cũng là trong số ít các nhà khoa học Việt Nam tham gia hội đồng biên tập của các tạp chí quốc tế có uy tín. Ông là thành viên hội đồng biên tập quốc tế của 4 tạp chí ISI là Cogent Engineering (Nhà xuất bản Taylor & Francis – Vương Quốc Anh), Journal of Science: Advanced Materials and Devices (Nhà xuất bản Elsevier, Hà Lan), Journal of Science and Engineering of Composite Materials (Nhà Xuất bản De Gruyter, Đức), Journal of Mechanical Engineering Science (Proc. IMechE Part C, Nhà xuất Bản SAGE, Viện KHCN Hoàng gia Anh) và được mời làm chuyên gia nhận xét, phản biện cho hơn 60 tạp chí ISI có uy tín của quốc tế. NNC, PTN và Khoa mới thành lập của GS Nguyễn Đình Đức đã và đang có quan hệ hợp tác bình đẳng, ngang tầm với các nhà PTN và các nhà khoa học có uy tín trong các trường đại học hàng đầu của Nhật Bản, Hàn Quốc, Vương quốc Anh, Úc, Canada,….như Đại học Công nghệ Tokyo và Đại học Tổng hợp Tokyo (Nhật Bản), Đại học Tổng hợp Melbourne (Úc), Đại học Birmingham (UK), ĐH Yonsei (Hàn Quốc), Đại học Tổng hợp Matxcova MGU (Liên bang Nga),…Ông cũng là thành viên của Hội đồng quốc tế về tính toán trong khoa học vật liệu ACCMS, thành viên Ủy ban quốc tế về vật liệu chức năng thông minh có cơ lý tính biến đổi FGM.

Các học trò được ông đào tạo và dìu dắt đã tỏa đi bốn phương trời, làm việc trong các môi trường trong nước và quốc tế, được cơ quan, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đánh giá cao về trình độ và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ. Thậm chí có những em đào tạo trong nước ở NNC của GS Nguyễn Đình Đức còn xuất sắc hơn nhiều sinh viên, học viên cao học và NCS được đào tạo 100% ở nước ngoài.

Như vậy, với vai trò là người kiến tạo, cập nhật những hướng nghiên cứu mới nhất của thế giới trong NNC, vai trò nòng cột tổ chức nhiều hội nghị quốc tế có uy tín thành công, là thành viên của những Hội đồng biên tập tạp chí quốc tế có uy tín, đào tạo được những sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh sau khi ra trường đáp ứng được những tiêu chí khắt khe của các cơ quan và doanh nghiệp trong nước cũng như quốc tế…, đã chứng tỏ Thầy, trò của GS. Nguyễn Đình Đức và NNC đã và đang dần hội nhập và sánh vai với nền khoa học các nước trên thế giới. Kết quả đó cũng khẳng định vị thế ngành giáo dục đại học Việt Nam, của Đại học Quốc gia Hà Nội và vai trò của những người thầy cô giáo.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công nêu trên, tâm sự với chúng tôi, GS Nguyễn Đình Đức cũng trăn trở và ước ao giá như được đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất và kinh phí cho nghiên cứu, có cơ chế đột phá để thu hút nhân tài, sẽ giữ chân được nhiều hơn các em học sinh giỏi, tài năng ở lại trường tiếp tục theo đuổi con đường nghiên cứu, thay vì hiện nay các em phải bươn chải kiếm sống ở bên ngoài.
Trên cơ sở đó cũng sẽ thu hút được nhiều tiến sỹ trẻ tài năng ở nước ngoài về làm việc, và đội ngũ cán bộ của nhà trường sẽ ngày càng hùng hậu, sẽ có thêm nhiều công bố quốc tế và phát minh sáng chế hơn nữa.

Giáo sư Nguyễn Đình Đức cũng hy vọng những học trò do ông đào tạo sẽ trở thành những hạt nhân lan tỏa đam mê khoa học và sự cống hiến tới các bạn trẻ để góp phần xây dựng đất nước Việt Nam hội nhập và phát triển, vươn lên bứt phá ngoạn mục trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.

Vân Hương

GS Nguyễn Đình Đức: Công nghiệp 4.0: Việt Nam muốn vươn lên thành “con rồng, con hổ” thì phải đào tạo nhân tài

HỘI THẢO VỀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP:

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 sẽ đem đến những thay đổi mang tính đột phá trên mọi lĩnh vực, mọi khía cạnh trong xã hội Việt Nam. Các đơn vị đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học, công nghệ với vai trò là nơi đào tạo ra nguồn nhân lực trình độ cao phục vụ cho các hoạt động sản xuất và nghiên cứu, và cũng là nơi thực hiện những nghiên cứu tiên phong cho đất nước, sẽ cần có nhận thức và nhanh chóng thực hiện những thay đổi mạnh mẽ trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu của mình.

Trong bối cảnh đó, sáng ngày thứ Bảy 27/10, trường Đại học Việt Nhật, Đại học quốc gia Hà Nội, phối hợp với trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Hội Cơ học Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học với tựa đề “Cách mạng công nghiệp 4.0 – Cơ hội và thách thức với các ngành Công nghệ – Kỹ thuật”.

Hội thảo có sự tham gia của các nhà quản lý và các nhà khoa học, các chuyên gia đến từ ĐHQGHN, ĐH Bách Khoa, Học viện KTQS, ĐH Xây dựng, ĐH giao thông, ĐH Nguyễn Tất Thành, ĐH Việt Nhật, ĐH KH tự nhiên, ĐH Công nghệ, ĐH Thái nguyên, ĐH Thủy lợi, Viện KHCN Việt Nam, Viện KHCN Xây dựng, Viện KHCN Giao thông, Tổng Công ty CONINCO, VBPO,..….với nhiều giáo sư đầu ngành, các chuyên gia trong các lĩnh vực Kỹ thuật Công nghệ và quản lý giáo dục, các cơ quan báo chí. Tới dự Hội thảo còn có đại diện Vụ Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo), lãnh đạo Trung tâm Kiểm định Chất lượng (ĐHQGHN), Vụ Đại học (Bộ giáo dục và Đào tạo), Cục KHCN Quân sự (Bộ Quốc phòng),…

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Tổ chức của Hội nghị cho biết: Hội nghị được tổ chức nhằm làm sâu sắc hơn những đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cũng như những thách thức, cơ hội đối với các ngành Công nghệ – Kỹ thuật của Việt Nam, hướng đến cải tiến chương trình đào tạo hiện nay, đề xuất chương trình đào tạo mới cho các trường đại học, đồng thời thảo luận để đưa ra các định hướng nghiên cứu, tập hợp lực lượng và xây dựng và phát triển các nhóm nghiên cứu mới trong các trường đại học, các viện nghiên cứu vế công nghệ – kỹ thuật, phù hợp với xu thế của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Các diễn giả đã trình bày các tham luận không chỉ từ quan điểm của đơn vị đào tạo và nghiên cứu, mà còn xuất phát từ nghiệp vụ thực tế trong sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp, với mong muốn sao cho việc đào tạo và nghiên cứu sẽ đáp ứng được tốt nhất cho nhu cầu thực tiễn của xã hội, tạo bước chuẩn bị đầy đủ để cuộc cách mạng công nghệ 4.0 sẽ đem lại những lợi ích và lợi thế cạnh tranh cho ngành công nghệ, kỹ thuật của Việt Nam trên trường quốc tế.

Lịch sử cho thấy Mỹ, Anh,… và các nước công nghiệp phát triển đã tận dụng và nắm bắt được cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2. Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ,… đã nắm bắt được cơ hội ở cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3. Hội thảo cho rằng Việt Nam có  thể tận dụng được lợi thể và nắm bắt được cơ hội ở cuộc cách mạng công nghiệp  lần thứ 4  để vươn lên thành “con rồng, con hổ” của châu Á và thế giới trong thế kỷ 21.

Tại hội thảo, các báo cáo cho thấy mô hình đại học trong cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đã thay đổi. Để có thể đáp ứng nhu cầu của thời đại, các chuyên gia đề xuất sự thay đổi trong triết lý đào tạo: Thời đại mới, các đại học nghiên cứu chuyển mình sang các đại học đổi mới sáng tạo, gắn kết và chuyển đổi mạnh mẽ các kết quả nghiên cứu với các công nghệ kỹ thuật mới và doanh nghiệp. Vì vậy, đầu ra, người học phải đáp ứng yêu cầu đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Và ngoài kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ và CNTT, các trường đại học phải cung cấp và trang bị cho người học theo hướng giáo dục khai phóng và STEM, và từ đó phải cơ cấu lại các chương trình đào tạo.

Ngoài kiến thức nền tảng, kiến thức của ngành và chuyên ngành, ngoại ngữ, CNTT và kỹ năng mềm  như hiện nay, các chuyên gia cũng kiến nghị chương trình đào tạo phải đổi mới nhằm trang bị được cho người học tầm nhìn, kỹ năng thu thập, xử lý và kiểm soát thông tin, có tầm nhìn, có khát vọng đổi mới sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp … Bên cạnh đó, các ý kiến thảo luận cũng cho rằng còn phải đẩy mạnh đào tạo STEM cho các khối ngành kỹ thuật-công nghệ và tư duy phát triển bền vững cho người học.

Hội thảo cũng đề cập đến những công nghệ đào tạo mới, phương pháp dạy và học mới trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, và cho rằng đào tạo tài năng, chất  lượng cao theo xu hướng cá thể hóa đang là xu thế của cách mạng công nghiệp 4.0.

Ngày nay, những lĩnh vực kỹ thuật công nghệ thường có tính liên ngành, xuyên ngành và cách mạng công nghiệp 4.0 ngày càng xóa nhòa ranh giới giữa các ngành kỹ thuật công nghệ, và nhờ những ứng dụng của các công nghệ mới mở ra nhiều cơ hội việc làm, cơ hội kinh doanh và cơ hội phát triển cho mọi người, mọi cơ quan tổ chức, và những ai không nhanh chóng nắm bắt những cơ hội sẽ nhanh chóng bị tụt hậu.

Các chuyên gia cũng nhận thấy trong lĩnh vực CNTT và truyền thông, chúng ta được thích ứng khá nhanh. Tuy nhiên, còn 2 trụ kiềng quan trọng nữa của cách mạng công nghiệp 4.0 là tự động hóa và trí tuệ nhân tạo, chúng ta phải đầu tư để phát triển nhanh và mạnh hơn nữa.

Hội thảo cũng đã trao đổi thông tin về những thay đổi và đáp ứng khá nhanh của một số trường đại học của Việt Nam, như ĐHQGHN hiện nay bên cạnh CNTT, Điện tử viễn thông, Cơ học Kỹ thuật, Cơ điện tử đã bắt tày vào tuyển sinh và đào tạo ngành/chuyên ngành mới như Robotic, Công nghệ hàng không vũ trụ, Công nghệ nano, Năng lượng mới, An ninh phi truyền thống, Khoa học dữ liệu, Phát triển bền vững, Biến đổi khí hậu,…

Để đáp ứng với yêu cầu nguồn nhân lực, các đại biểu cũng cho rằng trong thời gian tới, Việt Nam còn phải phát triển mạnh mẽ ngành Tự động hóa và điều khiển; ngoài sử dụng dữ liệu lớn, điện toán đám mây để truyền tải và lưu trữ thông tin, còn phải nghiên cứu và phát triển về tích hợp hệ thống (System Integration), Công nghệ tương tác thực tế (Augmented Reality), và đương nhiên vấn đề sống còn không thể đầu tư để đào tạo và nghiên cứu là an ninh, an toàn thông tin (Cyber Security) và các vật liệu tiên tiến, vật liệu thông minh để ứng dụng cho các lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật mới

Bên cạnh đào tạo và thích ứng, chuyển giao công nghệ, để tiếp cận với trình độ của thế giới và làm chủ các công nghệ lõi, các chuyên gia tại hội thảo cũng đề nghị Việt Nam cần có chiến lược để tập hợp lực lương trong và ngoài nước nhằm xây dựng bằng được các nhóm nghiên cứu mạnh, các viện nghiên cứu tiên tiến, các trung tâm xuất sắc trong các lĩnh vực CN-KT chủ chốt của cách mạng công nghiệp 4.0. Đây là sứ mạng  quan trong của nhiều cơ quan, tổ chức, bộ ngành như Bộ KHCN, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông,….và các trường đại học, các viện nghiên cứu.

Tại hội thảo, các đại biểu từ ĐH Bách khoa, ĐH Công nghệ, Học viện KTQS, ĐH Nguyễn Tất Thành,…..cũng đã  thảo luận về việc phối hợp xây dựng và hình thành các nhóm nghiên cứu mới liên ngành, liên đơn vị trong lĩnh vực vật liệu thông minh, khoa học dữ liệu, CNTT, trí tuệ nhân tạo,….

Hội thảo cũng thảo luận  và đề xuất giải pháp về hệ thống giao thông thông minh ở Việt Nam, cũng như một số xu hướng ngành xây dựng thời đại kỹ thuật số như công nghệ BIM 6D (tính toán thiết kế 3D đồng thời với các tham số như thời gian, chi phí và tối ưu nguồn năng lượng); thiết kế và xây dựng các công trình xanh, tòa nhà xanh,…

 

Hội thảo cũng nhất trí cho rằng, để tất cả những chiến lược và đổi mới thành công, để Việt Nam theo kịp với cách mạng công nghiệp 4.0, bài học của các nước cho thấy mấu chốt là cần có nhân tài.  Chúng ta cần tập hợp, tạo mọi điều kiện phát huy nguồn lực trí thức trẻ đã tiếp cận được với tri thức khoa học tiên tiến trên khắp thế giới để nắm bắt những cơ hội của tương lai. Thu hút và sử dụng nhân tài vừa là cơ hội, vừa là thách thức của Việt Nam hiện nay.

Sự thành công của Hội thảo này đánh dấu sự nhận thức và chuyển mình tích cực của các trường đại học, viện nghiên cứu của Việt Nam trong việc triển khai các giải pháp cụ thể trong tổ chức đào tạo và nghiên cứu, phát triển các lĩnh vưc mới để góp phần hiệu quả trong sự nghiệp đưa Việt Nam bứt phá đi lên trong thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

 

HỘI THẢO ” CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC VỚI CÁC NGÀNH KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ”

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ và kéo theo những đổi thay kỳ diệu, chưa từng có trong lịch sử, và đặc biệt tác động mẽ và trực tiếp tới các lĩnh vực kỹ thuật -công nghệ.

Đã có nhiều hội thảo về CMCN 4.0, nhưng hội thảo này sẽ tập trung đến các ngành kỹ thuật – công nghệ.

Hội thảo chia sẻ thông tin và giới thiệu về các hướng nghiên cứu hiện đại nhất của thế giới và những đổi mới trong đào tạo nguồn nhân lực trong các lĩnh vực này, như CNTT, Tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, vật liệu mới, công trình xanh, thành phố thông minh, …. từ CNTT đến Kỹ thuật hạ tầng, từ đó gợi mở để đổi mới chương trình đào tạo, tập hợp lực lượng xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh trong các trường đại học, viện nghiên cứu để tiếp cận và hội nhập với thế giới.

Hội thảo có sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu từ các cơ quan khoa học lớn của Việt Nam như ĐHQGHN, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam, ĐH Bách Khoa HN, Học Viện KTQS, ĐH Xây dựng, ĐH Giao thông, Viện KHCN Xây dựng, Viện KHCN Giao thông, CONINCO,…và các doanh nghiệp Việt Nam, Nhật Bản, các nhà quản lý khoa học và giáo dục – đào tạo.

Hội thảo do ĐH Việt Nhật, phối hợp với ĐH Nguyễn Tất Thành và Hội Cơ học Việt Nam tổ chức.

BTC Trân trọng thông báo và kính mời các chuyên gia, nhà khoa học, các thầy cô, các bạn NCS, học viên cao học và sinh viên, và những ai quan tâm tham dự.

Thời gian: 8:30 đến 12:00, ngày 27/10/2018 (Thứ bảy)
Địa điểm: Phòng 415, Trường Đại học Việt Nhật, Đường Lưu Hữu Phước, Khu đô thị Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Liên hệ:

Trưởng Ban Tổ chức: GS.TSKH Nguyễn Đình Đức

Thư ký Hội nghị:
-1)TS. Phan Lê Bình (Mr.) – Chuyên gia JICA/Giảng viên, Trường Đại học Việt Nhật, ĐHQGHN – Email: pl.binh@vju.ac.vn – Điện thoại: 0936148669
-2) TS. Đặng Thanh Tú (Ms.) – Phó Trưởng Phòng Đào tạo, Xúc tiến nghiên cứu và phát triển, Trường Đại học Việt Nhật, ĐHQGHN – Email: dt.tu@vju.ac.vn – Điện thoại: 0903251759

Thư ký hành chính:
Bùi Hoàng Tân (Mr.) – Trợ lý Chương trình Thạc sỹ Kỹ thuật hạ tầng, Trường Đại học Việt Nhật, ĐHQGHN – Email: bh.tan@vju.ac.vn – Điện thoại: 0936460707.

GS Nguyễn Đình Đức: 3 thành tựu nổi bật của giáo dục đại học Việt Nam

THÀNH TỰU NỔI BẬT CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM QUA 5 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 29/TW-2013 VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN VÀ TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu trong sự nghiệp chấn hưng đất nước.  Giáo dục đại học (bao gồm cả đào tạo đại học, sau đại học) là cấu thành vô cùng quan trọng của hệ thống giáo dục, bởi nói đến giáo dục đại học là nói đến nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao – chính là giá trị cốt lõi – là chìa khóa để đất nước chúng ta có thể nắm bắt được những thành tựu của khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại và những vận hội mới, đưa đất nước ta vượt qua thách thức, tiến lên phía trước, sánh vai với các nước năm châu.

Đúng 5 năm trước đây, trong Nghị Quyết 29/TW ngày 04-11-2013 của BCH Trung ương (sau đây gọi tắt là NQ29) đã nhận định “chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp’’ và đã chỉ ra giáo dục đại học “tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học. Hoàn thiện mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia; trong đó, có một số trường và ngành đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế. Đa dạng hóa các cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển công nghệ và các lĩnh vực, ngành nghề; yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế”.

Sau 5 năm triển khai thực hiện NQ29, đã có nhiều hội nghị, hội thảo tổng kết và đánh giá toàn diện và đầy đủ ở những góc độ khác nhau. Tuy nhiên, khái quát lại , tôi thấy về tổng thể, giáo dục đại học có một số thành tựu lớn, nổi bật như sau:

        Một là, giáo dục đại học Việt Nam đã hội nhập và tiếp cận các chuẩn mực quốc tế

         Có thể thấy chưa bao giờ giáo dục của Việt Nam đổi mới nhanh và mạnh mẽ, tiếp cận các chuẩn mực của quốc tế như những năm qua. Minh chứng cho nhận định này có thể thấy qua việc kiểm định chất lượng giáo dục đại học, xếp hạng đại học.

Các cơ sở giáo dục đại học của chúng ta không thể hội nhập với thế giới nếu không được kiểm định chất lượng. Người tốt nghiệp có tấm bằng của cơ sở giáo dục hoặc của chương trình đào tạo đã được kiểm định có cơ hội công ăn việc làm và hội nhập tốt hơn. Đến nay, hầu hết tất cả các cơ sở giáo dục đại học đều đã có đơn vị chuyên trách về đảm bảo chất lượng. Tính đến tháng 5/2016, có 229/266 (chiếm 86,1%) cơ sở giáo dục đại học do Bộ GDĐT quản lý đã thành lập được đơn vị chuyên trách về đảm bảo chất lượng, một số trường còn lại giao một số cán bộ phụ trách hoạt động đảm bảo chất lượng. Cả nước hiện nay có 05 Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục đươc thành lập và được cấp phép hoạt động. Đã tổ chức 5 đợt tuyển chọn và cấp thẻ kiểm định viên, có 346 người đã được cấp thẻ kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.

Tính đến ngày 31/8/2018, có 218 cơ sở giáo dục đại học và 33 trường cao đẳng sư phạm hoàn thành tự đánh giá; 124 cơ sở giáo dục đại học và 03 trường cao đẳng sư phạm được đánh giá ngoài, trong đó 117 cơ sở giáo dục đại học và 03 trường cao đẳng sư phạm đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng; 10 chương trình đào tạo được đánh giá ngoài và được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng; 06 trường đại học được đánh giá ngoài và được công nhận theo tiêu chuẩn đánh giá cơ sở giáo dục của Hội đồng Cấp cao về Đánh giá nghiên cứu và giáo dục đại học Pháp (HCERES) và Mạng lưới đảm bảo chất lượng các trường đại học ASEAN (AUN-QA); 107 chương trình đào tạo được đánh giá ngoài và công nhận.

Công tác kiểm định chất lượng giáo dục của Việt Nam đã định hướng theo các tiêu chí chuẩn mực của khu vực  và thế giới. Trong những năm gần dây, hoạt động kiểm định đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhất là các cấp quản lý giáo dục, các nhà trường được tiếp cận với mô hình quản lý hiện đại, tiên tiến. Qua tự đánh giá, đánh giá ngoài nhiều nhà trường đã thấy được điểm mạnh, điểm yếu và đã xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng sát thực và hiệu quả hơn. Các cơ sở giáo dục đã thay đổi cách nhìn nhận về công tác quản lý và chỉ đạo, tăng cường năng lực quản lý nhà trường và quản lý dạy, học. Kiểm định chất lượng giáo dục tạo động lực cho công tác đánh giá nói chung, góp phần quan trong thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục và hội nhập với thế giới.

Bên cạnh hoạt động kiểm định, xếp hạng đại học là hoạt động cũng được Bộ giáo dục Đào tạo và các trường đại học Việt Nam đặc biệt coi trọng trong những năm qua. Nếu kiểm định phản ánh chất lượng thì xếp hạng đại học nói lên đẳng cấp.

Lần đầu tiên trong lịch sử giáo dục đại học Việt Nam, vào năm 2018, 2 Đại học Quốc gia có tên trong danh sách xếp hạng 1000 trường hàng đầu thế giới theo bảng xếp hạng QS; trên 10 cơ sở GDĐH của Việt Nam có tên trong các bảng xếp hạng nghiên cứu SCImago, thứ hạng cũng dần được cải thiện. Ngoài ra, còn có 3 cơ sở GDĐH được chứng nhận 3 sao theo QS-Stars. Có thể thấy những thành tựu về kiểm định chất lượng và xếp hạng đại học là minh chứng cho sự thành công, sự chuyển mình, cho sự đổi mới toàn diện và hội nhập của giáo dục đại học Việt Nam với quốc tế trong thời gian qua.

          Hai là, tạo được sự đột phá, chuyển biến về chất lượng. Công bố quốc tế, chất lượng đội ngũ giảng viên và chất lượng người học ở bậc đại học và sau đại học đã có những bước nhảy vọt, đột phá so với giai đoạn trước

Trong thời gian 5 năm qua, Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quy chế mới về đào tạo đại học, thạc sĩ và tiến sĩ, trong đó chuyển đổi hoàn toàn từ đào tạo niên chế sang tín chỉ và yêu cầu xác định chuẩn đầu ra của từng chương trình đào tạo. Chất lượng đầu ra của người học về ngoại ngữ và chuyên môn đều yêu cầu cao hơn so với trước đây. Đặc biệt về ngoại ngữ đến nay đã có những bước tiến quan trọng: chuẩn đầu ra về ngoại ngữ bậc đại học là B1; chuẩn đầu vào với thạc sĩ là B1 và B2 với NCS. Bên cạnh đó, các chương trình đào tạo còn yêu cầu phải trang bị kiến thức về CNTT và các kỹ năng mềm cho người học. Đây là những chỉ đạo và định hướng đổi mới giáo dục đại học hết sức quan trọng, đúng đắn và kịp thời.

Mặt khác, trước đây, hoạt động nghiên cứu khoa học, gắn kết chặt chẽ đào tạo với nghiên cứu thường chỉ được chú trọng ở các đại học lớn. Sau khi có NQ29, để nâng cao chất lượng giáo dục đại học, hoạt động đào tạo gắn với nghiên cứu được Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm chỉ đạo triển khai ở tất cả các trường đại học. Các trường đại học đã chú trọng xây dựng các nhóm nghiên cứu (NNC) để tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế. Ngoài hai Đai học Quốc gia, nhiều trường đại học đã xác định mục tiêu phát triển thành các đại học nghiên cứu tiên tiến. Theo báo cáo khảo sát của Bộ giáo dục Đại học, tính đến hết năm 2017 trong các trường đại học có 945 NNC, một trường đại học có trung bình 7 NNC trong đó cơ sở đào tạo có nhiều nhóm nghiên cứu nhất là Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Đà Nẵng, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh, ĐHQG Hà Nội, ĐH Tây Nguyên,..

Thành tích lớn nhất của 5 năm qua là chúng ta đã tạo được sự chuyển biến đột phá về chất lượng. Chất lượng đội ngũ đã tăng lên từng bước, từng năm theo chuẩn quốc tế. Nếu như trước đây, GS, PGS,TS không yêu cầu bắt buộc có công bố quốc tế, thì nay, với quy chế mới về tiêu chuẩn chức danh, bắt buộc yêu cầu GS,  PGS và cả các  NCS khi bảo vệ luận án đều phải có công bố quốc tế.

Nếu như năm 2006, mới có anh Trần Hữu Nam, NCS ngành toán của ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN lần đầu tiên làm NCS trong nước đã công bố được 1 bài ISI trong quá trình làm luận án(và đã được đặc cách bảo vệ sớm luận án TS, thì nay 80% các NCS trong lĩnh vực KHTN- CN của ĐHQGHN, cũng như nhiều NCS của ĐH Bách Khoa Hài Nội, ĐH Y Hà Nội, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Duy Tân  và nhiều trường đại học khác khi bảo vệ luận án TS đều đã có công bố quốc tế ISI,….Cá biệt có những trường hợp đặc biệt xuất sắc như NCS Trần Quốc Quân, NCS Phạm Hồng Công – ngành Cơ học Kỹ thuật của Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN, từ khi là sinh viên đến khi bảo vệ luận án TS chỉ có 3 năm (được chuyển tiếp NCS) và mỗi em đã có khoảng 20 bài báo trên các tạp chí quốc tế ISI có uy tín, còn hơn nhiều NCS được đào tạo hoàn toàn ở nước ngoài).

Nhờ nâng chuẩn chất lượng và có chính sách hỗ trợ cho nghiên cứu và các nhóm nghiên cứu, công bố quốc tế của Việt Nam đã đặc biệt tăng mạnh trong 3 năm gần đây. Năm 2013, trước khi có NQ 29, tổng công bố quốc tế của cả Việt Nam hết sức khiêm tốn, ở mức 2309 bài, thì theo thống kê mới đây nhất của nhóm nghiên cứu độc lập của ĐH Duy Tân, tính từ 2017 đến thời điểm công bố vào tháng 6/2018, chỉ riêng các công bố quốc tế của 30 trường đại học Việt Nam hàng đầu trong danh sách này đã đạt 10.515 bài, và hơn cả giai đoạn 5 năm trước 2011-2015, khi đó toàn Việt Nam, trong 5 năm mới có 10.034 bài.

Nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế đã trở thành tiêu chí bắt buộc của giảng viên đại học. Công văn việc làm, kiến thức chuyên môn song hành với ngoại ngữ và kỹ năng mềm cho người học là kim chỉ nam cho hoạt động đào tạo trong các trường đại học hiện nay. Cho thấy giáo dục đại học Việt Nam đang có sự chuyển biến và đột phá về chất hết sức quan trọng, theo các yêu cầu và chuẩn trình độ quốc tế.

 Ba là, chăm lo đào tạo và bồi dưỡng nhân tài; có sự chuyển dịch mạnh mẽ và kịp thời cơ cấu ngành nghề, nhằm đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0.

              Một thành tựu nữa không thể không nhắc đến là đào tạo và bồi dưỡng nhân tài. Bên cạnh các chương trình đào tạo chuẩn, Bộ giáo dục và Đào tạo còn chỉ đạo các trường đại học tích cực triển khai các chương trình đào tạo tài năng, tiên tiến, chất lượng cao để đào tạo và bồi dưỡng nhân tài. Chương trình tài năng đào tạo các cử nhân, kỹ sư có năng khiếu trong lĩnh vực khoa học cơ bản (cử nhân tài năng) và kỹ thuật công nghệ (kỹ sư tài năng). Chương trình đào tạo tiên tiến là các chương trình đào tạo bậc đại học, áp dụng cho các ngành khoa học tự nhiên-công nghệ, sử dụng toàn bộ chương trình, giáo trình của một đại học nước ngoài, giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, do Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt và cấp kinh phí triển khai thực hiện. Đội ngũ giảng viên tham gia chương trình là của Việt Nam và một số giảng viên nước ngoài, nhằm phát triển quốc tế hóa chương trình đào tạo, đáp ứng nguồn nhân lực toàn cầu. Bên cạnh đó, với chương trình 911, 322, chúng ta đã cử đi đào tạo được hàng nghìn trí thức trẻ, ưu tú ở nước ngoài.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển nhanh chưa từng có kéo theo yêu cầu lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao và đang tạo ra những cơ hội cũng như thách thức với giáo dục đại học. Giáo dục đại học Việt Nam bước đầu đã có sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề phù hợp. Theo số liệu tổng kết năm học 2016-2017 của Bộ giáo dục và Đào tạo, tổng quy mô sinh viên (SV) ĐH là 1.767.879 sinh viên, giữ khá ổn định so với những năm trước; quy mô SV cao đẳng sư phạm giảm 14,3%, chỉ còn 47.800 SV. Phần lớn SV tập trung theo học các ngành thuộc Khối ngành V, III: Toán và thống kê; Máy tính và công nghệ thông tin; Công nghệ kỹ thuật; Kỹ thuật; Sản xuất chế biến; Kiến trúc và xây dựng, Nông lâm và thuỷ sản; Thú y và Khối ngành: kinh doanh quản lý, pháp luật. Tính từ đầu năm 2016 đến 31/7/2017, tổng số ngành mở mới ở trình độ ĐH là 184 ngành, tập trung chủ yếu vào các nhóm ngành Kỹ thuật, Công nghệ kỹ thuật, Máy tính và Công nghệ thông tin, Khoa học xã hội và hành vi, Kinh doanh quản lý, Pháp luật. Mới đây, Bộ Giáo dục Đào tạo cũng đã có công văn 5444/BGDĐT-GDĐH ngày 16/11/2017 ban hành cơ chế đặc thù về đào tạo CNTT, cho phép sinh viên các ngành khác được học thêm văn bằng 2, chính quy về CNTT. Một số ngành mới khác như an ninh phi truyền thống, biến đổi khí hậu, robotic, khoa học dữ liệu, công nghệ hàng không vũ trụ đã được mở ở ĐHQGHN; các ngành tự động hóa, CNTT, khoa học máy tính, an toàn thông tin, trí tuệ nhân tạo, công nghệ nano,…được giảng dạy và đào tạo ở nhiều  trường đại học trong cả nước, cho thấy ngành giáo dục đại học của chúng ta đang đi đúng hướng, bắt nhịp được với xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.0 đang diễn ra khắp nơi cũng như trong tất cả các lĩnh vực trên thế giới.

           Tóm lại, trong 5 năm thực hiện NQ 29, chúng ta đã thu được nhiều thành tựu quan trọng. Bài viết này muốn tổng kết và nhấn mạnh đến 3 thành tựu nổi bật của giáo dục đại học Việt Nam đã làm được trong 5 năm qua, đó là chúng ta đã hội nhập và theo chuẩn mực của quốc tế; đã có sự đột phá về chất lượng và có sự chuyển mình mạnh mẽ về chương trình đào tạo, cơ cấu nguồn nhân lực. Những thành tựu đổi mới đó tác động đến toàn bộ hoạt động của ngành giáo dục, và sâu xa hơn, đến toàn thể xã hội, chi phối và làm đổi mới căn bản và toàn diện hệ thống giáo dục của nước nhà. Thành quả lớn lao nhất là từ chính những đổi mới đó, chúng ta đã đào tạo được đội ngũ cán bộ kế cận và nguồn nhân lực có chất lượng, có trình độ cao, trẻ tuổi tài năng, đủ sức gánh vác sứ mệnh lớn lao và vẻ vang của đất nước  trong giai đoạn mới.

GS.TSKH Nguyễn Đình ĐứcĐại học Quốc gia Hà Nội

Chúc mừng sinh nhật GS Nguyễn Đình Đức

Chúc mừng sinh nhật GS Nguyễn Đình Đức: 11/10

Đại diện BGH Trường ĐHCN, các đồng  nghiệp, học trò chân thành chúc mừng sinh nhật GS Nguyễn Đình Đức – Trưởng PTN, Chủ nhiệm Bộ môn. GS là người  đã dày công gây dựng nhóm nghiên cứu, sáng lập Phòng Thí nghiệm Vật liệu và Kết cấu tiên tiến, sáng lập Bộ môn (Khoa) Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng – Giao thông – người đã dìu dắt bao thế hệ học trò đi đến thành công.

Xin cảm ơn Thầy.  Các thế hệ học trò xin gửi tới người Thầy đáng kính lời tri ân, tấm lòng biết ơn sâu sắc nhất, và kính chúc Thầy luôn dồi dào sức khỏe, luôn thật nhiều niềm vui và hạnh phúc, cống hiến thật nhiều cho khoa học và cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo.  Chúng em rất tự hào về Thầy.

 IMG_3373

 

GS Nguyễn Đình Đức: Giáo dục đại học Việt Nam: bước nhảy vọt trong công bố quốc tế

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức đã cho biết như vậy khi tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 29 về Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo trong giáo dục đại học.

Cả nước có 945 nhóm nghiên cứu:

Theo GS Nguyễn Đình Đức, 3 thành tựu nổi bật của giáo dục đại học Việt Nam đã làm được trong 5 năm qua khi thực hiện Nghị quyết 29 là đã hội nhập và theo chuẩn mực của quốc tế; đã có sự đột phá về chất lượng và có sự chuyển mình mạnh mẽ về chương trình đào tạo, cơ cấu nguồn nhân lực.

Đặc biệt, đối với lĩnh vực nghiên cứu khoa học, trước đây, hoạt động nghiên cứu khoa học, gắn kết chặt đào tạo với nghiên cứu thường chỉ được chú trọng ở các đại học lớn. Sau khi có Nghị quyết 29, để nâng cao chất lượng giáo dục đại học, hoạt động đào tạo gắn với nghiên cứu được Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm chỉ đạo triển khai ở tất cả các trường đại học.

Các trường đại học đã chú trọng xây dựng các nhóm nghiên cứu (NNC) để tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế. Ngoài hai Đại học Quốc gia, nhiều trường đại học đã xác định mục tiêu phát triển thành các đại học nghiên cứu tiên tiến.

Theo báo cáo khảo sát của Bộ GD&ĐT, tính đến hết năm 2017, trong các trường đại học có 945 NNC, một trường đại học có trung bình 7 NNC trong đó cơ sở đào tạo có nhiều nhóm nghiên cứu nhất là Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Đà Nẵng, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh, ĐHQG Hà Nội và trường ĐH Tây Nguyên,..

GS Đức cho rằng, thành tích lớn nhất của 5 năm qua là giáo dục đại học Việt Nam đã tạo được sự chuyển biến đột phá về chất lượng. Chất lượng đội ngũ đã tăng lên từng bước, từng năm theo chuẩn quốc tế. Nếu như trước đây, GS, PGS,TS không yêu cầu bắt buộc có công bố quốc tế, thì nay, với quy chế mới về tiêu chuẩn chức danh, bắt buộc yêu cầu GS, PGS và cả các NCS khi bảo vệ luận án đều phải có công bố quốc tế.

Theo GS Đức, nếu năm 2006, mới có giảng viên Trần Hữu Nam, NCS ngành toán của ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN lần đầu tiên làm NCS trong nước đã công bố được 1 bài ISI trong quá trình làm luận án (và đã được đặc cách bảo vệ sớm luận án TS, thì nay 80% các NCS trong lĩnh vực KHTN- CN của ĐHQGHN, cũng như nhiều NCS của trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, trường ĐH Y Hà Nội, trường ĐH Tôn Đức Thắng, trường ĐH Duy Tân và nhiều trường đại học khác khi bảo vệ luận án TS đều đã có công bố quốc tế ISI,….

Cá biệt có những trường hợp đặc biệt xuất sắc như NCS Trần Quốc Quân, NCS Phạm Hồng Công – ngành Cơ học Kỹ thuật của Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN, từ khi là sinh viên đến khi bảo vệ luận án TS chỉ có 3 năm (được chuyển tiếp NCS) và mỗi em đã có khoảng 20 bài báo trên các tạp chí quốc tế ISI có uy tín, còn hơn nhiều NCS được đào tạo hoàn toàn ở nước ngoài.

“Nhảy vọt” trong công bố quốc tế:

Nhờ nâng chuẩn chất lượng và có chính sách hỗ trợ cho nghiên cứu và các nhóm nghiên cứu, công bố quốc tế của Việt Nam đã tăng mạnh trong 3 năm gần đây.

GS Nguyễn Đình Đức cho hay, năm 2013, trước khi có Nghị quyết 29, tổng công bố quốc tế của cả Việt Nam hết sức khiêm tốn, ở mức 2309 bài. Tuy nhiên, theo thống kê mới đây của nhóm nghiên cứu độc lập trường ĐH Duy Tân, tính từ 2017 đến thời điểm công bố vào tháng 6/2018, chỉ riêng các công bố quốc tế của 30 trường đại học Việt Nam hàng đầu đã đạt 10.515 bài, hơn cả giai đoạn 5 năm trước 2011-2015, khi đó toàn Việt Nam, trong 5 năm mới có 10.034 bài.

Theo GS Đức, nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế đã trở thành tiêu chí bắt buộc của giảng viên đại học. Công ăn việc làm, kiến thức chuyên môn song hành với ngoại ngữ và kỹ năng mềm cho người học là kim chỉ nam cho hoạt động đào tạo trong các trường đại học hiện nay. Cho thấy giáo dục đại học Việt Nam đang có sự chuyển biến và đột phá về chất hết sức quan trọng, theo các yêu cầu và chuẩn trình độ quốc tế.

Lần đầu tiên Việt Nam có đại học lọt tốp xếp hạng thế giới:

Tính đến ngày 31/8/2018, có 218 cơ sở giáo dục đại học và 33 trường cao đẳng sư phạm hoàn thành tự đánh giá; 124 cơ sở giáo dục đại học và 03 trường cao đẳng sư phạm được đánh giá ngoài, trong đó 117 cơ sở giáo dục đại học và 03 trường cao đẳng sư phạm đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng; 10 chương trình đào tạo được đánh giá ngoài và được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng; 06 trường đại học được đánh giá ngoài và được công nhận theo tiêu chuẩn đánh giá cơ sở giáo dục của Hội đồng Cấp cao về Đánh giá nghiên cứu và giáo dục đại học Pháp (HCERES) và Mạng lưới đảm bảo chất lượng các trường đại học ASEAN (AUN-QA); 107 chương trình đào tạo được đánh giá ngoài và công nhận.

Lần đầu tiên trong lịch sử giáo dục đại học Việt Nam, vào năm 2018, 2 Đại học Quốc gia có tên trong danh sách xếp hạng 1000 trường hàng đầu thế giới theo bảng xếp hạng QS; trên 10 cơ sở GDĐH của Việt Nam có tên trong các bảng xếp hạng nghiên cứu SCImago, thứ hạng cũng dần được cải thiện. Ngoài ra, còn có 3 cơ sở GDĐH được chứng nhận 3 sao theo QS-Stars.

Nhật Hồng, (Dân Trí, 10/10/2018)

GS Nguyễn Đình Đức tham gia Ủy ban quốc tế về FGM

Tháng 8/2018, Hiệp hội quốc tế về vật liệu chức năng thông minh có cơ lý tính biến đổi đã tổ chức Congress tại Nhật Bản ((GS Akira Kawasaki, Tohoku University, Nhật Bản và GS Omer Van Der Biest, Katholieke Universiteit Leuven, Bỉ – là đồng Chủ tịch) đã kết nạp Việt Nam là thành viên chính thức của Hiệp hội và nhất trí giới thiệu, phê chuẩn GS Nguyễn Đình Đức, ĐHQGHN đại diện cho các nhà khoa học của Việt Nam tham gia Ủy ban này.

Hiệp hội tập hợp tất cả các nhà khoa học trên toàn thế giới về vật liệu composite chức năng thông minh FGM. Ủy ban quốc tế có đại diện của 13 quốc gia, trong đó từ năm 2018 sẽ có đại diện của Việt Nam (Nghiên cứu và công bố quốc tế của GS Nguyễn Đình Đức và các nhà khoa học Việt Nam về FGM có uy tín và tiếng tăm trong cộng đồng khoa học quốc tế).

Sự kiện này mở ra cơ hội hợp tác, hội nhập quốc tế trên tầm cao mới cho các nhà khoa học Việt Nam.

DANH SÁCH THÀNH VIÊN ỦY BAN QUỐC TẾ VỀ FGMs:

1.[USA]

– Prof. Glaucio H. Paulino
Co-Chairman Department of Civil and Environmental
Engineering, Georgia Institute of Technology,
5142B Jesse W.Mason Building, 790 Atlantic Drive NW, Atlanta, GA30332

– Prof. Marek-Jerzy Pindera
Dept. of Civil Engineering School of Engineering and Applied Science
University of Virginia
Thornton Hall Charlottesville, Virginia
22904-4742

– Prof. Jeongho Kim University of Connecticut,
Civil & Environmental Eng.Dept.
261 Glenbrook Rd., Unit 3037
US-Storrs 06269

-Prof. Huming Yin Department of Civil Engineering and Engineering Mechanics, Columbia University
Address: 634 SW Mudd (Mail Code: 4709)
500 West 120th Street
New York, NY 10027

2.[GERMANY]
– Prof. Thorsten Gerdes University of Bayreuth,
Keylab Glastechnologie, Lehrstuhl Keramische Werkstoffe, 95440 Bayreuth, Germany

3.[FRANCE]
Prof. Dr. Jean-François Silvain Institut de Chimie de la Materiere Condensee de Bordeaux, ICMCB-CNRS,
87, Avenue du Docteur Albert Schweitzer, F-33608 PESSAC Cedex, France

4. [BELGIUM]
Prof. Omer Van Der Biest
Co-Chairman of IACFGM Dept. of Metallurgy and Materials Engineering
Katholieke Universiteit Leuven
Kasteelpark Arenberg 44
3001 Heverlee-Leuven

5. [FINLAND]
Prof. Michael M. Gasik
Aalto University Foundation, School of Chemical Technology (Aalto CHEM), Dept. Material Science & Engineering, P.O.Box 16100, FIN-00076 AALTO, Finland

6. [RUSSIA]
-Prof. Evgeny Levashov
Scientific-Educational Center of SHS,
Head of the Department “Powder Metallurgy and Functional Coatings”, National University of Science and Technology “Moscow Institute of Steel and Alloys”, Leninsky Prospect, 4, Moscow, RU-119049

-Dr. Vladimir Sanin Institute of Structural Macrokinetics and Materials Science (ISMAN)
Lab. SHS Melts and Cast Materials
Chernogolovka, Moscow reg., 142432 Russia

7. [CHINA]
-Prof. Lianmeng Zhang State Key Laboratory of Advanced Technology for Materials Synthesis and Processing, Wuhan University of Technology
Wuhan 430070

-Prof. Qiang Shen State Key Laboratory of Advanced Technology for Materials Synthesis and Processing, Wuhan University of Technology, 122 Luoshi Road,
Wuhan 430070

-Prof. Qingjie Zhang State Key Laboratory of Materials Synthesis
and Processing, Wuhan University of Technology,
Wuhan 430070

-Prof. Wei Pan Department of Materials Science and Engineering, Tsinghua University
Beijing, 100084 China

-Prof. Chang-Chun Ge University of Science and Technology Beijing, Institute of Powder Metallurgy and Advanced Ceramics
Xue Yuan Lu No.30, Beijing 100083,China

-Dr. Xiao-Na Ren Institute of Powder Metallurgy and Advanced Ceramics, School of Materials Science and Engineering, University of Science and Technology Beijing,
30 Xueyuan Road, Beijing 100083, China

-Prof. Jing-Feng Li
Department of Materials Science and Engineering,
Tsinghua University, Beijing, 100084, P. R. China

-Prof.Zhangjian Zhou School of Materials Science and Engineering, University of Science and Technology Beijing, Lab. of Special Ceramics & P/M, Beijing 100083, China

8. [TURKEY]
Assoc. Prof.
Serkan Dag
Middle East Technical University
Department of Mechanical Engineering, Room # B318, METU, Ankara 06531

9. [BRAZIL]
-Prof. Fernando A. Rochinha Federal University of Rio De Janeiro (UFRJ), Mechanical Engineering Department, Centro de Tecnologia, Bloco G, Sala 203/204,
Cidade Universitária – Ilha do Fundão
PO Box 68503
Rio de Janeiro, 21945-970

– Prof. Emilio C.N.Silva Department of Mechatronics and Mechanical Systems Engineering, University of Sao Paulo,
Av. Professor Mello Moraes, 2231, Sao Paulo,
SP, Brazil, 05508-900

– Prof. Luis Augusto Rocha UNESP – Universidade Estadual Paulista “Júlio de Mesquita Filho”
Faculdade de Ciências, Campus de Bauru (www.fc.unesp.br)
Departamento de Física
Av. Eng. Luiz Edmundo Carrijo Coube, 14-01
17033-360 – Bauru –
SP Brazil

10. [SLOVENIA]
Dr. Sasa Novak Jozef Stefan Institute, Department for Nanostructured Materials – K7, Jamova 39,
SI-1000 Ljubljana, Slovenia

11. [KOREA]
Prof. Hansang Kwon
Department of Materials System Engineering,
Engineering Building 7, Pukyong National University
365 Sinseon-ro, Nam-gu,Busan 608-739, South Korea

12. [VIETNAM]
Prof. Nguyen Dinh Duc
Vietnam National University, Hanoi
Advanced Materials and Structures Lab.,
144 Xuan Thuy Road, Cau Giay District, Hanoi, Vietnam

13. [JAPAN]
– Prof. Akira Kawasaki
Chairman & Secretary of IACFGMs
Department of Materials Processing,
Graduate School of Engineering,
Tohoku University,
6-6-02 Aza-Aoba, Aramaki, Aoba-ku, Sendai, 980-8579 Japan

– Prof. Emeritus Yoshinari Miyamoto Toyotanso, Co.
5-7-12 Takesima, Nisiyodogawa-ku, Osaka, 555-0011, Japan

-Dr. Akinaga Kumakawa
Japan Aerospace Technology Foundation, 2-1-40 Takamori, Izumi-ku, Sendai, 981-3203 Japan

-Dr. Yoshikazu Shinohara,
National Institute for Materials Science
1-2-1, Sengen, Tsukuba, Ibaraki 305-0047

-Prof. Takashi Goto Institute for Materials Research, Tohoku University, Katahira 2-1-1, Aoba, Sendai, Japan

-Prof. Yoshimi Watanabe Department of Physical Science and Engineering, Graduate School of Engineering, Nagoya Institute of Technology, Gokiso-cho, Showa-ku,
Nagoya 466-8555, Japan

-Prof. Kazuhiro Hasezaki
Tokushima University, 2-1 Minamijyousanjima,
Tokushima 770-8506, Japan

-Prof. Soshu Kirihara Joining and Welding Research Institute, Osaka University, Mihogaoka 1-11, Ibaraki,
Osaka 567-0047, Japan

Emeritus members :
-Prof. Emer. Wolfgang G.J. Bunk
Am Hagen 14, D-51503
Roesrath-Forsbach, Germany

-Prof. Emer. Fazil Erdogan
Me-Mech. Dept. Bldg. 19
Lehigh University
Bethlehem, PA 18015, USA